Nghi Thức Lễ Tụng

14/05/201012:00 SA(Xem: 31936)
Nghi Thức Lễ Tụng

PHẬT NÓI KINH VÔ LƯỢNG THỌ

 Nghi Thức Lễ Tụng

 

 Lễ Tam Bảo

Hết thảy cung kính:

Nhất tâm đảnh lễ Tam Bảo thường trụ khắp Pháp giới mười phuơng. (3 lễ)

Nguyện hương (Quỳ chấp tay đọc)

Nguyện hương này như mây

Bay tỏa khắp mười phương

Trong vô biên cõi Phật

Hóa vô số diệu hương

Năm thứ hương thơm ngát

Trang nghiêm để cúng dường

Trọn đủ Bồ Tát Đạo

Thành tựu Như Lai hương

(vừa lễ vừa đọc)

Cúng dường rồi, hết thảy cung kính,

Nhất tâm đảnh lễ Tam Bảo thường trụ khắp Pháp giới mười phương. (1 lễ)

Tán Phật (Đứng chấp tay đọc)

Sắc thân Như Lai đẹp

Thế gian không ai bằng

Chẳng sánh, chẳng nghĩ bàn

Nên nay con đảnh lễ

Tướng Phật đẹp vô cùng

Trí tuệ Phật cũng thế

Tất cả Pháp thường trụ

Vì thế con quy y

Trí lớn nguyện lực lớn

Độ khắp cả quần sinh

Khiến bỏ thân nóng khổ

Sinh sang nước mát vui

Nay con sạch ba nghiệp

Quy ylễ tán

Nguyện con cùng chúng sinh

Đồng sinh về Tịnh Độ.

Úm phạ nhật la vật (3 lần)

Cửu bái Tây phương (Vừa lễ vừa đọc)

Nhất tâm đảnh lễ, Phật A Di Đà, Thân diệu pháp thanh tịnh, ở cõi Thường tịch quang, cùng khắp Pháp giới chư Phật. (1 lễ)

Nhất tâm đảnh lễ, Phật A Di Đà, Thân tướng hải vi trần, ở cõi Thật báo trang nghiêm, cùng khắp Pháp giới chư Phật. (1 lễ)

Nhất tâm đảnh lễ, Phật A Di Đà, Thân tướng nghiêm giải thoát, ở cõi Phương tiện thánh cư, cùng khắp Pháp giới chư Phật. (1 lễ)

Nhất tâm đảnh lễ, Phật A Di Đà, Thân căn giới đại thừa, ở cõi An Lạc phương Tây, cùng khắp Pháp giới chư Phật. (1 lễ)

Nhất tâm đảnh lễ, Phật A Di Đà, Thân hóa vãng thập phương, ở cõi An Lạc phương Tây, cùng khắp Pháp giới chư Phật. (1 lễ)

Nhất tâm đảnh lễ, Ba Kinh Giáo, Hành, Lý, tuyên dương cả Yø, Chính, ở cõi An Lạc phương Tây, cùng khắp Pháp giới Tôn Pháp. (1 lễ)

Nhất tâm đảnh lễ, Bồ Tát Quán Thế Âm, Thân tử kim muôn sắc, ở cõi An Lạc phương Tây, cùng khắp Pháp giới Bồ Tát. (1 lễ)

Nhất tâm đảnh lễ, Bồ Tát Đại Thế Chí, Thân quang trí vô biên, ở cõi An Lạc phương Tây, cùng khắp Pháp giới Bồ Tát. (1 lễ)

Nhất tâm đảnh lễ, Thánh chúng trong Hải hội Thanh tịnh, Thân nhị nghiêm mãn phận, ở cõi An Lạc phương Tây, cùng khắp Pháp giới Thánh chúng. (1 lễ)

Nay con vì khắp cả bốn ân, ba cõi pháp giới chúng sinh, nguyện dứt bỏ hết ba chướng, quy mệnh sám hối. (1 lễ)

Sám hối (Quỳ chấp tay đọc)

Đệ tử chúng con là:......... (hoặc kỳ vì hương linh là:...... ) xin chí tâm Sám hối:

Đệ tử con là:......... và chúng sinh trong Pháp giới, từ đời vô thủy đến nay, bị vô minh che lấp, dáo dở mê lầm. Lại do sáu căn ba nghiệp, tập theo pháp chẳng lành, gây ra nhiều tội trong mười điều dữ, năm tội vô gián và tất cả tội khác, vô số vô biên, nói không thể hết. Mười phương các Đức Phật, thường ở trong đời, tiếng Pháp không dứt, hương báu đầy ắp, vị Pháp ngập tràn, buông ánh sáng sạch, soi thấu tất cả, lý nhiệm thường trụ, đầy khắp hư không.

Con từ vô thủy đến nay, sáu căn mù mịt, ba nghiệp tối tăm, chẳng thấy chẳng nghe, chẳng hay chẳng biết. Vì nhân duyên ấy, trôi mãi trong vòng sinh tử, trải qua các nẻo luân hồi, trăm ngàn muôn kiếp, không hẹn ngày ra. Trong Kinh nói rằng: "Đức Tì Lư Giá Na, hiện thân khắp cả chỗ, chỗ của Đức Phật ở, gọi là Thường Tịch Quang; vậy nên phải biết, tất cả các Pháp, đều là Phật Pháp. Song con chẳng rõ, lại theo giòng vô minh; thế nên ở trong trí giác ngộ, mà chẳng thấy thanh tịnh, ở trong cảnh giải thoát mà dấy lên ràng buộc. Nay mới thức tỉnh, nay mới đổi bỏ. Cung kính đối trước chư Phật và Đức Di Đà Thế Tôn, tỏ bày Sám hối; cầu xin cho con cùng pháp giới chúng sinh, tất cả tội nặng, do ba nghiệp sáu căn, từ đời vô thủy, hoặc đời hiện tại, hay đời vị lai gây nên; hoặc chính mình gây, hay sai người khác gây; hoặc thấy, nghe, người gây mà mình vui theo; hoặc nhớ, hay chẳng nhớ; hoặc biết, hay chẳng biết; hoặc nghi, hay chẳng nghi; hoặc che giấu, hay chẳng che giấu; đều xin được trong sạch hết cả.

Con Sám hối rồi, sáu căn ba nghiệp, sạch không lầm lỗi, căn lành tu được, cũng đều trong sạch, hết để hồi hướng, trang nghiêm Tịnh Độ; khắp cùng chúng sinh, đồng sinh về nước Cực Lạc.

Nguyện xin Đức Phật A Di Đà, thường lai hộ trì, khiến căn lành con hiện tiền thêm lên, chẳng mất nhân tốt; tới giờ mệnh chung, thân an niệm chính, trông, nghe rõ ràng; trước mặt thấy Đức A Di Đà cùng các Thánh chúng, tay cầm đài hoa, tiếp dẫn độ con, chỉ trong giây phút, sinh ở trước Phật, trọn đạo Bồ Tát, độ khắp chúng sinh, đồng thành Phật đạo. (Vừa lễ vừa đọc)

Sám hối, phát nguyện rồi,

Quy mệnh kính lễ Đức Phật A Di Đà cùng hết thảy Tam Bảo. (1 lễ)

Tán hương (Ngồi kiết già tụng)

Lư hương vừa bén chiên đàn

Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương

Hiện thành mây báu cát tường

Chư Phật thấy biết ngọn hương chí Thiềng.

Pháp thân toàn thể hiện tiền

Chứng minh hương nguyện phúc liền ban cho.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)

Chú sạch khẩu nghiệp

Tu lị tu lị, ma ha tu lị, tu tu lị, tát bà ha (3 lần)

Chú sạch thân nghiệp

Tu đa lị, tu đa lị, tu ma lị, Ta bà ha (3 lần)

Chú sạch ba nghiệp

Án, sa phạ bà phạ, truật đà sa phạ, đạt ma sa phạ, bà phạ truật độ hám (3 lần)

Chú yên thổ địa

Nam mô tam mãn đá một đà nẫm, án, độ rô độ rô, địa vĩ tát bà ha (3 lần)

Chú phổ cúng dường

Án, nga nga nẵng, tam bà phạ, phiệt nhật la hộc (3 lần)

Kệ khai Kinh

Pháp Phật cao siêu rất nhiệm mầu,

Nghìn muôn ức kiếp dễ hay đâu.

Con nay nghe thấy, xin trì tụng,

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa thật sâu.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

 Kinh Tâm Yếu Bát Nhã Ba La Mật Đa

Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát, khi tu hành tinh thâm pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa, Ngài soi thấy năm Uẩn đều không, độ thoát hết thảy khổ ách.

Này Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc; thụ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Này Xá Lợi Tử! Cái tướng chân không của các pháp ấy, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt.

Bởi thế, trong chân không ấy, không có sắc, không có thụ, tưởng, hành và thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; không có sắc, thanh, hương, vị xúc và pháp; không có từ nhãn thức giới đến ý thức giới; không có từ chi vô minh đến chi lão tử; cũng không có từ vô minh tận đến lão tử tận. Không có khổ, tập, diệt và đạo; không có trí, cũng không có đắc, vì không có chi là sở đắc cả.

Các vị Bồ Tát, y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên tâm các Ngài không hề trở ngại, vì không trở ngại, nên không sợ hãi; xa lìa được hết mộng tưởng đảo điên, đi thẳng đến nơi Niết Bàn rốt ráo. Chư Phật ba đời y vào Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên mới chứng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Vậy biết Bát Nhã Ba La Mật Đa, là chú đại thần, là chú đại minh, là chú vô thượng, là chú vô đẳng đẳng, trừ hết mọi khổ, đúng thực chẳng hư.

Nên lại nói cả bài chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, bài chú ấy là:

“Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha".

Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa. (3 lần)

Bài tụng kinh rồi sám hốihồi hướng

Đệ tử chúng con, vì nghiệp ma ngăn cản, thần chí lẫn rối, căn tính u minh, tự nhiên sinh ra, ý nghĩ quanh co, dáo dở chất chồng. Tuy mắt nhìn tới chữ mà tâm chạy theo việc khác, lầm cả chữ, sai cả câu. Giọng đọc thì nặng nhẹ không đều, hiểu biết lại chấp theo tà kiến. Hoặc vì công việc lấn cướp mất chí, tâm chẳng để vào Kinh. Tụng niệm thì lúc đứng lúc ngồi, đứt đoạn, bỏ dở, cách quảng, lướt qua. Tụng lâu sinh ra trễ nãi, vì việc trái ý sinh ra tức giận. Chốn nghiêm tịnh hoặc làm cho dơ dếch, nơi tôn kính hoặc trở lại khinh nhờn. Thân miệng, y xiêm chẳng được thanh tịnh, y hậu lễ lạy, thiếu vẻ trang nghiêm; cúng dường chẳng được đúng phép, ở vào nơi không phải chỗ. Kinh sách mở gấp, làm cho nhàu rối; hoặc để rơi rớt, dơ bẩn, rách nát. Tất cả đều chẳng chuyên chẳng thành, rất thẹn hổ, rất sợ hãi. Kính xin chư Phật, Bồ Tát khắp pháp giới, hư không giới, cùng hết thảy Thánh chúng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long từ bi thương xót, cho chúng con được sám hối, sạch hết tội lỗi, khiến công đức tụng Kinh này đuợc vẹn tròn vừa ý.

Đệ tử chúng con lại thành tâm phát nguyện, hồi hướng, vì còn lo sợ việc phiên dịch, nhuận sắc sai lầm, chú giải không đúng; truyền dạy có sai lạc, âm thích có lầm lẫn, so sánh sửa đổithiếu sót, viết chép in cắt có lẫn lộn. Những lỗi lầm đó, dù các vị Pháp Sư hay mọi người khác, chúng con cũng hết xin vì họ mà sám hối. Kính nhờ sức uy thần của Phật, khiến cho tội chướng được tiêu trừ. Và xin chư Phật thường quay bánh xe pháp, cứu vớt cho muôn loài.

Sau nữa, nguyện đem công đức tụng Kinh, trì chú này, hồi hướng cho các vị Hộ Pháp, Long Thiên, Thần linh núi sông trong ba cõi, các vị Thiện thần giữ gìn chốn Gìa lam, cầu mong được hạnh phúc, an lạc, hòa bình, chí thiện, để trang nghiêm Đạo quả Vô thượng Bồ Đề và nguyện cho khắp cả chúng sinh trong Pháp giới; cùng vào được cảnh giới Pháp thân của chư Phật. (3 tiếng chuông sang hiệu mõ).

Bài Niệm Phật Của Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát

(Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

Ngài Đại Thế Chí, con Đấng Pháp Vương, cùng năm mươi hai vị Đại Bồ Tát đồng hàng với Ngài, liền từ chỗ ngồi, đứng dậy dập đầu lễ dưới chân Phậtbạch Phật rằng:

Con nhớ đời xưa, cách đây nhiều kiếp, như cát sông Hằng, có Phật ra đời, hiệu Ngài là Vô Lượng Quang; mười hai Như Lai, cùng nối ngôi nhau, ra trong một kiếp, Như Lai cuối cùng, hiệu Ngài là Siêu Nhật Nguyệt Quang. Ngài dạy con phép "Niệm Phật Tam Muội".

Ví như hai người: Một người chuyên nhớ, một người cứ quên; hai người như thế, dù có gặp nhau, cũng như không gặp; dù có thấy nhau, cũng như không thấy. Vậy hai người phải cùng nhớ đến nhau, rất là thân thiết, cứ như thế mãi, cho hết kiếp này, lại sang kiếp khác, như bóng với hình, chẳng xa rời nhau.

Mười phương Như Lai, thương nhớ chúng sinh, như mẹ nhớ con; nếu con trốn chạy, thì mẹ dẫu nhớ, còn làm gì được. Nếu con nhớ mẹ, như mẹ nhớ con, mẹ con đời đời, chẳng rời xa nhau. Nếu tâm chúng sinh, nhớ Phật niệm Phật, đời này đời sau, quyết định thấy Phật, cách Phật chẳng xa. Chẳng nhờ đến phép phương tiện nào khác, mà cũng tỏ ngộ được tâm của mình, như người ướp hương, thân có mùi hương; phép này gọi là "Hương quang trang nghiêm".

Chỗ bản thân con, dùng tâm niệm Phật, vào vô sinh nhẫn. Nay ở cõi này, tiếp người niệm Phật, về nơi Tịnh Độ. Phật hỏi đến con, phép tu viên thông, con không chọn lựa, con chỉ thu nhiếp, tất cả sáu căn, chuyên một tịnh niệm, nối nhau liền liền, được phép chính định, ấy là thứ nhất.

Bài Niệm Phật

Thân Phật Di Đà vàng chói lọi,

Tướng tốt rực rỡ chẳng ai bì:

Mắt xanh trong lặng bốn biển lớn,

Mi sáng tỏa lồng năm núi Di.

Hào quang hóa ra vô số Phật;

Lại hóa rất nhiều các Bồ Tát.

Bốn mươi tám nguyện độ chúng sinh;

Chín phẩm đều lên bờ Đại giác.

Nam Mô Tây phương Cực lạc Thế giới đại từ đại bi A Di Đà Phật. (3 lần)

NamA Di Đà Phật. (1 hay 3 tràng).

NamQuán Thế Âm Bồ Tát (10 lần)

NamĐại Thế Chí Bồ Tát (10 lần)

NamĐịa Tạng Vương Bồ Tát (10 lần)

NamThanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (10 lần dứt mõ)

Tổng Lễ Chư Phật Bồ Tát

Đứng hoặc quỳ, vừa đọc vừa lễ)

Quy mệnh kính lễ tất cả Tam Bảo, thường trụ suốt ba đời khắp mười phương, hết cả hư khôngPháp giới. (1 lễ)

Quy mệnh kính lễ Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, là Giáo chủ cõi Ta bà. (1 lễ).

Quy mệnh kính lễ Đức Phật A Di Đà, là Giáo chủ ở cõi Cực Lạc phương Tây (1 lễ).

Quy mệnh kính lễ Đức Phật Di Lặc, là Giáo chủcõi Ta bà đời mai sau (1 lễ).

Nhất tâm đảnh lễ Đức Bồ Tát Đại Trí Văn Thù cùng các vị Đại Bồ Tát ở khắp Pháp giới (1 lễ).

Nhất tâm đảnh lễ Đức Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền cùng các vị Đại Bồ Tát ở khắp Pháp giới (1 lễ).

Nhất tâm đảnh lễ Đức Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm cùng các vị Đại Bồ Tát ở khắp Pháp giới (1 lễ).

Nhất tâm đảnh lễ Đức Bồ Tát Đại Lực Đại Thế Chí cùng các vị Đại Bồ Tát ở khắp Pháp giới (1 lễ).

Nhất tâm đảnh lễ Đức Bồ Tát Địa Tạng Vương cùng các vị Đại Bồ Tát ở khắp Pháp giới (1 lễ)

Nhất tâm đảnh lễ các vị Bồ Tát trong Hải Hội Thanh Tịnh cùng các vị Hiền Thánh Tăng ở khắp Pháp giới (1 lễ, 1 tiếng chuông).

Nhất tâm đảnh lễ các vị Bồ Tát Lịch Đại Tổ Sư (1 lễ).

Nhất tâm đảnh lễ các vị Bồ Tát Hộ pháp chư Thiên (1 lễ).

Nhất tâm đảnh lễ Đức Bồ Tát Hộ pháp Vi Đà, là bậc được các cõi Trời tôn kính và ba châu vâng theo (1 lễ)

Con nay nguyện vì khắp cả bốn ân, ba cõi, pháp giới chúng sinh, dứt khỏi ba chướng, chí thành phát nguyện (1 lễ).

Phát Nguyện Vãng Sanh Tịnh Độ (Quỳ tụng)

Đệ tử chúng con (Đệ tử con là...)

Nhất tâm quy mệnh

Phật A Di Đà

Ở cõi Cực Lạc;

Xin lấy Tịnh Quang

Soi cho chúng con

Xin đem Từ tuệ

Thu nhiếp chúng con.

Nay con chính niệm

Niệm danh hiệu Phật

Vì đạo Bồ Đề

Cầu sinh Tịnh Độ.

Phật xưa đã thề:

"Nếu có chúng sinh

Muốn sinh sang nước

Cực Lạc của ta

Dốc lòng tin ưa

Từ người niệm nhiều

Cho đến những người

Niệm mười danh hiệu

Nếu chẳng được sinh

Thì ta thề quyết

Chẳng lên ngôi Phật".

nhân duyên ấy

Mà người niệm Phật

Mới được vào trong

Bể đại thệ nguyện

Của Đức Như Lai.

Nhờ từ lực Phật

Mọi tội tiêu hết

Căn lành thêm lớn

Đến giờ lâm chung

Tự mình biết trước

Thân không đau khổ

Tâm chẳng tham luyến

Ý chẳng điên đảo

Như vào Thiền định.

Phật cùng Thánh chúng

Tay cầm đài vàng

Lại đón tiếp con

Chỉ trong giây lát

Sinh sang Cực Lạc;

Hoa nở thấy Phật

Được nghe Phật thừa

Phật tuệ liền khai

Độ khắp chúng sinh

Bồ Đề mãn nguyện

(Dứt mõ 3 tiếng chuông)

Tam Tự Quy Y (Vừa đọc, vừa lễ)

Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu rõ đạo lớn, phát tâm Bồ Đề (1 lễ)

Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thấu suốt Kinh tạng, trí tuệ như biển (1 lễ)

Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, thống nhất đại chúng, hết thảy không ngại (1 lễ).

Kính lạy chư vị Thánh Hiền.

(1 vái, chấp tay đọc)

Nguyện đem công đức này,

Hồi hướng cho tất cả,

Chúng con và chúng sinh (hoặc vong linh)

Đều cùng thành Phật đạo.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.