Thực Tại Của Tuổi Già - Lewis Richmond | Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

31/12/20215:02 SA(Xem: 3172)
Thực Tại Của Tuổi Già - Lewis Richmond | Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

THỰC TẠI CỦA TUỔI GIÀ
Lewis Richmond
Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ

 

Lewis Richmond là đệ tử xuất gia với Roshi Shunryu Suzuki.  Ông là giám đốc Tuyên giáo trong nhiều năm tại Thiền viện Green Gulch ở San Francisco, tiểu bang California, Mỹ.

 

***

Lewis RichmondTất cả chúng ta sẽ già đi và chết, đó là một sự thật không thể chối cãi.  Tôi đang ở tuổi bảy mươi.  (Nếu bạn đã chọn đọc bài viết này, tôi nghĩ bạn cũng đã bước vào tuổi xế chiều).  Dầu tôi đã bắt đầu học Phật từ khi còn trẻ, sự sâu sắc, đầy chiều sâu của Phật giáo chỉ thực sự hiển nhiên khi tôi đã lớn tuổi.  Tôi nhận ra rằng tuổi già chính là căn bản của những điều Phật dạy.  Ngài nói rằng chúng ta cần sống đúng theo thực tại - không phải đúng theo các quan điểm, suy diễn hay lý thuyếtTuổi già là một thực tại.

Cách đây không lâu, tôi có dự một buổi thuyết giảng của một vị Lạt ma Tây Tạng. Trong buổi nói chuyện, vị Lạt ma nói rằng một trong những giáo lý đơn giản và quan trọng nhất mà ngài nhận được từ các vị thầy của mình là: "Pháp là thực tại". Sau đó, tôi hỏi ý ngài là sao.

Ngài trả lời: "Tôi đã đi chu du thế giới.  Nhiều người đã đến, ngồi dưới chân tôi và lắng nghe những lời tôi nói. Đôi khi họ tổ chức các sự kiện lớn và tiệc tùng cho tôi.  Nhưng những thứ đó không phải là Pháp.  Không phải là thực tại. Thực tạivô thường. Thực tại là sự thay đổi".

Sư phụ tôi, Roshi Shunryu Suzuki, đã từng nói một điều tương tự như thế.  Thí dụ, sau một buổi thuyết giảng tại tu viện Tassajara Zen ở California, một sinh viên bày tỏ ý kiến:  “Ngài đã nói rất nhiều thứ phức tạp về Phật giáo nhưng tôi không hiểu gì.  Có thứ gì ngài có thể nói để tôi hiểu chăng?”

Roshi Suzuki đợi cho tiếng cười trong khán phòng lắng xuống.  Đoạn ngài bình tĩnh nói: “Tất cả mọi thứ đều thay đổi.”

Cả hai vị, Lạt ma Tây Tạng và Roshi Suzuki, đều nhấn mạnh đến sự thật về vô thường. Tôi đã học được từ các vị thầy này rằng chúng ta cần phải sống cuộc sống sao cho phù hợp với cách mọi vật thực sự là - và rằng bạn có thể thấy thực tại này được phản ánh rõ ràng nhất trong cơ thể và tâm trí già nua đi của chính bạn.

Một lần khác có người hỏi: "Tại sao chúng ta thiền?" Roshi Suzuki trả lời:  "Chúng ta hành thiền để có thể an hưởng tuổi già". Vào thời điểm đó, có lẽ ông đã ở độ tuổi sáu mươi và vừa hồi phục sau một cơn bệnh kéo dài cả năm, nhưng ông dường như đang rất yêu đời, luôn cười rất nhiều, như ông vẫn thường như thế.

Lúc đó tôi không hiểu ý ông, nhưng giờ tôi hiểu.  Để có thể chấp nhậnan hưởng giai đoạn của tuổi già, của việc hướng đến cuối đời, chúng ta cần phải có một nền tảng và cơ sở trong việc hiểu biết thực tại là gì.

Giáo lý về thực tại của "già, bệnh và chết" là cốt lõi của truyền thống Phật giáo. Khi ta thoáng nghe "Già là một thực tại", có vẻ không hấp dẫn - nó có thể khiến ta chán nản, trầm cảm.  Thật ra việc nhấn mạnh đến thực tại của già, bệnh và chết không phải để người nghe chán nản. Nhưng đó là cách để nhắc nhở mọi người về bản chất của thực tại: mọi thứ đều hao mòncuối cùng hoại diệt. Điều này, tất nhiên, đúng với tất cả mọi chúng sinh có mặt trên cõi đời này. Không kể là bạn giàu hay nghèo, quyền lực hay bất lực.

Đối với chúng ta ngày nay, sự thật về cái chết khó tránh khỏi hơn bao giờ hết.  Đại dịch Corona toàn cầu là một thực tếchúng ta chắc chắn không thể phủ nhận hoặc trốn tránh. Ta có thể nghĩ về COVID-19 như một khoảnh khắc "tia chớp" - một khoảnh khắc nhận thức không phải là không giống với những gì Đức Phật đầu tiên tiếp cận với già, bệnh và chết.

Đầu tiên thái tử Siddhartha nhìn thấy một người bệnh. Thái tử hỏi, "Chandra, người đó bị vấn đề gì?" Chandra thưa: "Người đó bị bệnh". Điều tương tự cũng xảy ra khi ngài nhìn thấy người già và xác chết: hai khoảnh khắc không thể tránh nữa của thực tạiTuy nhiên, người thứ tư mà ngài nhìn thấy là một nhà sư với vẻ mặt thanh thản, điều này đã gợi ý cho ngài về khả năng có một cách để vượt qua những thực tại khắc nghiệt này về già, bệnh và chết.

Với đại dịch Corona, chúng ta phần nào đã trở lại trong thế giớiĐức Phật đã sống, đó là một thế giới của sự không chắc chắn, sợ hãilo lắng. Có vẻ như chúng ta đang chìm đắm trong thực tại ghê rợn đó.  Nhưng vấn đề là - cho dù chúng tanhận ra hay không – bằng cách thuận theo cái khổ này, chúng ta đang hiện thực hóa giáo lý của Đức Phật. Đối mặt với già, bệnh và chết, khiến bạn đương nhiên trở thành một Phật tử.

Tôi tin rằng khi bạn đối mặt với cái chết của mình - cho dù bạn có thiền định hay không, cho dù bạn có bình tĩnh hay không - bạn thực sự đang thực hành giáo lý cốt lõi của Đức Phật. Khi chúng ta đeo khẩu trang, găng tay và đứng cách nhau hai thước, nỗi sợ chết của chúng ta liên tục được kích hoạt. Nhưng sự nhắc nhở liên tục rằng chúng ta phải chịu sự vô thường có thể là những lời nhắc nhở rất hữu ích để ta có thể thực hành Phật giáo như Đức Phật đã làm - bằng cách đối mặt với nỗi sợ hãi về già, bệnh và chết với lòng can đảm và mong muốn làm giảm bớt nỗi khổ của mình và của người.

Diệu Liên Lý Thu Linh -12.2021

(Lược dịch theo Reality of Aging, tạp chí Phật giáo Tricycle 2/9/2020)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 3045)
19/10/2016(Xem: 11952)
08/08/2010(Xem: 109919)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :