Đọc Sách Pháp Môn Tịnh Độ Của Toàn Không Đỗ Đăng Tiến

21/08/20244:53 SA(Xem: 837)
Đọc Sách Pháp Môn Tịnh Độ Của Toàn Không Đỗ Đăng Tiến
ĐỌC SÁCH
PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
CỦA TOÀN KHÔNG ĐỖ ĐĂNG TIẾN
Thiện Quả Đào Văn Bình

            phap-mon-tinh-doĐây là cuốn sách hình thành bởi công sức của tác giả và sự đóng góp tài chính của bạn bè và quý Phật tử giúp xuất bản cho nên chỉ biếu tặng mà không bán. Sách dày 220 trang bao gồm chín mục:

Mục 1: Sơ Lược Kinh A Di Đà

            Trong mục này tác giả nhắc lại Kinh A Di Đà tại Tịnh Xá Kỳ Hoàn là vườn của Ô. Cấp Cô Độc, cây của Thái Tử Kỳ Đà thuộc Thành Xá Vệ, Đức Phật đã nói cho ngài Xá Lợi Phất nghe về một quốc độ có tên là Cực LạcTây Phương, cách trái đất này khoảng mười tỷ Giải Ngân Hà. Trong cõi Cực Lạc này chúng sinh không có sự khổ mà toàn niềm vui. Đức Phật cũng khuyên các thiện nam tín nữ nếu người nào có lòng tin thì nên phát nguyện sinh về cõi nước đó. Những ai nghe được kinh này và niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà đều được các Đức Phật hộ niệm. Khi được sinh về Tây Phương Cực Lạc rồi thì sẽ không còn thoái chuyển, tiếp tục tu hành cho đến ngày thành Phật.

Mục 2: Sơ Lược Kinh Vô Lượng Thọ

            Tại Núi Kỳ Xà Quật nước Ma Kiệt Đà, Đức Phật đã nói cho ngài A Nan nghe về quá khứ của Phật A Di Đà. Cách đây nhiều A Tăng Tỳ Kiếp có Đức Phật danh hiệu Thế Tự Tại Vương Như Lai thuyết pháp. Lúc đó quốc vương xứ này nghe thuyết pháp đã từ bỏ ngai vàng, xuất gia làm tỳ kheo hiệu Pháp Tạng. Vị tỳ kheo này đã nhiếp lấy công hạnh thanh tịnh trang nghiêm của hai trăm mười ức cõi Phật rồi tu tập xong. Tỳ kheo đã đối trước Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai mà bạch rằng, “Con đã nhiếp trì công hạnh trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật” rồi phát 48 đại nguyện thật vĩ đại chưa từng thấy không ngoài mục đích độ tận, hóa tận, chúng sinh không còn khổ đau, không còn tham chấp, không còn nghe những lời xấu ác, không còn người nữ, ai ai cũng đẹp,  và cõi nước của ngài không còn địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh…

Mục 3: Kinh Quán Vô Lượng Thọ

            Phật nói kinh này khi đang ở Núi Kỳ Xà Quật của Thành Vương Xá để độ cho bà Vi Đề Hi- vợ của Vua Tần Bà Sa La bị chính con trai của mình là A Xà Thếnghe lời của kẻ ác xấu là Điều Đạt đã đoạt ngôi báu, giam cha mình vào ngục thất với mục đích bỏ đói cho đến chết. Bà Vi Đề Hi thương chồng đã lấy sữa và mật ong thoa vào thân mình, vào ngục thất thăm chồng. Vua Tần Bà Sa La nhờ liếm những thứ này trên thân thể vợ mà sống sót. A Xà Thế hay tin đã oan giết luôn mẹ mình. May nhờ có đại thần can ngăn nên không giết mẹ mình và giam bà trong cung. Đau khổ tột cùng bà đã khóc than, cầu xin Phật cứu độ. Nhờ thần thông, Đức Phật đã vào được trong cung và nghe bà Vi Đề Hi nói, “Hiện nay con rất nhàm chán cõi Diêm Phù Đề nhơ khổ. Bởi cõi này dẫy đầy chúng địa ngục, ngạ quỷbàng sanh, cùng nhiều điều lỗi lầm xấu ác. Con nguyện kiếp sau không còn thấy người dữ, không còn nghe tiếng ác nữa! Nay con gieo năm vóc trước đức Thế Tôn, tha thiết cầu xin sám hối! Nguyện đấng Đại Từ soi ánh huệ nhật, chỉ dạy cho con phép quán để sanh về chỗ nghiệp lành thanh tịnh.“ Bằng thần lực, Đức Phật đã cho bà Vi Đề Hi thấy nhiều cõi nước của các Đức Phật. Nhưng bà nói, “Bạch đức Thế Tôn! Các Tịnh Độ ấy tuy đều nghiêm sạch và có ánh quang minh. Nhưng nay con chỉ thích được sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Cúi xin đức Thế Tôn dạy con phép tư duy và chánh thọ”. Và Đức Phât đã dạy bà Vi Đề Hi pháp tu để có thể thoát sanh vê cõi Cực Lạc. đó là: “Này Vi Đề Hi. Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước: Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực sư trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành. Hai là thọ trì tam quy y đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi. Ba là phát tâm Bồ Đề sâu kín nhơn quả, đọc tụng kinh điển đại thừa và khuyên dạy sách tấn người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.” Ngoài ra Đừc Phật còn dạy bà Vi Đề Hi 16 phép quán tưởng, trong đó phép quán thứ 15 tức hiểu biết về Tam Phẩm và Chín Bậc Vãng Sinh rất cần cho người tu Tịnh Độ trước và khi vãng sinh.

Mục 4: Phương Cách Tu Pháp Môn Tịnh Độ

            Mở đầu mục này tác giả viết, “Cầu xin tiêu tai khỏi nạn, cầu được bình an, cầu mọi việc được thuận lợi…cầu như vậy cũng tốt nhưng không đúng ý Phật.”

            Còn về ý tưởng nghi ngờ không biết cõi Tịnh Độ có hay không, tác giả trích dẫn lời của ngài Nguyên Hiền, “Tuy nói Tịnh Độ tại tâm mà chẳng ngại nói có thế giới Cực Lạcthế giới Tịnh đều do chính nơi tâm mình hiện bày. Tuy nói bản tánh Di Đà mà chẳng ngại nói có giáo chủ cõi Cực Lạc. Bởi vì giáo chủ đó cũng chính từ nơi bản tánhthành tựu. Tuy lặng lẽ vô sinh mà chẳng ngại rõ ràngvãng sinh bởi vãng sinh vốn chính là vô sinh.” (bản dịch của Thích Minh Thành).

            Ngoài ra lại còn phải phát Bổ Đề Tâm tức phải giác ngộ tức thấy Phật tánh trong con người mình. Kinh Hoa Nghiêm nói, “Quên mất bản tâm mà tu các pháp lành đó gọi là nghiệp ma.”

            Còn về nguồn gốc và chư tổ Tịnh Độ, tác giả thấy có; Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Đại Thế Chí, Bồ Tát Phổ Hiền, Đức Phật Không Động rồi các Bồ Tát Mã Minh, Long Thọ, Thế Thân bên Ân Độ, Đại Sư Huệ Viễn (334-416), Đại Sư Trí Húc, Đại Sư Triệt Ngộ, Đại Sư Ân Quang. Còn về Việt NamĐại Sư Khương Tăng Hội. Thởi Vua Lý Thánh Tông Tịnh Độ cũng phát triển nhưng phải đợi tới Thế Kỷ XIII Vua Trần Thái Tông trong sách Khóa Hư Lục có đề cập tới “Niệm Phật Luận”.

             Phần cuối mục này, tác giả nói rằng “Trong pháp môn Tịnh Độ, quán tưởng cũng là một pháp trọng yếu như pháp trì danh hiệu.” Muốn quán tưởng có kết quả Phật tử phải chuẩn bị các món như: Về thân, về tinh thần, vật dụng (tọa cụ), cách ngồi, về tay, lưng, cổ, đầu mặt, cách thở và vị tri của miệng, lưỡi và mắt.

Mục 5: Những Điều Nên Biết

            Muốn tu theo Phật, hành giả nên biết về Khổ Đế tức các nỗi khổ sau đây: Sinh ra khổ. Già đi khổ. Bệnh khổ. Chết khổ. Chia ly khổ. Mong cầu không được thì khổ. Năm ấm khổ tức khổ về thân-tâm do Năm Ấm (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) gây ra.

            Ngoài ra còn phải nhận thức về nghiệp quả va đối trị với phiền não bao gồm: Sân hận, ái dục, ngã chấp, vọng tưởng.

Mục 6: Chuẩn Bị Hành Trang

            Tác giả nói rằng cần phải kiểm điểm (phản văn tự kỷ) hay suy xét lại mình để tránh ba nghiệp do Thân-Khẩu-Y gây ra và tập hạnh buông bỏ (xà bỏ). Tác giả cũng khuyến khích nên ăn chay

            Tác giả còn nói rằng “Ta muốn lìa khổ mà không dụng công niệm Phật thì không được. Ta muốn cứu độ chúng sinh mà không niệm Phật lại càng không được. Vì thế cho nên mỗi khi đánh mất công phu niệm Phật lòng ta lo lắng, sợ hãi không yên. “ Tác giả còn trích dẫn lời của Bồ Tát Long Thọ để khuyến khích người nên tu theo Tịnh Độ, Tu hành trong cõi ngũ trược gọi là khổ như người què đi trên đường hiểm một ngày chẳng đi quá mười dặm. Tu hànhTịnh Độ gọi là dễ như kẻ phàm phu nương vào sức mạnh của chư Bồ Tát trong một ngày đi khắp bốn thiên hạ.” Điều này đúng. Tu có chúng có bạn, có chư Phật, Bồ Tát sở hộ niệm rất mạnh khỏe và mau thành. Giống như một đoàn người chạy bộ hay đua xe đạp, nhờ đám đông mà bền vững, đi nước mạnh không chùn gối. Còn kẻ phóng đi một mình, cuối cùng mệt mỏi, bị bắt kịp và bị bỏ lại phía sau.

            Có lẽ do chứng nghiệm bản thân, tác giả khuyên: Niệm Phật là chính, thiền quán là phụ. Tụng kinh là phụ, niệm Phật A Di Đà là chính. Trì chú là phụ, niệm Phật A Di Đà là chính.

Mục 7: Thực Hành Hằng Ngày

            Tác giả rất tỉ mỉ chứng tỏ công phu tu tập rất bền vững qua việc đề cập tới các công việc cho người tu hành mỗi ngày như sau: Trưng bày bàn thờ phải như  thế nào. Thắp hương đèn không phải chi là việc thắp vài cây nhang mà phải đứng thẳng, hai tay chắp lại và quán tưởng tới đức hạnh cao cả của Phật. Rồi niệm hương, tán Phật rồi mới tụng kinh hay trì chú theo nghi thức.

Mục 8: Kết Quả Tu Pháp Môn Tịnh Độ

            Trong mục này tác giả viết, “ Nếu hành giả tu đến mức trong khi còn đang tu mà đã thấy cảnh Cực Lạc, được Phật A Di Đà đến xoa đầu, hoặc biết trước ngày vãng sinh. Như vậy hành giả có thể tự lực của mình và tha lực của Phật là đủ để đi về Cực Lạc, không còn nghi ngờ gì nữa. Nếu không được như thế phải có hộ niệm trợ sức lúc gần lâm chung mới hy vọng được.”

             Ngoài ra tác giả còn nói về cảnh giới của người tu niệm Phật, “ Trong tâm của mọi người có đủ các thứ  chủng tử (thiện và ác) trước khi tu. Khi niệm Phật thường thấy cảnh giới lành do nhân thiện. Người kiếp trước làm ác khi mới niệm thường thấy cảnh dữ của tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Trì niệm lâu ngày các ác tướng ấy mới tan.”

            Còn về diệu thắng vãng sinh sẽ thấy biết như sau:

-Biết trước ngày ra đi, chuẩn bị đầy đủ, ngồi kiết già an nhiên thị tịch.

-Nói kệ khuyến tu, ngồi niệm Phật, an nhiên thị tịch.

-Niệm Phật thấy Phật và Bồ Tát tới đón rồi tịch.

-Đang niệm có mùi thơm lạ khắp nhà rồi mạng chung.

-Đang niệm có ánh sáng khắp nhà rồi ra đi.

-Đang niệm có nhạc trời trên không rồi ra đi.

Mục 9: Hộ Niệm

            Theo tác giả, các chùa tu Tịnh Độ nên thành lập ban hộ niệm có nhiều người càng tốt. Ban hộ niệm lại được chia ra ba bốn tiểu ban. Việc lập ban và tiểu ban hộ niệm rất hữu ích cho chùa vì sau khi hộ niệm xong, tăng/ni của chùa tiếp tục công việc cầu siêu cho người chết. Tác giảlời khuyên với người nhà như sau:

-Kẻ yêu người ghét phải lánh xa người bệnh.

-Không khóc than, tranh cãi, nói chuyện ồn ào.

-Không hỏi han, không đụng chạm tới người bệnh.

-Không đi ra đi vào, không chó mèo gần bên.

-Chiều chuộng đáp ứng những gì người bệnh muốn.

-Bệnh nhân nên ngưng thuốc khi trầm trọng rồi.

-Chỉ cho người bệnh ăn chay như cháo trắng, sữa.

-Người nhà cùng chia phiên để hộ niệm.

-Niệm Phật chậm để người bệnh theo kịp.

-Không niệm to khiến người bệnh khó chịu.

-Khuyên bệnh nhân buông bỏ hết mọi chuyện.

-Chỉ niệm to khi thấy bệnh nhân hôn mê hay đã chết.

-Tối kỵ sát sinh, tránh giết thú vật để làm ma cho người chết. Nên làm đơn giản, chỉ cúng thức ăn chay, hoa quả.

            Sau hết, tác giả liệt kê một số trường hợp vãng sinh màu nhiệm mà tác giả được biết.

Thay Lời Kết:           

            Phải chăng tôi có duyên với pháp môn Tịnh Độ? Bởi vì trước đây năm 2010 tôi đã có dịp giới thiệu cuốn Tu Tại Gia theo Tịnh Độ của GS. Lê Thái Ất (đã vãng sinh) và năm 2023 sách Chết Hay Vãng Sinh Tịnh Độ của BS. Nguyễn Thanh Giản (đã vãng sinh). Và nay lại được giới thiệu cuốn sách này cùa cư sĩ Toàn Không Đỗ Đăng Tiến. Đối với tôi, Tịnh Độ với pháp môn niệm Phật thật tuyệt vờicông năng thù thắng. Tôi tuyệt đối tin tưởng vào lời Phật dạykinh nghiệm của chư Tổ không một chút hồ nghi.

            Thế nhưng hiện nay có một số tu sĩ cũng như một số người mệnh danh là Phật tử ở trong và ngoài nước đang ngang nhiên công kích Pháp Môn Tịnh Độ khi nói rằng Phật A Di Đà không có thật và Kinh Di Đà do người Tàu bịa ra rồi truyền sang Việt Nam. Theo tôi nghĩ những người này đã “Vô minh lại còn vọng động”.

            Trong Trí Thủ Toàn Tập, ở lời mở đầu hòa HT. Trí Thủ có nói, giáo pháp của đức Bổn Sư hiện được lưu truyền khắp thế giới gồm có nhiều pháp môn. Ở nước Việt Nam ta pháp môn phổ biến nhất là pháp môn Tịnh độPháp môn này cơ hồ như lấn át luôn cả pháp môn Thuyền tông là pháp môn chính truyền từ phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi cho đến Tổ Thiệt Diệu Liễu Quán. (Thư Viện Hoa Sen) Tịnh Độ Tông chinh là nền tảng của Phật Giáo Việt Nam.

            Chính vì xót thương chúng sinhĐức Phật đã chỉ dạy pháp môn Tịnh Độ để chúng sinh, với cuộc sống quá bôn ba, bận rộn, đôi khi lười biếng, chỉ cần niệm Phật cũng có thể vượt qua ba ác đạo và thẳng tiến lên Cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà hay vãng sinh Tịnh Độ cũng thế.

            Làm sao chúng ta có thể thiền khi đang buôn bán ngoài chợ, làm việc trong hãng xưởng hay trong công sở hay đang lái xe trên đường căng thẳng hoặc đưa người thân đi nhà thương hay ngồi bên giường bệnh? Thế nhưng chúng ta vẫn có thể niệm Phật. Niệm Phật để bớt sợ, đầu óc thanh thản, từ từ giải nghiệp và nhất là an trụ tâm. Liệu có pháp môn nào uy lực, thực tiễn hơn pháp môn niệm Phật chăng?

            Hiện nay vấn đề quan trọng nhất của đời mình là gì? Dĩ nhiên là phải sống. Nhưng sống thế nào? Sống đầy khổ đau và lo toan hay sống an vui hạnh phúc? Pháp môn Tịnh Độ trong đó niệm Phật có thể giúp chúng ta một cuộc sống an vui, hạnh phúc. Ngoài ra, hầu như tất cả đều đồng ý là không ai muốn trở lại làm người nữa. Điều này hoàn toàn đúng. Những ai đã từng tin Phật, đã từng đọc sách Phật đều sợ hãi cuộc sống nơi cõi Ta Bà này kể cả những người đã đạt tột đỉnh vinh hoa, phú quý.

            Theo sự hiểu biết của tôi và đồng thời cũng là sự chỉ dạy của Chư Tổ, cầu vãng sinh không phải là cầu cho chết sớm mà là cầu sống thư thái, nhẹ nhàng, đạo hạnh. Người cầu vãng sinh từ từ dứt bỏ hoặc dứt bỏ ngay những ràng buộc, muộn phiền làm khổ ta và khổ người, nhất là lúc lâm chung. Người cầu vãng sinh không bao giờ sợ chết, không nuối tiếc ảo ảnh quá khứngay sau khi chết, hoan hỉ tiến lên Thế Giới Cực Lạc của Phật A Di Đà để “đồng cư” với các bậc hiền thánh khác, tiếp tục cuộc hành trình cao cả là tiến lên Phật quả mà mình không đủ khả năng hoàn tấtThế Giới Ta Bà. “

            Đây là một cuốn sách tu Tịnh Độ thật tỉ mỉ chứng tỏ công năng tu tập dũng mãnh của một cư sĩ tại gia. Nó giúp ích rất nhiều cho các Phật tử đang tu theo pháp môn niệm Phật và cũng khẳng định cho những ai đang công kích Tịnh Độ rằng quý vị không hiểu biết gì về tâm Phật, tánh Phật, tri kiến Phậtlòng từ bi của Phật. Tu chỉ có Trí Tuệ mà không có Từ Bi là tu mù. Tịnh Độthể hiện lòng Từ Bi vĩ đại nhất của Chư Phật đối với chúng sinh.

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 21/8/2024)

Vài nét về tiểu sử tác giả:

Sinh năm 1935 tại Duy Tiên, Hà Nam

Cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh

Cựu phó tỉnh trưởng Tỉnh Hậu Nghĩa (1969-1973)

Kỹ sư điện tử tại Hoa Kỳ

Đã xuất bản một số sách về Phật Giáo và có nhiều bài viết trên Thư Viện Hoa Sen.

Hiện cư ngụ tại Thành Phố Milpitas (cạnh San Jose, Bắc California)

Địa chỉ điện thư: tiendangdo@yahoo.com









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :