BHUTAN có gì lạ?

04/01/20211:00 SA(Xem: 11061)
BHUTAN có gì lạ?
BHUTAN CÓ GÌ LẠ?
KÝ SỰ VÀ HÌNH ẢNH VỀ CHUYẾN ĐI BHUTAN NĂM 2001
Tái bản có sửa chữa và bổ sung
Thích Như Điển
Bhutan có gì lạ - Thích Như Điển
LỜI GIỚI THIỆU

Bhutan được cả thế giới ca tụng là “Xứ Sở Hạnh Phúc”. Vương quốc này nằm bên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya), với 72% diện tích đất nước là rừng bao phủ. Ở Bhutan, chính phủ phát triển một chuẩn mực gọi là “Tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness) hay “Chỉ số hạnh phúc quốc gia”, thay vì “Tổng sản lượng quốc gia” (Gross National Product) chỉ để đánh giá việc phát triển kinh tế tài chánh như những quốc gia khác.

Với số dân hiện nay (2020) là 730.000, người dân Bhutan rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thiên nhiênđộng vật hoang dã. Những chương trình bảo vệ môi trường và thú vật đã được chính phủ quy định, có ghi rõ trong Hiến pháp.

Sự thành công, và qua đó cũng chính là sự thu hút bao nhiêu người trên thế giới đến đất nước này, chính là sự hòa hợp giữa con người và môi trường sống. Tuy Bhutan không có những công trình xếp loại di sản thế giới nhưng lại thu hút nhiều du khách bởi cảnh quan tự nhiên và nếp sống hiền hòa của người dân trong một quốc gia có gần 80% dân số theo Phật giáo. Nhưng thật ra chỉ trong vòng mấy năm gần đây, bắt đầu từ năm 2015, người ta mới thấy chính phủ Bhutan bắt đầu có chính sách mở cửa đón khách du lịch nhiều hơn những năm trước đó.

Tuy vậy, nếu so với số lượng khách du lịch ở những quốc gia khác trên thế giới thì số người nhận visa nhập cảnh để du lịch Bhutan vẫn còn rất hạn chế. Chỉ nhìn vào các con số thống kê khách du lịch ta sẽ thấy ngay điều đó (theo WorldData.info).

Trong năm 1995 chỉ có 4.800 người ngoại quốc đến Bhutan. Và đến năm 2000 là 7.600 người.

Năm 2001: 6.400 người;
Năm 2002: 5.600 người;
Năm 2003: 6.300 người;
Năm 2004: 9.200 người;
Năm 2005: 13.600 người;
Năm 2010: 41.000 người;
Năm 2015: 155.000 người;
Năm 2018: 274.000 người.

Bắt đầu từ năm 2015 mới có con số trên 150.000 khách du lịch; năm 2018 là 274.000 người. Nếu so sánh trong cùng năm 2018, thì ở Hoa Kỳ có 80 triệu khách du khách, Pháp: 90 triệu, Đức: 40 triệu, Thổ Nhỉ Kỳ: 52 triệu v.v…

Nói như thế để chúng ta có thể nhìn thấy một đặc điểm nổi bật của phái đoàn gồm 17 người gốc Việt Nam từ Âu Châu đến thăm Bhutan, và được tác giảHòa Thượng Như Điển ghi lại trong sách này.

Đó là một sự kiện đặc biệt trong năm 2001, khi số lượng khách du lịch còn rất hạn chế (6.400 người), thì lần đầu tiên Chính Phủ Hoàng Gia Bhutan đã đích thân bằng công hàm của Bộ Ngoại Giao mời một phái đoàn Phật Giáo Việt Nam ở Âu Châu đến viếng thăm chính thức “Đất nước Rồng Sấm” này. Phái đoàn gồm chư Tăng, chư Ni và Phật tử do Hòa Thượng Thích Như Điển (lúc đó còn là Thượng Tọa) dẫn đầu. Phái đoàn đã được ông Thủ Tướng Chính Phủ, ông Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, ông Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa đại diện chính quyền; Tôn Đức Tăng Già và Chư Giáo phẩm Cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Bhutan tiếp kiến, chiêu đãi và hướng dẫn thăm viếng nhiều cơ sở văn hóa, tôn giáo, xã hội trong suốt thời gian hơn một tuần lễ. Chính phủ Bhutan đã trang trải tất cả mọi chi phí cho phái đoàn, cung cấp mọi phương tiện di chuyển, ăn ở. Đặc biệt hơn, đích thân Hoàng hậu Ashi Dorji Wangmo Wangchuck của Vương quốc Bhutan, dù rất bận rộn cũng đã dành thời gian tiếp kiến phái đoàn và khoản đãi tại hoàng cung trong suốt hai giờ đồng hồ.

Đó là một sự kiện đặc biệt, có thể xem như có một không hai trong lịch sử quan hệ giữa Bhutan và Việt Nam chúng ta, kể cả về mặt ngoại giao lẫn tôn giáo.

Do đâu có được cơ duyên hy hữu ấy?

Sự kiện đặc biệt này đã được tác giả, cũng chính là trưởng phái đoàn, đích thân ghi lại bằng thể văn ký sự, minh họa bằng nhiều hình ảnh các buổi tiếp xúc dưới hai góc độ đạo và đời, các cuộc viếng thăm và cả những bài phát biểutính cách ngoại giao tại Quốc Hội của Bhutan.

Đây là một tác phẩm hay, không chỉ viết về đất nước con người xứ Bhutan mà còn có những nhận xét đặc biệt về vai trò của một Tăng sĩ trước vương quyền và thế quyền.

Xin trân trọng giới thiệu đến mọi độc giả gần xa tác phẩm Bhutan Có Gì Lạ? - Ký sự và hình ảnh về chuyến đi Bhutan của Hòa Thượng Thích Như Điển.

Viên Giác Tùng Thư
Đức quốc, tháng 11 năm 2020

pdf_download_2
Bhutan có gì lạ -Thích Như Điển

Xem thêm:
Phật Giáo Đóng Góp Cho Sự Phát Triển: Mô Hình Của Vương Quốc Bhutan
Pháp thực hành trong truyền thống Phật giáo Bhutan
Lịch Sử Phát Triển Phật Giáo Bhutan
Chi Tiết Chương Trình Tu Học Tại Các Tự Viện Phật Giáo Vương Quốc Bhutan
Bộ luật Tsa yig Chenmo tại vương quốc Bhutan và triết lý về những phẩm chất của một nhà cầm quyền

Câu Chuyện Về Sự Tái Sinh Ở Vương Quốc Bhutan

 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/10/2012(Xem: 33298)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.