- Mục Lục
- Lời Tựa
- Chương I: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Ii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Iii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Iv: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương V: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Vi: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Vii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Viii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Ix: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương X: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xi: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xiii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xiv: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xv: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xvi: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xvii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xviii: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xix: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xx: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xxi: Liên Trì Cảnh Sách
- Chương Xxii: Liên Trì Cảnh Sách
LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
Thích Quảng Ánh Việt dịch
Nhà xuất bản Văn Hoá Saigon 2007
Chương I:
LIÊN TRÌ CẢNH SÁCH
1.Buông xuống
Đức Phật thuyết pháp suốt 49 năm, kết tập thành Tam Tạng Kinh Điển, chính là nói gọn với chúng ta hai chữ “ buông xuống” Kim Kim Cang nói rằng:
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng, huyễn, bọt, bóng
Như sương cũng như điện
Nên quán đúng như thế.
(Hữu vi: sự vậy gì cũng có tướng, thấy biết được qua cảm giác của sáu căn “ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý” luôn chuyển biến vô thường gọi là pháp hữu vi).
Lại nói rằng: Lìa hết thảy tướng tức là chư p. Tâm kinh nói rằng:” Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp”. Kinh A-di-đà dạy chúng ta rằng:” Chấp trì danh hiệu nhất tâm bất loạn”. Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta: “ Phát tâm bồ-đề một lòng chuyên niệm”. Kinh Hoa Nghiêm phần sau cùng là mười đại nguyện vương của ngài phổ hiền dạy chúng ta hồi hướng khắp tất cả, chỉ dạy quay về Cực Lạc. Toàn bộ đều dạy chúng ta cần phải” buông xuống”.
2.Xả
Học Phật chính là cần phải xả, xả chính là được, có xả mới có được. Xả một phần được một phần lợi ích, xả mười phần được mười phần lợi ích, xả mười phần được mười phần lợi ích. Giống như trên tay bạn có đồ vật mà bạn cứ luôn luôn nắm chặt không buông ra, làm sao bạn có thể lấy được một bảo vậy quý báu khác!
3.Thực tiễn
Ưu điểm và lợi ích của sự tu hành hoàn toàn cần phải nương tựa nơi chính mình bằng thực tiễn, ra sức thực hành mà đưa đến. Phật chỉ cho chúng ta nhiều phương pháp tu, giống như thầy thuốc kê khai toa thuốc cho người bệnh uống. Người bệnh không phối hợp thuốc, chẳng chịu nghe lời thầy thuốc và không chịu uống thuốc, thì bệnh vĩnh viễn không khỏi. Ví như chỉ dạy bạn ăn chay,bạn có thể hoàn toàn ăn chăn, dứt hẳn ác nghiệp sát sinh, không ăn thịt mỗi ngày, thì lợi ích tự nhiên vô cùng. Nhưng bạn chỉ có thể ăn sáu, ngày chay, 8 ngày chay, 10 ngày chay, không có thể hoàn toàn chay thì lợi ích vẫn có nhưng đã giảm bớt đi rồi. Ví như chỉ dạy bạn lạy 108 danh hiểu Phật để sám hối. bạn mỗi ngàu hành lễ bái thực hành theo đó lâu dài, không có gián đoạn, công đức lợi ích sẽ tự nhiên thù thắng. Nhưng bạn lại tuỳ tiễn có lúc lễ bái, có lúc không, do đó sự lợi ích và thành tựu tự nhiên có hạn.
Vì thế, học Phật cần phải phát tâm lâu dài, thúc dục chính mình phải nỗ lực thực hành.
4.Nói một thước, chẳng bằng thực hành một tấc
Học Phật quan trọng cần phải thực tiễn ở một chữ “hành”. Nói một thước không bằng thực hành một tấc. Bằng không, dù cho bạn đối với Tam tạng kinh điển đều có thể học thuộc làu làu cũng là uổng công. Vì thế, người học Phật cần phải khéo léo trên chỗ hành trì của chính mình để hạ thủ công phu.
5.Nuôi dưỡng thành thói quen tốt niệm Phật.
Niệm Phật cần phải như thế nào mới có thể niệm được tốt? Không có bí quyết gì cả. Phật pháp duy nhất chính là niệm nhiều danh hiệu p. Trong sinh hoạt thường ngày, nuôi dưỡng thành thói quen tốt niệm Phật. Trong thế giới ta bà, thói quen xấu của chúng ta rất nhiều, khiến chúng ta rất dễ dàng lười biếng. Do tập khí tốt nên không dễ dàng tinh tấn niệm phật liên tục. Đem việc niệm Phật tập thành một thứ thói quen. Đi đứng, nằm ngồi không rời một câu niệm Phật. Lâu lại càng lâu, niệm Phật đến lúc tự mình không niệm, danh hiệu Phật cũng từ bên trong hiện ra, như thế là dễ dàng thành tựu rồi.
6.Phóng sinh “ tam thí” đều đủ
Trong Lục Độ Vạn Hạnh, lấy sự bố thí làm đầu. Bố thí có phân ra: Bố thí tài, bố thí pháp, và bố thí vô uý. Phóng sinh, do bỏ tiền ra mua chuộc sinh mạng của chúng sinh, đó gọi là bố thí tài. Lúc phóng sinh, vì mạng sống chúng sinh làm lễ: quy y, sái tịnh, niệm Phật, sám hối cho nó đó gọi là bố thí pháp. Khi phóng sinh là đã cứu sống sinh mạng chúng sinh khiến nó thoát khỏi nỗi sợ hãi bị giết hại, trả lại tự do cho nó, đó gọi là bố thí vô uý. Công đức phóng sinh không thể nghĩ bàn. Đại Trí Độ Luận nói rằng:” Trong các tội, tội giết hại rất nặng; trong các công đức, công đức của hạnh phóng sinh là bậc nhất”. ( Tam thí: tài thí, pháp thí và vô uý thí. Tài thí là đem vật tài giúp đỡ người nghèo khổ. Pháp thí là đem Phật pháp tự mình nghe hiểu giảng cho người. Vô uý thí là chính mình không còn sự lo sợ lại đi giải trừ nỗi lo sợ cho người khác).
7.Phóng sinh trả nợ giết hại từ trước
Ngày nay, chúng ta bị các thứ bệnh khổ và gặp nhiều tai nạn, đều do nghiệp sát đã tạo từ trước mà ra. Nhiều đời nhiều kiếp đến nay, tội giết hại của chúng ta đã tạo có thể đến cả hư không đựng cũng không hết. Nay phóng sinh là trả món nợ giết hại từ nhiều đời đến nay chúng ta đã mắc phải.