Cái gốc của sự hoằng pháp

05/02/20212:36 CH(Xem: 5902)
Cái gốc của sự hoằng pháp

CÁI GỐC CỦA SỰ HOẰNG PHÁP
Thích Trung Hữu

thich-trung-huu (2)Hoằng pháp là một trong những trách nhiệm quan trọng của người đệ tử Phật. Chính vì thế mà chư tổ dạy rằng “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”, coi việc hoằng pháp lợi sanh như là sự nghiệp, là điều mà người con Phật luôn canh cánh bên lòng. Tùy theo hoàn cảnhthời đại mà việc hoằng pháp có những nhu cầu và cách thức khác nhau mà những người làm công tác hoằng pháp cần hiểu rõ để cho việc hoằng pháphiệu quả cao. Hiện nay Phật giáo Việt Nam đang đẩy mạnh công tác hoằng pháp, coi đó là chiến lượt mũi nhọn để phát triển Phật giáo. Tuy nhiên, theo thiển ý của người viết thì dù là dùng phương pháp gì để hoằng pháp đi nữa thì điều trọng tâm cốt lõi phải là sự tu họcđời sống an lạc của chính tăng ni, chủ thể hoằng pháp.   

Để hiểu rõ tại sao trong việc hoằng pháp cần phải chú ý đến đời sống của tăng ni, trước hết chúng ta cần xác định mục đích của hoằng pháp là gì. Mục đích của hoằng pháp căn bản có hai điều: Một là giữ gìn cho Phật pháp được trường tồn, và hai là phụng sự xã hội, đem lại lợi ích, an lạchạnh phúc cho tất cả chúng sanh. Nhưng làm sao để cho Phật pháp được trường tồn, cho Phật giáo được ổn định, hưng thịnh và phát triển? Để cho Phật pháp phát triển chúng ta phải làm rất nhiều thứ, nhưng nền tảng vẫn là hàng ngũ tu sĩ Phật giáo, tức là chư tăng, chư ni, chủ thể hoằng pháp. Tăng nivai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn ngọn đèn Chánh pháp, làm cho Phật pháp hưng thịnh và phát triển. Cho nên trong việc hoằng pháp, tăng ni phải là đối tượng quan tâm hàng đầu. Tăng ni tốt Phật pháp sẽ tốt. Tăng nian lạc, hạnh phúc thì mới đem an lạc, hạnh phúc đến với cuộc đời.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là hiện nay tăng ni có thật sự an lạchạnh phúc trong cuộc sống tu hành của mình chưa? Cuộc sống trong chốn thiền môn có phải là cảnh niết bàn chưa? Hình như từ trước  đến giờ chưa có ai đặt ra vấn đề này. Giáo hội Phật giáo nói chung và trụ trì các tự viện nói riêng chỉ hô hào tăng ni phải hoằng pháp ngoài xã hội nhưng lại quên quan tâm đến việc tăng nihoằng pháp cho chính mình chưa, tức là có hưởng được lợi ích, sự an lạc từ Pháp hay chưa? Giáo hội các cấp tổ chức rất nhiều hội nghị hoằng pháp để hội thảo và đề ra phương pháp phát triển Phật pháp trong xã hội nhưng chưa có một hội thảo nào để thảo luận về sự tu hành của tăng ni, làm sao cho tăng ni, nhất là những tăng ni trẻ, được an vui trong cuộc sống tu hành của mình. Tôi nhớ có một báo tựa đề là “Xã hội cần gì ở Phật giáo?”. Nhưng tôi nghĩ rằng trước khi hỏi xã hội cần gì ở Phật giáo, ta nên hỏi “Người tu cần gì?”. Xã hội cần rất nhiều thứ ở Phật giáo. Xã hội cần Phật giáo nuôi họ khi về già, cần Phật giáo làm từ thiện, cần Phật giáo mở lớp để giữ con cho họ yên tâm đi làm... Phật giáo nói chung và tăng ni nói riêng không thể nào đáp ứng hết cái mà xã hội cần. Mà nếu như tăng ni có thể đáp ứng hết được thì họ có còn là tu sĩ Phật giáo đúng nghĩa nữa không? Khi nghe một số người yêu cầu/chủ trương tăng ni nên học đại học sư phạm mầm non để nuôi trẻ em thì một vị ni sư đã bức xúc nói rằng: “Nếu muốn nuôi thì tự ‘tao’ đẻ tao nuôi chứ mắc gì đi nuôi con người khác”. Rõ ràng mục đích đi tu là để tìm cầu giác ngộ giải thoát chứ không phải đi tu là để giữ em. Phật giáo chủ trương phục vụ chúng sanh có nghĩa là đem giáo pháp để dạy người ta tu hành chứ không phải phục vụ về mặt vật chất. Nhưng tăng ni muốn đem giáo pháp để lợi lạc chúng sanh thì trước hết tăng ni phải thật sự cảm nhận được lợi lạc từ giáo pháp trước. Nếu bản thân mình không thấy có gì lợi lạc trong giáo pháp mà lại đi đem giáo pháp ấy cho người khác thì việc hoằng pháp chỉ có hình thức mà thôi. Một số tăng ni hiện nay dấn thân vào con đường hoằng pháp, lấy việc hoằng pháp và cứu giúp người khác làm niềm vui. Điều này có thể rất tốt mà cũng có thể rất tai hại. Nó tốt khi người đó có niềm vui nội tâm do ứng dụng giáo pháp rồi đem lợi ích ấy chia sẻ với mọi người. Nhưng nếu như bản thân người đó không có gì, thì hình thứchoằng phápthực ra đó là hướng ngoại, chạy theo niềm vui bên ngoài, rốt cuộc không thoát khỏi cái lưới danh lợithế gian. Thay vì hỏi xã hội cần gì ở Phật giáo, chúng ta nên quan tâm hơn người tu cần gì khi chọn cuộc sống tu hànhcho phép họ được sống đúng với ước nguyện tu hành của họ.

Việc tu hành ngày xưa khá đơn giản. Ngày nay do tác động và nhu cầu xã hội, người tu cũng phải chịu nhiều áp lực. Để cho tăng ni được an tâm tu hành và có điều kiện tu tập phát triển tâm linh, theo tôi, Phật giáo nói chung cần làm những điều sau đây:

Đối với Giáo hội thì các cấp Giáo hội cần hỗ trợ tăng ni về mặt hành chánh, tạo điều kiện thuận lợi để tăng ni có thể yên tâm tu học một cách hợp pháp.

Đối với thầy tổ thì cần đối xử với đệ tử như cha mẹ đối với con cái, lo cho đệ tử đầy đủ từ vật chất đến tinh thần, có trách nhiệm dạy chúng nên người, cũng như hướng dẫn chúng tu học đúng Chánh pháp.

Đối với trụ trì thì cần đảm bảo nơi ăn chốn ở cho Chúng, không được để quá thiếu thốn. Trụ trì chỉ nên coi mình như người đại diện chùa quản lý công việc, điều hànhcoi sóc việc tu học của Chúng. Trụ trì và Chúng nên thân thiện, chan hòa chứ không nên coi mình như chủ chùa còn Chúng như người ăn nhờ ở đậu, vui thì cho ở, không vui thì đuổi đi, hoặc làm khó làm dễ, khiến cho Chúng không thể an tâm tu hành.

Đối với tăng ni nói chung, nhất là những người mới xuất gia thì cần phải nhận thứclý tưởng của người xuất gia. Lý tưởng của người xuất gia không phải là hưởng thụ vật chất, không phải là làm giàu hay trở thành người nổi tiếng. Lý tưởng của người xuất gia là sống cuộc sống cao thượng vượt lên trên những thứ tầm thường như tình tiền danh lợi của thế gian, thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.

Ngoài ra, Phật giáo nói chung cần nên tiết kiệm. Tổ chức các sự kiện nên chú trọng nội dung hơn là hình thức. Tôi thấy một số chùa tổ chức lễ lạc, chỉ trang trí không thôi mà đã tốn hàng chục triệu, quá lãng phí. Bản thân người tu không làm gì ra tiền. Muốn có tiền phải kêu gọi phật tử hoặc làm cách này cách nọ, trong đó cũng có những cách không hợp với người tu. Tu mà cứ bị áp lực tiền bạc thì tâm làm sao tu hành cho được.

Trong thời đại vật chất phát triển như ngày nay, con người không dễ gì từ bỏ sự hưởng thụ dục lạc để sống đời sống lý tưởng. Cho nên chúng ta càng phải trân trọngthương yêu những người dám từ bỏ gia đình sống không gia đình. Phải bảo vệ những người mới phát tâm xuất gia như bảo vệ mầm non, chứ nếu đi tu mà khổ quá thì thử hỏi ai dám đi tu.

Nhiều người nghĩ rằng hoằng pháp là làm cái nọ cái kia để thu hút tín đồ như tổ chức phóng sanh, làm từ thiện, mở khóa tu cho phật tử... Những việc làm này là cần thiết nhưng nó không phải là cái gốc của sự hoằng pháp. Cái gốc của sự hoằng pháp chính là mỗi tăng ni đều được sống và tu học an vui trong Chánh pháp. Bởi vì một điều đơn giảnchúng ta không thể cho người khác cái mà ta không có. Chúng ta không thể cho người khác sự an vui khi bản thân chúng ta không có sự an vui đó. Thông thường chúng ta cho rằng hoằng pháp là chuyện của những người thuộc ủy viên ban hoằng pháp. Thật ra tất cả tăng ni hay thậm chí phật tử đều là ủy viên ban hoằng pháp cả, vì hễ là người con Phật đều có trách nhiệm truyền bá giáo pháp chân chính của đức Phật. Và ai cũng có khả năng làm việc đó. Đâu phải đăng đàn thuyết pháp mới là hoằng pháp. Đâu phải đi làm từ thiện hàng trăm triệu hay tổ chức chương trình này nọ mới là hoằng pháp. Chỉ cần tất cả người tu được an vui trong Chánh pháp, nội tâm được hạnh phúc thì nguồn năng lượng an lành đó lan tỏa trong thế gian, khiến cho ai thấy nghe đều cảm thấy an lànhphát tâm thực hành theo giáo pháp thì đó là hoằng pháp rồi còn gì.

Sở dĩ tôi phải viết bài này là vì tôi hay tin một ni sinh trẻ vừa tự tử qua đời, nguyên nhân được cho là do trầm cảm. Thật ra việc một người tu tìm cái chết cũng không phải là cái gì ghê gớm lắm vì người tu thì cũng là con người như bao nhiêu người trong xã hội này, nhưng nó cũng nói lên một điều rằng họ không an lạc trong cuộc sống đời tu. Ta thử nghĩ, hoằng pháp để cho có nhiều người theo Phật giáo nhưng bản thân người tu không hạnh phúc việc có nhiều tín đồý nghĩa gì không, có làm cho Phật pháp trường tồn không?

Thích Trung Hữu





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/04/2012(Xem: 36436)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :