Mạt Đăng Sao | Thân Loan Thánh Nhân

22/08/20244:06 SA(Xem: 812)
Mạt Đăng Sao | Thân Loan Thánh Nhân

Tùng Giác biên tập
MẠT ĐĂNG SAO

末 燈 鈔
22 LÁ THƯ CỦA THÂN LOAN THÁNH NHÂN GỞI CHO ĐỆ TỬ
Quảng Minh dịch chú

MatDangSao
PDF icon (4)Mạt Đăng Sao - Thân Loan



DẪN NHẬP

Mạt Đăng Sao (末燈抄), “Ngọn đèn cho thời đại Mạt pháp”, 1 quyển, do ngài Tùng Giác (從覺), vị tăng Nhật Bản biên soạn, được thu vào Đại Chánh Tạng tập 83, No. 2659. Nội dung sách này thu chép lại những thư tín của Thân Loan Thánh nhân, tổ khai sáng Chân tông Nhật Bản, viết cho các đệ tử của mình ở vùng Kanto trước khi ông trở về Kyoto. Toàn sách gồm có 22 mục: Hữu niệmvô niệm, Tự lựctha lực, Ngang hàng với Di Lặc, Ngang bằng chư Như Lai, Tự nhiên pháp nhĩ, Phàm ngu vãng sanh, Đẳng đồng chư Phật, Ngũ chủng thuyết đẳng, Nguyện danh đồng nhất, Nên tin Phật trí, Tín hành nhất niệm, Niệm Phật sanh Báo độ, Nhiếp thủ bất xả, Thắc mắc của Khánh Hỷ Phòng, Bằng với chư Như Lai, Cẩn thận chớ phóng dật, Tự lực trong tha lực, Ngang hàng với chư Phật và không lai nghinh, Chớ mặc kệ tâm mình, Cẩn thận với tam độc, Vãng tướng hồi hướng, Phi hành phi thiện. Chúng bao gồm các câu hỏi của các đệ tử và các pháp ngữ của Thánh nhân, cũng như thư cảm ơn các đệ tửlòng tốt của họ. Qua cuốn sách này, chúng ta có thể suy ra những vấn đề giáo lý nào đã tồn tại giữa các đệ tử ở vùng Kanto. Thí dụ như những giải thích về danh hiệubản nguyện đồng nhất qua câu kinh “Ngang bằng chư Như Lai”, và những lời chỉ trích gay gắt về dị thuyết “Tạo ác không bị trở ngại”.

Thân Loan đã dừng công việc truyền giáo kéo dài 20 năm của mình ở Kanto và trở về Kyoto vào khoảng năm 1234. Sau đó, ông vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với các đệ tử của mình, chủ yếu là qua trao đổi thư từ. Vào tháng 4 năm 1333, con thứ 2 của Giác Như, chắt của Thân Loan là Tùng Giác đã thu thập 22 lá thư và pháp ngữ của Thân Loan nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau và sắp xếp chúng thành tác phẩm gồm hai tập. Bộ sưu tập những lá thư của Thân Loan, ban đầu được biên tập bởi đệ tử của ông là Thiện Tánh (善性) ở Phạn Chiếu (Iinuma), Thường Lục 3 (Hitachi), đặt tựa là “Ngự Tiêu Tức Tập” (御消息集), Chuyên Tu Tự ở Cao Điền tàng bản. Sau đó có Hiển Trí (顯智) ở Cao Điền (Takada), Hạ Dã (Shimotsuke) biên soạn “Ngũ Quyển Thư” (五巻書), Chuyên Tu Tự ở Cao Điền tàng bản. Các môn đồ ở vùng Hoành Tằng Căn (Yokosone) thuộc Hạ Tổng (Shimosa) biên soạn “Huyết Mạch Văn Tập” (血脈文集). Ngoài ra còn có “Thân Loan Thánh Nhân Ngự Tiêu Tức Tập” (親鸞聖人御消息集), Diệu Nguyên Tự ở Ái Tri (Aichi) tàng bản, không rõ người biên tập. Tuy nhiên, tất cả đều là tuyển tập thư tín về các đệ tử đặc biệt hoặc các vấn đề đặc thù. Mặc dù cuốn sách này được chỉnh sửa lần cuối nhưng nó chứa một số lượng lớn các lá thư và bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, và được lưu hành rộng rãi như một bộ sưu tập đầy đủ các lá thư của Thân Loan. Bản sao đầu tiên đã bị phá hủy trong một vụ binh lửa năm 1336 (Diên Nguyên 1, Kiến Vũ 3), và Tùng Giác đã biên tập lại bản sao này hai năm sau đó từ một bản chép tay.

Tùng Giác là vị Tăng Tịnh độ Chân tôngthời đại Kiêm Thương và thời đại Nam Bắc Triều, húy Từ Tuấn (慈俊). Cha của ông là Giác Như (覺如), trụ trì Đại Cốc Bản Nguyện Tự, môn thủ đời thứ 3 Chân tông Đại Cốc phái, tông chủ đời thứ 3 Tịnh độ Chân tông Bản Nguyện Tự phái. Anh của ông là Tồn Giác (存覺), pháp chủ đời thứ 4 Chân tông Mộc Biên phái. Ông là cháu của Nhật Dã Tuấn Quang (日 野俊光, Hino Toshimitsu).

Năm 1331, ông kết hôn với Mai (Ume) và vào tháng 2 năm 1333, con trai cả Thiện Như (善如) chào đời, sau này là trụ trì đời thứ 4 Bản Nguyện Tự. Sau đó, vào ngày 25 tháng 4, ông đã hoàn thành Mạt Đăng Sao, một tuyển tập gồm hai tập về các pháp thoại của Shinran, bằng cách thu thập 22 lá thư của Thân Loan bị bỏ lại ở nhiều nơi khác nhau ở Nhật Bản. Anh trai của ông, Tồn Giác, có xu hướng 4 không coi trọng Thân Loan, nhưng Tùng Giác, giống như cha mình, Giác Như, lại rất coi trọng Thân Loan.

Hai năm trước, Giác Như đã hoàn thành “Khẩu Truyền Sao”, một cuốn sách được viết bởi Thân Loan và Nhứ Tín, những người được coi là thế hệ thứ hai của Bản Nguyện Tự, người mà ông đã kế thừa dòng truyền thừa Pháp,

Vào năm Nguyên Đức thứ 3 (1331), Giác Như đã hoàn thành cuốn Khẩu Truyền Sao (口傳鈔) của mình, trong đó mô tả sự kế thừa pháp mạch từ Thân LoanNhư Tín - thế hệ thứ 2 của Bản Nguyện Tự. Năm Nguyên Hoằng thứ 2/ năm Chánh Khánh thứ nhất (1332), lễ húy kỵ pháp yếu lần thứ 33 của Như Tín được thực hiện bởi Giác Như. Chính trong bối cảnh này mà Mạt Đăng Sao đã được chế tác.

Nhìn chung, Mạt Đăng Sao cung cấp cái nhìn sâu sắc về tín tâm của Thân Loan trong những năm cuối đời, cũng như thái độ của ngài với tư cách là một đạo sưthái độ của các đệ tử đối với đức tin của họ.

San Francico, 20/8/2024
Phật tử Quảng Minh kính ghi

Nhân mùa Vu Lan
Tưởng nhớ về Mẹ
Thương nghĩ đến Cha
Nguyện đem công đức
Dịch Mạt Đăng Sao
Báo đáp ân đức
Từ ái nuôi dưỡng
Của cha của mẹ. 
Hồi hướng song thân
Phước lạc vô cùng
Đời đời được gặp
Phật A Di Đà.









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :