Thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh nên chữa như thế nào?

28/04/20235:20 SA(Xem: 2130)
Thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh nên chữa như thế nào?
THÂN BỆNH, TÂM BỆNH VÀ NGHIỆP BỆNH
NÊN CHỮA NHƯ THẾ NÀO?


hoa sen tànTheo lăng kính Phật giáo, bệnh được tồn tại dưới 3 hình thức, đó là thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh.

Một là thân bệnh

Bệnh được biểu hiện trong sự mất hòa hợp và cân bằng giữa bốn yếu tố cấu thành cơ thể người (đất, nước, gió, lửa) cũng như trong sự tương quan giữa cơ thể người với bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa trong môi trường tự nhiêncon người sống. Khi một trong những yếu tố của cơ thể không vận hành hay suy nhược, bệnh tật sẽ phát sinh. Quy Sơn Cảnh Sách đề cập “Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vi bội”, nghĩa là tuy thân này do tứ đại phụ giúp để nó được tồn tại, nhưng trong khi gìn giữ nó vẫn thường hay trái nghịch nhau.

Con người tuy có nhiều bệnh, song chỉ do bốn đại bất hòa mà ra. Do đó, sự khỏe mạnh của con người không thể là sự vắng mặt hoàn toàn bệnh tật trong đời sống, mà chỉ là sự vắng mặt bệnh tật ở một mức độ tương đối mà thôi. Để giảm thiểu thân bệnh chúng ta cần luyện tập lối sống lành mạnh; ăn uống khoa học; ngủ nghỉ điều độ; tránh lạm dụng các chất gây say nghiện; tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao hay tập thể dục mỗi ngày.

Hai là tâm bệnh

Bệnh được phát sinh từ sự vô minh, chấp chước vào “cái tôi” vốn không thực sự hiện hữu, rồi từ “cái tôi” đó hình thành nên những trói buộc vào cái “của tôi”, tức bám chấp vào dục vọng vị kỷ và không muốn chấp nhận quy luật vô thường. Đây chính là nguyên nhân và là nguồn gốc của mọi tâm bệnh như stress, trầm cảm, sợ hãi, lo âu, sân hận, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống, hành vi nghiện và muôn ngàn kiểu phiền não khác. Thông thường, chúng ta chỉ nhìn vào các nguyên nhân của tâm bệnh thuộc bối cảnh bên ngoài vì thấy thực tế có rất nhiều yếu tố bên ngoài mang đến cho mình sự bất an, bất toại nguyện,… thế nhưng trong chiều sâu quán chiếu, Phật giáo cho biết nguyên nhân đích thật của tâm bệnh chính là dục vọng, tức là sự thèm khát. Như vậy, muốn giảm thiểu tâm bệnh một cách căn bảnbền lâu, Phật giáo khuyên mỗi người hãy phát triển những trạng thái tâm thiện như hoan hỷ, cởi mở, từ bi, hỷ xả để giảm bớt dục vọng như tham lam, sân hận, si mê,…

Kết quả là tâm được thảnh thơi, không bám víu và từ đó những nỗi khổ của tâm được đoạn trừ, sức khỏe tinh thần nhờ vậy được cải thiện. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm Tổ chức Y tế thế giới khi đưa ra ba trụ cột về sức khỏe tinh thầnsức khỏe tâm thần, sức khỏe tình cảm và sức khỏe đạo đức. Những nghiên cứu về Y học hiện đại cho thấy, người hay ở trong trạng thái thiện, tập trung tư tưởng suy nghĩ về những việc tốt lành, hệ thống não bộ tiết ra các loại hormone giúp cho tâm hồn thật sự an bình, không còn căng thẳng, tiêu cực. Ngược lại, khi tâm ở trạng thái bất ổn, cơ thể có những biến đổi về thể chấttinh thần có thể trở thành nguy cơ gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau như tim mạch, gan, thận… và theo Đông y là hại các tạng như can, phế, tỳ, thận.

Cần lưu ý rằng, sự phân chia thành thân bệnh, tâm bệnh ở đây chỉ mang tính chất tương đối vì thân và tâm không thể là những thực thể tách rời mà liên quan duyên sinh nhau trong cùng một hệ thống “con người”.

Ba là nghiệp bệnh

Ngoài quan điểm thân bệnh, tâm bệnh vừa trình bày, Phật giáo cho rằng nghiệp là yếu tố quan trọng góp phần vào tình trạng sức khỏe và bệnh tật của con người. Theo Phật giáo, cuộc sống không chỉ giới hạn ở sự hiện hữu của một cá nhân hay một đời trong kiếp sống hiện tại mà nó vận hành theo vòng sinh tử luân hồi nối dài khắp không gianthời gian. Do đó, sức khỏe và bệnh tật con người liên quan đến nghiệp lành, nghiệp dữ mà họ đã tạo trong quá khứ cũng như hiện tại, tức là tùy vào cách nghĩ, cách hành động và lối sống của chúng ta mà có bệnh.

Nghiệp dữ đưa đến bệnh ở đây được Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, số 135 dẫn dụ chủ yếu là do não hại, đánh đập, hành hạ, sát hại các loài hữu tình, không tu dưỡng tâm từ, không biết phóng sinh cứu vật. Như vậy, bệnh là do túc nghiệp hành vi trong quá khứ, hay trong hiện tại của chính mỗi người chúng ta tạo thành chứ không ai khác.

Căn cứ vào cách nhìn nhận như thế, để giảm thiểu nghiệp bệnh, đạo Phật khuyến khích mỗi người hãy tự tìm ra nguyên nhân của bệnh, cũng như những nỗi khổ niềm đau ở nơi chính mình. Sau đó chữa trị y khoa kết hợp với thực hành các thiện pháp như: tụng kinh, niệm Phật, trì chú, sám hối, thiền chỉ, thiền quán, trì giới, đồng thời thực hành các giá trị đạo đứctâm linh vô ngã, vị tha như làm phúc thiện, trải lòng thương yêu, độ lượngtha thứ đến mọi loài, mọi người. Làm được như vậy sẽ góp phần chuyển hóa nghiệp lực xấu ác trong quá khứ thành các thiện nghiệp trong hiện tại, nhờ đó tội diệt phúc sinh, bệnh tật thuyên giảm.

Ở đây, xin nhấn mạnh, dùng thuốc men và chữa trị y khoa cũng là một trong những tác động chuyển nghiệp bệnh. Bởi lẽ đó, con người phải thận trọng, tránh sự hiểu biết sai lầm có thể dẫn tới thái độ cố chấp không tìm kiếm bất cứ sự chữa trị nào hay từ bỏ việc trị liệu từ Đông – Tây y.

Cần lưu ý rằng, tin nghiệp báo trong mối liên hệ với sức khỏe và bệnh tật không có nghĩa là tin vào thuyết định mệnh, và cũng không phải để bi quan. Nên nhớ, nghiệp chỉ nhấn mạnh đến tính tương quan tương duyên giữa nhân và quả chứ không mang tính chất cố định. Nên nghiệp xấu ở quá khứ làm chính nhân có bệnh ở hiện tại, nhưng bệnh này cũng có thể thay đổi hoặc biến mất do tác động của nghiệp duyên trong hiện tại.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 2203)
19/10/2016(Xem: 11277)
08/08/2010(Xem: 108997)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.