CÁI CHẾT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẬT TỬ HT. Thích Trí Quảng
Khi Đức Phật còn là thái tử, trong lúc đi dạo chơi, Ngài đã trông thấy những cảnh khổ đau của kiếp sống con người là bệnh hoạn, già yếu và chết.
Từ đó, cuộc sống khổ đau và tạm bợ của con người đã khiến cho
thái tử suy tư rất nhiều và thôi thúc Ngài quyết tâm đi tìm cuộc sống an lạc, vĩnh hằng, bất tử.
Trải qua năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh chốn rừng già và sau 49 ngày Thiền định ở Bồ đề đạo tràng, Đức Phật đã nhận thấy rõ đặc tính của cuộc
sống con người nói riêng và của muôn vật, muôn loài nói chung ở trong thế giớisanh diệt là vô thường (Anicca), khổ (Dukkha) và vô ngã (Anatta).
Thật vậy, thân xác của chúng tathể hiện rõ nét bản chấtvô thường, vì nó thay đổi không ngừng trong từng sát na. Đang tươi trẻ, mạnh khỏe, nhưng một cơn bạo bệnh hoặc tai nạn ập đến, thì cái thân tứ đại liền trở
thành ốm yếu, tiều tụy, tàn phế, cho đếnkết thúc bằng cái chết. Và tinh thầnchúng ta cũng chịu sự chi phối của vô thường, lúc vui, lúc buồn, lúc thương, lúc giận, lúc hiểu biết, lúc dại khờ, si mê, v.v… và đến tuổi già thì sức mạnh tinh thần trở nên yếu kém, khả năng tập trung không còn, cho đến bị lẩm cẩm.
Không phải chỉ có sự sống của con ngườivô thường, mà mọi vật trong trời
đất như nhà cửa, ruộng vườn, sông núi, biển cả, thậm chí cả thái dương hệ, không có một vật nào nằm ngoài định luậtvô thường. Mọi vật đều nằm trong quy trình thay đổi không ngừng và tất cả mọi thứ đều sẽ hư hoại.
Trong cuộc sống hằng ngày, hiểu rõđặc tínhvô thường, chúng ta không buồn phiền, khổ đau trước sự thất hứa của người bạn. Hôm nay, bạn vui thì hứa sẽ cùng làm một việc nào đó với mình; nhưng ngày mai, cái tâm vô
thường nổi lên thì lời hứatrở thành gió thoảng mây bay. Hoặc trong công việc kinh doanh ngoài xã hội cũng vậy, nếu không nắm bắt được sự thay đổi của tình hình kinh tế, thì cũng dễ dàng thất bại.
Trong việc tu tập pháp Phật, thấu rõ pháp vô thường sẽ giúp chúng ta không sợ hãi, lo âu trước cái chết, mà còn loại bỏ được sự tham ái, sân hận, buồn khổ và thúc đẩychúng tadũng mãnh tinh tấntu hành. Thật vậy,
cái chết là một biểu hiện đặc sắc nhất của vô thường có tác dụng mãnh liệt với chúng ta. Đức Phật cùng chư vị Tổ sư luôn nhắc nhở chúng ta nên
nhớ đến cái chết, nên quán sát sự vô thường của mạng sống. Chết là điều
chắc chắn không ai tránh khỏi, hễ có sự hiện hữu trên cuộc đời này thì phải có sự kết thúc cuộc sống; cho nên có câu nói rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước cái chết, nghĩa là ai cũng phải chết và chết bất cứ lúc nào. Tính chất rất mong manh của mạng sống con người được kinh Kim Cangví như làn điện chớp trên trời trong tích tắc rồi mất, như giọt sương mai trên cành lá hay như bọt nước có rồi vở ngay.
Nhận thức sâu sắc về cái chết như vậy không phải để chúng tachán đời, buông trôi mọi việc, mà ngay bây giờ, chúng ta phải tinh tấnthực hiệnlời Phật dạy để không phí phạm mạng sống quý báu này, không bỏ lở cơ hội
hiếm có được tu họcPhật pháp trong hiện đời. Vì bước theo dấuchân Phật là bước đi trên con đường thăng hoa cuộc sống, cho nên chúng ta không sống vô ích và không chết vô nghĩa. Thể hiện sự sống theo Phật là sống an lạc, sống hiểu biết, sống từ bihỷ xả, sống vị thavô ngã, sống tốt đẹp cho gia đình, sống lợi lạc cho đoàn thể, cho cộng đồngxã hội và
chết trong sự tiếc thương, cảm mến của nhiều người, để lại những bài học quý giá cho đời.
Sống và chết một cách thiện mỹ và có ý nghĩa như vậy thìthân tứ đại này
có mất đi, nhưng những việc làmtốt đẹp của người Phật tử vẫn lưu lại cho đời tiếng thơm, thì hành giả chết mà không chết. Và họ bỏ lại của cảivật chất phù du của thế gian, nhưng đã mang theo được hành trang quý
báu để giúp họ tái sanh vào những cảnh giớitốt đẹp hoặc tái sanh làm người có nhiều phước báu tiếp tục công việc lợi ích cho mọi người.
Đức Phật là vị Thánh nhân bậc nhất đã vắng bóng trên thế gian này hơn 25
thế kỷ, nhưng nhân loại trong khắp năm châu bốn biển vẫn ngày ngày kính
ngưỡng, tôn thờ, lễ lạy Ngài, thọ trìđọc tụng những lời dạy của Ngài, sống theo giáo pháp của Ngài. Bởi vì Đức Phật đã nương vào sanh thântứ đạitrải quavô số kiếp hành Bồ tát đạo mà Ngài phát huy được Báo thânviên mãn là thân phước đức và trí tuệtoàn mỹ toàn bích và Ngài cũng thành tựu được Pháp thân vĩnh hằng, bất tử, chẳng những vượt ngoài quy luậtsống chết của con người trong sáu đườngsanh tử, mà Ngài còn điều động được cuộc sống trường tồnvĩnh cửu của cả Pháp giới.
Đức Phật cũng khẳng định trong phẩm Như LaiThọ Lượng, kinh Pháp Hoa rằng Ngài có thọ mạng của Pháp thân vĩnh hằng bất tử, nhưng dùng phương tiện nói diệt độ. Vì nếu Như Lai ở lâu trên đời thì người đức mỏng không
trồng cội lành, ham ưa ngũ dục, sanh tâm lười biếng, vì họ nghĩ rằng Đức Phậttoàn năng luôn che chở họ, không chịu tu, rồi đọa ác đạo.
Trên là Đức Phật và kế đến là các vị Bồ táthiện thân trên cuộc đời này,
điển hình là tấm gương sáng chói nhất của Bồ Tát Thích Quảng Đức. Ngài đã tự thiêu thân để gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnhthế lựcđộc ác và ngọn lửa thiêng từ thân Ngài đã khiến cho cả thế giới phải xúc động. Đặc
biệt là trái tim bất diệt của Ngài đã tỏa sáng tinh thầntừ bivô ngãvị tha khiến cho người người rơi lệ, kính ngưỡng. Bồ táthy sinh mạng sống hữu hạn vì đạo pháp, vì dân tộc, cho nên Ngài đã trở thànhbiểu tượngbất tử trong lòng dân tộc Việt Nam, trong Phật giáo đồ Việt Nam và
trong lòng những người đệ tử Phật nói chung.
Chúng tôi mong rằng các Phật tửtu học theo tinh thần Phật dạy, cần nỗ lựcthực hiện những việc làmtốt đẹp cho đời, đóng góp cho đạo pháp hưng
thạnh. Khi mạng sống tạm bợ này chấm dứt theo quy luậtvô thường, sẽ đem theo được những gì đáng quý cho kiếp lai sanh ở những cảnh giớitùy theosở nguyện của mình.
Sáng ngày 6-2, môn đồ tứ chúng đã cử hành lễ an trí kim quan Đại lão Hòa thượng Tinh Vân tại lầu Vân Cư, Phật Quang Sơn (Cao Hùng, Đài Loan). Tuân thủ di huấn của Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, nhục thân của ngài khi viên tịch được đặt trong tư thế "tọa cang" (đặt ngồi kiết-già trong một cái vạc) theo truyền thống từng được các đại sư Trung Hoa thực hiện.
Kim quan được tôn trí tại lầu Vân Cư, Phật Quang Sơn trong 1 tuần lễ. Tang lễ của Đại lão Hòa thượng Tinh Vân được tổ chức một cách đơn giản theo truyền thống Phật giáo, không thành lập ban tang lễ, không phát đi cáo phó, không thực hiện lễ nghi. Các đệ tử sẽ luân phiên khâm trực quanh giác linh đài suốt thời gian tang lễ.
“Xuất gia thật là tốt! Cảm tạ ân thâm rộng lớn của chư Phật, điều may mắn này khiến cho tôi cảm nhận được sự yên tâm và bình tĩnh từ trong tâm”. Đó là pháp hỷ của Đại sư Tinh Vân - khai sơn Phật Quang Sơn nói về đời sống 76 năm xuất gia của ngài.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.