Bát Thánh Đạo - Ebook PDF

31/12/20214:07 CH(Xem: 10275)
Bát Thánh Đạo - Ebook PDF
BÁT THÁNH ĐẠO
Thích Minh Tâm 
(Venerable Ashmin Vishudhama)
Tuệ Tâm Thiền Thư Quán 
Screenshot (28)PDF icon (4)BÁT THÁNH ĐẠO - Thích Minh Tâm

LỜI NÓI ĐẦU


Trên bước đường tu tập, những người con Phật đã và đang tìm lại con đường cổ xưa, một con đường mà các Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đều đi qua trong các thời kỳ trước. Đó là Con Đường Tám Chánh hay còn gọi là Bát Thánh Đạo, được hiểu là con đường có tám yếu tố, mỗi yếu tố bắt đầu từ chữ Chánh, chia thành ba nhóm:

Giới: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng.
Định: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
Tuệ: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy.

“Chánh”, dịch theo chữ Pali, “Samma” là những gì có ích lợicần thiết cho sự hành trì để tận diệt khổ đau, đưa đến giác ngộ, giải thoát. Những bài pháp thoại của Sư Thích Minh Tâm được ghi chép lại sau đây không chú trọng lý luận về chánh, tà của mỗi yếu tố mà đều là những chỉ dẫn pháp hành cụ thể về cái nhìn hài hòa, lối sống hài hòa, tư duy hài hòa, chú tâm hài hòa, thiết thực trong tu tập, trong đời sống hàng ngày; giúp các hành giả ngày càng tỏ ngộ, thông hiểu giáo pháp, vững bước, tinh cần trên bước đường của các bậc thượng nhân đã từng trải và chỉ dạy lại cho chúng ta. Tuy những bài giảng này không nêu riêng biệt thêm hai yếu tố nữa của Thập Chánh Đạo nhưng nội dung vẫn được thể hiện trong những bài có liên quan. Yếu tố thứ chín là yếu tố nhìn được cái bên trong của sự thật, nhìn rất rõ (Chánh tri kiến) trong bài Kinh Chánh Tri Kiến (Sammaditthi Sutta), bài số 9 thuộc Kinh Trung Bộ mà Ngài Xá Lợi Phất đã giảng.
Đó là:

-Tuệ tri bất thiện và căn gốc của bất thiện.
-Tuệ tri thiện và căn gốc của thiện.
-Tuệ tri được thức ăn gồm: đoàn thực, xúc thực, thức thực, tư niệm thực.
-Tuệ tri khổ trong tiến trình Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
-Tuệ tri từng chi phần Duyên khởi theo vòng ngược từ già, chết, sanh, hữu, thủ, ái, thọ, xúc, sáu nhập, danh sắc, thức, hành, vô minhlậu hoặc.
Yếu tố thứ mười là Tuệ giải thoát, nhìn thấy sự giải thoát ra khỏi vòng sanh tử (Chánh giải thoát).
Bát chánh đạo là phương thức trung đạo để giải quyết được khổ đau; thông suốt được giáo lý cùng với sự thực hành miên mật, kiên quyếtliên tục có thể được xem như đã thâm nhập con đường giác ngộ thể nhập Niết Bàn
Có lòng tịnh tín nơi Pháp, dốc tâm sức hành trì, diệu pháp ắt không thể nghĩ bàn!
Với đức tin trong sạch, quý đạo hữu đạo tràng Tuệ Tâm đã ghi âm, thu hình, đánh máy, biên tập lại, phát hành trên các phương tiện truyền thông những bài giảng của Sư Thích Minh Tâm (Venerable Ashmin Vishudhama), bậc Đạo Sư khả kính. Những phước lành có được nhờ công đức này, chúng con xin chia đều đến chư Thiênchúng sanh muôn loài.
Nguyện cho chánh pháp được trường tồn.
NAMO BUDDHAYA
NAMO DHAMMAYA
NAMO SHANGAYA
bat chanh dao
MỤC LỤC
1. Lời nói đầu
2. Tám con đường giải thoát
3. Phát triển lối sống hài hòa. (Chánh nghiệp)
4. Lời nói hài hòa (Trí ngữ).
5. Lối sống hài hòa (Chánh mạng). 
6. Cái nhìn hài hòa và tư duy hài hòa. (Chánh kiến, Chánh tư duy)
7. Chú tâm hài hòa (Chánh niệm). 
8. Tâm xả hài hòa (Tâm quân bình)
9. Bát chánh đạoNgũ uẩn.






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 80853)
17/08/2010(Xem: 121621)
16/10/2012(Xem: 68288)
23/10/2011(Xem: 70035)
01/08/2011(Xem: 498871)
28/01/2011(Xem: 254723)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :