- Mục Lục
- 02 Tiểu Sử Vua Trần Thái Tông
- 03 Tựa Thiền Tông Chỉ Nam
- 04 Năm Giới
- 05 Bốn Núi
- 06 Nói Rộng Sắc Thân
- 07 Rộng Khuyên Phát Tâm Bồ-đề
- 08 Luận Về Thọ Giới
- 09 Luận Tọa Thiền
- 10 Luận Về Giới Định Tuệ
- 11 Luận Gương Tuệ Giáo
- 12 Luận Về Niệm Phật
- 13 Tựa Khoa Nghi Sáu Thời Sám Hối
- 14 Khóa Lễ Sáu Thời Sám Hối
- 15 Tựa Bình Đẳng Sám Hối
- 16 Tựa Kinh Kim Cang Tam-muội
- 17 Nói Rộng Một Đường Hướng Thượng
- 18 Ngữ Lục Vấn Đáp
- 19 Niêm Tụng Kệ
- 20 Lời Bạt Của Người Sau
KHÓA HƯ LỤC
Giảng Giải
THÍCH THANH TỪ
DL 1996 - PL 2540
LỜI BẠT CỦA NGƯỜI SAU
Phàm nói nín động tịnh đều là Phật pháp, ăn uống ngủ thức đều là Phật pháp. Có quyền có thật, có chiếu có dụng, thảy đều là phương tiện độ người. Chư Tổ đời Lý, Trần bàn nói đâu không phải là cổ Phật tái lai, đâu không phải là Tông chỉ Phật Thích-ca. Cho nên nói: Lễ Phật là kính đức của Phật, niệm Phật là cảm ân của Phật, giữ giới là hành cái hạnh của Phật, xem kinh để rõ cái lý của Phật, tọa thiền để đạt cái cảnh của Phật, tham thiền để hợp cái tâm của Phật, thuyết pháp để tròn cái nguyện của Phật.
Đức Phật Thế Tôn của chúng ta vì muốn khiến tất cả chúng sanh khai thị ngộ nhập Tri kiến Phật, chóng thành Chánh giác, song chúng sanh mê muội bản tâm, chấp chặt sắc thân năm uẩn của chính mình bỏ gốc theo ngọn, không giác không biết, mê muội chánh nhân, lên xuống trong lục đạo, như con kiến bò quanh miệng chén, biết bao giờ ra khỏi. Vì thế, các ngài lập bày phương tiện dẫn dạy nhiều môn, nhân đó lưu lại pháp yếu để mớm cho con cháu sau này. Cổ đức nói: “Vì chuột thường để cơm, thương bướm không thắp đèn.” Lại nói: “Mê đó là mối đầu sanh tử, ngộ đó thì dứt luân hồi.”