Học Vi Nhân Sư Hành Vi Thế Phạm, Tập 3

15/05/201012:00 SA(Xem: 25185)
Học Vi Nhân Sư Hành Vi Thế Phạm, Tập 3
HỌC VI NHÂN SƯ, HÀNH VI THẾ PHẠM
Những bài khai thị buổi sáng của Hòa thượng Tịnh Không
Chuyển ngữ theo bản in của Vân Lâm Tịnh Tông Học Hội, tháng 9-2003

 

HỌC VI NHÂN SƯ, HÀNH VI THẾ PHẠM TẬP 3

 

Đây là những bài khai thị buổi sáng của hòa thượng Tịnh Không cho đồng tu khắp nơi, chưa được hòa thượng giám định. Đây chỉ là những lời tóm tắt của nhóm ghi chép bài giảng, chỉnh lý cho gọn rồi viết thành bài nháp này để cúng dường độc giả.

 

A. Khai thị về phương pháp tu trì

 

1. Y giáo phụng hành mới có thể chứng quả (Buổi sáng 22-2-1999)

Thế Tôn thường nói: ‘Thân người khó được, Phật pháp khó được nghe’, chúng ta may mắn được thân người và còn có cơ hội nghe được Phật pháp thì phải trân quý nhân duyên thù thắng này. Những năm gần đây chúng ta hết lòng học theo lời dạy của đức Phật và đã thấy được vài chứng minh trong đời sống. Thường thức cạn cợt nhất là lời dạy của đức Phật về ‘nhân duyên quả báo’, chúng ta hãy bình tĩnh quan sát kỹ thì đích thật bố thí tài vật được quả báo giàu sang, bố thí pháp được quả báo thông minh trí huệ, bố thí vô úy được quả báo khỏe mạnh sống lâu. Có thể hiểu được đạo lýchân tướng sự thật này thì trong sinh hoạt hằng ngày tâm tình tự nhiên sẽ ổn định, đó tức là ‘tâm an lý đắc’; sau khi hiểu đạo lý thì tâm sẽ an.

Cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn kể chuyện ông Liễu Phàm và Vân Cốc thiền sư ngồi trong thiền đường suốt ba ngày ba đêm chẳng khởi lên một vọng niệm, phần đông người thường chẳng làm được việc này. Phần nhiều người ta có vọng niệm lung tung, phân biệt chấp trước quá nhiều, trong kinh gọi họ là phàm phu, ‘người đáng thương xót’. Thiền sư Vân Cốc nói: ‘Công phu của anh khá lắm!’. Ông Liễu Phàm trả lời: ‘Con chẳng có công phu, mạng con đã được Khổng tiên sinh đoán chắc rồi, cả đời tốt xấu, kiết hung, họa phước đều đã được an bài sẵn trong vận mạng, khởi vọng tưởng cũng chẳng có ích chi nên con không thèm khởi nữa’. Tuy ông Liễu Phàm hiểu sự thật này nhưng chẳng thấu triệt, chỉ hiểu như vậy nhưng chẳng hiểu tại sao lại như vậy. Sau đó thiền sư khai thị cho ông, giảng cho ông biết lý do tại sao. Ông y theo lời dạy của thiền sư, hết lòng nỗ lực thực hành và thật sự đã biến đổi được vận mạng. Thế nên hiểu rõ đạo lýchân tướng sự thật mới có thể sửa đổisáng tạo vận mạng.

Bồ Tát gồm có năm mươi mốt cấp bậc, đạo lýcảnh giới của mỗi bậc đều chẳng giống nhau. Bậc thấp nhất là quả vị Sơ Tín của Viên Giáo, những gì Bồ Tát bậc này hiểu được cao hơn ông Liễu Phàm quá nhiều, nhưng thuộc về bậc thấp nhất trong Phật giáo, đến quả vị Như Lai mới thấu triệt rốt ráo. Giáo học của nhà Phật chẳng qua chỉ là giúp chúng ta hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh mà thôi. Người thực sự hiểu rõ chân tướngPháp Thân đại sĩ, là quả vị Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát. Từ quả vị Sơ Trụ trở xuống tuy hiểu nhưng chẳng thấu triệt, chỉ là giải ngộ, còn chưa chứng ngộThí dụ việc Phật nói hết thảy chúng sanh đều là pháp thân của chính mình, chúng ta tin sâu chẳng nghi, đây là giải ngộ chứ chưa chứng thực được, còn chưa xem hết thảy chúng sanh như chính mình, chúng sanh và mình còn có chỗ khác nhau. Nếu đối đãi với hết thảy chúng sanh giống như chính mình thì đó mới là chứng ngộ, đó là Pháp Thân đại sĩ.

Chúng ta hiện nay hiểu được những đạo lý này chứ chưa làm được, đó là giải ngộ, chẳng phải chứng ngộ. Thầy Lý thường nói giải ngộ không dùng được, phải sanh tử như thế nào thì vẫn phải sanh tử như thế ấy, chẳng có cách chi thoát ly luân hồi, đến mức chứng ngộ mới có thể thoát ly luân hồi; không những thoát ly luân hồi mà còn thoát ly thập pháp giới, chứng được Nhất Chân pháp giới. Đến Nhất Chân pháp giới mới thực sự được đại tự tại, được hạnh phúc mỹ mãn. Hạnh phúc mỹ mãn trong thập pháp giới chẳng phải thiệt, ‘chân - thiện - mỹ - huệ’ chỉ có danh, không thật; Nhất Chân pháp giới mới là ‘chân - thiện - mỹ - huệ’ chân thật. Sự kỳ vọng và khích lệ của Phật đối với chúng tahy vọng chúng ta nội trong đời này chứng được. Những gì đức Phật dạy, chúng ta nhất định có thể làm được, vấn đề là ‘chúng ta có chịu làm hay không’. Phật dạy chúng ta mở rộng tâm lượng, thương yêu hết thảy chúng sanh cũng như chính mình, như vậy là ‘hành’, giải - hành phải tương ứng mới có thể chứng được.

Nhiều người trong thế giandã tâm rất lớn, họ muốn làm người khống chế toàn thế giới, họ có thể làm được không? Có thể. Trong kinh Phật nói vua lớn nhất trong thế gianKim Luân Vương, thống trị một ‘Tứ thiên hạ’, tức là thống trị một thái dương hệ. Tại sao xưng là Luân Vương? Vì Ngài dùng ‘Luân Bảo’ làm công cụ giao thông và võ khí. Việc này làm chúng ta liên tưởng đến vài chục năm gần đây nhiều nơi trên thế giới đồn đãi chuyện dĩa bay, dĩa bay chắc có lẽ là ‘luân bảo’ của Luân Vương. Có thể Luân Vương phái thuộc hạ đến đây xem xét. Họ dùng luân bảo này trong một ngày đêm có thể đi khắp một ‘tứ thiên hạ’, tức là một thái dương hệ, đây là một cách giải thích.

Nếu nói theo lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, một đơn vị thế giới là một hệ ngân hà; nói cách khác phạm vi cai quản của Luân Vương là một hệ ngân hà. Luân bảo của ngài trong vòng hai mươi bốn giờ có thể đi khắp một hệ ngân hà. Tại sao Luân Vương có thể thống trị một cõi nước lớn như vậy? Trong kinh nói ngài tu ‘Thập thiện nghiệp đạo và Tứ vô lượng tâm’ nên được phước báo lớn như vậy. Ma Hê Thủ La Thiên Vươngthiên vươngphước báo lớn nhất, Kim Luân Thánh Vương là người có phước báo lớn nhất trong cõi người, họ đều do tu tập tích lũy công đức mà được thành tựu như vậy, nhất định chẳng phải do võ lực, ngang tàngthành tựu.

Trung Quốc, Tần Thỉ Hoàng dùng bá đạo [cai trị] ba mươi mấy năm liền mất nước; thời gian gần đây Hitler dùng bá đạo thì cũng vậy; người Nhật dùng võ lực gây chiến với Trung Quốc sau tám năm thì gần như diệt vong và đến sau cùng phải đầu hàngđiều kiện; đây là bằng chứng trong lịch sử cho việc bá đạo chẳng thể thành tựuTrong lịch sử Trung Quốc, vương triều kiến lập được dài nhất là đời nhà Châu, kéo dài được tám trăm năm chính là nhờ thực hành chánh sách nhân từ, dùng Ngũ Luân, Bát Đức [1] để trị thiên hạ. Con cháu cuối đời nhà Châu chẳng tuân theo lời dạy của tổ tiên, chẳng nhân, chẳng nghĩa nên dẫn đến vong quốc. Nếu họ vẫn tuân theo nề nếp của tổ tông thì nhà Châu đã chẳng phải diệt vong.

Thế nên nhân từ, chân thành, yêu người, giúp đỡ người vô điều kiện, thành tựu cho người là phước báo chân thật trong thế gianxuất thế gianPhước báo chân thật chẳng để cho mình hưởng, mà cho hết thảy chúng sanh hưởng, vì hết thảy chúng sanh là chính mình. Cũng giống như một người già chân chánh thương yêu con cháu, tự mình làm việc, canh tác siêng năng, cực nhọc vì muốn cho con cháu được hạnh phúc, mỹ mãn. Ông ta xem con cháu như chính mình, con cháu hưởng thì cũng như chính mình hưởng thọ, đây là người trong thế gian. Chư Phật, Bồ Tát coi tất cả chúng sanh cũng như chính mình, trên thực tế hết thảy chúng sanh thật sự là chính mình. Ở đây nói rõ sanh mạng là một thể hoàn chỉnh, tận hư không trọn khắp pháp giớimột thể cộng đồng của chính mình, nghĩa là cùng chung một thể.

Nếu ví hư không pháp giới như một thân người, hết thảy chúng sanh chính là tế bào trong thân thể. Mỗi tế bào đều là chính mình, mỗi tế bào đều bình đẳng. Tuy mỗi công năng chẳng giống nhau, mắt có thể thấy, tai có thể nghe nhưng bất luận là mắt, tai, mũi, lưỡi hay nội tạng, tứ chi, da, móng tay khi phân tách nhỏ đều thành phân tử, nguyên tử, điện tử, những bộ phận này đều hoàn toàn giống nhau, đều bình đẳng. Thế nên tận hư không trọn khắp pháp giới đều là chính mình, đây là tri kiến Phật.

Tông Hoa Nghiêm thường nói ‘Tác Pháp Giới Quán’. Lúc trước có một số lão pháp sư, như phápLong Tuyền, Trí QuangNam Đình đều học Hoa Nghiêm, trong kinh Hoa Nghiêm họ thấy tổ sư, đại đức nói về ‘Tác Hoa Nghiêm Quán’. Thế nào là Hoa Nghiêm Quán? Trong đời sống thường ngày, dốc sức làm việc và tận lực học hành, tận hư không trọn khắp pháp giới đều là chính mình, đây chính là Hoa Nghiêm Quán. Thế nên hết thảy chúng sanh giống như các tế bào trong thân thể, các tộc đoàn (tạm dịch cho chữ tộc quần, đoàn thể chủng tộc) khác nhau giống như các khí quan (bộ phận trên thân thể), thiếu một tộc đoàn [giống như thiếu một khí quan] thì người này sẽ sanh bịnh. Thế mới biết các tộc đoàn khác biệt hợp lại với nhau một cách hoàn chỉnh, mỹ mãn, tốt đẹp, trở thành một thểcùng chung một sanh mạng, hiểu được như vậy thì bạn sẽ thương yêu hết thảy chúng sanh chẳng cùng tộc đoàn. Vì vậy chúng ta đối với những văn hóa, tộc đoàn, tôn giáo khác nhau đều dùng tâm chân thành và thương yêu, dùng hết sức giúp đỡ, như vậy chính là đem kinh Hoa Nghiêm biến thành hiện thực (lạc thực). Lạc thực nghĩa là chứng quả của kinh Hoa Nghiêm. Trong ‘Tín, Giải, Hành, Chứng’, Chứng có nghĩa là ‘lạc thực’, hoàn toàn thực hiện được trong đời sống, đời sống hiện thực này chính là ‘Phật Hoa Nghiêm’, [như vậy] chúng ta mới đạt được thọ dụng chân thật.

Chúng ta phải thể hội tấm gương năm xưa đức Phật Thích Ca thị hiện, hết lòng học tập trong vòng một năm thì sẽ có thể sống cuộc đời của Phật, Bồ Tát. Lúc đó bạn sẽ thành Phật, thành Bồ Tát, tiền đồ vô cùng tươi sáng. Đây là kỳ vọng của chư Phật, Bồ Tát đối với chúng ta, nội trong đời này chắc chắn có thể chứng được, chỉ cần thực sự y giáo phụng hành. Những gì Phật dạy thì chúng ta làm hết lòng, những gì đức Phật dạy đừng làm thì chúng ta nhất định không làm, như vậy thì sẽ chứng nghiệm được chân tướng sự thật nói trong kinh, mới được thọ dụng chân thật của Phật pháp.

 

2. Ba nguyên nhân của bịnh tật (Buổi sáng 25-2-1999)

Nguyên nhân của bịnh tật gồm có ba loại:

Loại thứ nhất là nguyên nhân thuộc về sinh lýKinh Hoa Nghiêm nói hết thảy các pháp trong hư không pháp giới đều ‘duy tâm hiện, duy thức biến’. Đây là cơ sở, căn bản của Phật pháp, tất cả chư Phật đều kiến lập Phật pháp trên cơ sở này, tuyên thuyết vô lượng vô biên pháp môn cho chúng sanh. Thế nên chân tướng sự thật‘y báo chuyển theo chánh báo’, chánh báotâm thức, những gì có thể biến, có thể hiệnchánh báo, những gì được biến, được hiện là y báo. Nếu hết thảy y báo đều có thể tùy thuận theo chánh báo, tức là ‘tùy thuận theo sanh thái tự nhiên’, như vậy là khỏe mạnh nhất, tốt nhất.

Thân thể là một cái vũ trụ nhỏ, nếu mỗi khí quan, mỗi sợi gân máu nhỏ li ti, mỗi tế bào đều có thể tùy thuận sanh thái tự nhiên thì [thân thể] chẳng bao giờ bị bịnh. Ngược lại nếu chẳng thể tùy thuận theo tự nhiên thì sẽ sanh bịnh, đây là nguyên nhân bịnh tật thuộc về sinh lý. ‘Tự nhiên’ nói ở đây tức là ‘tâm tánh’ của chính mình, Phật nói ‘chân tâm ly niệm’, chân tâm chẳng có một vọng niệm gì cả tức là tự nhiên. Từ đây có thể biết khởi tâm động niệm là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tức là đối nghịch với tự nhiên, đối nghịch với tâm tánh, cho nên những thứ này phá hoại khí quan, mạch máu, các tổ chức tế bào trong thân thể chúng ta, đây là nguyên nhân sanh ra bịnh tật. Do đó tâm địa càng thanh tịnh thì đau bịnh càng ít, nghiệp chướng cũng giảm nhẹ. Tất cả phiền phức đều do vọng tưởng sanh ra, đây chẳng những là nguồn gốc của bịnh tật mà cũng là cội rễ của lục đạo sanh tử luân hồiChúng ta hiểu được đạo lý này thì phải tu tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chân thành, quay về với tự nhiên, quay về với pháp tánh.

Quay về pháp tánh tức là ‘Pháp Thân Bồ Tát’, vĩnh viễn chẳng còn sanh tử, chẳng còn phiền não, chẳng còn bịnh đau. Cảnh giới này chính là Nhất Chân pháp giới, Hoa Tạng thế giới, Cực Lạc thế giới, và các báo độ của chư Phật, Bồ Tát đều như vậy. Chúng sanh mê mất tự tánh, trái ngược với tự nhiên nên mới nhận chịu các thứ khổ nạn. Người chân chánh có chí khí, có trí huệ sẽ tìm nguồn gốc của khổ nạntiêu trừ nó để khôi phục cái đạo trường thọ, hạnh phúc nhất, khỏe mạnh nhất này, đó chính là ‘Vô Lượng Thọ’ nói trong kinh Vô Lượng Thọ. Mỗi người vốn có vô lượng thọ nhưng vì vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên mới biến thành sanh tử luân hồi, tạo thành những ác tướng [trong luân hồi] này.

Loại thứ nhì là bịnh oan nghiệp, tức là oan gia chủ nợ trói buộcCâu chuyện của Ngộ Đạt quốc sư đời Đường ghi trong Từ Bi Tam Muội Thủy Sámthí dụ điển hình. Ngộ Đạt quốc sưcao tăng suốt mười đời, công phu tu hành rất tốt, trì giới tinh nghiêm, thiện căn chẳng mê muội, liên tục mười đời đều xuất gia tu hành. Đến đời thứ mười thì trí huệ, phước đức thành tựu nên được vua tôn làm thầy. Đây chẳng phải do tu hành trong một đời mà là do tu hành, trí huệ, phước đức tích lũy từ nhiều đời mới có thể làm thầy của vua. Giả sử ngài có thể gặp được pháp môn Tịnh Độ thì đã sớm về thế giới Cực Lạc thành Phật rồi!

Ngộ Đạt quốc sư thọ nhận hoàng đế cúng dường trầm hương bảo tọa (ghế Thái Sư làm bằng gỗ trầm hương), nên sanh tâm hoan hỷ (hoan hỷphiền não, thuộc về thất tình ngũ dục: hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục (vui, giận, buồn, mừng, thương, ghét, ham muốn). Một tâm niệm hoan hỷ khởi lên thì thần hộ pháp liền rời khỏi, oan gia chủ nợ tìm đến và tạo nên một mụt ghẻ mặt người [trên đầu gối của quốc sư], khổ chẳng nói nổi. Hoàng đế tìm những vị thầy thuốc giỏi nhất chẩn bịnh cho ngài nhưng cũng không chữa hết. Ngài nhiều đời đều dụng công chân thật, chỉ vì lúc đó tiếp thọ cúng dường, sanh tâm ưa thích nên phiền não hiện tiền. Cho nên đức Phật dạy các đệ tử xuất gia phải ‘dùng khổ làm thầy’ là có đạo lý phi thường. Rất nhiều người tu hành một khi nhận sự cúng dường ngũ dục lục trần của tín đồ bèn đi đến A Tỳ địa ngục. Tấm gương của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện là ba y một bát, đêm ngủ dưới gốc cây, ngày ăn một bữa, tuyệt đối sẽ chẳng thoái đọa.

Ghẻ mặt người là do oan gia chủ nợ đời trước của Ngộ Đạt quốc sư, người này là người làm chung với quốc sư, đời trước bị ngài hại chết [2]Oán hận kết quá sâu. Ngài là người tu hành có thần hộ pháp bảo hộ, tuy oan gia đời đời kiếp kiếp đều đi theo nhưng chẳng thể đến gần. Đến đời thứ mười mới tìm được cơ hội nên oan gia liền nhập vào người. Ngài gặp nạn này, Phật, Bồ Tát biết được; trong kinh Kim Cang, đức Phật Thích Ca Mâu Ni phó chúc các đại Bồ Tát phải thường săn sóc, lo lắng cho tiểu Bồ Tát. Lúc Ngộ Đạt quốc sư còn làm một chú tiểu, một hôm gặp người hành khất bị ghẻ độc, mùi hôi hám khó chịu nổi, chẳng ai chịu đến gần người hành khất này. Khi ngài gặp được, sanh khởi tâm từ bi và săn sóc cho người hành khất, lại còn dùng miệng hút mủ độc ra. Sau đó người hành khất bớt bịnh và nói với ngài: ‘Nếu sau này ông gặp khó khăn gì thì hãy đến tìm tôi, tôi trú tại một ngọn núi ở Tứ Xuyên, trên núi có hai cây tòng, [ông tìm chỗ có hai cây tòng thì sẽ gặp tôi]’.

Khi Ngộ Đạt quốc sư bị ‘ghẻ mặt người’, nhớ đến lời người hành khất này đã nói lúc trước nên đến Tứ Xuyên để tìm người ấy. Đi theo lời dặn quả nhiên tìm được chỗ có hai cây tòng, ngài đến chỗ đó và nhìn thấy một đạo tràng lớn hiện ra. Người hành khất sanh bịnh lúc trước chính là tôn giả Ca Nặc Ca thị hiện, ngài là một vị đại A La Hán đến để thử xem Ngộ Đạt quốc sưtâm đạo, tâm từ bi hay chăng, và cũng biết tương lai ngài sẽ bị nạn ghẻ mặt người. Sau đó tôn giả Ca Nặc Ca dùng nước Từ Bi Tam Muội để rửa ghẻ mặt người; mụn ghẻ mặt người đột nhiên thốt ra tiếng và kể lại nghiệp duyên đời trước. Lúc bấy giờ Ngộ Đạt quốc sư mới hiểu. Tôn giả Ca Nặc Ca điều [đình hóa] giải oan trái này xong, oan gia đồng ý và chịu ra khỏi thân thể thì bịnh của Ngộ Đạt quốc sư liền khỏi.

Thế nên người đời đừng kết oán thù, chuyện này quan trọng phi thường. Nếu người ta hủy báng mình, sỉ nhục mình, hãm hại mình thì cũng phải cam tâm nhẫn chịu, tuyệt đối đừng khởi lên tâm niệm báo phục gì hết. Nếu có một tơ hào tâm niệm muốn báo thù thì sẽ oan oan tương báo chẳng bao giờ dứt. Hôm nay họ sỉ nhục, hãm hại, thậm chí sát hại mình, nhất định là đời trước mình đã từng hại họ, sỉ nhục họ, hôm nay họ đối với mình như vậy thì món nợ này sẽ được trả dứt. Hết thảy nên nghĩ là mình phải trả nợ, đời sau có gặp lại thì sẽ là bạn bè, sẽ chẳng làm oan gia đối đầu nữa. Do đó quyết không nên có một tơ hào muốn làm hại người khác, đừng có một chút hành vi gì làm tổn hại kẻ khác, đó chính là tu hành, được vậy thì bạn mới thật sự có phước.

Không thể kết oán thù với hết thảy chúng sanh, ngay cả súc sanh cũng chẳng thể kết oánKinh Lăng Nghiêm nói: ‘Người chết làm dê, dê chết làm người’, người ăn thịt dê, người chết đi biến thành dê, dê chết đi lại sanh làm người, người lại ăn thịt dê, đời đời kiếp kiếp ăn qua ăn lại, oan oan tương báo dây dưa chẳng dứt. Đến lúc báo đền thì tuyệt chẳng báo đền vừa đúng, sẽ luôn luôn thêm một ít, mỗi đời đều thêm một chút, đến sau cùng sẽ tạo thành kiếp nạn to lớn. Trong bài ‘Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn’ có một đoạn kể chuyện Văn Xương Đế Quân đời trước tạo sát nghiệp, từ một sát nghiệp nho nhỏ tích lũy mười mấy đời trở thành sát nghiệp nặng nề, quả báo tại địa ngục A Tỳ. Đây là nhân duyên thứ nhì gây ra bịnh tật. Nếu gặp những loại bịnh này, phải tụng kinh, niệm Phật, tích lũy công đức hồi hướng để điều giải (điều đình hóa giải). Nếu họ tiếp nhận thì vấn đề sẽ được giải quyết, [bịnh tật sẽ khỏi]; nếu họ chẳng chịu thì vẫn còn phiền phức.

Loại thứ ba là bịnh do nghiệp chướng tạo nên, chẳng thuộc về sinh lý, cũng chẳng thuộc oan nghiệp, là do tự mình tạo ác nghiệp quá nhiều. Loại bịnh này thuốc men chẳng có hiệu quả gì hết; tụng kinh, bái sám, hồi hướng cũng chẳng có hiệu quả, chỉ có cách dùng tâm chân thành sám hối mới có thể cứu. Nói cách khác phải dùng tâm chân thành và tu pháp sám hối, sửa sai đổi mới, ‘đừng làm việc ác, chuyên làm việc thiện’ thì mới có thể tiêu trừ loại bịnh khổ này. Tóm lại phàm là bịnh đau gì thì nhất định phải có nguyên nhân, tiêu trừ hết nguyên nhân ấy mới có thể khôi phục sức khỏe thực sự.

Trong xã hội hiện nay thường có ba loại bịnh này, nếu người bịnh biết được nguyên nhân gây bịnh, y theo lời dạy mà tu hành thì chẳng ai không được cứu. Những chuyện này chỉ có Phật pháp mới nói được thấu suốt, viên mãn, chúng ta học Phật thì cũng phải biết. Có thân thể khỏe mạnh, tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, thì chướng ngại trên đường Bồ Đề sẽ giảm bớt, tu hành chứng quả sẽ được thuận buồm xuôi gió.

 

3. Ý nghĩa chân thật của Phật thất (Buổi sáng 22-3-1999)

 

a. Mục đích của Phật thất:

Phật thất chẳng phải là pháp hội, nếu xem nhưpháp hội thì đó chỉ là tụ tập náo nhiệt, ý nghĩa chẳng lớn. Mục đích chân chánh của Phật thất là buông xuống vạn duyên, hy vọng trong vòng bảy ngày này nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật, và đạt được kết quả ‘nhất tâm bất loạn, tâm bất điên đảo’. Công phu nhất tâm bất loạn có sâu cạn chẳng đồng, dựa trên sự buông xuống của hành giả được nhiều hay ít; buông xuống được nhiều thì công phu nhất tâm được sâu; buông xuống ít thì công phu nhất tâm sẽ cạn. Nhất tâm gồm cónhất tâm, Sự nhất tâm, và công phu thành phiến, công phu thành phiến là Sự nhất tâm mức cạn nhưng vẫn nắm chắc có thể vãng sanh tây phương Cực Lạc thế giới.

 

b. Công phu thành phiến

Công phu thành phiến là như thế nào? Niệm Phật đã được thuần thục, chân chánh trong ngày đêm sáu thời (tức là hai mươi bốn giờ) chẳng khởi vọng niệm, chỉ có Phật hiệu trong tâm; lúc niệm có Phật hiệu, lúc chẳng niệm vẫn có Phật hiệu trong tâm. Rất nhiều đồng tu có kinh nghiệm này nhưng chỉ có thể duy trì trong thời gian ngắn, chẳng thể duy trì lâu dài, nếu có thể duy trì lâu dài thì tức là công phu thành phiến, đây là cảnh giới tốt.

 

c. Làm thế nào buông xuống

Phải biết vọng tưởng, tạp niệm, phân biệt, chấp trước nhất định sẽ phá hoại chánh niệmChúng ta phải có cảnh giác cao độ, nếu không thể xả bỏ vọng tưởng, tạp niệm thì chẳng thể vãng sanh, chẳng thể thoát ly lục đạo luân hồi. Làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Câu trả lời vẫn là một câu nói cũ rích: ‘Phải buông xuống’!Trong đời sống thường ngày niệm niệm đều vì chúng sanh, niệm niệm đều vì xã hội, đừng nghĩ cho mình thì sẽ dễ buông xuống được. Lý do người thế gian chẳng thể buông xuống là vì khi khởi tâm động niệm đều nghĩ cho mình, đều vì mình, đây là một chướng ngại to lớn. Chư Phật, Bồ Tát, tổ sư đại đức trong các kinh luận nhiều lần nhắc nhở chúng ta, chúng ta đã đọc xong, nghe xong, vẫn trơ trơ như đá, vẫn tự tư tự lợi, vẫn giữ tâm niệm bảo hộ mình.

Điều đầu tiên trong tư tưởng của người Mỹ là làm thế nào để bảo vệ chính mình. Ở Mỹ tư tưởng này được công nhậnchính xác, có thiệt là chính xác hay chăng? Không hẳn vậy. Niệm niệm muốn bảo hộ mình là tăng thêm ngã chấpNgã chấpcăn bản của lục đạo luân hồi. Phật dạy chúng ta phải ‘vô ngã’ cho nên bảo hộ mình là sai lầmVô ngã thì sẽ chẳng có luân hồi, có ‘Ta’ thì sẽ có luân hồi; có ‘Ta’ thì nghiệp mình tạo là nghiệp luân hồi; vô ngã -- chẳng có Ta thì nghiệp mình tạo là tịnh nghiệp. Chữ Ngã trong ‘Thường - Lạc - Ngã - Tịnh’ nói trong kinh là ‘chân ngã’, ngày nay chúng ta chấp trước thân này là Ta, đây là ‘giả ngã’ (Ta giả). Thiền tông nói rất hay: ‘mặt mũi vốn sẵn có khi cha mẹ chưa sanh’ mới là chân ngã.

Chân ngãtự tánh, pháp tánh, pháp thân, tìm được chân ngã tức là thành Phật, tức là pháp thân Như LaiPháp thân là gì? Hư không pháp giới hết thảy chúng sanh chính là pháp thân. Do đó mới biết chúng ta thường niệm hết thảy chúng sanh, thường tưởng hết thảy chúng sanh thì sẽ tương ứng với pháp thân, chân ngã, Phật đạoNiệm niệm đều tự tư tự lợi, niệm niệm đều bảo hộ chính mình là sai lầm to lớn. Bao nhiêu thiện pháp, công đức chân thật đều bị quan niệm sai lầm này gây nên chướng ngại; chẳng những chướng ngại thiện pháp công đức của mình mà còn tạo nên rất nhiều tội nghiệpTội nghiệp này sẽ chướng ngại hết thảy thiện pháp của chúng sanh, phá hoại công đức của đại chúng, căn nguyên của những thứ này đều là ‘một niệm riêng tư’.

Đặc biệt trong thời đại hiện nay, tai nạn dồn dập, đây chẳng phải là dấu hiệu tốt. Nếu chúng ta muốn cứu mình thì đầu tiên phải dẹp bỏ tâm niệm tự tư tự lợiNiệm Phật thì cũng vì hết thảy chúng sanh mà niệm, đây chẳng những là tự lợi mà cũng là lợi tha. [Hãy nghĩ] tôi hết lòng nỗ lực niệm Phật là vì muốn tiêu tai nạn [nghiệp chướng] của hết thảy chúng sanh, vì cầu hòa bình vĩnh cửu cho thế giới, chẳng phải vì mình mà niệm. Chúng sanh tạo nghiệp chẳng biết niệm Phật, tôi niệm Phật thay cho họ, đây là lòng tốt. Cho dù kiếp nạn chẳng thể tiêu trừ nhưng cũng có thể giảm bớt, trì hoãn, hoặc rút ngắn, hiệu quả này có thể khẳng định được.

Phật thất tại Niệm Phật Đường Tân Gia Ba kéo dài suốt năm, giảng đường mỗi tuần giảng kinh mười bốn giờ, mục đích là cầu mong tiêu tai miễn nạn cho hết thảy chúng sanh, cầu mong xã hội an định hòa bình, chẳng hoàn toàncá nhân mình. Vì chúng sanh tức là vì chính mình, vì mình mà niệm Phật thì có thể làm biếng giải đãi, nếu vì chúng sanh thì sẽ chẳng dám giải đãi. Nếu tôi chẳng hết lòng niệm Phật thì chúng sanh sẽ chẳng được cứu; nếu tôi hết lòng niệm Phật thì tai nạn sẽ được hóa giải; nói cách khác tôi có trách nhiệm trong việc hóa giải kiếp nạn được hay không, có thể trì hoãn kiếp nạn hay không. Tôi phải dùng tâm thanh tịnh, tâm chân thành, tâm từ bi dũng mãnh tinh tấn, niệm câu Phật hiệu này cho đàng hoàng, buông xuống hết thảy thân tâm thế giới thì tự nhiên sẽ được cảm ứng.

 

4. Duyên và Sám hối (Buổi sáng 27-3-1999)

 

a. Thị hiện vãng sanh.

Trong Phật thất tại Dallas, lão cư sĩ họ Mã vãng sanh, chúng tôi nghe xong vô cùng hoan hỷ. Trong ‘tam chuyển pháp luân’ - thị chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển, cụ Mã thị hiện vãng sanh trong Phật thất và đã chứng minh cho chúng ta. Đây là lợi ích, công đức thù thắng của sự niệm Phật, chúng ta nên noi gương và học tập. Hết thảy pháp trong thế gian đều là giả, chỉ có vãng sanh bất thoái thành Phật là thiệt, chúng ta phải nắm chắc cơ duyên này.

Đại Từ Bồ Tát nói: ‘Nếu có thể trong đời này khuyên hai người vãng sanh thì còn hơn tự mình tinh tấn, nếu có thể khuyên mười hoặc hai mươi người vãng sanh thì công đức vô lượng’. Khuyên người được càng nhiều thì càng thù thắng, công phu niệm Phật của mình dở một chút cũng có thể vãng sanh. Thế nên giúp người vãng sanhcông đức lớn nhất trong thế gianxuất thế gian.

 

b. Duyên

Lý do niệm Phật nhưng chẳng thể vãng sanh, thứ nhất là vì thiện căn, phước đức, và nhân duyên chẳng đủ. Kinh Di Đà nói: ‘Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân duyên được sanh cõi ấy’. Thứ nhì là vì nghe kinh quá ít, đối với những đạo lýchân tướng sự thậtđức Phật đã dạy, chẳng khế nhập, chẳng thể lý giải, vẫn sanh hoạt trong phiền não, vọng tưởng, tạp niệm, cho nên công phu đã bị khấu trừ đi rất nhiều. Công phu chẳng đắc lựcniệm Phật khó được thành tựu cũng chẳng vượt ra ngoài hai nhân tố này. Thiện căn phước đức có thể thành thục hay chăng thì ‘duyên’ rất quan trọng. Đây cũng như lời dạy của Thiện Đạo đại sư trong ‘Quán Kinh Sớ’: ‘Cửu phẩm vãng sanh đều do gặp duyên chẳng đồng’. Nói cách khác nếu gặp được duyên thù thắng thì cho dù thiện căn phước đức kém một tí nhưng vẫn có thể bù đắp, đời này cũng quyết định vãng sanh. Do đó có thể thấy ‘duyên’ đối với chúng ta vô cùng quan trọng.

Đạo tràng là duyên, bạn tốt là duyên, nghe pháp là duyên, năm xưa lúc đức Phật còn tại thế, Ngài thị hiện cho chúng ta xem suốt bốn mươi chín năm mỗi ngày giảng kinh thuyết pháp chẳng gián đoạn, đây là làm ‘tăng thượng duyên’ cho chúng ta, làm cho những người có thiện căn phước đức kém một chút dùng phương pháp nghe kinh để bù đắp thì ngay trong đời này có thể thành tựu.

 

c. Đạo tràng chánh pháp

Đạo tràng của nhà Phật từ xưa đến nay đều lấy việc giảng kinh, thuyết pháp, giáo học làm chính. Phật pháp suy thoái thì cũng mới hai trăm năm nay mà thôi. Nguyên nhân suy thoái chính là vì trong chùa không có giảng kinh. Không có giảng kinh, chẳng hiểu lý luận, phương pháp tu hành, cho dù tu hành thì cũng là tu mù luyện đui, chẳng được chư Phật, Bồ Tát gia trì, ngược lại còn bị yêu ma quỷ quái nhiễu loạn, đây là nguyên nhân đạo tràng suy bại. Chúng ta hiểu rõ, minh bạch nên hy vọng xây dựng một đạo tràng chánh pháp, báo ân Phật, báo ân chúng sanh.

Đạo tràng chánh pháp phải giảng kinh mỗi ngày nhưng hiện nay pháp sư giảng kinh rất ít, chúng ta lợi dụng sự tiện lợi của khoa học kỹ thuật, lúc giảng kinh giữ lại băng thâu hình và thâu âm rồi làm thành CD, VCD để tặng miễn phí cho đại chúng. Được vậy thì bạn có thể nghe kinh mỗi ngày. Nếu bạn chẳng có nhiều băng thâu hình cứ nghe lại băng cũ, nghe mười lần, hai mươi lần, nghe hoài chẳng bỏ, thì sẽ từ từ hiểu được đạo lý, tâm ngày càng thanh tịnh, tâm ngày càng định, như vậy thì Ma sự sẽ giảm ít, Ma chẳng thể làm gì được, Ma muốn nhiễu loạn cũng chẳng tìm được cơ hội. Chỉ cần bạn thực sự làm thì Ma cũng sẽ cảm động, không những Ma chẳng nhiễu loạn mà còn đến hộ pháp nữa, đây là việc chúng ta phải biết. Thế nên nghe kinh quan trọng hơn bất cứ chuyện gì.

Đạo tràng phải có Học, phải có Đạo. ‘Học’ là mỗi ngày đều giảng kinh, nghe kinh. Chữ Đạo ở đây là trì danh niệm Phật, Phật hiệu chẳng gián đoạn trong Niệm Phật Đường, người niệm Phật chẳng gián đoạn. Có Đạo, có Học mới có thể ‘trên đền tứ ân, dưới độ tam khổ’.

 

d. Buông xuống

Cần phải buông xả những chuyện tạp nhạp trong thế gianxuất thế gian, buông xuống chẳng phải buông xuống trên Sự tướng, mà là buông xuống trong tâm, trong tâm chẳng tiêm nhiễm mảy tơ. Người xuất gia chủ trì đạo tràng phải hộ trì đạo tràng nên phải phát họa các hoạt động nhằm giúp đỡ mọi người tu học, đây là Sự; Buông xuống là trong tâm chẳng lưu lại dấu vết, vĩnh viễn bảo trì ‘chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi’Tâm địa ‘chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi’, hành trì tự hành hóa tha, hóa tha là khi tiếp xúc hết thảy đại chúng đều tương ứng với ‘nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên’, được vậy thì chúng ta trụ trong chánh phápĐề ra mười câu này, mục đíchhy vọng chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, từng ly từng tí gì cũng đều tương ứng. Làm thế nào mới có thể được tương ứng là học vấn, công phu, phải thường học tập, thường thể hội. Nguyên tắc tu hành trong nhà Phật rất nhiều, tổng trì (tức là cương lĩnh) chẳng phải chỉ có một thứ; nắm chắc lấy mỗi cương lĩnh đều có thể quán thông hết thảy các pháp.

 

e. Sám hối

Đối với những người nghiệp chướng sâu nặng thì sám hối rất quan trọng. Tam Trọng Diệu Âm Tịnh Tông Học Uyển ở Đài Bắc mỗi ba tháng cử hành phát lồ sám hối một lần, tất cả các đồng học tụ hợp lại kiểm điểm coi trong ba tháng vừa qua đã làm những chuyện gì sai, nói ra chẳng dấu gì hết, sửa sai đổi mới. Trong Phật môn gọi việc này là ‘Tự tứ pháp hội’, lúc trước là một năm cử hành một lần, hiện nay chúng ta nghiệp chướng nặng, một năm làm một lần không đủ. Tam Trọng Diệu Âm Tịnh Tông Học Uyển ba tháng cử hành một lần, cách làm này đáng được đẩy mạnh và truyền rộng ra.

Cư sĩ Lý Mộc Nguyên ở Tân Gia Ba chẳng phát lồ sám hối mỗi năm một lần, cũng chẳng phải ba tháng một lần, ông ta sám hối mỗi ngày, mỗi ngày đều phát hiện lỗi lầm của mình, mỗi ngày sửa lỗi nên hai năm gần đây đạo tràng nơi đó vô cùng hưng vượng, thù thắng. Bất cứ người nào phê bình chúng tôi, chúng tôi đều vui vẻ tiếp nhận, hết lòng phản tỉnh, nếu có sai thì sửa, nếu không sai thì ngăn ngừaĐa số người phê bình đều rất ít tiếp xúc với chúng tôi, chẳng hiểu rõ, có rất nhiều sự hiểu lầm. Nhưng họ nói ra cũng tốt, nếu chẳng có lỗi này thì chúng tôi cố gắng chẳng phạm; nếu có thì khi họ chỉ ra giúp chúng tôi, chúng tôi rất cảm kích, lập tức sửa đổi, họ đều là thiện tri thức. Học Phật như thế thì cả đời đều sinh hoạt với tâm niệm biết ơn, đây thực sự là hạnh phúc mỹ mãn. Có thái độ tu học tốt đẹp thì đạo nghiệp đời này mới có thể thành tựu, sanh hoạt mới mỹ mãn. Nếu vừa nghe người khác nói ra lỗi lầm của chúng ta liền chẳng vui, như vậy là sai lầm to lớn, là mê hoặc điên đảo, lỗi lầm vĩnh viễn chẳng thể sửa đổi trở lại, đây là chướng ngại to lớn trên đạo nghiệp, làm sao có thể thành tựu cho được! Những người thành tựu trong pháp thế gianxuất thế gian đều mạnh dạn sửa sai, vui vẻ tiếp nhận sự phê bình của kẻ khác.

 

5. Ý nghĩa quan trọng của việc siêu tiến (siêu độ(Buổi sáng 30-3-1999)

Nhìn một cách cạn cợt thì Tam Thời Hệ Niệm Phật Sự là sự hiển thị của hiếu đạo, nhà Nho coi trọng, cung kính làm chuyện truy niệm công ơn tổ tiên, hiệu quảđạo đức của dân chúng trở nên sâu dày [3]. Đây là sự giáo dục tốt đẹp, dạy chúng ta hiếu thân, báo ân, đây là căn bản của đức hạnh. Từ xưa đến nay người Trung Quốc chú trọng hiếu đạo, đặc biệt coi trọng việc tế lễ tổ tiên. Trong ‘Cổ Lễ’ đối với tế lễ rất thận trọng, lễ tiết tương đối nhiều và tỉ mỉ, dụng ý rất sâu!

Trong Phật pháp nếu quan sát sâu thêm một tầng thì ý nghĩa này càng trọng đại. Trong kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện, Thế Tôn cụ thể nói rõ, việc siêu tiến (siêu độ) đích thật có hiệu quả. Người nhà của cô gái dòng Bà La Môn và cô Quang Mục lúc sanh tiền tạo ra tội nghiệp cực nặng, sau khi chết đọa vào địa ngụcTìm cách cứu người thân ra khỏi địa ngục là tâm của người con hiếu. Có thể làm nổi hay chăng? Có thể, vì đức Phật dạy: ‘Hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh’. Dùng tâm chân thành, tâm từ bi, tu học đúng theo lý luậnphương pháp Phật dạy thì có thể đạt được mục đích này. Nếu chỉ có hình thức siêu độ mà chẳng chuyển biến trên thực chất thì không được; chỉ có thể nói ‘có làm’ tốt hơn ‘chẳng làm’ mà thôi, hiệu quả thực sự rất khó nói.

Phương pháp [siêu độ] dùng trong kinh Địa Tạngphương pháp niệm Phật, thế mới biết phương pháp niệm Phật vô cùng thù thắngNiệm Phật nhất định phải niệm đến lúc có công phu thì mới đạt được hiệu quả; nếu niệm Phật chẳng có công phu, niệm càng nhiều, chẳng chuyển cảnh giới nổi thì hiệu quả của việc siêu độ sẽ chẳng đạt được. Cô gái Bà La Môn niệm Phật một ngày một đêm nhìn thấy địa ngục trong lúc nhập định, gặp quỷ vương, quỷ vương nói với cô rằng mẹ cô đã sanh đến cung trời Đao Lợi. Tại sao bà có thể sanh lên trời? Vì bà có người con hiếu thảo, y theo lời dạy của Phật mà siêu độ cho bà, chẳng những bà được sanh lên trời, những chúng sanh cùng chịu tội trong địa ngục với bà cũng được hưởng phước lây, họ đều được sanh lên trời. Cô niệm Phật một ngày một đêm có chuyển biến như thế nào? ‘Chuyển phàm thành thánh’. Cô được nhất tâm bất loạn, được nhất tâm bất loạn tức là thánh nhân, chẳng còn là phàm phu, cho nên quỷ vương xưng cô bằng Bồ Tát, đây là cảnh giới trong định. Do đó mới biết lời trong kinh Di Đà nói: ‘Nếu [niệm] một ngày, nếu hai ngày, đến bảy ngày nhất tâm bất loạn’ là chẳng giả dối. Cô Bà La Môn niệm hết một ngày một đêm, công phu của cô sâu cạn thì chúng ta chẳng biết nhưng khẳng định là cô đạt được ‘nhất tâm bất loạn’. Nhất tâm bất loạn có cạn sâu chẳng đồng, có Sự Nhất Tâm, Lý Nhất Tâm. Nếu là Lý Nhất Tâm thì như kinh Hoa Nghiêm có nói, bốn mươi mốt vị Pháp Thân đại sĩ chứng được Lý Nhất Tâm; cấp bậc cạn sâu của Lý Nhất Tâm gồm có bốn mươi mốt cấp bậc. Lý Nhất Tâm đã vậy thì Sự Nhất Tâm cũng chẳng ngoại lệ, chứng được Sự Nhất Tâm Bất Loạn, công phu tương đương với A La Hán, Kiến Tư phiền não đã đoạn dứt. Kiến Tư phiền não chưa đoạn là công phu thành phiến, cho nên thấp nhất thì cô cũng đạt được Sự Nhất Tâm Bất Loạn.

Bà La Môn có thể chuyển phàm thành thánh là do má cô giúp. Nếu má cô chẳng tạo tội nghiệp, chẳng đọa địa ngục thì cô sẽ chẳng niệm Phật, cô vĩnh viễn sẽ là phàm phu, vì vậy công đức của má cô là ở chỗ này, nhờ bà có công đức nên mới sanh lên trời được. Chúng ta hiểu đạo lý xong mới biết muốn siêu độ người thân trong nhà thì phải phát tâm chân thật, tự mình phải tu hành chân thật, chân chánh tu hành chứng quả, hồi hướng công đức cho họ. Họ đọa lạc bắt buộc chúng ta không tu không được, nếu mình chẳng tu thì họ không được độ, họ phải chịu khổ; nếu mình chân tu, làm ra thành tích thì họ có thể lìa khổ, thế nên hai bên giúp đỡ thành tựu cho nhau.

Hôm nay chúng ta làm Phật sự, làm theo nghi thức, nếu cảnh giới của chúng ta chẳng thể chuyển biến thì hiệu quả của sự siêu độ vô cùng yếu ớt. Họ ở cõi địa ngục thì vẫn ở địa ngục; ở cõi ngạ quỷ thì vẫn ở cõi ngạ quỷ. Nếu trong khóa Phật sự này tâm niệm của người siêu độ có thể thay đổi, có thể làm được ‘chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ’, người được siêu độ sẽ được lợi ích; nếu trong khóa Phật sự này thật sự có thể làm được ‘chuyển phàm thành thánh’ thì người được siêu độ chắc chắn sẽ thoát ly ác đạo.

Quang Mục cũng niệm Phật nhưng công phu cạn hơn một chút, chẳng đạt được nhất tâm bất loạn, chỉ đạt được công phu thành phiến, nên chỉ có thể được cảm ứng trong giấc mộng. Trong mộng, Phật nói cho cô biết mẹ cô đã thoát ly ác đạo, và sanh vào cõi người. Mẹ cô Bà La Môn sanh lên trời Đao Lợi, còn mẹ cô Quang Mục sanh làm con của người đầy tớ trong nhà. So sánh hai người này thì công phu của cô Quang Mục thấp hơn một bậc nên hiệu quả cũng giảm xuống một bậc. Từ đó có thể biết tiếp nhận [lời thỉnh cầu] siêu độ cho người ta chẳng dễ. Tín đồ lấy tiền cung cung kính kính mời bạn siêu độ cho người nhà của họ, nếu bạn siêu độ chẳng nổi, nhưng bạn đã thâu tiền của người ta rồi, phiền phức lớn lắm! Cả đời tôi chẳng dám làm việc này vì tôi hiểu đạo lýchân tướng sự thật trong đó. Cho nên làm Phật sự thì đừng thâu một đồng xu cắc bạc gì hết, phải dùng tâm chân thành, tận tâm tận lực mà làm thì đối với họ sẽ có ích lợi. Nếu siêu độ mà còn trả giá, kèo nài tiền bạc, chẳng những một tí hiệu quả gì cũng không có mà còn ‘tác dụng phụ’ nữa, đây là điều mà chúng ta phải hiểu. Do đó mới biết chỉ cần tự mình làm thật sự, tự mình có công phu chân thật thì hình thức chẳng quan trọng.

Trong cuốn Ảnh Trần Hồi Ức Lục của lão pháp sư Đàm Hư có ghi một câu chuyện gọi là ‘Tám năm đóng cửa đọc Lăng Nghiêm’ [4]. Lúc đó ngài còn chưa xuất gia, cùng vài người bạn đồng tham (bạn đạo) cùng nhau học tập kinh Lăng Nghiêm. Họ dùng tám năm để học bộ kinh này, có được một phần thành kính và cũng được chút ít công phu. Họ hùn vốn lập ra một tiệm bán thuốc Bắc, một hôm vào bữa trưa chẳng có khách, một người trong nhóm ngủ gục ở quày bán thuốc. Đang lúc mơ màng trong giấc ngủ thì nhìn thấy hai người đến tìm ông ta, hai người này là oan gia chủ nợ của ông. Lúc hai người này còn sống vì xích mích tiền bạc nên phải thưa kiện, kết quả là ông thắng kiện và hai người thua kiện này treo cổ tự tử. [Nhìn hai người này đến ông cũng hơi lo, sợ họ lại đòi nợ] Hai linh quỷ này đi đến trước mặt ông quỳ xuống, ông ấy hỏi:

‘Các ông đến làm gì?’ 

Họ nói: ‘Chúng tôi đến cầu xin siêu độ’. 

Nghe xong ông mới hơi yên tâm và hỏi: ‘Tôi làm sao siêu độ cho các ông?’. 

‘Chỉ cần ông chấp thuận là được’.

‘Được, tôi sẽ siêu độ cho các ông’.

Nói xong ông thấy hai linh quỷ này đạp lên đầu gối và vai của ông xong rồi bay lên trời, ông chẳng phải làm một nghi thức gì để siêu độ cả.

Sau đó lại nhìn thấy hai linh quỷ khác, một là vợ lúc trước của ông, hai là con ông. Hai người này cũng đến xin ông siêu độ. Ông chấp thuận và thấy hai linh quỷ này cũng đạp lên đầu gối và vai của ông rồi bay lên trời. 

Đạo lý của câu chuyện này là như thế nào? Giống như đạo lý nói trong kinh Địa Tạng, ông này đọc kinh Lăng Nghiêm sau tám năm cũng có công phu. Nếu tu hành chẳng có công phu, quỷ cũng chẳng chịu đến tìm bạn; nếu họ đến tìm bạn thì chứng minh rằng công phu của bạn có thể giúp đỡ cho họ.

Bởi vậy nên tôi khuyên các vị đồng học, hiện nay đã học được kỹ thuật nói chuyện trên giảng đài, đức hạnh rất quan trọng, có đức hạnh mới có thể siêu độ cho oan gia chủ nợ. Nếu chẳng có đức hạnh thì giảng kinh thuyết pháp chỉ là phước đức, phước đức chẳng thể xuất tam giới, chỉ được quả báo tốt ở đời sau; giảng kinh thuyết pháp là tu bố thí pháp, đời sau sẽ được thông minh trí huệ. Nếu có đức hạnh thì giảng kinh thuyết phápcông đức, dùng công đức ấy hồi hướng cầu sanh Tịnh độ thì chắc chắn sẽ được sanh. Chúng ta phải hiểu rõ ràng những đạo lýchân tướng sự thật này, chúng ta phải biết cách làm lễ siêu độ Phật sự Tam Thời Hệ Niệm này như thế nào.

Tôi đã giảng Tam Thời Hệ Niệm, tại sao tôi phải giảng? Nếu chẳng giảng thì không [hiểu đạo lý và khi làm Phật sự không] thể khế nhập vào cảnh giới. Các đại đức thời xưa thường dạy chúng ta khi đọc kinh, nghiên giáo phải ‘tùy văn nhập quán’, tùy văn nhập quán tức là khế nhập vào cảnh giới, nếu chẳng hiểu câu văn này thì làm sao có thể nhập cảnh giới được! Nhất định phải giảng rõ phương pháp để cho hết thảy những người tham gia đều hiểu rõ, lúc [hiểu rõ và] đọc câu văn ấy thì cảm thọ sẽ khác; nói cách khác tức là chuyển cảnh giới. Tuy thời gian chuyển cảnh giới chẳng dài, làm xong thì đều quên hết, nhưng trong lúc làm có thể khế nhập vô đôi chút cũng tốt, cũng có thể sanh ra một ít hiệu quả. Nếu thật sự có thể khế nhập và chẳng thoái chuyển thì công đức sẽ lớn vô cùng, người mình muốn siêu độ sẽ thực sự được độ. Cùng một đạo lý ấy, tu hành bất cứ pháp sự nào cũng phải giảng kỹ càng về nội dung của pháp sự đó, đều phải nghiên cứu đàng hoàng, tốt nhất là những người tham gia đều hiểu rõ thì pháp sự này sẽ thù thắng phi thường. Dùng phương pháp khoa học hiện đại để giải thích những đạo lý này thì đó chính là hiện tượng ba động (làn sóng). Tu học, đọc kinh, niệm Phật đích thực là có hiệu quả, không những nâng cao cảnh giới của mình, đối với người thân, quyến thuộc thậm chí đến hết thảy chúng sanh đều có ích lợiÍch lợi nhiều hay ít, lớn hay nhỏ hoàn toàn tùy thuộc vào cách dụng tâm của mình, tâm càng chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, thì hiệu quả càng thù thắng. Nếu trong đó xen tạp nghi ngờ, âu lo, xen tạp vọng tưởng, phiền não thì công phu sẽ bị phá hoại hoàn toàn, phải hiểu rõ nghĩa lý này.

Trong truyện ký có chép một câu chuyện, Thích Kế Quang là một vị tướng đời Minh, ông là một Phật giáo đồ rất thuần thành. Có lần nằm mộng, gặp một người lính đã chết ngoài trận đến xin siêu độ, xin ông niệm kinh Kim Cang để hồi hướng cho ông lính, ông tướng này chấp thuận. Hôm sau ông dùng tâm rất cung kính để niệm một bộ kinh Kim Cang, niệm đến phân nửa, người hầu trong nhà rót cho ông một tách trà, ông chẳng nói gì chỉ dùng tay vẩy vẩy có ý muốn nói ‘không cần’ nên người hầu mới bưng tách trà đi khỏi. Đêm đó ông nằm mộng thấy người lính này đến cám ơn, người lính nói: “Tôi chỉ được nửa cuốn, vì trong đó ông đã ‘nhét’ vô một chữ ‘không cần’”. Niệm một bộ kinh mà xen tạp một chữ ‘không cần’ thì hiệu quả đã giảm mất phân nửa. Đến ngày hôm sau ông tướng này phải niệm lại một cuốn kinh để hồi hướng cho người lính. Cho nên công phu kỵ nhất là xen tạp, một khi xen tạp thì công phu sẽ mất hết. Cũng chính vì vậy nên người xưa nói ‘Đọc kinh chẳng bằng niệm chú, niệm chú chẳng bằng niệm Phật’, tại vì càng đơn giản, càng ngắn thì càng chẳng dễ xen tạp. Chân chánh làm được chẳng xen tạp, chẳng hoài nghi, chẳng gián đoạn mới là công phu.

 

6. Điều kiện để giác ngộ (Buổi sáng 06-4-1999)

Từ xưa đến nay người giác ngộ chẳng nhiều. Trong Tịnh Độ Tông thời Đông Tấn, tại Lô Sơn, Viễn Công đại sư chỉ có một trăm hai mươi ba người vãng sanh, đây là một hội có nhóm người [vãng sanh] nhiều nhất trong lịch sử. Còn trong Thiền Tông thì học trò khai ngộ của Lục Tổ Huệ Năng đại sư cũng chỉ có sáu mươi ba người. Từ những điểm này chúng ta mới hiểu rằng người giác ngộ chẳng nhiều. Người như thế nào mới có thể giác ngộ? Những người triệt để hy sinh lợi ích của mình mới có thể giác ngộ, nếu buông xuống danh văn lợi dưỡng thế gian chẳng nổi, buông xuống sự hưởng thọ ngũ dục lục trần chẳng nổi, buông xuống ân oán tình chấp chẳng nổi thì sẽ không có khả năng giác ngộ. Người chân chánh giác ngộ chẳng phải là người có thiên tài đặc biệt gì cả. Tôn giả Châu Lợi Bàn Đà Già, học trò của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là một người ngu độn, ngài làm học trò của Thế Tôn chẳng bao lâu cũng có thể chứng A La Hán, nguyên nhân chính là ngài có thể buông xuống.

Chúng ta trong nhiều đời nhiều kiếp trước đã học Phật rồi, đã gặp Phật, Bồ Tát, đã cúng dường Phật, Bồ Tát, vun trồng thiện căn sâu dầy. Tại sao vẫn chẳng khai ngộ? Nguyên nhân là vì chúng ta chẳng triệt để buông xuống tình chấp. Người triệt để buông xuống tình chấp trong tâm chỉ có một tâm niệm, đó chính là phục vụ cho hết thảy chúng sanhChúng ta thường nghe nói danh từ ‘phục vụ cho dân’, phạm vi của danh từ này còn nhỏ, đây chỉ là pháp giới người trong thập pháp giới. Còn phạm vi ‘phục vụ cho hết thảy chúng sanh’ mới lớn, ngoài người ra thì chín pháp giới kia cũng bao gồm trong ấy, tâm lượng như vậy thật là vĩ đại! Nhất định chẳng có Ta, biết là hư không pháp giới hết thảy chúng sanh là chính mình, phục vụ cho chúng sanh chính là phục vụ cho mình, nghĩa lý này rất sâu.

Nếu chỉ vì Ta, chẳng chịu vì người khác, vì chúng sanh thì là mê hoặc điên đảo, mê mất tự tánh, [tâm niệm này sẽ] hại mình, tức là hại mình đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn chẳng thể thoát ly luân hồi; nói rõ hơn một chút vĩnh viễn chẳng thể thoát ly tam ác đạo. Phải hiểu rằng chúng ta sanh đến cõi người và trời là rất may mắn nhưng thời gian vô cùng ngắn ngủi, trong kinh Phật tỷ dụ chúng ta [sanh đến cõi người cũng như] đi du lịch, tam ác đạoquê nhà nên thời giantam ác đạo rất dài. Đây là nguyên nhân gì? Là do tự tư tự lợi tạo nên, tham luyến hưởng thọ ngũ dục lục trần trong thế gian tạo nên. Do đó vì mình là hại mình, vì chúng sanh mới chân thựclợi ích cho mình. Những người mê trong lục đạo, mê trong tình dục chẳng hiểu nổi và cũng chẳng giác ngộ những đạo lýchân tướng sự thật này.

Hôm nay chúng ta vô cùng may mắn hiểu được đạo lýchân tướng sự thật này nên mới thể hội được vài phần lòng đại từ đại bi của Phật, Bồ Tát. Và cũng bắt đầu tỉnh ngộ, có thể học tập Phật, Bồ Tát, xả bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình, dùng tâm thương yêu chân thành, bố thí cúng dường một cách vô tư, giúp đỡ hết thảy chúng sanh một cách vô điều kiện, những người như vậy mới giác ngộ, mới khai trí huệTrí huệphiền não là một chuyện, lúc còn mê và cũng là lúc chúng ta chưa buông xả tự tư tự lợi, trí huệ của chúng ta đều biến thành phiền não. Nếu chúng ta buông xả được vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, buông xả tự tư tự lợi, vô lượng vô biên phiền não lập tức chuyển biến thành vô lượng vô biên trí huệ. Trong kinh Phật nói: ‘phiền não tức là Bồ Đề’, Bồ Đềtrí huệ; ‘sanh tử tức là Niết Bàn’, đây là một việc. Tại sao Phật, Bồ Tát có trí huệ? Phật, Bồ Tát chẳng có [quan niệm] ‘mình’, chỉ có chúng sanh, niệm niệm đều vì hết thảy chúng sanh, đây tức là Phật, Bồ TátNiệm niệm đều nghĩ đến lợi ích của mình, người như vậy là phàm phu, sự sai khác giữa Phật, Bồ Tátphàm phu là ở tại chỗ này. Chúng ta thật sự hiểu rõ rồi thì trong quá trình học Phật mới có thể làm được ‘chuyển ác thành thiện’, đây là giai đoạn thứ nhất.

Từ giai đoạn thứ nhất chúng ta nâng cao lên giai đoạn thứ nhì là ‘chuyển mê thành ngộ’; hy vọng nâng cao đến giai đoạn thứ ba là ‘chuyển phàm thành thánh’. Phàm và thánh là như thế nào? Tuy đã chuyển mê thành ngộ rồi nhưng chẳng có cách chi thoát ly lục đạo luân hồi thì vẫn là Phàm, thoát ly lục đạo luân hồi mới xưng là Thánh. Ngoài lục đạo ra còn có A La Hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát, Phật, bốn hạng này là Tiểu Thánh, vẫn còn trong thập pháp giớiPhật phápTiểu Thừa, có Đại Thừa, đây là bậc thánh của Tiểu ThừaSiêu việt thập pháp giới mới chân chánh là Đại Thánh, tức là bốn mươi mốt vị Pháp Thân đại sĩ nói trong kinh Hoa NghiêmQuan niệm của đại thánh chẳng giống Tiểu Thánh. Đối tượng phục vụ, từ bi yêu thương, che chở của Tiểu Thánhchúng sanh trong tam thiên đại thiên thế giới cho nên tâm lượng của họ là tam thiên đại thiên thế giớiTâm lượng của Đại Thánh còn lớn hơn nữa, là tận hư không, trọn khắp pháp giới, chúng sanh trong vô lượng vô biên cõi nước của chư Phật. Đối tượng phục vụ, từ bi, ái hộ của họ tức là Đại thừa trong Phật phápSiêu phàm nhập thánh là mục đích chân chánh của Thế Tônchư Phật Như Lai dạy chúng ta, là hy vọng chúng ta làm Đại Thánh chứ chẳng làm Tiểu Thánh.

‘Tâm bao trùm hư không, lượng gồm thâu các cõi nhiều như cát’ [5] tâm lượng của đại thánh. Tuy người niệm, người đọc hai câu này rất nhiều, nhưng tâm lượng vẫn chẳng thể mở rộng, vẫn chẳng thể bỏ hết tự tư tự lợi, chỉ dùng hai câu này để khen tặng đức Phật Thích Ca Mâu Nichư Phật Như Lai, hai câu này vĩnh viễn là của người khác, chẳng phải là của mình, đây là lỗi lầm của chúng ta. Hai câu này là lời chân thật, tâm lượng của hết thảy chúng sanh trong tận hư không, trọn khắp pháp giới đều bao trùm khắp hư không pháp giới. Từ đây có thể biết trọn hư không pháp giớichân tâm của chúng ta, là tâm lượng vốn sẵn có của chúng ta. Phật nói chúng ta đã mê hoặc, đem tâm lượng lớn như vậy mê hoặc rồi, hiện nay biến thành tâm lượng rất nhỏ, ngay cả hai người cũng chẳng dung nạp nổi. Vừa nghe người ta đồn đãi, hủy báng thì mất ngủ suốt mấy ngày, tâm lượng như vậy quá nhỏ!

Chúng ta học Phật là học cái gì, tự mình phải biết. Người thượng căn mở rộng tâm lượng, người trung hạ căn sửa lỗi hướng thiện, từ trên sự tướng dần dần sửa đổi hành vi, cách suy nghĩ, cái nhìn sai trái của mình. Người thượng căn lợi trí tu từ căn bản, căn bảnquan niệm, trong học thuật ngày nay gọi là nhân sinh quan, vũ trụ quan; quan tức là cách nhìn, cái nhìn đối với vũ trụ nhân sanh. Tu từ căn bảnchuyển biến cái nhìn sai lầm đối với vũ trụ nhân sanh trước kia trở lại giống tri kiến của chư Phật Như Lai, trong kinh Pháp Hoa gọi là ‘nhập Phật tri kiến’. Chỉ cần thay đổi quan niệm thì toàn bộ tư tưởng, kiến giải, ngôn ngữ, hành vi đều sẽ chuyển trở lại, trong nhà Phật gọi người này là người thượng căn lợi trí.

Người thượng căn lợi trí chỉ là thiểu số, chúng ta có thể làm được như người thượng căn lợi trí hay không, đức Phật hiểu và nói cho chúng ta biết chuyện này chẳng khó, chỉ là vì gặp duyên chẳng đồng. Thực ra tuy nói chẳng khó nhưng vẫn có điều kiện. Thứ nhất là tâm danh lợi phải lợt lạt một chút, sanh hoạt thường ngày dễ biết đủ, có thể sống một đời sống tự tại vui vẻ với cơm rau đạm bạc, đây là một điều kiện tốt. Thứ nhì là phải gặp được thiện tri thức, hoặc nếu chẳng gặp được thiện tri thức nhưng gặp được Phật pháp, ưa thích đọc kinh. Chỉ cần đầy đủ hai điều kiện này, huân tu trong thời gian dài thì độn căn cũng biến thành lợi căn, ngu si cũng sẽ biến thành trí huệ, Châu Lợi Bàn Đà Già là một thí dụ điển hình. Do đó nếu chúng ta muốn huân tập thành thượng căn lợi trí nội trong một đời này, chỉ cần làm theo lời dạy của đức Phật, bắt chước theo những đại đức thời xưa, họ có thể thành tựu trong một đời thì chúng ta cũng có thể thành tựu ngay trong đời này. Thế nên chỉ cần chịu sống một cuộc sống có tiêu chuẩn sanh hoạt thấp và cộng thêm một tính hiếu học là đủ. Hiếu học thì phải học theo đức Phật, học theo Bồ Tát, học theo tổ sư đại đức, được vậy thì làm sao không thành tựu cho được!

Phiền não ít, trí huệ mở, phiền não đoạn dứt thì trí huệ sẽ viên mãnTrí huệ viên mãn, ái tâm viên mãn, phục vụ viên mãn, nhà Phật gọi là đại viên mãn. Người như vầy rất ít, đúng như lời của Thiện Đạo đại sư là gặp duyên chẳng đồng. Ngày nay chúng ta rất may mắn, đầy đủ nhân duyên, hy vọng các bạn đồng tu phải hết lòng nỗ lực, chúng ta hết thảy đều vì pháp giới chúng sanh khổ nạn, nếu chúng ta chẳng thành tựu thì họ sẽ chịu khổ thêm một ngày; nếu chúng ta sớm thành tựu, sớm phục vụ cho họ thì họ sẽ sớm được thoát ly khổ nạn. Phải thường giữ tâm niệm này để tự khuyến khích, dũng mãnh tinh tấn thì mới viên mãn Bồ Đề.

 

7. Thực hiện cảnh giới Hoa Nghiêm (Buổi sáng 12-4-1999)

Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba từ trên xuống dưới đoàn kết hài hòa, ngạn ngữ có câu: ‘nhà hòa thì vạn sự hưng vượng’, đây là điểm đặc sắc nhất ở nơi đó. Thời gian người ta giao tiếp với nhau rất ngắn ngủi, duyên phần rất sâu dầy. Tháng trước tôi đến Hương Cảng giảng kinh, lúc trở về ăn trưa tại tiệm ăn ở phi trường, tôi nói với mọi người, trong tiệm ăn có rất nhiều người, những người này chỉ có duyên gặp chúng ta một lần, cả đời này chỉ gặp một lần. Cái duyên gặp một lần này là duyên phần từ bao nhiều đời, bao nhiêu kiếp, nếu không thì sẽ chẳng bao giờ gặp được. Cả đời chỉ gặp một lần trong vòng một hai phút, tại sao chẳng trân trọng? Tại sao [chúng ta cứ] nhìn người này chướng mắt, nhìn người kia chẳng vui, lại phải kết những duyên thù hằn này? Chẳng cần phải làm vậy. Khi giao tiếp với bất cứ ai chúng ta đều phải hòa mục, chân thành, có tâm thương mến, như vậy là Phật, Bồ Tát. Làm thế nào để giữ tâm niệm này? Nhất định phải hiểu rõ thêm về chân tướng sự thậtThời gian thân quyến, bạn bè tụ hội, gặp mặt rất nhiều; Phật dạy đây là bốn thứ duyên: báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ, nếu chẳng phải là bốn thứ duyên này thì cả đời sẽ chẳng gặp nhau. Bốn thứ duyên này đều là tình chấp, tình chấp sẽ đem lại phiền não, sẽ làm ra lục đạo sanh tử luân hồi.

Sự giáo huấn của đức Phật cho hết thảy chúng sanh là nói rõ chân tướng sự thật này để mọi người hiểu, thực sự triệt để giác ngộ, hư không pháp giới hết thảy chúng sanhchúng ta đều cùng chung một thể, là một thểcùng chung một sanh mạng, đây là lời dạy trong kinh Hoa Nghiêm. Hiện nay rất nhiều khoa học gia, triết học gia đang truy tìm khởi nguyên của vũ trụ, của đời sống, trong kinh Phật có câu trả lời rất rõ, đó là một niệm tự tánh biến hiện nên, ‘duy tâm hiện, duy thức biến’. Thức là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, vì có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên có thiên biến vạn hóa, biến hiện ra thập pháp giới; xa lìa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì thập pháp giới sẽ biến thành một pháp giới gọi là Nhất Chân pháp giới.

 Cho nên hư không pháp giới, hết thảy chúng sanh đều là chính mình, trong nhà Phật gọi cái này là Pháp Thân. Lúc nào bạn khẳng định, thừa nhận rằng hư không pháp giới hết thảy chúng sanh là chính mình thì bạn sẽ chứng được Pháp Thân thanh tịnhĐức Phật xuất hiện tại thế gian giảng kinh thuyết pháp, ngàn kinh vạn luận là để thuyết minh chân tướng sự thật này. Hiểu được chân tướng sự thật này thì tâm yêu thương nhất định sẽ phát khởi, bạn sẽ thương yêu hết thảy chúng sanh, thương yêu chúng sanh giống y như thương yêu mình, biết hết thảy chúng sanh chính là mình.

 Hiện nay tai nạn dồn dập, vả lại ngày càng nghiêm trọng, đối với người có trí huệ, học vấn và đức hạnh thì đây là một sự khải thị rất lớn, nếu họ có thể hết lòng phản tỉnh từ những chuyện này thì họ sẽ giác ngộ. Muốn đời sống hạnh phúc, mỹ mãn, điều kiện thứ nhất là xã hội an định, thế giới hòa bình. Nếu dần dần càng nhiều người có quan niệm như vậy thì tai nạn sẽ có thể tiêu trừ; cho dù chẳng thể tiêu trừ thì cũng có thể giảm nhẹ, thời gian tai nạn cũng có thể rút ngắn. Rất nhiều người lãnh đạo tôn giáo đều có giác ngộ như vậy, đây là việc tốt. Ở Úc châu tôi tham gia ‘Luận đàm về văn hóa đa nguyên’, họ có một tổ chức gọi là Tổ Chức Hòa Bình Tôn Giáo Thế Giới’, gồm có ba mươi mấy tôn giáo tham gia.

 Có một vị cha xứ Thiên Chúa Giáo đề nghị, hy vọng lúc mỗi tôn giáo truyền giáo, giảng đạo đừng công kích các tôn giáo khác. Quan niệm này rất hay, đây là thực sự có tự giác. Sau khi nghe xong tôi nói không những chúng ta chẳng thể công kích kẻ khác, phê bình kẻ khác mà còn phải lễ kính, tán thán họ. Hy vọng hết thảy những nhà lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới đều giác ngộ, các tín đồ đều có thể hỗ tương tôn trọng, kính ái lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, cùng tồn cùng vinh, được vậy thì thế gian này mới có hòa bình an định thật sự. Họ đã thảo luận nhiều năm rồi nhưng vẫn chưa thực hiện được nên tôi trình bày cách làm của chúng tôi ở Tân Gia Ba cho họ tham khảo, và mời họ đến tham quan.

 Gần đây chúng tôi thăm viếng người Y Tư Lan giáo (Islam), Hồi giáo, Ấn Độ giáo (tức là Bà La Môn giáo) và Thiên Chúa giáo. Tân Gia Ba có chín tôn giáo, chúng tôi qua lại rất mật thiết. Khi họ có nhu cầu cần giúp đỡ, chúng tôi dốc toàn tâm toàn lực để giúp đỡ họ, đây là việc chưa từng có từ trước đến giờ. Chúng tôi cũng hy vọng có thể thực hiện trong đời sống của quần chúng nên muốn cử hành một buổi họp ‘Tân Gia Ba Tôn Giáo Hòa Bình Chúc Mừng Năm Mới’, dự định cử hành mười ngày, trong mười ngày này tất cả tín đồ các tôn giáo đều hội họp với nhau. Đây là sự đoàn kết giữa những đoàn thể chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau. Hy vọng buổi hội họp này được thành công, có thể giúp cho xã hội an định, thế giới hòa bình. Chúng tôi sẽ mời những nhà lãnh đạo tôn giáo ở những nước khác tới tham quan, chỉ đạo, hy vọng hoạt động này sẽ được đẩy mạnh đến khắp nơi trên thế giớiChúng tôi dự trù nới rộng lớp bồi huấn thành Phật Học Viện, khóa trình của Phật Học Viện tương lai bao gồm mọi tôn giáoChúng tôi mời các nhà truyền giáo của mỗi tôn giáo đến giới thiệu giáo nghĩa của họ, sanh hoạt tập quán và lễ nghi của họ. Chúng ta học họ trước, đọc kinh của họ, sau này họ sẽ đọc kinh Phật của chúng taHỗ tương tìm hiểu lẫn nhau thì những chuyện hiểu lầm, va chạm, ngăn cách sẽ được tiêu trừ, như vậy mới làm được đại đồng, mới thực sự thực hiện được mục đích cùng tồn cùng vinh, hỗ trợ hợp tác.

 Chính phủ Tân Gia Ba rất coi trọng những hoạt động này của chúng ta, họ nhận định rằng những hoạt động này có cống hiến trực diện cho xã hội nên vô cùng hoan nghinh. Có người hỏi tôi: ‘Tại sao phải làm như vậy?’. Tôi trả lời: “Đây là thực hiện theo kinh ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm’”. Kinh Hoa Nghiêm vừa mở đầu liền liệt kê hai trăm hai mươi tám tộc đoàn (đoàn thể chủng tộc) khác nhau, tôn giáo và tộc đoàn khác nhau đều ở trong Hoa Nghiêm Hải HộiTây phương Cực Lạc thế giới cũng có nhiều tộc đoàn khác nhau cùng chung sinh sống. Chúng ta phải học theo Tỳ Lô Xá Na Phật, A Di Đà Phật thì thế giới này của chúng ta mới được mỹ mãn, mọi người mới được hạnh phúcĐọc kinh vô cùng quan trọng, Thế Tôn không những dạy chúng ta đọc kinh mà còn dạy chúng ta phải hiểu sâu ý nghĩaphương hướng. Đối với những đạo lý nói trong kinh phải lý giải kỹ càng, giải được càng sâu càng rộng thì khi vận dụng sẽ càng được tự tạiNhất định phải áp dụng trong đời sống hằng ngày, trong công việc hằng ngày, trong khi xử sự, đãi người, tiếp vật, thì học Phật pháp mới có lợi ích thực sự.

 

8. Giải Hạnh tương ứng (Buổi sáng 17-4-1999)

Giáo học thế gian chú trọng trên ‘phẩm học kiêm ưu’ (phẩm hạnh và học hành đều hoàn hảo), Trung quốc cổ đại cho rằng ‘học nhi ưu tắc sĩ’, nghĩa là học vấn và phẩm đức đạt đến mức độ cao thì có thể đảm nhận công chức của quốc gia, phục vụ cho nhân dânTu học Phật pháp chú trọng ‘Giải Hạnh tương ứng’, trong câu thệ nguyện Tam Quy Y ‘Quy y Phật, Nhị Túc Tôn’, Nhị Túc tôn tức là Giải và Hạnh đều đạt đến viên mãn. Giải thuộc về Huệ, Hạnh thuộc về Phước, giải hạnh là nhân, phước huệquả báo. Do đó thành Phật tức là trí huệphước báo đều viên mãn, chẳng có một tơ hào thiếu sót, lúc đó sẽ có thể dốc hết tâm lực phục vụ hết thảy chúng sanh. Những việc mà Phật, Bồ Tát phục vụ cho chúng sanh vô lượng vô biên, có câu ‘tùy loại hóa thân, tùy cơ thuyết pháp’, cho nên các loại phục vụ cũng đạt đến cứu cánh viên mãnHọc sinh phải học theo thầy giáo, thầy giáo là mô phạm tốt nhất cho chúng ta, thầy giáo phục vụ cả đời cho chúng sanh, chúng ta học Phật thì cũng phải phát tâm nguyện này. Đã phát tâm nguyện này xong thì phải hết lòng nỗ lực học tập, thực hành. Trong tam huệ Văn - Tư - Tu của Bồ Tát thì nghe pháp (Văn), tư duy (Tư) là khai giải, tu hành (Tu) là đem những sự hiểu biết thực hiện vào trong đời sống. Hạnh và Giải tương ứng thì được gọi là đức hạnh, có thể hiểu rõ, lãnh ngộ được lời dạy của đức Phật.

Pháp môn tu hành vô lượng vô biênCư sĩ Âu Dương Cánh Vô nói: ‘Chân chánh tu hành chẳng câu nệ hình thức’. Phật pháp trong vòng hai trăm năm gần đây quá hạn chế trên hình thức, hình thức tuy có ích lợi, nhưng nếu mê trên hình thức, chấp trước hình thứcsai lầm. [Mục đích của] Phật pháp là muốn phá vọng tưởng, phân biệt, chấp trướcThí dụ đến Niệm Phật Đường niệm Phậthình thức, nếu quá chấp trước ‘chẳng đến Niệm Phật Đường niệm Phật thì không được’ thì đó là như lời người xưa nói: ‘Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, hét bể cổ họng cũng uổng công’Niệm Phật phải niệm như thế nào? Chữ niệm chẳng phải là miệng niệm, chữ niệm gồm có hai chữ ‘kim’ và ‘tâm’ gộp lại, tức là cái tâm hiện nay. Cái niệm chân chánh là niệm tự tánh, trong niệm này tương ứng với Phật thì đó là niệm PhậtTâm của bạn là tâm Phật, nguyện là nguyện của Phật, miệng nói lời của Phật, hạnh là hạnh của Phật, đó là thực sự niệm Phật, chân chánh tu hành, như vậy mới có thể lợi lạc cho khắp hết thảy chúng sanh.

Lục Tổ Huệ Năng đại sư là người chân chánh tu thiền định, ngài chẳng ngồi xoay mặt vào vách trong thiền đường mà ngài ở trong gian nhà sau bếp chẻ củi giã gạo, mỗi ngày đều làm việc này, đó là tu thiền định. Thiền định là như thế nào? Bên ngoài chẳng chấp tướng gọi là Thiền, bên trong chẳng động tâm gọi là Định. Thế nên một ngày họ làm việc hai mươi bốn tiếng đồng hồ cũng chẳng mệt vì họ đang trong thiền định. Trong khi làm việc chẳng chấp vào tướng làm việc, trong công việc chẳng có phân biệt, chấp trước nên chẳng thấy mệt. Ngày nay chúng ta làm việc mấy giờ đồng hồ xong liền cảm thấy: ‘Tôi đã làm xong rất nhiều việc, mệt quá đi thôi!’, nghĩ vậy nên rất mệt. Người ta thực sự làm đến mức ‘làm mà chẳng làm, chẳng làm mà làm’, đây là trong thiền định, thiền định tức là niệm Phật. Tâm - nguyện - giải - hạnh của họ đều tương ứng với Phật. Chân chánh hiểu được đạo lý này thì hình thức sẽ chẳng quan trọng nữa, được vậy thì bạn mới hiểu làm thế nào thực sự niệm Phật, thực sự dụng công, giải hạnh tương ứng, phẩm học kiêm ưu. Tâm tương ứng với tâm nguyện của Phật, kết hợp với nhau, nên đọc kinhniệm Phật, nghiên cứu giáo lý cũng là niệm Phật.

Nói đến chỗ cứu cánh thì tâm hạnh tương ứng với tự tánhniệm Phật chân chánh, là niệm Phật viên mãn. Vì tánh là Phật, Phật chính là chân như bản tánh; chân như bản tánhchân tâm, chân tâm tức là Phật. Cách nói dễ thể hội, dễ lý giải hơn chính là khi khởi tâm động niệm bất kể là đối người, đối sự, đối vật đều tương ứng với năm tâm sau đây: ‘chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi’, đó là chân thật niệm Phật. Ngược lại tức là ‘Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, hét bể cổ họng cũng uổng công’. Nếu thực sự tương ứng với năm tâm này thì cho dù cả ngày từ sáng tới tối chẳng niệm một câu Phật hiệu nào cả thì cũng là người chân thật niệm Phật.

Tâm - Nguyện - Giải của Phật biểu hiện ra bên ngoài tức là ‘nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên’; ‘niệm Phật’ là làm ra hình dáng niệm Phật, đây là hóa thaNếu không thì khuyên người khác niệm Phật nhưng mình lại chẳng niệm Phật, người ta sẽ không tin tưởng. Biểu hiện trên đời sống của người chân chánh niệm Phật nhất định phải là ‘nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên’Nhìn thấu là đối với hết thảy Lý - Sự, nhân - quả trong thế gian, xuất thế gian đều rõ ràngBuông xuống là trong tâm đối với pháp thế gianxuất thế gian chẳng tiêm nhiễm một mảy tơ nào cả; chẳng phải là không làm việc, công việc vẫn phải làm như thường, làm còn tích cựctốt hơn người khác, nhưng trong tâm thanh tịnh, chẳng tiêm nhiễm mảy may. Đây là Bồ Tát hạnh, năm tâm kể trên là Bồ Đề tâm. Có thể thực hiện được như vậy là chân thật tu hành, có thể lý giải minh bạch là trí huệ chân thật. Cho nên cả đời giáo huấn của Thế Tôn, nói suốt bốn mươi chín năm quy nạp lại chính là hai mươi chữ [chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên, niệm Phật] này.

Những bạn đồng tu học giảng kinh mỗi tuần phải đến niệm Phật đường niệm Phật ba mươi sáu giờ đồng hồ, vì nếu bạn chẳng niệm Phật, người ta sẽ coi thường bạn. Giống lúc trước lão pháp sư Đế Nhàn là người giảng kinh thuyết pháp, và cũng là người tái lai. Có người hỏi Ngài: ‘Thầy có tham thiền không?’. ‘Không có!’. Mọi người đều cho rằng Ngài chỉ có Giải chẳng có Hạnh nên giảng kinh không có người nghe. Bởi vậy nên Ngài đến thiền đường chùa Kim Sơn ở Chấn Giang để tham thiền, làm ra hình dáng ấy thì mọi người đều tin tưởng. Lần trước lão pháp sư Nhân Đức đến đây thăm viếng, nhìn thấy phương pháp tu học của chúng ta, có Giải và có Hạnh, thầy rất khâm phục.

Bồ Tát giáo hóa chúng sanh chẳng xả phương tiện, nhà Phật gọi là ‘thiện xảo phương tiện’. Trong lúc giảng kinh Địa Tạng tôi đặc biệt giảng giải kỹ về ‘Tứ Nhiếp Pháp’ và ‘Tứ Tất Đàn’ là muốn mọi người chân chánh hiểu rõ ý tứ ở trong ấy, việc này vô cùng quan trọng đối với người hiện nay. Tứ Tất Đàn là nguyên tắc hướng dẫn cao nhất của chư Phật, Bồ Tát để phục vụ chúng sanh, và Tứ Nhiếp Pháp là nguyên tắc để thực hiện. Nếu bạn học được rồi thì bạn sẽ biết cách làm người, đi đâu bạn cũng được người ta hoan nghinh, ngay cả yêu ma quỷ quái cũng hoan nghinh bạn, được vậy mới có thể phổ độ chúng sanh; dùng cách nói hiện nay thì phổ độ chúng sanh tức là phục vụ hết thảy chúng sanh. Thế nên chư Phật, Bồ Tát đi đến đâu trong chín pháp giới đều được mọi người nghinh đón là vì nguyên nhân này, chúng ta nên học tập, nên thực hiện. Nếu bạn chẳng học cho đàng hoàng thì khi bạn giúp người ta, không những họ không tiếp nhận, ngay cả sự tu học của mình cũng chẳng thành tựu.

Đặc biệt là ở thời đại hiện nay, thời đại này có tai nạn. Có thể tránh khỏi tai nạn hay chăng? Vô cùng khó khăn, những gì chúng ta hôm nay làm, học, tu tập đều là phương pháp tránh khỏi tai nạn. Chẳng những tự mình phải tránh miễn, chúng ta còn phải giúp đỡ xã hội, giúp đỡ hết thảy chúng sanh tiêu tai miễn nạn, nếu chúng ta không hết lòng nỗ lực thì làm sao được? Tự mình chịu khổ chịu nạn thì chẳng sao, nhưng nhìn thấy quảng đại chúng sanh chịu khổ chịu nạn thì chẳng nhẫn tâm! Làm sao giúp đỡ? Nhất định phải tìm cầu học vấn, phải khai trí huệ, phải đề cao phẩm đức của mình. Tai nạn từ đâu đến? Là từ tà tri, tà kiến, tà hạnh sanh ra. Phật pháp nói một nguyên lý tối cao: ‘Cảnh chuyển tùy theo tâm’; hoàn cảnh nhân sự, hoàn cảnh vật chất cũng đều tùy tâm chuyển, y báo chuyển tùy theo chánh báoNhân tâm thiện thì tai nạn sẽ hết; nhân tâm chẳng thiện thì tai nạn sẽ đến.

Tai nạn khẳng định là có, vì tâm niệm của phần đông người ta trên thế giới đều chẳng thiện, chúng ta cư trú ở địa phương này là do cộng nghiệp chiêu cảm. Sanh ra trong thời đại này có may mắn hay chăng là ở tại một niệm; có người cho rằng tự mình tâm hạnh hiền lương nhưng bị người khác liên lụy nên phải cùng chịu khổ nạn này, thật là không may; thử nghĩ ngược lại: tôi sanh trong thời đại này, chúng sanh khổ nạn như vậy, tôi hết lòng nỗ lực tu học để giúp đỡ họ thì đó là rất may mắnChúng ta phải phát nguyện, phát tâm làm Chúa cứu thế, đến thế gian này mới có ý nghĩa, có giá trị, chẳng phải đến để cùng mọi người chịu khổ chịu nạn, phải chuyển đổi tâm niệm, tâm lý này ngược lại. Còn về chuyện có thể làm được bao nhiêu thì cứ tận tâm tận lực, công đức đều sẽ viên mãn.

Trong sinh hoạt hiện nay, tâm người ta luôn phiêu bồng, người lúc trước bất kể đời sống ra sao, cư trú trong hoàn cảnh như thế nào thì tâm đều an định. Có an thì sau đó mới có lạc (vui), nếu cả ngày tâm thần chẳng an thì làm sao có ‘lạc’ được? Niềm an lạc ngày nay là cái ‘lạc’ từ chích morphine, hút ma túy mà ra. Hút ma túythí dụ, tranh danh đoạt lợi, xa xỉ lãng phí, hoàn toàn vứt bỏ luân lý đạo đức, đây tức là hút ma túy; khi sáu căn tiếp xúc sáu trần khởi lên tham, sân, si tam độc, đây chính là hút ma túy, tạo ra tội cực nặng. Những thiên tai nhân họa xảy ra hiện nay là ‘hoa báo’, quả báo sẽ ở tại ba đường ácChúng ta vô cùng may mắn gặp được Phật pháp, hiểu rõ chân tướng sự thật này. Biết bao nhiêu người còn mê hoặc ở trong ấy, vĩnh viễn chẳng tỉnh ngộ, nhìn họ tạo nghiệp, đọa lạc, tuy Phật, Bồ Tát từ bi cũng chẳng có cách chi cứu họ. Nhất định phải đợi đến khi tội nghiệp của họ thọ chịu hết, họ tỉnh ngộ trở lại thì Phật, Bồ Tát mới có thể cứu họ.

Thoạt nhìn thì kinh luận trong Phật pháp hình như rất dễ hiểu, nhưng trên thực tế mỗi chữ mỗi câu đều chứa đựng vô lượng nghĩa. Nói ở mức sâu hơn thì mức độ sâu này không đáy, mức độ rộng lớn vô biên, bất kỳ một bộ kinh điển nào chẳng những một đời học chẳng hết, đời đời kiếp kiếp cũng học chẳng hết. Vì kinh điển tương ứng với tự tánh, mỗi chữ mỗi câu đều là sự lưu lộ của tánh đức, tánh đức chẳng cùng tận, chẳng có biên giới, đạo lý là như vậy. Trong kinh luận đức Phật dạy chúng ta phải ‘thâm giải nghĩa thú’ (giải sâu ý nghĩa phương hướng), ‘quảng học đa văn’ (học rộng nghe nhiều), nhưng phần đông người tu học đều hiểu sai ý nghĩa này, đều cho rằng ‘quảng học đa văn’ là cái gì cũng phải học, cái gì cũng phải nghe, như vậy là hiểu sai mất đất. Quảng học và thâm giải đều là một môn thâm nhập, một môn thì làm sao gọi là ‘học rộng’? Một môn kiến tánh tức là rộng, ‘một kinh thông [đạt] thì hết thảy kinh đều thông’, thông đạt một kinh rồi thì sẽ hiểu hết tất cả kinh.

Thí dụ trong vòng tròn có viên tâm (cái tâm ở chính giữa), bất cứ một điểm nào ở trên vòng tròn cũng có thể thông đến trung tâm, thông đến tâm thì hết thảy đều thông; nếu chẳng thông đến tâm thì chỉ có thể thông một môn, môn thứ nhì chẳng thể thông đến. Làm thế nào để thông đến trung tâm? Một môn thâm nhập. Tâm là tự tánh, viên châu (vòng tròn xung quanh) là pháp tướng do tự tánh biến hiện. Viên tâm của nhà Phật thì Tông Môn gọi là ‘minh tâm kiến tánh’, Giáo Hạ gọi là ‘đại khai viên giải’, Tịnh Độ Tông gọi là ‘nhất tâm bất loạn’, danh từ chẳng giống nhau nhưng ý tứ đều là một. Thế nên tu học phải chuyên, phải tinh. Nếu bạn học từng điểm trên vòng cầu thì vĩnh viễn sẽ chẳng học hết. Nếu bạn đạt đến trung tâm (của vòng cầu) thì toàn bộ đều được bao gồm trong ấy, pháp thế gianxuất thế gian đều thông đạt thì mới có thể khai trí huệ, vô lượng vô biên pháp môn liền viên dung tức khắc.

Bởi vậy bất cứ một điểm nào trên vòng cầu (bất kỳ một pháp môn nào) đều có thể thông đến trung tâm, đây chính là ‘pháp môn bình đẳng, chẳng có cao thấp’. Không những Phật pháp như vậy, pháp thế gian cũng như vậy. Pháp thế gianxuất thế gian đều từ tâm này biến hiện ra, nhất tâm là Phật chân thật. Phật, Bồ Tát đau lòng rát miệng, muôn vàn lời nói cứ nhắc đi nhắc lại, rất tiếc là chúng ta đã hiểu sai ý nghĩa, vẫn tu mù luyện đui như cũ. Người biết học ngay trong một niệm, tâm niệm vừa chuyển ngược lại thì thành công liền. Phàm thánh chẳng khác nhau mảy may, chỉ là tâm niệm này có thể chuyển trở lại hay không mà thôi.

Một ngàn năm trước ở Trung Quốc, kinh Kim Cang rất thích hợp với người thời ấy tu học cho nên kinh Kim Cang lưu thông rất phổ biếnTrung Quốc. Vì kinh Kim Cang vô cùng thích hợp với căn tánh của chúng sanh thời ấy, nhưng thời hiện đại không được, chẳng có người hiểu được kinh Kim Cang. Cho dù hiểu được [nhưng] thật sự làm không nổi. Thời đại ngày nay thì kinh Vô Lượng Thọ khế cơ nhất, thích hợp cho người hiện đại tu học nhất. Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta tu hành:

Khéo giữ gìn khẩu nghiệp, đừng chê bai lỗi của người khác.

Khéo giữ gìn thân nghiệp, chẳng hành động trái ngược với giới luật

Khéo giữ gìn ý nghiệp, phải luôn thanh tịnh không nhiễm ô [6]

Làm thế nào để thực hiện ba câu này? Dùng thập thiện.

‘Khéo giữ gìn khẩu nghiệp, đừng chê bai lỗi của người khác’ tức là không nói dối, không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thô ác, không nói lời thêu dệt;

 ‘Khéo giữ gìn thân nghiệp, chẳng hành động trái ngược với giới luật’ tức là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm (người xuất gia thì không dâm dục);

 ‘Khéo giữ gìn ý nghiệp, phải luôn thanh tịnh không nhiễm ô’ tức là đối với pháp thế gian, pháp xuất thế gian, hết thảy người, sự, vật, đều không tham, không sân, không si. Ba điều này dễ hơn kinh Kim Cang rất nhiều, nói được rất cụ thểNếu có thể làm được những điều này thì đức hạnh, tu dưỡng của bạn rất hiếm có, rất quý báu trong thời đại hiện nay.

 Trong ba câu này, thập thiện phải bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ ‘không nói dối’. Nếu không dám nói thiệt với người khác thì không cần nói gì nữa. Người ngoại quốc nói về ‘quyền riêng tư’ (quyền ẩn tư), dấu diếm riêng tư tức là không thể nói thiệt, như vậy là sai lầm. Sự thành tựu trong cả đời của Tư Mã Quang‘chẳng có gì không thể cho người ta biết’ [7], tâm địa quang minh chính trực. Học Phật phải bắt đầu từ đâu? ‘Thành thật’. Có dấu diếm riêng tư rất khổ, cái này cũng sợ người ta biết, cái kia cũng sợ người ta biết, như vậy rất gò bó, khó chịu, áp lực rất lớn. Nếu hết thảy đều trở thành trong suốt chẳng có một tí gì phải ẩn dấu thì sẽ tự tại, sung sướngCuộc đời ngắn ngủi, nhiều đau khổ, cần gì phải gò bó, trói buộc mình như vậy, tại sao chẳng sống vui vẻ một tí? Đức Phật được đại tự tại, người thành thật được đại tự tại, chuyện gì cũng phải ẩn dấu thì quá đáng thương.

 Ngày nay chúng ta đề xướng tuyệt chẳng đèo bồng cao xa, chỉ hy vọng làm được ngũ giới thập thiện, niệm Phật chắc chắn sẽ được vãng sanh Tịnh ĐộNgũ giới thập thiệnđức hạnh, chân chánh làm được lời giáo huấn của đức Phật dạy trong kinh, chân chánh thực hiện, đó chính là tu dưỡng phẩm đức. Niệm Phật đường vẫn phải đến, ngũ giới thập thiện làm được hoàn hảo, đó là trì giới niệm PhậtNiệm PhậtNiệm Phật đường là để ảnh hưởng đại chúng, hết lòng niệm Phật, giải hạnh tương ứng, làm cho người mới học Phật sanh khởi tín tâm, hoan hỷ tâm, đây thuộc về tự hành hóa tha.

 Phần đông người ta đặc biệt tôn trọng, kính mến người xuất gia, chẳng cần biết người ấy có đức hạnh hay không, khi mặc chiếc áo [cà sa] này, người ta nhìn họ một cách khác biệt vì họ là đệ tử Phật. Thế nên chúng ta phải thường thường phản tỉnh coi mình có giống đệ tử Phật hay không. Làm thế nào mới giống đệ tử Phật? Mỗi ngày đều tiếp nhận sự răn dạy của đức Phật, ngày ngày làm theo lời dạy của Phật, như vậy mới là đệ tử Phật. Trong kinh thường nói: ‘Thọ trì đọc tụng, vì người diễn nói’, Thọ nghĩa là hoàn toàn tiếp nhận những gì đức Phật răn dạy, có thể tiếp thọ, có thể tin tưởng, có thể hiểu rõ, có thể làm theo; Trì tức là giữ gìn, phải làm từng ngày, từng giờ, một giây một phút cũng chẳng buông lung.

 Quan niệm của tôi là người xuất gia phải trụ ở ‘quảng đơn’, thông thường gọi là giường lớn, lúc ngủ thì mọi người đều nhìn thấy lẫn nhau, có câu là ‘mười con mắt nhìn, mười tay chỉ’, tự mình sẽ quản thúc chính mình, chẳng thể buông lung, đạo nghiệp mới có thể thành tựu. Nếu mỗi người đều có phòng riêng thì sẽ buông lung, phóng dật, giải đãiTòng lâm tự viện ngày xưa chỉ có những người lớn tuổi, cử động chẳng thuận tiện mới có thể ở phòng riêng. Đây là điều mà nhà Phật gọi là ‘nương dựa vào đại chúng’, nếu phiền não, tập khí của mình nặng nề, chẳng có cách để tự kiềm chế thì hy vọng đại chúng giúp đỡ.

 Nhà Phật vô cùng coi trọng phương pháp này, đây chẳng phải là do đức Phật Thích Ca Mâu Ni đề xướng, mà do thiền sư Bách Trượng và hòa thượng Mã Tổ Đạo NhấtTrung Quốc đề xướng, đây là đặc sắc của Phật giáo Trung Quốc. Năm xưa lúc đức Phật còn tại thế, trí huệ đức hạnh của học trò rất tốt, đều tiếp nhận sự giáo huấn của đức Phật, ai cũng hết lòng tu học. Nhưng tăng đoàn vẫn phải làm một tấm gương cho chúng ta xem, mỗi ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây. Mỗi người tỉnh tọa dưới gốc cây, dưỡng thần nghỉ ngơi, ai cũng nhìn thấy lẫn nhau. Chúng ta phải cảm nhận được cách làm này, đây đều là những tài liệu cung cấp cho chúng ta tu học, có thể giúp chúng ta tránh việc tu mù luyện đui, tránh lỗi lầm, mới có thể thành tựu đạo nghiệp của mình, giúp đỡ xã hội đại chúng.

 

9. Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh (Buổi sáng 18-04-1999)

Phật dạy: ‘Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh’, tâm lý có thể ảnh hưởng đến sinh lý của một người, tâm lý khỏe mạnh thì sinh lý sẽ chẳng bịnh hoạn; tâm địa thanh tịnh, từ bi thì sẽ chẳng dễ bị bịnh truyền nhiễm; tâm thanh tịnh có thể chống cự được bịnh tật, tâm từ bi có thể hoá giải được chất độc. Người chân chánh có trí huệ có thể điều chỉnh tình trạng sức khoẻ của mình, chẳng cần phải dựa vào thuốc men từ bên ngoài. Nhà Phật gọi việc này là Nội Học, nguyên lý của việc này là như kinh Hoa Nghiêm có nói: ‘Hết thảy pháp duy tâm hiện, duy thức biến’Tâm Phật thanh tịnh từ bi đến cùng cực nên thế giới của Phật, hoàn cảnh y báo của Phật viên mãn cùng cực. Hoa Tạng thế giới của Phật Tỳ Lô Giá Na, Cực Lạc thế giới của Phật A Di Đà là do tâm thanh tịnh, tâm từ bi biến hiện thành. Hiện nay hoàn cảnh xã hội chúng ta trược ác đến cùng cực là vì chúng sanhthế giới này tự tư tự lợi, tham, sân, si, mạn, nghi biến hiện ra. Nói cách khác, tâm cực kỳ chẳng thanh tịnh, chẳng có từ bi cảm thành y báo trược ác hiện tiền của chúng ta. Do đó mới biết tình trạng sức khỏe của thân thể chúng tahoàn cảnh sanh hoạt xấu hay tốt đều có nguồn gốc sâu kín từ một niệm tự tánh.

Phật dạy chúng ta cầu sanh tây phương Cực Lạc thế giới, làm thế nào mới vãng sanh được? Tâm phải thanh tịnh, ‘tâm tịnh thì cõi nước tịnh’Niệm Phật phải niệm đến tâm thanh tịnh, tâm từ bi phát ra, nếu mỗi ngày niệm Phật nhưng thanh tịnh, bình đẳng, từ bi chẳng thể hiện tiền thì đó chỉ là kết duyên với đức Phật A Di Đà mà thôi, đời này chẳng thể vãng sanh. Niệm đến lúc tương ứng với thanh tịnh, bình đẳng, từ bi thì sẽ quyết định vãng sanh Tịnh Độ. Ngẫu Ích đại sư dạy:

‘Có vãng sanh được hay không là do tín, nguyện có hay không’, đây là điều kiện thứ nhất của việc vãng sanh;

‘Phẩm vị cao hay thấp đều do công phu niệm Phật sâu hay cạn’. 

Công phu chính là tâm thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, chúng ta hiểu được đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật này thì sẽ biết làm thế nào để dụng công [niệm Phật].

Thanh tịnh, bình đẳngtự lợi, từ bilợi thaPháp môn Tịnh Độpháp môn Đại Thừa, chẳng phải Tiểu Thừa, nếu cứ giữ cái tâm ‘chỉ lo cho mình’ (tự liễu hán) thì chẳng thể vãng sanhĐại Từ Bồ Tát nói rất hay: ‘Nếu có thể giúp cho hai người có thể vãng sanh thì còn tinh tấn hơn mình; nếu có thể giúp cho mười người có thể vãng sanh thì phước đức vô lượng vô biên; nếu có thể giúp cho mấy trăm người vãng sanh thì bạn thực sự là Bồ Tát’. Chẳng có duyên phần thì thôi nhưng nếu có cơ duyên giúp đỡ chúng sanh mà chẳng chịu giúp đỡ, chỉ chú trọng tự mình, tâm niệm này sẽ chướng ngại cho việc vãng sanhThanh tịnh, bình đẳng, từ bi hiển lộ từ nơi nào? Khởi tâm động niệm đều vì chúng sanh, đều vì Phật phápTu học Tịnh Độ, chuyên tu, chuyên hoằng, việc chuyên tu và chuyên hoằng là một chứ chẳng phải hai. Khuyên người khác là khuyên chính mình, dẫn dắt người khác niệm Phật là dẫn dắt chính mình, mình và người chẳng hai. Chúng sanh và Phật chẳng hai, thế nên vì chúng sanh là thực sự vì mình, nếu chỉ vì mình mà chẳng lo đến chúng sanh thì đó chính là chướng ngại to lớn cho mình.

Bởi vậy nên giúp đỡ người khác mới là thực sự giúp mình, gây chướng ngại cho người khác tức là gây chướng ngại cho mình. Giúp đỡ người khác là tâm nguyện của chư Phật, gây chướng ngại cho người khác là trái ngược với nguyện vọng độ sanh của chư Phật, vậy thì làm sao vãng sanh được? Cho dù niệm Phật được tốt cách mấy, lúc bước tới cửa ngõ sanh tử của mình thì nghiệp chướng chắc chắn sẽ hiện tiềnChúng ta phải hiểu rõ những đạo lýchân tướng sự thật này thì con đường Bồ Đề, con đường vãng sanh của chúng ta mới được thuận buồm xuôi gió.

 

10. Làm thế nào tu hành (Buổi sáng 21-4-1999)

Có câu nói: Người ta trong cõi đời này ‘chuyện không vừa ý xảy ra như ăn cơm bữa’ [8], thời gian gặp cảnh nghịch thì nhiều, gặp cảnh thuận, được xứng tâm vừa ý rất ít. Làm thế nào để đối phó với nghịch cảnh? Trong bức thư Ấn Quang đại sư gởi cho cư sĩ Vệ Cẩm Châu dạy chúng ta khi gặp nghịch cảnh phải làm thế nào để đối phó, trong nghịch cảnh nên làm thế nào để tu học, đây là một bài khai thị rất quan trọng, chúng ta phải đọc nhiều lần, phải hết lòng nỗ lực học tập thì khi người khác gặp khó khăn mới biết làm thế nào để giúp đỡ họ.

Kinh Phật có đầy đủ bốn pháp: ‘Giáo, Lý, Hạnh, Quả’, trong đó quan trọng nhất là Hạnh, người hiện nay thường gọi là ‘lạc thực’ (thực hiện). Nếu chẳng thể biến Giáo và Lý thành hành vi trong sanh hoạt thực tế thì cũng uổng công đi học, nhất định cũng sẽ lưu chuyển theo nghiệp, lúc trước lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam thường nói: ‘Sanh tử như thế nào thì vẫn phải sanh tử như thế ấy’. Phật dạy chúng ta phải làm một sự chuyển biến, phải thay đổi từ trong tâm niệm. Thay đổi từ tâm niệm nào? Thay đổi từ tâm niệm ‘tự tư tự lợi’, từ trong lúc tu nhân, sự tu hành chứng quả của hết thảy chư Phật, Bồ Tát đều bắt đầu từ chỗ này. Từ xưa đến nay đâu có một ai khởi tâm động niệm chẳng vì mình, đó là tự tư tự lợi, phải chuyển tâm niệm này ngược lại, phải đổi thành vì hết thảy chúng sanh. Khi tâm niệm này vừa chuyển tức là chuyển phàm thành thánh, sẽ triệt để chuyển biến trở lại.

Trong mỗi tâm niệm tuyệt đối chẳng có Ta, chỉ có hết thảy chúng sanh. Tôi đến thế gian này là vì phục vụ cho hết thảy chúng sanh, nếu vẫn thường nghĩ về lợi ích của mình thì còn là phàm phu. Dứt ác, tu thiện; tạo ác thì sẽ có ác báo, trồng thiện nhân thì sẽ được thiện quả, nếu còn vì mình thì vẫn là phàm phu. Chuyển mê thành ngộ, chân chánh giác ngộ nhất định phải xả mình vì người. Nếu tâm niệm này chưa nảy sanh, tâm nguyện chưa phát, cho dù giác ngộ thì cũng vẫn còn giới hạn; sự giác ngộ này vẫn chưa thể đoạn phiền não, chẳng thể thoát ly tam giới và liễu sanh tử, cái ngộ này còn rất nông cạn. Thượng căn lợi trí là như thế nào? Tức là chuyển biến từ căn bản, vì hết thảy chúng sanh chẳng quản khó nhọc. Đọc sách là vì chúng sanh mà đọc, bởi vì phát tâm phục vụ chúng sanh, nhất định phải có thường thức phong phú, học vấn chân thậtTu dưỡng phẩm đức cũng là vì phục vụ hết thảy chúng sanhtu dưỡng, thậm chí việc mặc áo, ăn cơm, nuôi dưỡng thân thể cũng là vì muốn phục vụ chúng sanh nhiều hơn nữa.

Khi thể lực của người thế gian suy yếu thì về hưu, trong nhà Phật chẳng có việc về hưu. Thích Ca Phổ, Thích Ca Phương Chí là truyện ký của Thế TônĐức Phật Thích Ca Mâu Ni chẳng có hưu trí, chúng đệ tử của Phật cũng chẳng về hưu. Trong nhà Phật ở Trung Quốc có ‘hòa thượng thoái cư’ (lui về ẩn cư, thoái ẩn), đây là những người lớn tuổi, truyền trao công việc cho những người trẻ tuổi lớp sau, còn mình thì về hưu. Ở Trung Quốc cách những người xuất gia thoái ẩn này chẳng thấy ghi trong kinh điển Phật Đà. Thoái ẩn nghĩa là giao những công việc chấp tác cho người khác, chẳng phải là dưỡng lão. Chế độ của Phật giáo Trung QuốcPhật giáo cổ Ấn Độ hoàn toàn khác nhau. Khi đức Phật còn tại thế thuần túy là giáo học. Thời kỳ sau đó cũng có tiếp nhận sự cúng dường của quốc vương, đại thần, trưởng giả, thí dụ như tiếp nhận sự cúng dường tịnh xá Lâm Viên, là vì để cho mọi người có một nơi cư trú an định. Nhưng Thế Tôn chỉ tiếp nhận quyền sử dụng, tuyệt đối chẳng tiếp nhận quyền sở hữu; nói cách khác chỉ tạm trú mà thôi, quyết chẳng lấy làm của riêng cho mình, bởi vậy nên trong tâm chẳng có lưu luyến, vướng bận.

Sau khi Phật pháp truyền đến Trung Quốc, vua chúa cúng dường cho những cao tăng từ Ấn Độ đến, họ cũng chỉ tiếp nhận quyền sử dụng. Mãi cho đến giữa đời nhà Đường, Phật giáoTrung Quốc có một sự cải cách to lớn, đó là chế độ tòng lâm. Đây là do hòa thượng Mã Tổ Đạo Nhất (tổ thứ tám của Thiền Tông), và thiền sư Bách Trượng phát khởi. Chế độ này tốt, lúc trước ông Phương Đông Mỹ vô cùng tán thán. Từ lúc bấy giờ trở về trước, sự giáo học trong nhà Phật thuộc về giáo học tư nhân, phương pháp lập tòng lâm là đặt giáo dục vào trong chánh quy (nề nếp đàng hoàng), lập thành chế độ, cũng như đại học ngày nay, tòng lâm tức là đại học, đây là đặc sắc của Phật giáo Trung Quốc.

Tổ chức và sự sắp xếp của tòng lâm giống như trường học ngày nay, chỉ có danh xưng khác nhau mà thôi. Chủ tịch hay phương trượng của tòng lâm sau này được gọi là Trụ Trì chính là chức vụ hiệu trưởng, có trách nhiệm chính cho việc giáo học. Phía dưới có chấp sự chánh, phân ra làm ba cơ cấu: Thủ Tọa Hòa Thượng nói theo tính chất của trường học hiện nay là Giáo Vụ Trưởng, Duy Na tức là Huấn Đạo Trưởng, Giám Viện tức là Tổng Vụ Trưởng. A Xà Lê hiện nay gọi là Pháp Sư, tức là Giáo Thọ (giáo sư). Có tổ chức, kế hoạch, lập ra các khóa trình tiêu chuẩn, khóa trình tiêu chuẩn tức là sự phân khoa phán giáo hình thành tại Trung QuốcDụng ý là nhằm chỉnh lý kinh điển Phật giáo y theo tánh chất, nội dung, trình độ sâu cạn, sắp xếp trình tự của giáo học trong kinh điển. Nhưng căn bản nhất là bồi dưỡng đức hạnh, đây là việc mà Nho, Phật đều chẳng ngoại lệ.

Một hai trăm năm gần đây Phật giáo đã suy thoái, đến nay đã suy thoái đến mức cùng cực, nguyên nhân là vì chẳng học tập, chẳng noi theo quy củ đã thành lập từ trước. Quy củ tiểu học của nhà Nho khác với tiểu học hiện nay, tiểu học của nhà Nho là để bồi dưỡng đức hạnh, bồi dưỡng đức hạnh nhất định phải bắt đầu từ nhỏ. Trẻ nít nghe lời, dạy chúng nó giữ phép tắc, tập cho nó thành thói quen. Trong sách Lễ Ký có ghi dạy cấp tiểu học là giáo dục đời sống, ‘quét dọn, đối đáp đúng phép, hiếu thuận cha mẹ, tôn trọng thầy giáo[9]. Trên phương diện học thuật chỉ dạy học thuộc lòng kinh văn, chẳng có giảng giảiLợi dụng thời kỳ sức ghi nhớ tốt nhất để học thuộc lòng, ghi nhớ hết thảy những lời dạy của cổ thánh tiền hiền, cả đời chẳng quên. Bất luận lúc nào, trong hoàn cảnh nào, khi khởi tâm động niệm đều nhớ đến tiêu chuẩn của cổ thánh tiền hiền, chẳng thể vi phạmDụng ý của việc đọc sách là ở chỗ này, chẳng dám vi phạm quy tắc, chẳng dám làm sái, làm trật. Tiêu chuẩn thị phi, tà chánh, thiện ác, kinh nghiệm của cổ thánh tiền hiền cung cấp cho chúng ta, kinh nghiệm của chư Phật, Bồ Tát cũng cung cấp cho chúng ta, chúng ta muốn siêu phàm nhập thánh vẫn phải y theo kiểu cách này mới có thể thành tựu. Nếu chúng ta lập riêng ra một số tiêu chuẩn khác thì không thể nào không thất bại, nhất định phải tuân theo quy củ. Thế nên phải ghi nhớ lời dạy trong kinh điển, phải hiểu rõ triệt để lý luận, sau đó thực hiện những đạo lý, lời dạy này trong sinh hoạt, đó chính là ‘tu hành’.

Người xuất gia thời xưa phải học giới năm năm, đó là giáo dục căn bản, hiện nay chẳng còn nữa. Năm năm học giới chẳng phải học Luật tạng, mà trong vòng năm năm này tuân giữ giáo giới của lão sư. Giáo giới của lão sư tức là Sa Di Luật Nghi, nam chúng là Tỳ Kheo Giới, nữ chúng là Tỳ Kheo Ni Giới, Tam Tụ Tịnh Giới. Phải hết lòng học tập, thành tựu đức hạnh cho mình, đây là chỗ tương đồng với nhà Nho. Giáo học Khổng Phu Tử gồm có bốn môn, thứ nhất là Đức Hạnh, thứ nhì là Ngôn Ngữ, thứ ba là Chánh Sự, thứ tư là Văn Học. Chánh Sự nói theo bây giờ là một số thường thức để làm việc; cũng gọi là khả năng phục vụ nhân dân, xã hội, quốc gia trong tương lai, đây là thuộc về Chánh Sự. Còn dư sức lực mới học Văn Học, Văn Học là để nâng cao sự hưởng thọ về tinh thần của mình nên được sắp sau chót. Giáo học trong nhà Phật cũng chẳng ngoại lệ, đầu tiên là giới hạnh, bồi dưỡng đức hạnh của mình. Nhất định phải coi trọng Hạnh Kinh, nghĩa là đem lý luận, lời dạy trong kinh điển thực hiện trên công việc, xử sự, đãi người, tiếp vật, trong đời sống hằng ngày; bất luận là thuận cảnh, nghịch cảnh, khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều chẳng thể trái ngược với lời dạy của Phật Tổ, được vậy thì đời này của chúng ta mới được độ.

 

11. Đạo dưỡng sanh (Buổi sáng 24-4-1999)

Đối với người trung niên và đặc biệt là người già nếu có thể chú ý việc ăn uống một chút thì thân thể sẽ chẳng có vấn đề gì hết. Nhưng thân thể khỏe mạnh quan trọng nhất vẫn là do tâm lý khỏe mạnh, nếu tâm lý chẳng khang kiện thì bất luận dùng thuốc men, thuốc bổ, thức ăn đều chẳng ăn thua gì hết. Người học Phật hiểu được đạo lý này, tin sâu chẳng nghi.

Xả bỏ dục vọng của mình, đối với danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần trong thế gian buông xả sạch sành sanh thì tâm sẽ được thanh tịnh, tự tạiTâm địa thanh tịnh tự tại thì thân thể sẽ chẳng bịnh hoạn. Người coi bói, coi tướng thường nói: ‘tướng chuyển theo tâm’, tướng chính là thân thể, thân tướng; thân tướng đẹp đẽ hay không, thân thể kiện khang hay không đều từ tâm chuyển, bởi vậy nên tâm lý khỏe mạnh thì thân thể chắc chắn sẽ khỏe mạnh. Mê hoặc, vọng tưởng, phiền não là những căn bịnh của tâm lý, nếu có thể buông xả hết những căn bịnh này thì thân thể chẳng cần bất cứ bảo dưỡng gì tự nhiên cũng sẽ khỏe mạnh. Thuận theo tự nhiên thì thân thể sẽ khỏe mạnh; cốt ý tìm cầu, cốt ý bảo dưỡng là trái nghịch với tự nhiên. Trên lịch sử rất nhiều vua chúa, tể tướng, trưởng giả giàu có dùng cạn hết tâm tư để bảo dưỡng thân thể nhưng vẫn bị đủ thứ bịnh, rất ít người được trường thọNguyên nhântâm lý chẳng khỏe mạnh, bất cứ bảo dưỡng gì cũng chẳng giúp ích được.

Những đạo lýsự thật này đều bày trước mắt chúng taChúng ta muốn thân tâm khỏe mạnh, tự tại, hạnh phúc, thì phải nghe lời giáo huấn của đức Phật, đoạn phiền não, chuyển biến tâm niệm và cũng là chuyển biến quan niệm. Nhà Phật nói tu quán chính là sửa đổi quan niệm, tư tưởng sai lầm. Đây là tu hành chân chánh, nghiên cứu giáo lýtu quán, tham thiền cũng vẫn là tu quán, niệm Phật cũng chẳng ngoại lệ. Tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn đều là phương pháp, con đường để sửa đổi tư tưởng, quan niệm sai lầm mà thôi. Chúng ta chọn pháp môn Tịnh Tông, pháp môn này bao gồm niệm Phật và nghiên giáo, nghiên giáo là Giải Môn, niệm Phật là Hạnh Môn, Giải và Hạnh tương ứng. Đối với phần tử trí thức, phương pháp này rất có hiệu quảPhần tử trí thức tu học chẳng thể ngã về một bên, ngã về một bên không thể thành tựu; thiên về giáo lý, phế bỏ tu hành chẳng thể thành tựu; thiên về tu hành chẳng nghiên cứu giáo lý thì sẽ gặp nhiều chướng ngại.

Nhưng có nhiều người chỉ có Hạnh, chẳng có Giải cũng có thể thành tựu, đây là những người thật thà. Có hai loại người thật thà chân chánh: một là thượng căn lợi trí, hai là hạ ngu, vô cùng ngu độn. Người hạ ngu cứ một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, chẳng suy nghĩ gì cả thì có thể thành tựuChúng ta vừa niệm một câu Phật hiệu vừa suy nghĩ lung tung thì làm sao sánh bằng được! Bởi vậy nên người hạ ngu, cổ thánh tiền hiền không ai chẳng tán thán. Họ gặp được nhân duyên tốt, được thiện tri thức dạy cho họ niệm Phật thì họ thật thà niệm câu Phật hiệu này đến cùng, việc này chúng ta chẳng làm nổi. Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam đã từng nói rằng ngài rất muốn học [như người] ngu, ráng cả đời cũng chẳng làm nổi. Hèn chi người xưa mới nói: ‘Ngu chẳng bằng nổi’, đây là lời chân thật.

Học Phật trước hết phải hiểu rõ đạo lý, sau đó hiểu rành chân tướng sự thật, biết làm thế nào điều tâm, điều thân (điều hòa thân tâm), làm cho thân tâm mình khinh an, tự tại, thì công phu mới có thể đắc lực, mới có thể đạt được pháp hỷ sung mãn. Hết thảy pháp thế gianxuất thế gian phơi bày trước mặt, thực sự đều có thể buông xuống hoàn toàn. Một ngày ba bữa có thể ăn được no, quần áo mặc được ấm, có một căn nhà nho nhỏ có thể che mưa che nắng thì đủ rồi! Những gì dư thừa đều là gánh nặng.

Trên phương diện ẩm thực, cổ thánh tiền hiền dạy chúng ta buổi sáng phải ăn cho tốt, bữa trưa ăn cho no, bữa tối phải ăn ít, đây là đạo dưỡng sanh. Nguyên nhân bữa tối ăn ít là vì lúc đi ngủ, các khí quan trong cơ thể đều giảm bớt hoạt động, hệ thống tiêu hóa giảm bớt hoạt động, khả năng hấp thụ cũng giảm lại, bởi vậy nên bữa tối phải ăn ít là có ích cho thân thể khoẻ mạnh. Cho nên ‘ngày ăn một bữa’ trong nhà Phật rất có đạo lý.

Hiện nay nhiều người chẳng ăn bữa tối nhưng thân thể cũng không khỏe là tại sao? Vì vọng tưởng chẳng dứt. Ẩm thực là nguồn bổ sung năng lượng, sự tiêu hao năng lượng của mỗi người khác nhau, có người tiêu hao năng lượng nhiều, có người tiêu hao ít. Vả lại chín mươi đến chín mươi lăm phần trăm (90% - 95%) là tiêu hao trên vọng tưởng. Nếu vọng tưởng ít thì tiêu hao sẽ ít. Người tu hành đời xưa vọng tưởng ít, chẳng có dục vọng, mong cầu, tâm địa thanh tịnh, cho nên mỗi ngày ăn một chút là đủ bổ sung năng lượng, đủ cho nhu cầu đòi hỏi trong thân thể. Nhưng người có vọng tưởng nhiều thì không được, nếu bổ sung chẳng đầy đủ, thể lực chịu không nổi thì sẽ sanh bịnh. Cho nên đây cũng là vấn đề tâm lý, tâm tạp loạn thì thân thể cần phải bồi đắp rất nhiều năng lượng; tâm thanh tịnh, vọng tưởng ít thì đòi hỏi năng lượng bù đắp ít, mỗi ngày ăn một bữa cũng đủ. Nếu gom số lượng ba bữa để ăn trong một bữa thì sẽ bị bịnh đường ruột. Bề ngoài thì làm rất đúng như pháp -- mỗi ngày chỉ ăn một bữa – nhưng trên thực tế thì mang bịnh đầy thân, việc này chẳng thể miễn cưỡng được.

Trung Quốc phương pháp tu định trong thiền đườngtịnh tọa, thêm vào vận động ‘bão hương’ [10], nhưng chủ yếu là tịnh tọa. Do đó việc ăn uống trong thiền đường rất đặc biệt, ăn điểm tâm rất nhiều lần [mỗi lần ăn chút ít] để cho ‘chẳng no lắm, chẳng đói lắm’, tiện cho việc dụng công tĩnh tọa. ‘Chẳng no lắm, chẳng đói lắm’ rất quan trọng, trong đời sống sinh hoạt thường ngày nếu chúng ta hiểu được đạo lý này thì thân thể chúng ta tuyệt đối sẽ khỏe mạnh. Người ta lúc đói quá thì chịu không được, no quá thì hôn trầm, tinh thần chẳng phấn chấn, công phu sẽ không đắc lực. Việc ăn uống trong thiền đường chẳng thể ăn no hơn năm phần, lúc đói thì ăn một chút điểm tâm. Cho nên trong thiền đường mỗi ngày ăn tám, chín bữa, phần đông là ăn những bánh bao nhỏ và chút xíu điểm tâm, để cho mọi người luôn luôn giữ được mức chẳng đói lắm, chẳng no lắm, như vậy thì công phu dễ đắc lựcĐặc biệt là buổi tối, ăn càng ít càng tốt.

Dưỡng thân là cả một môn học vấn, chỉ có Phật pháp giảng rốt ráo, viên mãn nhất về vấn đề này. Tìm đến gốc rễ thì chỉ là tâm thanh tịnh, tiêu trừ hết thảy dục niệm. 

Chẳng những phải buông bỏ hết những dục vọng trong thế pháp, những mong cầu trong Phật pháp cũng phải bỏ hết, chỉ giữ một tâm niệm: ‘cầu sanh Tịnh Độ’. Thế gian này là giả chứ chẳng phải thiệt, ‘Phàm những gì có tướng đều là hư vọng’, phải luôn luôn đề khởi tâm niệm này, trong thuận cảnh sẽ chẳng khởi tâm tham luyến, trong nghịch cảnh sẽ chẳng sanh phiền não

Trong hết thảy cảnh duyên đều có thể giữ được ‘tâm bình thường’, tâm bình thường chính là ‘đạo’, là Bồ Đề đại đạo

Phải tin sâu nhân quả, ‘một miếng ăn, miếng uống đều đã định sẵn’, có thể tin sâu chẳng nghi thì tự nhiên có thể buông xuống, sẽ dám buông xuống. Nhiều người chẳng dám buông xuống vì sợ nếu buông xuống hết tất cả thì ngày mai phải làm sao đây? Cứ luôn nghĩ trước, nghĩ sau, chẳng chịu buông xuống triệt để. Đây là vì chẳng hiểu rõ Sự Lý, chẳng sanh khởi lòng tin. Nhưng sự thật là buông xuống càng nhiều thì thâu hoạch càng nhiều. Giàu sang từ đâu đến? Từ bố thí tài vật mà đến, đây là quả báoQuả báo của bố thí pháp là thông minh trí huệ, quả báo của bố thí vô úy là khỏe mạnh, sống lâu, tóm lại là càng bố thí thì được càng nhiều.

Phải điều tâm, điều thân cho đàng hoàng, thân tâmchiêu bài, làm cho người ta nhìn thấy có thể sanh khởi lòng tin. Nơi ăn chốn ở, ẩm thực phải đúng như pháp, đừng nên miễn cưỡng, quan trọng nhất cũng vẫn phải tu tâm thanh tịnh, tâm an trú trên thánh hiệu Di Đà, niệm niệm ở đều vì phục vụ chúng sanh, giới thiệu pháp môn vô thượng này cho họ, giới thiệu cho đại chúngĐặc biệt là đối với những thiện tri thức, bạn bè từ nơi khác đến đây tham học, phải nhiệt tâm, từ bi tiếp đãi, rộng kết thiện duyên.

 

12. Nói về bố thí (Buổi sáng 30-4-1999)

 

a. Ba thứ bố thí

Kinh nói lúc phàm phu chưa minh tâm kiến tánh, trí huệ đức năng vô tận trong tự tánh chưa hiện tiền, nhất định phải nhờ vào tu đức, nếu chẳng biết tu hành thì đời sống sẽ rất khổ. Định luật nhân quả [nói rõ] thiện nhân được thiện quả, ác nhân đem đến ác báo, đây là nguyên lý của tam đồ lục đạo. Sự khác nhau lớn nhất giữa người thế gian và chư Phật, Bồ Tát là giác và mê, trí và ngu. Phật, Bồ Tát giác ngộ, có trí huệ; phàm phu mê hoặc, ngu si, chẳng có trí huệ, tư tưởng kiến giải chẳng lìa cảm tình, cảm tình chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, cho nên quả báo khác nhau rất lớn, tuyệt chẳng phải những gì phần đông phàm phu có thể nghĩ tới, thấy được.

Người trong thế gian coi trọng tài lợi, đặc biệt là hiện nay, kinh tế đứng hàng đầu, ai cũng liều mạng tranh giành kiếm tiền, giàu sang có thể tranh đoạt mà được hay sao? Trong số mạng chẳng giàu sang, nếu tranh giành được thì chư Phật, Bồ Tát cũng phải tôn bạn làm thầy. Thật ra những gì có thể tranh giành được vẫn là trong số mạng vốn sẵn có, đúng như câu ‘một miếng ăn một miếng uống không gì chẳng được định sẵn’, nếu trong số mạng chẳng có thì làm cách nào tranh đoạt cũng không được. Liễu Phàm Tứ Huấn nói về đạo lý này rất rõ ràng, cho nên người xưa nói ‘quân tử vui làm quân tử, tiểu nhân lại oán trách làm tiểu nhân’, một miếng ăn, một miếng uống gì cũng đều đã được định sẵn trong số mạng. Số mạng là do tự mình tạo ra, tự làm tự chịu.

Người thế gian mong cầu ba thứ quả báo tốt đẹp là ‘giàu sang, thông minh, và khỏe mạnh sống lâu’. Nhà Phật nói: ‘Trong nhà Phật có cầu ắt ứng’, đích thật là cầu gì thì được cái đó. Chỉ cần biết lý luậnphương pháp của sự cầu mong này, cầu đúng lý đúng pháp thì chẳng có gì chẳng cầu được cả. Giàu sang là do bố thí tài vật mà được, bố thí tài vật là nhân. Trong đời này có được tiền tài cự phú là do đời quá khứ tu đại bố thí, bố thí lớn lao thì đời này mới được quả báo to lớn. Tu bố thí pháp thì được thông minh trí huệ; tu bố thí vô úy thì được khỏe mạnh, sống lâu. Quả chắc chắn phải có nhân, nếu chẳng chịu tu nhân thì làm sao có quả báo cho được? Cướp đoạt tranh giành làm tổn hại người để làm lợi cho mình, tạo tội nghiệp, đó chẳng phải phước mà là họa hại. Cho dù có đoạt được vẫn là trong số mạng có sẵn, nhưng vì thủ đoạn, khởi tâm động niệm chẳng thiện, tạo ác nghiệp, đời này hưởng hết phước sẽ đọa vào tam ác đạoTam ác đạo vào thì dễ nhưng thoát ra rất khó!

Năm hai mươi sáu tuổi tôi tiếp xúc với Phật pháp, nghe tiên sinh Phương Đông Mỹ giảng giải kinh Phật, triết học, và nhận lời dạy của lão cư sĩ Châu Kính Trụ. Cụ Châu tặng cho tôi một cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện nhân quả báo ứng, phần lớn đều là những chuyện cụ đích thân gặp được. Đọc xong Liễu Phàm Tứ Huấn, biết cá tánh lúc nhỏ của ông Liễu Phàm, những ác nghiệp ông tạo hầu như tôi đều đã phạm; lỗi của ổng tôi đều có, ưu điểm của ông tôi chẳng có. Sau khi hiểu rõ tôi hết lòng nỗ lực tu học, sửa lỗi. Thế nên trong đời này lúc về già tôi có được một chút phước báo, một chút trí huệ, tuổi thọ cũng kéo dài thêm. Tôi chẳng minh tâm kiến tánh, tôi chỉ biết dùng tâm chân thành để tu ba thứ bố thí. Hiện nay tâm người ta chẳng chánh thường, chúng ta dùng tâm chân thành đối xử với họ, họ còn hoài nghi ‘có lẽ ông giả bộ, chắc là giả, chẳng phải thiệt’, hoài nghi nặng nề.

Cho nên có được giàu sangphước báo, nhưng là phước hay là họa cũng rất khó nói. Cổ thánh tiền hiền Trung Quốc tạo ra văn tự đều là những ký hiệu tràn đầy trí huệ, [chúng ta] nhìn thấy, đọc đến phải giác ngộ. Chữ Họa (禍) và Phước (福) vô cùng tương tợ, ý này là ‘Là Họa hay Phước chỉ ở trong một niệm mà thôi’. Một niệm giác thì Họa biến thành Phước, một niệm mê thì Phước biến thành Họa. Thí dụ bạn có tiền nhưng không biết làm việc tốt, chỉ nắm chặt số tiền này, đây là họa hại. Số tiền này có thể làm lợi ích cho rất nhiều chúng sanh, cứu sống rất nhiều sinh mạng của chúng sanh, bạn giữ chặt chẳng chịu đem đi cứu người, để cho những người này chết vì nạn, chết vì đói, bạn đã tạo ra tội nghiệp rất lớn. Tuy chẳng hại người, chỉ giữ tiền, vì điểm này thôi sẽ làm cho bạn đọa địa ngục A Tỳ. Cho nên [Tiền] Tài từ xưa đến nay được xưng là ‘thông hóa’, thông hóa nghĩa là phải lưu thông, chẳng thể giữ chặt. Giữ ở trước mặt tức là tội, có thể lưu thông đi là phước, họa và phước ở tại một niệm.

Nhưng người có tiền luôn nói: ‘Tôi chịu bố thí, nhưng bố thí chưa chắc có thể đến tay những người đang bị nạn’. Đây là tùy thuận theo vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình, làm mất đi cơ hội tu phước. Người có trí huệ chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, biết những gì nên làm thì làm, những gì chẳng nên làm thì chẳng làm. Tham quan ô lại rút bớt tiền cứu trợ những vùng bị nạn từ xưa đã có, không có cách gì tránh khỏi, đây chỉ là thiểu số mà thôi. Chúng ta không thể vì những người như vậy mà chẳng làm các công tác cứu trợ, chẩn tai, như vậy là sự sơ sót của chúng ta. Phải dùng tâm chân thành mà làm, tâm chân thành có thể làm người ta cảm động. Tự mình làm chẳng được hoàn hảo là do tâm chân thành chẳng đủ, đem những trách nhiệm này đẩy cho người khác, như vậy là không có trí huệCư sĩ Lý Mộc Nguyên và tôi đều là thí dụ, cả đời bố thí một cách vô tư, hết lòng nỗ lực làm ba chuyện bố thí tài vật, bố thí pháp, và bố thí vô úyQuả báo các bạn đều đã thấy rõ ràng: những gì cần thiết trong sinh hoạt vật chất đều chẳng thiếu thốn, thông minh trí huệ mỗi năm đều tăng trưởng, vừa khỏe mạnh lại sống lâu. Đây chẳng phải tánh đức mà là tu đức, do tu mà có. Tịnh Tông Học Hội và Cư Sĩ Lâm đều tu ba thứ bố thí, cả hai đoàn thể đều có được ba thứ quả báo. Việc này chứng minh cho lời Phật dạychính xác, hoàn toàn tương ứng.

 

b. Tin Phật

Lúc trước, thầy Lý rát lòng mỏi miệng căn dặn tôi, phó chúc tôi phải ‘tin Phật’, ý nghĩa này rất sâu. Con người thường tin quan niệm sai lầm, cách suy nghĩ sai lầm của mình, chẳng chịu tin Phật. Coi những lời Phật dạy như gió thoảng qua tai, nghe xong gật đầu, vừa quay đi liền quên ráo trọi, vẫn cứ tin vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình, vẫn tạo tội nghiệp như cũ. ‘Tin Phật’ là đừng tin vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình, nhất định phải tin Phật. Trong kinh nói sau khi chứng được quả A La Hán mới có thể tin tư tưởng của mình được vì tư tưởngkiến giải của mình lúc đó mới chính xácA La Hán được xưng là ‘Chánh Giác’, lúc chưa chứng được quả A La Hán thì tư tưởng, cái nhìn của mình đều chẳng tin được. Nếu có thể suy tư lời Phật dạy, liễu giải sâu thêm, sau đó biến nó thành tư tưởnghành vi của mình thì người này thực sự có phước.

 

c. Tự độ và độ tha (độ mình và độ người khác).

Kinh Đại Thừa nói con người nhất định phải tự độ rồi sau đó mới có thể độ người khác. Lời Phật nói hàm ý rất sâu, nhưng có nhiều người hiểu nghĩa rời rạc theo từng phần nhỏ [11], hiểu sai lời Phật dạy nên gấp gấp tự độ mình trước, sau đó mới độ tha, họ phân chia tự độ và độ tha thành hai việc, như vậy là sai lầm. Lúc chưa giác ngộ, trước khi minh tâm kiến tánh, độ tha là tự độ, học tập ở nơi độ tha. Tôi dạy các bạn đồng học trước khi chúng ta tự độ, mỗi ngày giảng kinh thuyết pháp, nhìn thính chúng ngồi ở phía dưới đều là thầy giáo, thiện tri thức, đều là người giám học của mình. Ở trên giảng đài mình báo cáo những gì mình học được cho họ nghe, mời họ phê bình chỉ giáo cho mình, là dùng tâm trạng và thái độ này, như vậy gọi là tự độ. Đến khi mình đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh rồi thì nhìn thính chúng ngồi phía dưới thành học trò, lúc đó tức là độ tha. Tự độ và độ tha đều ở tại một giảng đường, khi rời khỏi giảng đường, rời khỏi thính chúng để tìm tự độ chẳng thể được. Phật giảng kinh thuyết pháp mới gọi là độ tha, Thập Địa Bồ Tát, Đẳng Giác Bồ Tát giảng kinh thuyết pháp đều là tự độ.

Chẳng thể độ tha thì sẽ chẳng thể tự độ, ta và người chẳng hai. Bởi vậy bạn tu mười đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ Tát ngay trên giảng đài. Lễ kính chư Phật, thính chúng ngồi phía dưới là chư Phật. Xưng tán Như Lai, giảng giải kinh luận của Thế Tôn tức là xưng tán tánh đức của đại chúng trong hội. Quảng tu cúng dường, hết lòng nỗ lực chuẩn bị để giảng giải buổi học kinh giáo này được hoàn hảo, là pháp cúng dường cho đại chúng trong giảng đườngSám trừ nghiệp chướng, đại chúng sửa sai thì chúng ta hết lòng nỗ lực cải tiến tức là sám trừ nghiệp chướngThỉnh chuyển pháp luân, Thỉnh Phật trụ thế, mời người khác rất khó, khi người ta chẳng chịu thì phải thỉnh chính mình; mời chính mình lên giảng đài chuyển pháp luân, mời chính mình trụ thế. Hết thảy đều phải ỷ lại vào người khác thì Phật pháp sẽ diệt vong. Tự mình giác ngộ, tự mình phải gánh vác sứ mạng tiếp nối huệ mạng chư Phật, hoằng pháp lợi sanh, phải hết lòng nỗ lực làm cho hoàn hảo. Tu mười đại nguyện vương ngay trên giảng đài. Thế nên tự độ tức là hóa tha, hóa tha bao gồm ở trong tự độ, tự độ và độ người là một, chẳng phải là hai. Trên giảng đài như vậy, dưới giảng đài cũng phải như vậy; xử sự, đãi người, tiếp vật không có gì chẳng vậy. Trước lúc giác ngộ, những việc này đều là tu đức, phước huệ song tu, định huệ cùng học.

Hy vọng các bạn đồng học hiểu rõ, phải hết lòng nỗ lực, ba thứ phước báo [nói trên] đều có thể đạt được, chẳng cần phải tính toán, tự nhiên sẽ thành tựu. Hết thảy đều cầu nơi mình, đừng cầu kẻ khác. Dùng chánh tâm, chánh hạnh, làm việc thiện cần đến tiền tài thì sẽ có Phật, Bồ Tát đem đến cho bạn. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên thường nói chúng ta làm những việc này cần đến tài lực hoàn toàn nhờ A Di Đà Phật, nương dựa vào A Di Đà Phật; chẳng cần quyên góp, chẳng cần xin người khác. Chúng sanh chẳng có phước thì tiền sẽ chẳng tới; nếu chúng sanh thực sự có phước báo thì Phật, Bồ Tát sẽ khiến người mang tiền đến. Cầu người tức là lọt vào trong ý thức, sẽ sanh phiền não. Đời Đường, Bàng cư sĩ dạy chúng ta: ‘Chuyện tốt chẳng bằng không có chuyện’. Hôm nay chúng ta thấy chúng sanh khổ nạn nhiều như vậy, hãy phát tâm từ bi giúp đỡ họ. Phật, Bồ Tát cũng sẽ cứu khổ, cứu nạn, chỉ cần bạn chịu phát tâm, làm người đại diện cho Phật, Bồ Tát, thì Phật, Bồ Tát sẽ là ông chủ đứng sau lưng bạn, sẽ không ngừng ủng hộ cho bạn. Nếu tâm bạn chẳng thiện, hạnh chẳng thiện, là một người đại diện giả dối thì sẽ chẳng có Phật, Bồ Tát nào ủng hộ, nhưng yêu ma quỷ quái sẽ ủng hộ cho bạn, bạn cũng sẽ có tài lực rất dồi dào, sẽ tạo ra tội cực ác, tương lai sẽ đọa vào địa ngục khổ cùng cực. Yêu ma quỷ quái cũng biết đùa giỡn con người, không thể không biết điều này. Đặc biệttrong đời Mạt pháp, kinh Lăng Nghiêm nói: ‘Tà sư thuyết pháp như cát sông Hằng’, phải biết phân biệt tà chánh. Phải biết chân chánh tu phước, có tu phước mới có thể hưởng phước, mới được phước; nếu không tu phước mà mỗi ngày cứ khởi vọng tưởng, phước báo chân chánh sẽ chẳng bao giờ có được.

 

B. Khuyên tin sâu nhân quả

 

1. Cứu vãn kiếp nạn. (Buổi sáng 19-4-1999)

Vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười bốn, ở Pháp có một nhà tiên tri mà ai cũng quen thuộc, đó là Nostradamus, khả năng của ông này cũng tương đương với Khổng tiên sinh nói trong Liễu Phàm Tứ Huấn. Khổng tiên sinh đoán mạng vô cùng chính xác, khẳng định hết thảy chúng sanh đều chịu sự an bài của vận mạng, tuyệt chẳng thể thay đổi. Nostradamus cũng thuộc loại người này, ông đích thật có thể nhìn thấy tình trạng xã hội hiện nay của chúng ta. Ông làm sao có được khả năng ấy? Một là số học, hai là thiền định. Ông ta có công phu thiền định, kết hợp thiền định và thuật số nên lời tiên đoán của ông có thể chính xác như vậy, mức độ chính xác hầu như đã đạt đến chín mươi phần trăm. Nhưng vẫn còn mười phần trăm không đúng, đây là chỉ biết chuyện đó nhưng chẳng biết tại sao. Ông chẳng cao minh bằng Vân Cốc thiền sư, sau khi ông Viên Liễu Phàm gặp Vân Cốc thiền sư, vâng theo lời dạy của thiền sư, đoạn ác tu thiện, thay đổi vận mạng của mình.

Con người ai cũng có vận mạng, nhưng chẳng biết đạo lý cải tạo vận mạng, chẳng biết phương pháp tu học, cả đời này sẽ chịu sự chi phối của số mạng, thiệt như câu: ‘Một miếng ăn một miếng uống không có gì chẳng được định sẵn’. Nhà có vận nhà, nước có vận nước, thế giới có vận của thế giới, những người có năng lực đặc biệt như vậy đều có thể biết. Trung Quốc cũng có lời tiên tri cổ lão được gọi là ‘Hoàng Cực Kinh Thế Thư’, được thâu thập trong Tứ Khố Toàn Thư. Lời dự đoán này chẳng những nói đến bây giờ, thực sự là nói đến ngàn năm vạn thế. Còn dài hơn thời gian nói trong cuốn ‘Chư Thế kỷ’ của Nostradamus. Hoàng Cực Kinh Thế Thư là một bộ sách rất quý, hoàn toàn dựa vào giáo lý của Kinh Dịchquán sát, dự đoán.

 Chỉ có đức Phật mới nói đến pháp thế gianxuất thế gian một cách thấu triệt, nói được rõ ràng. Nếu mọi người đều thông thạo những điển tịch trong thế gian, tư duy, quán sát kỹ càng, mới biết tại sao đức Phật phải thị hiện trong thế gian này. Chẳng phải thế gian này không có người thông minh trí huệ, nhưng có thông minh hơn, có khả năng trội hơn thì cũng chỉ biết như vậy nhưng chẳng biết tại sao lại như vậy.

Bà La Môn giáo ở cổ Ấn Độ và những nhà tôn giáo lớn thời ấy, công phu thiền định của họ cũng rất sâu, trong định có thể đột phá thời gian, không gian, đem cảnh giới của lục đạo luân hồi đều bày ra trước mặt, nhìn thấy rất rõ ràng. Nhưng lục đạo luân hồi làm thế nào hình thành, diễn biến ra sao, kết quả tương lai sẽ như thế nào, quy túc ra sao thì họ đều chẳng biết. Họ rất muốn biết nhưng thiền định trí huệ chẳng nâng cao lên nữa thì không có khả năng biết được. Bởi vậy nên mới cảm động chư Phật, Bồ Tát phải xuất hiện ở trong thế gian này, giúp cho họ được thỏa mãn nguyện vọng, nhu cầu của họ, trả lời rõ rànggiải thích minh bạch cho đạo lý tại sao như vậy.

Tu học theo lý luận, phương pháp của Phật giáo thì vận mạng của từng người có thể thay đổi, vận nhà, vận nước, hay vận thế giới không có gì chẳng thể thay đổi. Kinh Phật thừa nhận có vận mạng, nhưng chẳng phải Túc Mạng Luận, vận mạng chẳng phải là nhất định, có thể thay đổi. Dùng phương pháp gì để thay đổi? Hoàn toàn tại nơi tâm hạnh của mình, cũng có nghĩa là tư tưởng và hành động tạo thành vận mạng. Tâm hạnh thiện thì vận mạng sẽ tốt; tâm hạnh chẳng thiện thì tiền đồ (tương lai) sẽ ngày càng ảm đạm.

Đọc kỹ Liễu Phàm Tứ Huấn và hiểu rõ lý luận ấy xong, lại đọc lời dự đoán của Tây phương thì bạn cũng chẳng cảm thấy kinh sợ, vì bạn hiểu đó là như thế nào. Trong cộng nghiệp vẫn có biệt nghiệp, đích thực có thể tiêu trừ nghiệp chướng của mình, tai nạn của mình. Cả nhà tu học thì cả nhà miễn tai nạn. Nếu nhân dân cả nước tu học thì vận nước sẽ hưng vượng, thiên tai nhân họa sẽ giảm bớt. Thế nên quy kết về nguồn cội chỉ là một việc: giáo dụcPhật phápGiáo Dục Chánh Giác tức là giáo dục Chân Thật Trí Huệ, là dạy cho chúng sanh ‘giáo dục lợi ích chân thật’. Những năm đầu Dân Quốc, ông Âu Dương Cánh Vô nói rất đúng: ‘Phật pháp chẳng phải là tôn giáo, chẳng phải triết học mà là sự việc vô cùng cần thiết trong thời đại ngày nay’. Kim thế tức là hiện đại, là nền giáo dục người hiện đại cần phải học.

Các nhà tiên tri biết cuối thế kỷ tồn tại những vấn đề này nhưng chẳng có biện pháp giải quyết. Họ đẩy kết quả không may này cho Thượng Đế, chúng sanh tạo ra ác nghiệp nên Thượng Đế nổi giận phải trừng phạt họ, chẳng có biện pháp thay đổi, đây là luận điệu sai lầm theo Túc Mạng Luận.

Các vị thiên thần đều công bình và chánh trực, Thượng Đế mà họ nói chính là Thiên Chủ cõi trời Dục giới, tuy phiền não của người trên trời Dục giới chưa đoạn hết nhưng cũng nhẹ hơn chúng ta rất nhiều, trí huệ cao hơn chúng ta rất nhiều. Nếu tôi là Thượng Đếchúng sanh có thể đoạn ác tu thiện, quay đầu trở lại là bến bờ, thì tôi cũng rất hoan hỷ‘Người cùng tâm ấy, tâm cùng lý ấy’. Thế nên chúng ta phải tin lời Phật nói, nên tiếp nhận lời dạy của Phật, cải tạo vận mệnh của chính mình, thay đổi vận mạng của gia đình, được vậy thì chẳng uổng công đã theo học Phật pháp.

Lúc trước có rất nhiều người ở nhiều nơi khác nhau coi bói cho tôi, họ đều nói tôi đoản mạng, sẽ chẳng sống quá bốn mươi lăm tuổi. Sau khi tôi học Phật, vận mạng đã thay đổi, mọi người đều nhìn thấy rất rõ ràng. Bởi vậy phải biết vận mạng có thể thay đổi được. Cuốn sách tôi đọc đầu tiên khi học Phật là cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, do lão cư sĩ Châu Kính Trụ giới thiệu, sau khi đọc xong tôi vô cùng cảm động. Lúc còn trẻ, tật xấu của tôi cũng giống như của ông Liễu Phàm, những lỗi lầm mà ông phạm thì tôi đều phạm hết.

‘Biết lỗi mà sửa được thì chẳng có gì thiện hơn’  cho nên chúng ta đừng giữ cái tâm trốn tránh cầu may, tâm niệm này chẳng tương ứng với hoằng nguyện của Đại Thừa, bây giờ quan trọng nhất là tự mình nhất định phải tuân thủ lời giáo huấn của thánh hiền, nỗ lực ‘đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ’, và phải giúp đỡ hết thảy khổ nạn chúng sanh hiểu rõ chân tướng sự thật, khuyên nhủ họ cùng nhau sửa sai tu thiện, tích công lũy đức, thành kính từ bi, ái hộ chúng sanh, kính trọng hợp tác lẫn nhau, cộng tồn cộng vinh, đồng tâm hiệp lực, ngăn ngừa hết thảy thiên tai nhân họa, cùng nhau cứu vãn kiếp vận này, như vậy mới là điều hết thảy chúng sanh hy vọng.

 

2. Y báo chuyển theo chánh báo (Buổi sáng 20-4-1999)

 

a. Y báo chuyển theo chánh báo.

Tổ Ấn Quang cả đời cực lực đề xướng ba cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn, và An Sĩ Toàn Thư, dụng ý của ngài là gì, chúng ta phải lắng lòng thể hội. An Sĩ Toàn Thư có thể nói là trước thuật của nhà Phật vì Châu An Sĩ tiên sinh là một Phật tử kiền thành. An Sĩ Toàn Thư tổng cộng gồm bốn thiên (phần), thiên thứ nhất là chú giải của Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn, phần này dài nhất; thứ nhì là Vạn Thiện Tiên Tư, khuyên người đừng sát sanh, khuyên ăn chay; thư ba là Dục Hải Hồi Cuồng, khuyên người đừng tà dâm; thiên cuối cùng khuyên người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, đây là nội dung của sách này. Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn và Thái Thượng Cảm Ứng Thiên đều thuộc về Đạo Giáo. Ấn Tổ cho phổ biến Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Vựng Biên, chú giải rất tường tận, sau này cũng không ngừng thêm vào một số công án, nhân duyên.

Nếu ngay cả làm người cũng không được hoàn hảo thì học Phật làm sao có thể thành Phật, Bồ Tát được? Không những làm Phật, Bồ Tát không nổi, nói thực ra Thanh Văn, Duyên Giác cũng chẳng nổi. Tu Đà Hoàn có khả năng đoạn dứt tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc trong Tam giới, được xưng là ‘Nhập Lưu’ -- đã nhập vào dòng Thánh. Nếu chúng ta chưa có khả năng này thì nhất định sẽ là phàm phu sanh tử, sanh tử phàm phu chắc chắn ở trong tam đồ thọ báoChúng ta khởi tâm động niệm, những chuyện đã làm, nghiệp nhân lục đạo bày trước mặt, tự nghĩ coi mình sẽ tương ứng với cõi nào. Ấn Quang đại sưTổ Sư Tịnh Độ Tông, ngài dốc toàn tâm, toàn lực để phổ biến ba cuốn sách này, ngày nay chúng ta mới hiểu rõ dụng tâm của ngài, đây là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn. Trong truyện ký có ghi ngài là Tây Phương Cực Lạc thế giới Đại Thế Chí Bồ Tát tái lai, cả đời hành trì của ngài đích thật rất giống với Đại Thế Chí Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát tiêu biểu cho trí huệ, Quán Thế Âm Bồ Tát tiêu biểu cho từ bi, những gì ngài dạy chúng tatrí huệ chân thật.

Ấn Tổ cả đời đề xướng ba cuốn sách này, dụng ý là nhằm cứu vãn kiếp nạn hiện nay. Kiếp nạn là do tâm người tạo nên, là tâm của ai tạo vậy? [Nếu] Là tâm của chính mình tạo thành, kiếp nạn này mới có thể cứu. Nếu kiếp nạn là do người khác tạo tác chẳng thiện gây ra thì kiếp nạn này sẽ chẳng thể cứu, chính mình cũng phải thọ nạn theo. Chẳng thể đẩy hết lỗi lầm cho người khác, chuyện tốt là do người khác làm, chuyện xấu là do chính mình làm, là do công phu tu hành của mình không đắc lực, tu hành chẳng đúng như pháp cho nên mới tạo thành hiện tượng y báo này. Y báo chuyển theo chánh báo, thật sự có tâm đại từ bi, đại trí huệ thì phải chuyển biến bắt đầu nơi chính mình; tự mình chuyển biến thì hết thảy thân tâm thế giới đều chuyển biến, đó chính là ‘Tâm thanh tịnh thì thân thanh tịnh; thân tâm thanh tịnh thì thế giới sẽ thanh tịnh’Phật pháp được xưng là Nội Học, tức là dụng công từ trong nội tâm của mình.

 

b. Quý tiếc pháp duyên

Nhà tiên tri Tây phương Nostradamus giống như Khổng tiên sinh kể trong cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, họ cho rằng hết thảy tai nạn đều là vận mạng, là Thượng Đế an bài, chẳng thể thay đổi. Đó là chỉ biết như vậy chứ chẳng biết tại sao lại như vậy. Trong kinh luận đức Phật nói về đạo lý ‘tại sao như vậy’ rất tường tận, không những từng ly từng tí quả báo theo sát thân mình do chính mình tạo ra, mở rộng đến hư không pháp giới đều do một niệm tự tánh của chính mình biến hiện thành. Những người này vô cùng thông minh, nhưng chẳng đủ duyên gặp được Phật pháp. Nếu họ có thể gặp Phật pháp, nội trong một đời sẽ tu hành chứng quả, có khả năng thoát ly tam giới.

Chúng ta có thể gặp được cơ duyên thù thắng, thực sự đúng là trăm ngàn vạn kiếp khó gặp, đã gặp được thì phải trân quý, phải hiểu nghĩa, chẳng thâm giải nghĩa thú của lời Phật dạy thì sẽ chẳng được ích lợi. Chỉ có thâm giải nghĩa thú mới có thể thật sự hướng dẫn đời sống, hành vi của chúng ta, mới có thể đạt được công đức lợi ích thù thắngThâm nhập kinh tạng thì mỗi ngày đều phải giảng trên giảng đài, một ngày cũng chẳng thể nới lỏng. Huân tu trong thời gian dài mới có thể đại khai viên giải, cảnh giới của đại khai viên giải và đại triệt đại ngộ trong Tông Môn hoàn toàn tương đồng, như vậy mới khế nhập vào cảnh giới Như Lai; không những siêu việt lục đạo, trên thực tế cũng siêu việt thập pháp giới.

Chúng ta khẳng định có thể làm được, chỉ cần tiêu trừ chướng ngại của mình, chướng ngạiphiền não tập khí, nhất định phải lánh xa, phải phát đại thệ nguyện: ‘Xả mình vì người, cứu độ hết thảy chúng sanh’, chỉ cần đầy đủ hai điều kiện này thì sẽ có khả năng thành côngThành công nhanh hay chậm là do tinh tấn, nếu có thể tinh tấn chẳng giải đãi thì thành công nhanh; nếu tinh tấn chậm thì sẽ thành công trễ. Chướng ngại lớn nhất đối với chúng ta là Tình Chấp, vô lượng kiếp đến nay tu hành chẳng thể chứng quả chính là vì những chướng ngại này, phải nhận thức rõ ràng, phải buông xuống triệt để. Sau khi buông xuống mới biết có lợi ích vô biên, trí huệ khai, phiền não đoạn, không những lãnh vực sinh hoạt tinh thần mở rộng, sanh hoạt vật chất cũng mở rộngKhông gian hoạt động của chư Phật, Bồ TátPháp Thân đại sĩ là cả hư không pháp giới, hết thảy chúng sanhhóa thân, ứng thân của các ngài, tận hư không trọn khắp pháp giớimột thể hoàn chỉnh của sinh mạng. Nếu không khế nhập vào cảnh giới thì không thể nào hiểu nổi sự thọ dụng như vậy.

Rất nhiều người muốn khế nhập vào cảnh giới này nhưng chẳng có duyên phần, chẳng có cơ hội. Hiện nay từ nhiều nơi trên thế giới những người đến đây tham học mỗi tháng đều gia tăng, họ ngưỡng mộ Phật pháp nên mới tới đây. Nhưng bị hạn chế bởi [quy chế] du lịch, có rất nhiều người từ Trung Quốc tới chỉ có thể lưu lại hai mươi bốn giờ đồng hồ. Vì muốn cầu pháp nên chẳng ngại đường xá xa xôi [đến đây], tinh thần này rất đáng kính phục. Người có duyên phần tốt hơn một chút thì dùng lý do thăm người nhà có thể lưu lại một tháng, họ thật sự hiểu được duyên phần quý giá. Những người mỗi ngày ở chung với nhau, không biết quý tiếc duyên phận sẽ chẳng tinh tấn nỗ lực, đây là mấu chốt của sự tu học thành công hay thất bại.

Lúc trước tôi ở Đài Trung theo học với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi được kể là người ở phương xa đến nên vô cùng trân quý cơ hội ấy, có thể thân cận một ngày thì tuyệt chẳng để uổng phí. Tôi chẳng nghĩ mình sẽ có cơ duyên tốt để thân cận ngài suốt mười năm, mười năm cũng như [chỉ có] một ngày. Tôi thường nghĩ một khi duyên này hết, rời khỏi Đài Trung thì sẽ chẳng có cơ hội đến để học tập. Những người cư trú ở Đài Trung ngược lại chẳng thể thành tựu, nguyên nhân là vì họ nghĩ thầy Lý còn trụ ở Đài Trung lâu dài, cơ hội [học tập] quá nhiều, hôm nay chẳng hiểu thì vẫn còn ngày mai, năm nay không biết thì vẫn còn năm sau. Mãi đến lúc thầy vãng sanh mới hối hận nhưng không còn kịp nữa, đã chẳng nắm chắc cơ hội và thời gian. Tâm trạng của những người từ xa đến để cầu pháp thì khác hẳn, họ chân thành khẩn thiết, chỉ cần nhắc nhở vài câu, thọ dụng cả đời chẳng hết. Những đạo lý sự thật này chúng ta đều phải hiểu. Ấn Tổ thường dạy ‘Một phần thành kính được một phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích’. Trong kinh có nói thất bảo trong đại thiên thế giới cũng chẳng kỳ lạ, gặp được Phật pháp mới là trân kỳ. Phật pháp có thể giúp chúng ta liễu sanh tử, xuất tam giới, mượn một câu nói theo tôn giáo để bàn thì Phật pháp có thể giúp chúng ta đạt được đời sống vĩnh cửu. Người có trí huệ, thật sự thông minh nhận biết cơ hội, họ cầu mong còn không được thì làm sao có thể bỏ qua? Ngạn ngữ thường nói: ‘Người đang hưởng phước mà chẳng biết’, câu này nói những người đã gặp cơ duyên nhưng chẳng biết trân quý.

Bởi vậy nên chúng ta phải thâm nhập thêm vào giáo lý, buông xuống thân tâm thế giới triệt để, hết thảy đều vì chúng sanh, vì Phật pháp tồn tại lâu dài nơi thế gian, mong cầu xã hội an định, thế giới hòa bình. Muốn tiêu trừ hết thảy tai nạn của chúng sanh thì mọi người cần phải chân chánh giác ngộ, hết lòng nỗ lực.

 

3. Nói về nhân quả (Buổi sáng 23-4-1999)

 

a. Kiến hòa đồng giải

Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba do hội trưởng Lý Mộc Nguyên lãnh đạo, ông vô cùng nhiệt tâm làm sự nghiệp hoằng pháp lợi sanhĐạo tràng ở đó thiệt rất khó được, bao nhiêu người từ trên tới dưới đều đồng tâm, chẳng có ý kiến [riêng rẽ], việc này thiệt là hy hữu khó được. Ngạn ngữ nói: ‘Ba người đồng tâm, cái lợi ấy có thể đoạn đứt vàng’ [12]Phật dạy chúng ta khi giao tiếp với đại chúng nhất định phải y theo pháp Lục Hòa Kính. Điều thứ nhất của Lục Hòa Kính là Kiến Hòa Đồng Giải, dùng lời nói hiện nay thì điều này nghĩa là xây dựng nhận thức chung. Cho dù nhiều người, chỉ cần cách suy nghĩ, cách nhìn giống nhau thì có thể cùng nhau nỗ lực làm việc, chẳng có chuyện gì không thành công.

 

b. Nói về nhân quả

Tai nạn trên thế gian xảy ra dồn dập, xã hội động loạn chẳng yên, có một số vùng tuy điều kiện vật chất tương đối tốt nhưng tâm thần con người chẳng an, đây là một điều rất đáng tiếc, đúng như câu nói: ‘Giàu mà không vui’, còn chẳng bằng ‘nghèo mà vui’Nguyên nhân của việc này phức tạp nhưng có một nhân tố căn bản, đó tức là cách suy nghĩ, cách nhìn của con người thiên lệch, sai lầm, người người ai cũng có tư tưởng này, cách làm này, thì xã hội làm sao chẳng loạn cho được! Hoàn toàn phản nghịch với luân lý đạo đức.

Phật pháp từ đầu đến cuối đều chẳng lìa nhân quả, pháp thế gian là một hiện tượng nhân quả phức tạp, Phật pháp cũng chẳng ngoại lệ; thế pháp duyên sanh, Phật pháp cũng duyên sanhCổ đức phán Hoa Nghiêm là ‘Ngũ Châu nhân quả’, kinh Pháp Hoa là ‘Nhất Thừa nhân quả’. Pháp thế gianxuất thế gian chẳng lìa nhân quả, định luật nhân quả nói trồng nhân thiện chắc chắn được quả thiện, tạo nhân ác nhất định chiêu cảm ác báo. Hiện nay xã hội chẳng an định, thiên tai nhân họa đều chiêu cảm từ ác nghiệp. Tâm ác, ý niệm ác, ngôn ngữ ác, hành vi tạo tác không có gì chẳng ác, giống như kinh Địa Tạng nói: ‘Chúng sanh trong Diêm Phù Đề khởi tâm động niệm không có gì chẳng là nghiệp, không có gì chẳng là tội’.

Tai nạn có thể hóa giải được không? Câu trả lời chắc chắn là được. Vận mạng của mỗi người là do chính người ấy tạo ra, vận mạng chắc chắn là có, vận mạng chính là nghiệp lực của người ấy hình thành. Trong cuốn Liễu Phàm Tứ Huấn, Vân Cốc thiền sư giúp cho ông Viên Liễu Phàm cải tạo vận mạng, tức là hiểu rõ đạo lý nhân quả. Đoạn dứt hết thảy ác nghiệp, tu hết thảy thiện nghiệp thì tai nạn sẽ tiêu trừ. Vận mạng của cá nhân có thể thay đổi, cho đến vận mạng của gia đình, vận mạng quốc gia, vận mạng của toàn thế giới đều có thể thay đổi.

Trong Liễu Phàm Tứ Huấn, Khổng tiên sinh đoán sẵn vận mạng của ông Viên Liễu Phàm. Ông Liễu Phàm so sánh [lời tiên đoán với cuộc đời của ổng] từng chút thì tí gì cũng chẳng sai. Năm nào thi đậu hạng mấy, bổng lộc năm ấy bao nhiêu, đều đã được đoán định trước. Bởi vậy nên tâm ông Viên trầm xuống, buông xuống hết vọng niệm, và cả đời chịu vận mạng an bài. Gặp Vân Cốc thiền sư, cùng thiền sư ngồi ở thiền đường suốt ba ngày ba đêm chẳng khởi lên một vọng niệm. Việc này rất hiếm có, người thường chẳng làm nổi. Vân Cốc thiền sư rất khâm phục ông Viên và khen: ‘Công phu của anh khá lắm!’. 

Ông Viên thú thật: ‘Con chẳng có công phu gì hết, mạng con đã được định sẵn rồi, khởi vọng tưởng cũng chẳng ích gì, cho nên con chẳng khởi vọng tưởng nữa’.

Thiền sư nghe xong cười ha hả: ‘Tôi cứ tưởng anh là thánh nhân, thiệt ra anh vẫn còn là phàm phu’, sau đó mới dạy cho ông phương pháp cải tạo vận mạng. 

Phải hiểu nguyên nhân hình thành và diễn biến của vận mạng thì mới có khả năng thay đổi vận mạng. Chúng ta thay đổi chính mình quan trọng hơn bất cứ việc gì khác, nếu tự mình có thể thay đổi, thì gia đình có thể thay đổi, mọi người đều có thể thay đổi, xã hội chắc chắn cũng sẽ thay đổi, quốc gia mới được an định, hạnh phúc, hưng vượng.

Cả đời Ấn Tổ cực lực đẩy mạnh việc lưu thông Liễu Phàm Tứ Huấn, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, và An Sĩ Toàn Thư. Chúng ta ngày nay hiểu rõ dụng ý ấy, duy chỉ có những thứ này mới có thể cứu cấp, có thể cứu vãn xã hội, tiêu tai miễn nạn. Phật pháp tuy rất tốt nhưng chẳng còn kịp nữa, nhất định phải đại chúng hóa, phổ biến rộng ra mới có hiệu quả. Ba cuốn sách này đích thật là cơ sở để học Phật; có được cơ sở này thì niệm Phật phát nguyện vãng sanh mới thật sự nắm chắc. Ba cuốn sách này có thể giúp người hiện đại xây dựng nhận thức chung, nhận thức chung này chính là nhận thức về nhân quả, khẳng định là có nhân quả báo ứng.

Nếu chẳng thay đổi từ tâm lý, hành vi thì niệm Phật cũng chẳng được vãng sanh. Trong kinh nói rất rõ ràng, tây phương Cực Lạc thế giới‘nơi những người thiện nhất tụ hội’, nếu tâm hạnh của chúng ta chẳng thiện thì làm sao có thể vãng sanh! ‘Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh’, tâm thanh tịnh là tâm thiện nhất. Hết thảy tai họa đều từ phiền não sanh khởi, đều từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước sanh khởi; nếu tâm địa thanh tịnh thì những tai nạn này sẽ tiêu trừXa lìa hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì tâm mới được thanh tịnh. Trong kinh Kim Cang có nói: ‘chẳng chấp vào tướng, như như chẳng động’. ‘Chẳng chấp vào tướng’ tức là khi sáu căn tiếp xúc cảnh giới bên ngoài chẳng bị dụ hoặc thì gọi là ‘chẳng chấp tướng’. Đương lúc tiếp xúc ngoại cảnh nếu trong tâm chẳng khởi tham, sân, si, mạn, chẳng khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì gọi là ‘chẳng động tâm’. ‘Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm’tiêu chuẩn của tâm thanh tịnh. Ngàn kinh vạn luận, vô lượng pháp môn đều giảng về việc này, đều hy vọng chúng ta đạt đến mức này.

 

c. Tầm quan trọng của việc nghe kinh

Trong vô lượng pháp môn chúng ta chọn pháp môn Trì Danh Niệm Phật, pháp môn này tiện lợi nhất, khi đi, đứng, nằm, ngồi đều chẳng chướng ngại. Chỉ cần thật sự chịu niệm, niệm đúng như lý, như pháp thì sẽ đạt được hiệu quả. Kinh chẳng thể không nghe, không hiểu giáo lýniệm Phật trong Niệm Phật Đường lúc ban đầu rất hoan hỷ, rất sốt sắng, nhưng niệm được một thời gian sau sẽ giải đãi, làm biếng. Vậy là vì nguyên nhân gì? Không hiểu giáo lý nên niệm Phật chẳng có được hiệu quả. Lúc chẳng niệm tâm tán loạn, phiền não rất nhiều; lúc niệm tâm cũng tán loạn, phiền não cũng vẫn nhiều nên mới thoái tâm. Do đó tham thảo giáo lý vô cùng quan trọng, năm xưa lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, mỗi ngày đều giảng kinh thuyết pháp, mục đích chẳng gì khác là muốn cho mọi người hiểu đạo lý, hiểu rõ chân tướng sự thật, giữ cho đừng thoái chuyển, làm cho công phu đắc lực.

Đúng như lý như pháp thì công phu dễ đắc lực hơn; công phu đắc lực thì đương nhiên sẽ dễ bảo trì; công phu chẳng đắc lực thì sẽ bảo trì chẳng được. Phiền não, nghiệp chướng, tập khí của chúng ta vô cùng nặng nề, nếu chẳng hạ quyết tâm để khắc phục, đời này tuy có cơ duyên nghe được Phật pháp nhưng đời sau vẫn sẽ là sáu nẻo luân hồi. Chuyện này cũng giống như đánh giặc, nếu đánh thua thì sẽ chẳng thoát khỏi sáu nẻo luân hồi, cho nên nhất định phải hạ quyết tâm, khắc phục phiền não tập khí của mình, như vậy mới là anh hùng. Đại điện trong Phật môn gọi là ‘Đại Hùng Bảo Điện’, đại hùng tức là đại anh hùng. Những gì phần đông người ta chẳng làm nổi mà người ấy làm nổi; phần đông người ta chẳng thể khắc phục phiền não tập khí của mình, người ấy có thể khắc phục, người ấy chính là anh hùng hảo hán, đây là việc chúng ta phải nên học tập.

 

C. Hiểu rõ giáo dục Phật Đà

 

1. Làm thế nào xây dựng văn hóa đa nguyên cùng tồn cùng vinh

(Bài nói chuyện của Hòa Thượng Tịnh Không tại Hội Nghị Tổ Chức Hòa Bình Tôn Giáo Thế Giới 3/3/1999) (Buổi sáng 17-1-1999)

Năm 1996 tôi gặp ông Vưu Lý, Cục Trưởng Cục Dân Tộc Thiểu Số ở Queensland, Úc Châu. Ông cho tôi biết những năm gần đây, chính phủ Úc Châu thi hành chánh sách mở rộng, hoan nghinh người từ khắp mọi nơi di dân đến Úc Châu. Những người này đến từ các quốc gia khác nhau, địa phương khác nhau, chủng tộc, văn hóa, tư tưởng, tôn giáo tín ngưỡng đều khác nhau, thậm chí những người có sanh hoạt tập quán hoàn toàn khác nhau. Hiện nay mọi người cư trú chung một chỗ, làm thế nào mới có thể tôn trọng lẫn nhau, kính ái lẫn nhau, hỗ trợ hợp tác, cộng tồn cộng vinh, sáng tạo cho Úc Châu có được hoàn cảnh sinh sống tốt đẹp, xã hội an định và phồn vinh. Cách suy nghĩ của ông Vưu Lý rất hợp lý, vô cùng quý báu, trong Phật pháp nói đến trí huệ chân thật cũng chẳng hơn được cách suy nghĩ này.

Đầu năm ngoái tôi đến thăm đại học Bang Đức ở bải biển Hoàng Kim, ông Bảo La, viện trưởng viện Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, tiếp đón chúng tôi, ông nói trường học này có hơn hai ngàn học sinh đến từ hơn ba mươi mấy quốc gia, địa phương, giống như một Liên Hiệp Quốc nho nhỏ. Họ đang tìm phương pháp để dung nạp hết thảy các văn hóa đa nguyên khác nhau, làm cho thầy trò toàn trường có thể dung hợp, cùng chung sanh hoạt và học tập, tương lai phát triển tinh thần đa nguyên văn hóa này đến toàn thế giới.

Lúc nói chuyện với viện trưởng Bảo La tôi liền nghĩ đến Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Vừa mở đầu kinh này chúng ta thấy những thính chúng đến tham dự bao gồm hai trăm hai mươi tám đoàn thể chủng tộc khác nhau, xã đoàn khác nhau, hội kinh ấy nếu nói thông hết mười phương thì có vô số vô tận các đoàn thể chủng tộc. Đây cũng như đại tập hợp của những văn hóa đa nguyênchúng ta thường nói đến. Trong kinh nói đến chân tướng của vũ trụ nhân sanh tức là vô lượng vô số những đoàn thể chủng tộc này, các văn hóa tư tưởng khác nhau tập hợp tại một nơi, mọi người đều hưởng các thứ sanh hoạt chân thiện mỹ huệ hòa hợp viên dungThế Tôn và chư Phật, Bồ Tát vì muốn đạt đến mục đích này nên chọn phương pháp giáo học, tức là muốn hết thảy chúng sanh nhận thức rõ ràng căn nguyên, chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Thế nên Phật nói lời thành thật với mọi người, lời thành thật là gì? Tận hư không, trọn khắp pháp giới vốn là một thể hoàn chỉnh, diệu hữu, hoàn mỹ. Cổ thánh tiền hiền ở Trung Quốc cũng đã từng nói đến tư tưởngkiến giải này. Kinh Dịch nói: ‘Thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, bát quái sanh vạn vật’ [13]. Đạo gia nói còn rõ hơn ‘Thiên địa và mình có cùng gốc rễ, vạn vật và mình cùng một thể’ [14], những câu này rất giống với lời Phật dạy.

Chúng ta phải đạt đến sự hòa hợp, viên dung giữa các văn hóa đa nguyên, trước hết nhất định phải có nhận thức này, như vậy thì vấn đề mới được giải quyết. Phàm người chẳng có nhận thức này, khi khởi tâm động niệm hành vi tạo tác đều chỉ lo đến căn nhà nhỏ bé của chính mình, sanh khởi quan niệm tự tư tự lợi. Tâm hạnh tự tư tự lợi phát triển nhất định sẽ làm những việc tổn người lợi mình, như vậy sẽ sanh ra xung đột mâu thuẫn với người khác, xâm phạm lẫn nhau, làm hại đối phương, do đó tạo thành nguyên nhân căn bản của thiên tai nhân họa. Chúng ta bình tĩnh quan sát thế gian, rất nhiều tai nạn từ đâu đến? Đều từ tâm hạnh tự tư [ích kỷ]. Thế nên Phật nói vô cùng chính xác, hết thảy tai nạn, hết thảy những quả báo không tốt đều sanh ra từ si mê.

Hãy lấy thí dụ cây cổ thụ, cây này là một thể hoàn chỉnh, chúng ta thí dụ cây này như vũ trụ, pháp giới, còn mình ví như một chiếc lá trên cây. Chiếc lá này nhìn chiếc lá kia sanh ra đối lập, đối kháng, nghi ngờ lẫn nhau. Nếu nhìn xa thêm một chút thì những chiếc lá này đều cùng mọc ra từ một cành cây, là cùng chung một tộc đoàn, nếu nhìn như vậy thì chiếc lá này sẽ chẳng xung đột với chiếc lá kia. Nếu nhìn xa thêm nữa, các cành cây nhỏ sanh từ cành cây lớn, các cành cây lớn này sanh từ cùng một thân cây, các thân cây này sanh từ một gốc cây; tìm đến cội nguồn mới biết cả cây cổ thụmột thể hoàn chỉnh (chỉnh thể), một đại ngã, chân thật là chính mình, như vậy mới thật sự là tìm được căn nguyên của sanh mạng. Do đó hết thảy đối lập, mâu thuẫn, xung đột đều tan thành mây khói, tâm đại từ đại bi tự nhiên sanh khởi, thương yêu hết thảy chúng sanh cũng như thương yêu chính mình, thật sự khế nhập vào cảnh giới mình và người chẳng hai (tự tha bất nhị).

Thực sự thể nhận đến đại vũ trụ, thế giới là một nhà, cả quả địa cầu là một nhà thì sự tranh chấp giữa người với người sẽ không còn nữa, do đó bất kỳ đoàn thể chủng tộc nào đều là một cá thể trong văn hóa đa nguyên dung hợp lẫn nhau, chúng ta nhất định phải nhận thức điều này. Triệt để giác ngộ tất cả các tinh cầu trong hư không pháp giớimột thể hoàn chỉnh, hiểu như vậy thì tất cả vấn đề mới có thể giải quyết được viên mãnKinh Hoa Nghiêm giảng chân tướng sự thật này rất tường tận, rõ ràng, thế nên tài liệu giáo dục tốt nhất cho văn hóa đa nguyên chính là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. ‘Hoa’ tiêu biểu cho vô lượng tộc đoàn khác nhau trong hư không pháp giới, ‘Nghiêm’ nghĩa là bỉ thử vô ngại, cộng tồn cộng vinh, cảnh giới trang nghiêm tốt đẹp viên mãn hòa mục tương đắc. Phàm những người có nhận thức như vậy thì trong Phật pháp gọi là ‘Phật tri Phật kiến’, người ấy gọi là Bồ Tát, Phật Đà.

Năm nay tôi thăm viếng đại học Các Lý Phỉ Tư ở Queensland, ông Vưu Lý xây một Trung Tâm Hoạt Động Đa Nguyên Văn Hóa trong trường này. Tôi biết được nên rất hoan hỷ, hết sức khen ngợi và giúp đỡ. Tôi còn đề nghị với hiệu trưởng, hy vọng nhà trường có thể mở một Sở Nghiên Tập Đa Nguyên Văn Hóa, bồi dưỡng những nhân tài chuyên môn làm công việc xây dựng xã hội an định phồn vinh, thế giới hòa bình. Lý tưởng nhất là quốc gia xây một trường đại học Đa Nguyên Văn Hóa, hoặc mỗi trường đại học đều có một học viện Đa Nguyên Văn Hóa, Khoa Hệ Đa Nguyên Văn Hóa, cùng nhau nỗ lực thực hiện xã hội an định, thế giới hòa bình, quan niệm đa nguyên văn hóa mới chẳng đến nổi trở thành một khẩu hiệu suông mà thôi. Đây là chỗ chính phủ Úc Châu, giới học thuật nhân sĩ Úc Châu đáng cho chúng ta kính trọng, khâm phục. Chúng ta sẽ dốc hết tâm lực khen ngợi và giúp đỡ họ, hoàn thành lý tưởng tối thiện vĩ đại này trở thành hiện thực.

Phật pháplý luận, phương pháp, nhất định có thể thực hiện được, chúng ta nên học tập; kinh điển Phật giáo là kho tàng quý báu chung của các văn hóa bất đồng của nhân loại. Nó chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước, cách nhìn, cách suy nghĩ và cách làm hoàn toàn tương ứng với chỉnh thể của đại vũ trụ hoàn mỹ, tương ứng với chỉnh thể tức là tương ứng với tự tánh như nói trong kinh điển, như vậy mới có thể giải quyết hết thảy vấn đề của vũ trụ nhân sanh một cách viên mãn. Hôm nay tôi có duyên tham gia buổi hội thảo thù thắng này, vô cùng cảm tạ những người chí sĩ thuộc ban tổ chức, nơi đây xin biểu lộ nhiệt tâm ủng hộ, tán thán, cống hiến đôi chút sức hèn mọn, xin chỉ giáo thêm, cám ơn mọi người!

 

2. Mục đích của việc tu học Phật pháp (Buổi sáng 7-4-1999)

Trong Tứ Thập Hoa Nghiêm, Thế Tôn thuyết minh rõ cho chúng ta ‘các tâm lượng’ của hết thảy chúng sanh trong mười phương thế giới, đây là một hiện tượng rất phức tạp. Các tâm lượng khác nhau từ đâu sanh ra? Chẳng vượt ngoài vọng tưởng, phân biệt, chấp trướcTâm lượng vốn là giống nhau, Phật pháp có câu: ‘Tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát’, đây là tâm lượng vốn sẵn có của chúng ta, chư Phật đều như vậy, hết thảy chúng sanh trong mười phương pháp giới chẳng ai là không như vậy. Tâm lượng to lớn vốn sẵn có này hiện nay biến thành nhỏ bé; tâm lượng nguyên thủy đơn thuần biến thành phức tạp, đây là việc chúng ta phải suy nghĩ kỹ càng.

Tâm lượng vốn sẵn có hiện ra những cảnh giới tức là Nhất Chân pháp giới. Trong kinh Hoa Nghiêm, tác dụng của Nhất Chân pháp giới được gọi là ‘Phật Hoa Nghiêm’, kinh Tịnh Độ gọi là Cực Lạc thế giới. Những thứ này đều là những gì chúng ta sẵn có, giống như Bồ Tát Mã Minh nói: ‘Bổn giác vốn có’Nhất Chân vốn có, Cực Lạc vốn có, bao thái hư, châu sa giới vốn có, sự dạy học của chư Phật, Bồ Tát đối với hết thảy chúng sanh chính là dạy cho người ta khôi phục lại tự tánh vốn sẵn có mà thôi. Thế nên Phật chẳng độ chúng sanh, Phật chẳng có năng lực giúp chúng sanh thêm một chút, hoàn toàn chỉ là khôi phục tự tánh mà thôi. Phải biết khôi phục bản tánh mới là đại viên mãn, đại tự tại. Sự tự tại, khoái lạc, viên mãn của Phật là những gì chúng ta vĩnh viễn không có cách chi tưởng tượng nổi, nhưng những thứ này đều là tự tánh chúng ta vốn sẵn có đầy đủ.

Chữ ‘A Di Đà’ nghĩa là ‘Vô Lượng’. Tâm lượngvô lượng, trí huệ cũng vô lượng, đức năng cũng vô lượng, tài nghệ cũng vô lượng, thọ mạng cũng vô lượng, hưởng lạc cũng vô lượng, không có gì chẳng vô lượng cả. Vả lại những thứ vô lượng này đều vốn sẵn có đủ trong tự tánh chúng ta, chẳng phải cầu từ bên ngoài mà có, bởi vậy nên Phật pháp được gọi là Nội Học, hướng vào chân tâm của mình mà cầu. Nếu có thể khôi phục cái vô lượng trong tự tánh thì xưng là Phật, Bồ Tát, Pháp Thân đại sĩ; mê mất cái vô lượng trong tự tánh tức là phàm phu, chúng sanh. Do đó có thể biết toàn bộ Phật pháp quy nạp lại chỉ là vấn đề của mê - ngộ mà thôi.

Mục đích của giáo học Phật pháp gồm có ba thứ:

Thứ nhất là ‘Đoạn Ác Tu Thiện’, đây là phương tiện ban đầu, là thủ đoạn khi bước vào cửa PhậtHy vọng bạn làm một người thuần thiện, thiện tâm thiện hạnh thanh tịnh có thể giúp cho bạn giác ngộ; ác tâm ác hạnh chắc chắnmê hoặc, chẳng thể khai ngộ

Thứ hai là ‘Phá Mê Khai Ngộ’, dần dần hiểu rõ đại đạo lý, chân tướng sự thật của vũ trụ nhân sanh thì có thể thoát ly lục đạo luân hồi, cũng có thể thoát ly thập pháp giới. Hiện nay chúng ta đang ở ranh giới này, có lúc tỉnh giác nhưng thời gian rất ngắn, cảnh giới của danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần vừa hiện tiền thì lập tức mê hoặc. Tuy chẳng thể coi hiện tượng này là thành tựu nhưng cũng tương đối rất quý. Thế gian có bao nhiêu người trong một đời có thể tỉnh ngộ một hai lần? Cũng giống như trong bóng tối đột nhiên có một ánh điện xẹt tỏa sáng, tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng quý báuChúng ta hy vọng có thể có vài lần điện xẹt này, nhịp độ xẹt ngày càng nhiều, ánh sáng ngày càng sáng, đây là hiện tượng, dấu hiệu tốt.

Thứ ba là ‘Chuyển Phàm Thành Thánh’, chỉ có chân chánh giác ngộ, chân chánh hiểu rõ mới thật sự muốn học theo Phật, Bồ Tát. Muốn học thật sự thì có thể thành tựu thật sự. Phật nói một người trong đời này chắc chắn có thể thành tựu, vấn đề ở chỗ có chịu hết lòng làm hay không. Lão cư sĩ Hạ Liên Cư trong cuốn Tịnh Ngữ có dạy ‘chân cán’ (làm thật sự, làm hết lòng), chỉ cần chịu làm thật sự, ngay trong đời này có thể thành tựu. Trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện Tài đồng tử thành tựu ngay trong một đời; trong kinh Pháp Hoa có nói Long Nữ tám tuổi thành Phật; Thế Tôn nêu ra những chuyện này tức là nói rõ chúng ta cũng có thể làm được. Cử ra đồng nam, đồng nữbiểu thị, tượng trưng phải dùng tâm thành thật mới có thể thành tựu. Tâm trẻ nít còn chưa bị ô nhiễm, tâm chưa ô nhiễm có thể thành tựu

Có thể buông xuống hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì sẽ chẳng ô nhiễm; đối với hết thảy pháp vẫn còn tốt - xấu thì tâm đã ô nhiễm rồi. Hết thảy pháp thế gianxuất thế gian đều thanh tịnh, bình đẳng cả; nếu trong cảnh giới khởi tâm tốt - xấu, thương - ghét, khống chế, chiếm hữu, như vậy là ô nhiễm nghiêm trọngChúng ta phải học tập chư Phật, Bồ Tát, cảnh giới của chư Phật, Bồ TátHoa Tạng thế giới, Cực Lạc thế giới, y báo, chánh báo trang nghiêm, đẹp chẳng thể tả. Tuy các ngài có mọi thứ hưởng thọ nhưng chẳng có tâm niệm muốn khống chế, chiếm hữu hết thảy người, sự, việc; tâm niệm cũng chẳng có huống gì là hành vi? Như vậy mới là chân lạc -- vui thật sự. Bất luận vui cũng vậy, khổ cũng vậy, hiện nay chúng ta đều có tâm niệm, hành vi khống chế và chiếm hữu, như vậy là tạo nghiệp. Từ đây có thể biết khởi tâm động niệm muốn chiếm hữu, muốn khống chế chính là tạo nghiệp. Tạo nghiệp thì nhất định nghiệp ác nhiều, nghiệp thiện ít. Thiện nghiệp là gì? Thỉnh thoảng buông lỏng tâm chiếm hữu, khống chế một chút tức là thiện nghiệp. Nắm quá chặt thì tạo ác nghiệp, thiện và ác bất quá chỉ như vậy mà thôi. Thế nên Phật mới nói tam ác đạoquê nhà, tam thiện đạo là nơi du lịch của lục đạo chúng sanh [vì thời gian ở trong tam ác đạo lâu dài như ở quê nhà, thời giantam thiện đạo ngắn ngủi như đi du lịch, đi chơi vài ngày rồi cũng phải trở về nhà, trở về tam ác đạo]. Chúng ta hãy lắng lòng quán sát kỹ càng, lời Phật nói đích thực là chân tướng sự thật.

Tôi hy vọng các bạn đồng tu phải giác ngộ, giác ngộ thì phải học Phật, đức Phật Thích Ca Mâu Nigương tốt nhất của chúng taChúng ta dùng đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm cơ sở, làm mô thức căn bản, sau đó chúng ta mới có định lựcĐịnh lực tức là chẳng bị cảnh giới bên ngoài dụ hoặc, lay động; khi gặp nghịch cảnh, nghịch duyên chẳng sanh phiền não, khi gặp thiện cảnh, thiện duyên chẳng sanh tham luyến. Có định lực thì tự nhiên sẽ có trí huệ, trí huệ tức là thông suốt hết thảy, được vậy thì có thể học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo.

Đạo chính là tâm Bồ Đề rộng lớn, dùng tâm đại từ đại bi để thương yêu và giúp đỡ tất cả chúng sanh một cách vô điều kiện. Nếu có tâm này mà chẳng có hành động thì chỉ là phát tâm suông, nhất định phải dùng hành động để thực hiện, đó mới là Bồ Tát hạnh. Trong phần lớn kinh điển Đại Thừa nói đến Bồ Tát hạnh gồm sáu điều: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã; kinh Hoa Nghiêm nói đến mười điều, nói tường tận viên mãn hơn. Thật ra nội dung của sáu điều và mười điều đều giống nhau, quy nạp mười điều thì thành sáu điều, sáu điều mở rộng ra tức là mười điều. Trong mười điều thì Bát Nhã được mở rộng ra, Bát Nhã tức là Căn Bản Trí, Căn Bản Trí khởi tác dụngHậu Đắc Trí, cho nên có Phương Tiện, Nguyện, Lực, Trí. Hậu Đắc Trítác dụng của trí huệ, dùng trên bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Mười điều này bất quá chỉ là nói rõ thêm về trí huệ Bát Nhã mà thôi.

Trong sinh hoạt hằng ngày, trong lúc chúng ta xử sự, đãi người, tiếp vật nhất định phải làm được sáu Ba La MậtBa La MậtPhạn ngữ, dịch nghĩa là Đến Bờ Kia (Đáo Bỉ Ngạn), viên mãn, sáu thứ viên mãnBố thí phải vô điều kiện, chẳng chấp tướng thì sẽ viên mãn. Trong kinh Bát Nhã nói đến ‘Tam Luân Thể Không’, tức là đừng chấp trước mình đã làm được bao nhiêu việc tốt rồi, cũng đừng chấp trước người khác làm được bao nhiêu việc tốt rồi, viên mãn nhất định phải ‘tam luân thể không’. ‘Chẳng có tướng Ta, tướng Người, tướng Chúng sanh, tướng Thọ Giả’, bố thí phải lìa bốn tướng ấy, trì giới, tinh tấn, thiền định, Bát Nhã cũng lìa bốn tướng, như vậy mới gọi là Ba La Mật, mới viên mãnHy vọng các bạn đồng tu phải lắng lòng thể hội, buông xuống tự tư tự lợi, niệm niệmxã hội, vì hết thảy chúng sanh, phục vụđiều kiện, tận tâm tận lực giúp đỡ hết thảy chúng sanh trong pháp giới. [Được vậy thì] trong đời này tu học, học tập chư Phật, Bồ Tát chắc chắn sẽ đạt được kết quả thù thắng.

 

3. Nhập tri kiến Phật (Buổi sáng 9-4-1999)

 

a. Thâm nhập kinh tạng.

‘Khẳng định hư không pháp giới hết thảy chúng sanh chính là tự tánh’, đây là nhập tri kiến Phật, đây là chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Đặc biệt là trong thời đại hiện nay nếu chẳng có nhận biết như vậy thì tai nạn của mình và hết thảy chúng sanh sẽ chẳng có cách gì tránh khỏi. Muốn nhận biết sự thật này thì nhất định phải thâm nhập kinh tạng, nhưng ‘kinh tạng’ ở đây không phải chỉ Đại Tạng Kinh mà là bất kỳ một bộ kinh nào trong Phật giáo, chân lý chứa đựng trong một bộ kinh có thể giải quyết vấn đềChân lý chứa đựng trong bất kỳ một bộ kinh nào cũng đều giống nhau cho nên ‘pháp môn bình đẳng, chẳng có sai khác’.

Tu học Phật pháp y cứ bất kỳ một bộ kinh nào đều có thể nhập tri kiến Phật. Còn việc lựa chọn một bộ kinh luận nào, pháp môn nào là do duyên phần của từng người, căn tánh, sự ưa thíchhoàn cảnh sinh hoạt [của mỗi người] chẳng đồng. Chư Phật Như Lai giới thiệu kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa cho người lợi căn; giới thiệu kinh Vô Lượng Thọ cho người trung hạ căn, chúng sanh căn tánh trung hạ vẫn chiếm số nhiều hơn. Pháp môn Tịnh Tông chẳng phải chỉ có một mình đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu, mà mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai đều giới thiệu, vậy thì còn sai được nữa sao? Vấn đề ở chỗ phải thâm nhập vào chân lý, chân tướng sự thật của vũ trụ nhân sanh chứa đựng trong kinh; nếu chẳng thể thâm nhập thì không thể đè nén phiền não tập khí, đè nén phiền não tập khí không nổi thì chắc chắn sẽ tạo nghiệp, tạo nghiệp nhất định sẽ tổn hại chính mình, và cũng tổn thương đến hết thảy chúng sanh.

Tổn hại mình thì chẳng sao cả, tương lai đọa địa ngục, biến thành súc sanh, đó là tự làm tự chịu; nhưng tổn thương đến rất nhiều chúng sanh thì tội này nặng lắm. Đoạn dứt pháp thân huệ mạng của hết thảy chúng sanh, chẳng có tội gì nặng hơn tội này, vì tội nghiệp này mới đọa địa ngục. [Hãy thử nghĩ] người ấy từ vô lượng kiếp đến nay, đời này được thân người, có cơ hội nghe được Phật pháp, mà bạn đoạn dứt duyên phận này của họ, tội này bao nặng? Chúng ta phải hiểu thâm ý của cách luận tội nói trong kinh Phật. Ngược lại giúp đỡ hết thảy chúng sanh có cơ hội nghe đến Phật pháp, có cơ hội tu học Phật pháp, đây là công đức hạng nhất trong thế gianxuất thế gian. Trên thế gian này tuy có tiền tài to lớn nhưng sau khi chết đi một đồng xu cũng chẳng mang theo được, đúng là ‘muôn vật đem chẳng nổi chỉ có nghiệp đi theo mà thôi’. Mang gì theo được? Có thể mang theo công đức giúp đỡ chúng sanhcơ duyên được độ hóa.

Trong xã hội ngày nay rất nhiều người có địa vị, giàu sang nhưng chẳng biết đạo lýsự thật này, chẳng có trí huệ, chẳng biết căn nguyên thật của kiết hung, họa phước, cho nên vẫn chẳng thể giữ kiết, tránh hung. Những việc nhân quả báo ứng này không những cổ đức ghi chép rất nhiều, nếu chúng ta lưu ý một chút trong xã hội ngày nay thì chỗ nào cũng có thể thấy được. Ngày nay chúng ta may mắn gặp được duyên phần này, thiệt là trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được, nếu chúng ta còn không biết nắm lấy cơ hội, vẫn chẳng biết tu phước, trái lại còn tạo nghiệp, chướng ngại nhân duyên này, tội ấy rất nặng. Thế nên gặp được duyên phần thù thắng này rốt cuộc là tốt hay xấu thì cũng khó nói, phải coi bạn dùng tâm gì. Bạn dùng tâm thiện, chịu thành tựu cho chúng sanh thì đó là chuyện tốt. Nếu tự mình có ý niệm muốn khống chế, chiếm giữ thì duyên phần này sẽ giúp bạn đọa vào địa ngục A Tỳ. Đây đều là sự thật, hoàn toàn sai khác trên sự nhận biết.

 

b. Tầm quan trọng của việc nghe kinh

Làm thế nào để vun bồi trí huệ? Phương pháp duy nhất là phải nghe kinh. Năm xưa đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế thuyết pháp suốt bốn mươi chín năm chưa hề gián đoạn. Trong các học trò của Ngài những vị xuất gia thường tùy chúng có một ngàn hai trăm năm mươi lăm người, ngoài ra những vị chẳng phải thường tùy chúng còn nhiều hơn nữa. Rất nhiều người đi theo đức Phật Thích Ca Mâu Ni chẳng nỡ rời khỏi, mỗi ngày nghe Phật giảng pháp thậm thâm vi diệu. Từ chuyện này chúng ta mới hiểu nếu chúng ta muốn đạt được trí huệ chân thật thì không thể tách rời kinh giáo, phải nghe mỗi ngày, phải giảng hằng ngày. Nghe xong, chính mình đã hiểu thì phải giảng cho người khác nghe. Cả đời Thế Tôn dạy chúng ta ‘thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói’, đã nói câu này ngàn vạn lần, chúng ta phải vô cùng vui vẻ, phải thích vì người diễn nói.

Hiện nay người giảng kinh rất ít, chúng ta lợi dụng phương pháp kỹ thuật tân tiến: mạng lưới điện toán (internet) và truyền hình vệ tinh để truyền bá, hoằng dương Phật pháp. Thật sự muốn nhập tri kiến Phật, làm cho tư tưởng kiến giải được thuần chánh, chẳng sai lầm, nếu không nghe kinh, không đọc kinh thì tuyệt đối chẳng làm nổi. Tôi học Phật bốn mươi bảy năm, kinh nghiệm từ nhiều năm nay cho tôi biết chỉ có cách phải huân tập hằng ngày, một ngày cũng chẳng thể gián đoạn; [được vậy thì lúc] xử sự, đãi người, tiếp vật trong đời sống hằng ngày, chúng ta mới chẳng tùy thuận phiền não, cũng chẳng tùy thuận ý tưởng của mình vì mình còn mê, còn chưa giác ngộ.

Phật dạy lúc chúng ta còn chưa chứng A La Hán thì không thể tin theo ý tưởng của mình; ý tứ của mình đều sai lầm, đều là tri kiến của phàm phu, tri kiến luân hồiTùy thuận theo ý tứ của mình thì chắc chắn sẽ tạo nghiệp luân hồi, Phật nói lời chân thật. Bởi vậy nên trước khi khai ngộ thì phải tùy thuận theo lời dạy của Phật, nhưng nếu chưa thông thuộc kinh giáo, không thể thâm nhập thì chẳng làm nổi. Đến lúc tự mình đã đoạn phiền não, mức thấp nhất là phải đoạn dứt Kiến Tư phiền não, buông xuống hết thảy chấp trước, chứng được quả vị A La Hán, A La Hán được gọi là Chánh Giác, nghĩa là tư tưởng kiến giải chẳng còn sai lầm nữa, đến mức này mới có thể tin tưởng sự suy nghĩ của mình. Bồ Tát còn cao hơn A La Hán, được xưng là Chánh Đẳng Chánh Giác, đã đoạn Trần Sa phiền não, chẳng còn phân biệtQuả vị Phật là viên mãn nhất, chẳng còn vọng tưởng, vô minh, được xưng là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Kiến Tư phiền não của chúng ta vẫn còn đầy đủ, trong đời sống hằng ngày vẫn còn thị - phi, nhân - ngã, tham, sân, si, mạn, tự tư tự lợi, đây đều là tâm luân hồi, những gì tạo tác đều là nghiệp luân hồi. Khi tâm luân hồi, nghiệp luân hồi gặp Phật pháp thì thường thường đều chướng ngại Phật pháp, không những hiện nay như vậy, thời xưa cũng chẳng ngoại lệ. Nhưng người xưa còn đỡ hơn người hiện nay vì phần đông người xưa đều được un đúc bởi đạo đức, vẫn còn quan niệm đạo nghĩa. Hiện nay luân lý đạo đức chẳng còn, nếu bạn nói luân lý đạo đức với họ, không những họ không thể tiếp nhận mà còn bài bác nữa. Họ cho rằng tự tư tự lợi là đúng, lợi mình hại người là đúng, trong đó họ có thể kiếm được chút lợi nhuận. Họ chẳng biết [làm như vậy chỉ] được một chút lợi ích trước mắt, chớp mắt là phải đọa lạc vào địa ngục A Tỳ, Phật pháp gọi những người này là ngu si, chẳng có trí huệ mới làm những việc điên rồ như vậy.

Người giác ngộ tuyệt đối sẽ chẳng có tâm niệm tự tư tự lợi, tuyệt đối chẳng có tâm niệm và hành động khống chế, chiếm hữu tất cả người, sự, vật. Vì họ thực sự hiểu được ‘ba tâm đều chẳng thể được’(ba tâm là tâm quá khứ, hiện tại, và vị lai), ‘vạn pháp đều không, nhân quả chẳng không’ thế nên họ sẽ chẳng khởi ác niệm, chẳng có hành vi lầm lạc, khi khởi tâm động niệm, tất cả hành vi tạo tác đều tương ứng với pháp tánh, trong Phật pháp gọi là ‘xứng tánh’. Xứng tánh tức là Phật tri, Phật kiến, tức là Phật ngôn, Phật hạnh, thành tựu vô lượng vô biên công đức. Dùng công đức ấy trang nghiêm pháp giới, trang nghiêm chúng sanh, được như vậy thì xưng là Phật, Bồ Tát.

Phàm phu chẳng chịu làm những việc có lợi ích cho chúng sanh, niệm niệm đều nghĩ đến lợi ích của mình, tâm niệm đầu tiên luôn luôn là tự mình được lợi ích, bảo hộ mình. Nếu hy sinh chính mình có thể đem lại lợi ích cho chúng sanh thì Phật, Bồ Tát cũng hoan hỷ làm. Hy sinh sanh mạng của mình còn chẳng tiếc huống chi là những vật ngoài thân? Chỉ cần làm cho chúng sanh được lợi ích chân thật thì chẳng có việc không khởi tâm hoan hỷ lớn lao, đây là chỗ khác nhau giữa Phật và phàm phuChúng ta học Phật nhất định phải ‘làm thật sự’, nếu gặp chuyện thực sự có lợi ích cho chúng sanh mà còn suy nghĩ coi có lợi ích gì cho mình hay không, có đáng làm hay không, còn những tâm niệm như vậy là mê hoặc. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Thứ nhất là thiện căn phước đức của mình chẳng đủ. Thứ nhì là ngoại duyên chẳng đủ, ngoại duyên là cơ hội nghe kinh, nghe thuyết pháp quá ít. Nếu thường có người nói cho bạn nghe, lâu dần thì không hay không biết đều un đúc thành hạt giống. Đây là hạt giống Phật, hạt giống Phật là hạt giống giác ngộ. Nếu hạt giống này có nhiều thì sẽ nảy sanh sức mạnh, khi gặp cơ hội thì bạn sẽ nắm lấy, nhất định sẽ chẳng buông bỏ cơ hội này. 

Tôi đã già rồi nhưng vẫn phải giảng kinh hằng ngày là vì chúng sanh; nếu là vì mình thì tôi có thể về hưu rồi. Trong sách xưa có ghi: ‘thất thập trí sĩ’, trí sĩ nói theo bây giờ tức là về hưu, cáo lão về quê. Tôi cũng có thể về hưu, tìm nơi có hoàn cảnh thanh tịnh để niệm Phật cầu vãng sanh, còn phải nhọc sức bôn ba nữa sao? Cũng vì chẳng có người giảng những kinh giáo này, nếu có người giảng thì tôi sẽ chẳng giảng nữa. Chẳng có người giảng thì không thể không giảng, đây là hy sinh mình, giúp đỡ người khác.

Chư Phật, Bồ Tát vì người quên mình tức là giảng kinh thuyết pháp, Phật, Bồ Tátchúng ta thị hiện cách thức giảng dạy: Bất luận là tại gia hay xuất gia đều vạn duyên buông xuống, chẳng có gì hết, thanh tịnh vô vi, giúp đỡ chúng sanh. Trong thế giới Sa Bà này nhĩ căn của chúng sanh bén nhậy nhất cho nên giảng kinh thuyết phápphương cách hay nhất; kế đó dùng thân thể thị hiện, làm một gương tốt cho xã hội đại chúng xem, chỉ là vậy mà thôi. Chân chánh là đệ tử Phật, bất luận tại gia hay xuất gia, xuất gia phải học Phật, học cao tăng, tại gia phải học cao sĩ, những cao tăng, cao sĩ này đều là chư Phật, Bồ Tát ứng hóa đến thế gian, làm mô phạm, làm gương tốt nhất cho chúng taChúng ta phải hiểu, phải hết lòng nỗ lực học tập, thành tựu vô lượng vô biên công đức.

 

4. Giáo dục là đường lối căn bản để giải quyết tai nạn (Buổi sáng 28-4-1999)

Hiện nay xã hội chẳng an định, nguyên nhân ở tại chỗ nào? Tư tưởng kiến giải sai lầm, đây là nguyên nhân chính của sự động loạn bất an. Nếu mọi người chẳng có chánh tri chánh kiến thì hiện tượng này chắc chắn sẽ xảy ra. Chánh tri chánh kiến phải nhờ giáo dục mới có. Ngàn vạn người khó kiếm được một người vừa sanh ra liền có chánh tri chánh kiến, họ đều là chư Phật, Bồ Tát ứng hóa tại thế gian, chẳng phải phàm phuPhàm phu từ vô lượng kiếp đến nay chịu phiền não tập khí huân tập nên sanh khởi tri giác sai lầm, đây là hiện tượng tự nhiên sẽ xảy ra, cho nên nhất định phải nhờ giáo học. Trung Quốc thời xưagiáo dục gia đình, có giáo dục nhà trường – gọi là giáo dục tư thục. Trong Lễ Ký, thiên Khúc Lễ, thiên Nội Tắc nói rất tường tận. Nhất định phải bắt đầu xây dựng cơ sở giáo dục từ nhỏ, vun bồi khả năng phân biệt chân và vọng, tà và chánh, thị và phi, họa và phước; khi có khả năng này thì cả đời có thể kiến công lập nghiệp, lập ở chỗ chẳng bại.

Trung Quốc từ xưa đến nay rất coi trọng giáo dụcGiáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội dung hòa thành một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh; nhờ vậy xã hội đương nhiên an định, phồn vinh, hưng vượng, quốc gia nhất định cường thạnh, thế giới hòa bình. Chỉ có tâm thương yêu chân thành, giáo dục hoàn hảo mới có thể tự cứu mình, gia đình, xã hội, thế giớiXã hội ngày nay động loạn là tai họa do kinh tế đem lại, mọi người ai cũng nóng lòng kiếm chác, kiếm lợi, ai cũng bị sức hút của đồng tiền lôi kéo. Nhà Thanh trước kia, chính giữa đồng tiền có một lỗ hổng gọi là ‘mắt đồng tiền’ (tiền nhãn), cái lỗ này có hình vuông giống như cái gông, gông là một dụng cụ để cùm đầu tội nhân. [Người xưa] làm đồng tiền giống như vậy là muốn nhắc nhở chúng ta đồng tiền chẳng phải là một vật tốt, bị lôi cuốn vào trong đó thì sẽ mang gông cùm, sẽ phạm tội. Người Trung Quốc cổ đại làm ra những thứ này đều có ẩn chứa ý nghĩa giáo dục trong ấy. Ngày nay sử dụng tiền giấy, tờ giấy bạc này là một vật rất dơ, có bao nhiêu người cầm đến tờ giấy tiền này, có bao nhiêu vi khuẩn được truyền trên ấy. [Người ta] chẳng hiểu những chuyện này, cắm cúi liều mạng chui vào cái ‘mắt đồng tiền’!

Cả vợ lẫn chồng đều đi làm kiếm tiền, con cái chẳng được cha mẹ thương yêu, [lo lắng, chăm sóc], trong tâm sẽ bất bình thường, đây là hậu quả của sự thiếu thốn giáo dục gia đìnhGiáo dục gia đình đã bị máy truyền hình (TV) thay thế, hơn nữa nội dung của [những chương trình] truyền hình có lợi cho sức khỏe, tinh thần, và thể chất của trẻ em rất ít, hầu hết đều là bắn giết, trộm cắp, tà dâm, nói dối, dạy con người trở nên tự tư tự lợi, tổn hại người để làm lợi cho mình. Trẻ em hằng ngày coi TV, có ấn tượng vô cùng sâu đậm, chúng nó đều cho rằng những thứ này là bình thường, cứ tưởng làm người đương nhiên phải như vậy. Giáo dục nhà trường chẳng dạy luân lý đạo đức, hầu hết những gì xã hội nhìn thấy đều giống như chương trình chiếu trên TV. Con người sinh sống trong hoàn cảnh như vậy cho dù có thiện căn thì cũng sẽ biến thành hư hỏng, như câu nói: ‘Gần son thì đỏ, gần mực thì đen’, bao nhiêu người có thể chẳng bị hoàn cảnh dụ dỗ và ảnh hưởng? Đây là nguyên nhân của sự động loạn trong xã hộiPhương pháp đối trị là phải bắt đầu từ căn bản, đó là giáo dục gia đình, giáo dục trường học và giáo dục xã hội phải dung hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh mới có thể cứu vãn xã hội, giúp đỡ hết thảy chúng sanh tỉnh giác, quay đầu là bến bờ, mới giải quyết được vấn đề này.

Ngày nay cả thế giới đều động loạn, võ lực không thể giải quyết, võ lực chỉ tăng thêm hận thù giữa các tộc đoàn, hận thù này rất khó tiêu trừ. Dùng kỹ thuật tối tân hiện đại để tận diệt một tộc đoàn, tiêu diệt một quốc gia rất dễ dàng. Nhưng thật sự có thể tiêu diệt được hay chăng? Chẳng được. Những oan hồn này sau khi chết sẽ đến quốc gia của bạn đầu thai, làm con cháu của bạn, tương lai sẽ báo thù này. Trong lịch sử Trung Quốc đời nhà Thanh có ghi rõ một câu chuyện. Lúc triều nhà Thanh vừa mới bắt đầu, họ dựa vào võ lực của mình để tiêu diệt giòng họ Diệp Hách. Lúc gần chết người thủ lãnh của dòng họ Diệp Hách thề: ‘Tương lai dù trong dòng họ chỉ còn một người đàn bà [duy nhất] thì [người này] cũng sẽ báo thù, cũng sẽ tiêu diệt các ngươi’. Những năm cuối triều đại, nhà Thanh diệt vong trong tay Từ Hi thái hậu, họ của bà chính là Diệp Hách! Trong cung đình nhà Thanh, quy ước của tổ tông có ghi ‘Con gái nhà Diệp Hách tuyệt chẳng thể vào cung’. Trải qua nhiều năm mọi người đều lơ là và quên mất. Lúc Từ Hi thái hậu vào cung có người nhắc lại chuyện này nhưng vua Hàm Phong chẳng màng, đến sau cùng nhà Thanh diệt vong trong tay của bà, bà đến là để báo thù đấy. Thế nên võ lực chẳng thể giải quyết vấn đề, oan oan tương báo dây dưa chẳng dứt. Chẳng thể sỉ nhục, hiếp đáp bất cứ một chúng sanh nào, kinh Lăng Nghiêm nói: ‘Người chết sanh làm dê, dê chết sanh làm người’, hôm nay bạn làm người, thế lực mạnh giết dê làm thịt ăn; đời sau bạn sanh làm dê, dê lại sanh làm người, rồi lại giết bạn, oan oan tương báo dây dưa chẳng bao giờ dứt.

Muốn giải quyết vấn đề phải dùng lòng thương yêu chân thật, lòng chăm sóc chân thành, giúp đỡ vô tư, cảm hóa nhân tâm. Hết thảy chúng sanh hữu tình đều có lương tâm, trong nhà Phật có rất nhiều công án cao tăng đại đức chế phục sư tử, hổ, báo, mãnh thú; ngay cả mãnh thú cũng có thể cảm hóa thì đâu có lý do chẳng thể cảm hóa con người được. Chẳng thể cảm hóa là vì chẳng đạt đến mức tinh thành, có câu nói: ‘Tinh thuần chí thành đến mức cùng cực, đá vàng cũng phải bể’ [15]Chúng ta chẳng hiểu lý ấy, chẳng biết hướng về trong phản tỉnh, chẳng đem lòng thương yêu cho người, bởi vậy nên chỉ làm cho vấn đề ngày càng tệ, càng chẳng thể thâu tóm. Đây là sai lầm đã chẳng coi trọng giáo dục, quả báo đã coi thường giáo dụcChúng ta quán sát lịch sử, tai nạn, diễn biến của thiên tai nhân họa, ngày càng khốc liệt, ngày càng khủng khiếp, sức phá hoại mỗi lần đều tăng thêm, đây chính là oan oan tương báo; những chuyện tàn sát tập thể đến sau cùng thế giới cùng nhau tận diệt, đây là kết quả do trí huệ nhân loại kết hợp với khoa học tân tiến tạo thành!

Cổ thánh tiền hiền Trung Quốc đích thật có trí huệ, nhìn được sâu, được rộng, được xa cho nên cực lực đề xướng giáo dục, xếp giáo dục vào vị trí quan trọng hàng đầu trong đời người. Người ta có thể không ăn, không mặc, nhưng không thể không có giáo học. Câu đầu tiên trong Luận Ngữ nói: ‘Học rồi thực hành theo cũng chẳng vui sướng sao’ [16]. ‘Học’ là việc lớn nhất trong đời sống con người, như câu nói: ‘Sống đến già thì học đến già, học hoài chẳng hết’ [17]. Sanh mạng nằm trong sự học tập, cả đời học chẳng hết, đời đời kiếp kiếp cũng học chẳng hết. Phật pháp nói càng viên mãn hơn, nói càng hay hơn: ‘Từ lúc mới phát tâm đến quả vị Như Lai, sự học trong vô lượng kiếp mới đạt đến cứu cánh viên mãn’. Sau khi viên mãn thì mới có thể phục vụ, giúp đỡ hết thảy chúng sanh. Từ đó mới biết mục đích của sự ‘học’ là để phục vụ xã hội đại chúng. Từ nhỏ mở rộng ra đến phục vụ gia đình, phục vụ tông tộc, phục vụ làng xóm, phục vụ đất nước, phục vụ hết thảy chúng sanh, nếu như chẳng có học dưỡng tốt đẹp thì phục vụ sẽ chẳng được viên mãn; thậm chí phục vụ lại tạo nghiệp thêm, đem lại tai nạn cho xã hội, quốc gia, thế giới. Người thực sự có đạo đức, có học vấn, có lương tâm nhất định sẽ chẳng phát triển võ khí mới. Trong Bồ Tát Giới, những người tạo nên những công cụ giết hại chúng sanh này đều phạm giới sát. Tạo công cụ dùng để săn bắn cũng phạm tội sát sanh, huống chi là tạo võ khí có thể giết hại rất nhiều người, tội này lớn lắm! Bạn tuy chẳng [đích thân] giết người, nhưng bạn chế tạo những võ khí này, tương lai giết hại rất nhiều người, bạn phải chịu trách nhiệm, quả báo này chẳng thể nào tưởng tượng nổi.

Ngày nay nếu muốn xã hội an định, phồn vinh, hưng vượng, hết thảy chúng sanh có thể sống cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn thì vẫn phải nhờ giáo dụcMục tiêu của giáo dục gồm có: thứ nhất là hiểu rõ quan hệ giữa người và người, thứ hai là hiểu rõ quan hệ giữa người và hoàn cảnh tự nhiên, thứ ba là hiểu rõ quan hệ giữa người và thiên địa quỷ thầnGiáo dục Phật pháp cũng có ba mục tiêu, thứ nhất là ‘Đoạn ác tu thiện’, thứ hai là ‘Chuyển mê thành ngộ’, sau cùng là ‘Chuyển phàm thành thánh’. Bởi vậy nên giáo dục gia đình, trường học, xã hội chẳng thể xa lìa quan niệm này, kiếp nạn của tất cả chúng sanh mới được hóa giải, xã hội mới có thể khôi phục lại an định, hòa bình. Ngày nay chúng ta nhận thức, hiểu rõ rồi thì phải nỗ lực bắt đầu làm từ chính mình, dốc hết tâm lực để giúp đỡ những chúng sanh có duyên. Có duyên là như thế nào? Có thể nghe được, có thể tiếp nhận, chúng ta dốc hết tâm lực giúp đỡ họ. Chẳng nghe được, chẳng chịu tiếp nhận thì cũng chịu thua thôi, đây là như Phật pháp thường nói: ‘Phật không thể độ người chẳng có duyên’, ý nghĩa là như vậy.

 

D. Đề xướng hiếu đạo và sư đạo

 

1. Nói chuyện tại Trung Tâm Cao Niên Tùng Bách, Tuyết Lê (Sydney) năm 1999 (Buổi sáng 29-4-1999)

Kính thưa các vị phụ lão anh em:

Hôm nay cử hành lễ Kính Lão Quốc Tế năm 1999 tại Tuyết Lê. Tịnh Không có duyên tham gia thắng hội cảm thấy vô cùng vinh hạnh‘Kính lão tôn hiền, hiếu thân tôn sư’ là mỹ đức của dân tộc Trung Hoa; ở Trung Quốc đời xưa, đi ngược dòng lịch sử ít lắm cũng có trên ba ngàn năm lịch sử. Chư vị tổ tiên cổ lão Trung Quốc trải qua nhiều đời đều dùng quan niệm này để truyền mãi đến đời sauKhổng Tử sáng lập nền giáo học tư nhân mô phạm điển hình. Việc quốc gia chính thức chế định chánh sách giáo học cũng có thể truy được [nguồn gốc] bắt đầu từ ba đời Hạ, Thương, Châu.

Mục đích giáo học cổ đại gồm có ba điểm: thứ nhất là dạy chúng ta quan hệ giữa người với người; làm người như thế nào, làm sao tiếp xúc với đại chúng, gọi là Giáo Dục Luân Lý, người xưa chia Nhân Luân thành năm loại. Từ phạm vi nhỏ nhất là ‘phu phụ’ (vợ chồng), vợ chồng ở cùng chung một phòng. Ở ngoài phòng có gia (nhà), nhà có ‘phụ tử’ (cha con), ‘huynh đệ’ (anh em). Phía ngoài của nhà là xã hội, xã hội có ‘bằng hữu’ (bạn bè), có ‘quân thần’ (vua – tôi); quân thần nói theo bây giờ là người lãnh đạo và người bị lãnh đạoChúng ta hiểu rõ những quan hệ này, trong những quan hệ này có quan hệ máu mủ gọi là Thiên Luân, có quan hệ đạo nghĩa gọi là Nhân Luân. ‘Phụ tử hữu thân’ (cha con có tình thân) là quan hệ máu mủ, là quan hệ Thiên Luân. ‘Bằng hữu hữu tín, quân thần hữu nghĩa’ (Bạn bè giữ chữ tín, vua tôi có nghĩa), được xây dựng trên đạo nghĩa của quan hệ Nhân Luân, thế nên khi người giao tiếp lẫn nhau tự nhiên sẽ tương thân tương ái [thương yêu lẫn nhau], kính trọng, chiếu cố, hợp tác lẫn nhau. Kinh Vô Lượng Thọ dạy rõ ràng: ‘Nhân dân trong thế gian, cha con, anh em, chồng vợ, thân quyến nên tôn kính, thương yêu lẫn nhau, chẳng nên ghen ghét lẫn nhau. Kẻ có chia xẻ cho người không, chẳng nên tham tiếc’ [18]. Con người là một động vật [có tập quán sống chung với nhau trong] xã hội, chẳng thể thoát ly xã hội nhân quần mà sinh sống đơn độc, đặc biệt là chung sống với những tộc đoàn khác nhau, từ xưa đến nay đã như vậy, hôm nay vẫn như cũ, chẳng ngoại lệ. Bởi vậy nên văn hóa đa nguyên thuộc về thiên nhiên, chẳng do người tạo thành. Có thể thích ứng với văn hóa đa nguyên thì sẽ khỏe mạnh. Phản nghịch với văn hóa đa nguyên thì tâm lýsinh lý của người này sẽ sanh bịnh.

Thứ hai là dạy con người hiểu rõ quan hệ giữa người và hoàn cảnh tự nhiênĐời sống của chúng ta nhờ vào sự cung cấp từ thiên nhiên; y phục, ăn uống, chỗ ở, hành vi đều chẳng tách lìa hoàn cảnh tự nhiên. Bởi vậy nên làm thế nào để tiếp xúc với hoàn cảnh tự nhiên? Phải biết ‘người nhân từ thương yêu vạn vật’ (nhân dân ái vật). ‘Nhân dân’ nghĩa là gì? Tức là ‘Những gì mình không ưa thì đừng đưa cho người khác’. Đối đãi với người khác phải thường nghĩ đến mình, nếu người khác dùng thái độtâm niệm ấy đối xử với mình, mình có thể tiếp nhận không. Nếu không thể tiếp nhận thì mình đừng dùng thái độtâm niệm này để đối xử với kẻ khác. Như vậy mới là chân thành thương mến rộng rãi. Chẳng những phải thương mến tất cả người mà còn phải thương mến tất cả vật, đó là lòng thương mến hoàn cảnh tự nhiên.

Thứ ba, nâng cao lên, dạy chúng ta hiểu rõ quan hệ giữa con người và thiên địa quỷ thần. Rất nhiều học giả, tôn giáo kính ngưỡng Thượng Đế. Dân tộc Trung Quốc từ xưa đến nay đã coi trọng việc cúng tế thiên địa quỷ thần. Trong Phật giáo, đức Phật dạy chúng ta ngày mồng một mỗi năm, đây là ngày đầu tiên mỗi năm, việc đầu tiên người đệ tử Phật phải làm là việc gì? ‘Cúng Thiên’, phải làm Phật sự này, đó là cung kính Thượng Đế, dùng tâm chân thành nhất để phụng hiến cho Thượng Đế.

Nội dung của giáo dục cổ đại ở Trung Quốc được duy trì mãi đến cuối triều nhà Thanh. Quan niệm giáo dục này vẫn chẳng thay đổi. Căn cơ của giáo dục được xây dựng trên cơ sở của Hiếu đạo, ‘Hiếu thân tôn sư’. Hiếu thân quan trọng nhất là ‘Dưỡng lão’. Hiếu dưỡng cha mẹthiên chức của người làm con. Nhưng giáo dục hiện đại hoàn toàn khác với quan niệm giáo dục của Trung Quốc thời xưa. Người trẻ tuổi hiện nay coi thường việc hiếu kính, chuyện này chẳng thể trách các em -- những người trẻ tuổi. Nếu chúng ta trách các em là sai lầmVậy thì phải trách ai? Phải trách chính mình, chúng ta chẳng dạy dỗ các em, chẳng làm gương tốt cho các em noi theo. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Thế Tôn dạy: ‘Người đời trước chẳng lành [không biết đạo đức], chẳng có người nói cho họ biết thì không thể trách họ được’ [19]Đời trước chẳng dạy dỗ thì bạn làm sao có thể trách các em được? Không thể đẩy hết trách nhiệm này cho đời sau.

Tôi sanh vào thời đại này coi như cũng còn may mắn, vẫn còn được dạy dỗ chút ít, còn hiểu được đôi chút về những đạo lý này. Chẳng may là tôi sanh vào thời chiến tranh loạn lạc, khổ nạn. Tôi rời khỏi gia đình từ năm mười bốn tuổi, đã nhiều năm qua rất ít khi gặp mặt, đoàn tụ với cha mẹ dù chỉ trong thời gian ngắn. Thế nên luôn nghĩ nhớ đến ân đức dưỡng dục của cha mẹ, lúc nào cũng nghĩ đến lời dạy của cổ thánh tiền hiền và Phật Tổ. Kinh Phật dạy: ‘Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta’, chúng ta hãy xem tâm lượng của Phật, Bồ Tát [lớn biết mấy]. Đời Tống, Phạm Trọng Yêm tiên sinh nói: ‘Kính trọng người già cả của kẻ khác như người già của chính mình, yêu thương con trẻ của người ta như con trẻ của chính mình’ [20]. Đây chính là thực hiện tinh thần từ bi bác ái. Thế nên lần trước khi tôi ghé Tuyết Lê, nghe nói Trung Tâm Cao Niên Tòng Bách muốn xây một viện dưỡng lão, tôi rất hoan hỷ; tôi sẽ dốc toàn tâm toàn lực để đóng góp vào việc này. Sau đó nhiều người đến nói với tôi: “Tình huống bên đó không được lý tưởng lắm, Pháp sư đừng bị gạt”. Giả sử mỗi người đều có tâm niệm như vậy thì chuyện thiện trong thiên hạ sẽ chẳng có ai làm nữa, đâu có ai dám làm? Giống như thế gian này có rất nhiều tai nạn, mọi người ai cũng chẳng chịu đi cứu trợ, tại sao vậy? Sợ tiền cứu trợ chẳng đến tay những người đang bị nạn, đành lòng nhìn thấy nhiều người chịu đói chịu lạnh đến chết. Như vậy là bị cảm tình lung lạc, chẳng có lòng từ bi thật sự. Có lòng từ bi chân thật thì dù chúng ta dùng thiện tâm, ra sức, ra tiền nhưng bị người ta gạt, Phật nói công đức của chúng ta vẫn viên mãn. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật nói: ‘Phát ý viên thành, viên mãn công đức’. Người làm việc thiện tu phước thì đời sau sẽ sanh lên trời, làm Phật, những người ăn cắp tài vật cứu trợ và hại người chịu nạn phải chịu lạnh chịu đói thì đời sau chắc chắn sẽ đọa địa ngục A Tỳ. Họ đọa địa ngục A Tỳ chẳng phải do chúng ta cốt ý hại họ, nếu bạn cốt ý muốn hại người, muốn làm cho họ vào địa ngục, [nghĩa là bạn cốt ý] quyên góp một ít tiền cho họ tham ô, vậy thì bạn đã làm chuyện ác rồi. Bạn chẳng có ý này! Đại Thừa Phật pháp luận tội là luận về tâm chứ chẳng luận trên sự tướng.

Chúng ta hiểu rõ đạo lý ấy thì hãy yên tâm, mạnh dạn đi làm các sự nghiệp từ thiện. Tôi dùng một tấm lòng thuần thiện, thiệt là lòng thương yêu chân thành. Xem người già giống như cha mẹ mình vậy. Hôm nay có người phát tâm xây viện dưỡng lão, có nhiều người như vậy săn sóc cho người già, săn sóc dùm cho tôi, tôi thiệt là mừng quá trời, cảm ơn còn không kịp thì sao lại chẳng tận tâm tận lực để làm công việc này cho hoàn hảo? Chẳng phải là giúp đỡ họ làm, việc này vốn là bổn phận của tôi. Nếu chúng ta ai cũng có tâm này, người nào cũng nghĩ như vậy, săn sóc cho người già, người về hưu, thì tương lai quả báo mình có được sẽ rất thù thắng. Nếu chúng ta sợ đầu sợ đuôi, chẳng dám làm, đến lúc chúng ta lớn tuổi sẽ chẳng có người săn sóc. Đến lúc đó tự mình sẽ cảm thấy đau khổ, hối hận không còn kịp nữa.

Trong pháp thế gianxuất thế gian quý nhất là bạn có tâm chân thành, tâm này rất quý báuTài lực chẳng quý, đó là vật ngoài thân chẳng ăn nhằm gì cả, một niệm chân tâm này quý báu, một niệm tín tâm quý báu. Tin ai? Tin chính mình. Thế nên chúng ta nhìn rất rõ ràng, rất minh bạch. Người đầy đủ lòng tự tin rất ít, nên tu học thế phápPhật pháp đều rất khó thành tựu. Chẳng có lòng tự tin mà muốn tin người khác thì rất khó. Trong Di Đà Yếu Giải, Ngẫu Ích đại sư giảng về chữ ‘tín’ cho chúng ta [như sau], thứ nhất là tin tưởng chính mình, thứ hai là tin Phật. Đạo lý này rất sâu, chúng ta phải tư duy, thể hội, tu học kỹ càng.

Cho dù thế giantai nạn, người có lòng tin có thể được cứu. Bởi vậy nên hôm nay chúng ta làm công việc tốt này thì đừng sợ đầu sợ đuôi, nhất định chẳng bị cảnh giới xung quanh lay động. Việc này làm được thành công thì rất tốt, chẳng thành công thì cũng tốt thôi. Tóm lại, một chút tâm chân thành này của chúng ta Thượng Đế biết, Thần minh biết, Phật, Bồ Tát đều biết. Chúng tôi cũng đang dự trù xây một Làng Di Đà ở Tân Gia Ba, đối tượng là để giúp đỡ người già, mọi người tụ hợp chung sống một cuộc sống hưu trí hạnh phúc nhất, có hy vọng nhất, mỹ mãn nhất. Tôi vô cùng quan tâm, lưu ý đến phước lợi cho người về hưu. Ở nhiều nơi trên thế giới, phàm những nơi tôi đến, tôi phải đi tham quan những chỗ dành cho người hưu trí, đích thật Úc châu làm sự nghiệp chăm sóc cho người về hưu này được hoàn hảo nhất. Nhưng có điều đáng tiếc là sinh hoạt tinh thần rất thiếu thốn. Cho nên tôi hy vọng Trung Tâm Cao Niên Tòng Bách ngoài việc lo lắng đời sống vật chất cho người già, nhất định phải nâng cao đời sống tinh thần, làm cho họ thật sự có đời sống về già hạnh phúc nhất, mỹ mãn nhất. Người Trung Quốc thường nói: ‘Người thiếu niên thì vun bồi phước, người trung niên thì tạo phước cho xã hội đại chúng, đến vãng niên (tuổi già) thì hưởng phước’Chúng tôi hy vọng Trung Tâm Cao Niên này là nơi để người già hưởng phước. Nếu chẳng làm đến mức cho người già hưởng phước thì chúng ta sẽ có tội lỗi. Thế nên tôi yêu cầu hết thảy những nhân viên làm việc tại Làng Di Đà ở Tân Gia Ba phải hiếu thuận người già cư trú nơi đó như hiếu thuận cha mẹ mình, phải tôn kính họ như chư Phật, Bồ Tát, được vậy thì chúng ta mới là học trò của đức Phật, mới thật sự là đệ tử Phật. Tận tâm tận lực phục vụ cho người già. Trong viện dưỡng lão giảng kinh thuyết pháp cho họ, cung cấp cho họ những tiết mục giải trí văn hóa. Những tiết mục giải trí này nhất định phải tuân thủ nguyên tắc ‘tư vô tà’ (không suy nghĩ tà vạy)[21] của Khổng Phu Tử. Làm cho người già mỗi ngày ở đây đều có thể tiếp nhận được chánh tri chánh kiến của cổ thánh tiên hiền và Phật, Bồ Tát.

Tôi đã nói qua, viện dưỡng lãocông trình có nhiều hy vọng nhất. Vì nơi ấy họ phải làm một sự thay đổi, làm thế nào để thay đổi? ‘Chuyển phàm thành thánh’. Giống như phần đông những tín đồ tôn giáo vậy, đây là chỗ chuẩn bị cho họ sanh lên trời, ở nơi này họ chuẩn bị sanh thiên. Ở nơi đây chuẩn bị vãng sanh bất thoái thành Phật, bạn nói công trình này thù thắng bao nhiêu? Còn công trình nào có hy vọng hơn công trình này? Có công trình nào thù thắng hơn công trình này? Chúng ta có thể hiếu thuận tất cả người già giống như tôn kính Thượng Đế. Kinh Phật dạy chúng ta hiếu kính là tánh đức, đây là tánh đức tự nhiên lưu lộ. Tánh đức có thể lưu lộ thì người này là Phật, là Bồ Tát. Phật, Bồ Tát đến đâu tu? Tu ở viện dưỡng lão thì sẽ thành Phật, thành Bồ Tát. Ở nơi đó hành Bồ Tát đạo, tu Bồ Tát hạnh.

Hôm nay Tịnh Không có duyên tham dự thắng hội này, thật là vô cùng hy hữuMọi người muốn tôi nói vài câu, ở đây tôi khuyến khích tất cả các ông, các bà tham dự đại hội hôm nay, chúng ta phải cùng nhau phát tâm rộng lớn, phải dùng lòng yêu thương rộng lớn để thương yêu xã hội, ái hộ hết thảy chúng sanh. Làm công việc to tát ‘chăm sóc người già, giúp đỡ người già’ này, dốc hết tâm lực để làm cho hoàn hảo, được vậy mới chẳng cô phụ dụng ý của buổi lễ Quốc Tế Kính Lão năm 1999 tại Tuyết Lê. Tịnh Khôngmọi người cùng nhau khuyến khích, cùng nhau nỗ lực làm công việc hữu ích này cho được hoàn hảo. Xin cám ơn mọi người. A Di Đà Phật.

 

E. Nói về phương pháp luyện tập thuyết giảng

 

1. Nhân tài hoằng pháp phải coi trọng đức hạnh (Buổi sáng 29-3-1999)

 ‘Hội Nghị Tịnh Tông Hộ Pháp Mỹ Quốc’ mở tại Dallas có ý muốn thỉnh pháp sư Trung Quốc đến các địa phương ở Mỹ giảng kinh hoằng pháp, ý tưởng này rất hay, và cũng thật sự là một chuyện tốt. Hiện nay nhân tài hoằng pháp vô cùng ít ỏi, [công việc] bồi dưỡng nhân tài cần có nhiệt tâm để chiếu cố, cần thời gian lâu dài mới có thể thành tựu. Điểm trọng yếu nhất, căn bản nhất, nhân tài cần có là đức hạnh, nếu chỉ có tài năng, chẳng có đức hạnh thì không những không thể thành tựu mà còn tạo nghiệp, đối với mình, với người, với Giáo đều chẳng có ích lợiBồi dưỡng nhân tài chẳng khó, bồi dưỡng đức hạnh rất khó, xã hội hiện đại khác với cổ đại, so với thời xưa, danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, dụ hoặc thời nay đã gia tăng không phải chỉ có trăm lần, ngàn lần thôi đâu. Trong hoàn cảnh của người thời xưa tuy rất ít dụ hoặc nhưng họ cũng ngăn ngừa rất cẩn thận, sợ bị thoái chuyển. Sanh trưởng trong xã hội hiện đại nếu tránh sự dụ hoặc của vật dục chẳng nổi thì chắc chắn sẽ thoái đọa, sẽ tạo nghiệp, đó là như người xưa thường nói: ‘Dưới chiếc áo cà sa mất thân người’, đây là một chuyện rất đáng thương xót, vô cùng bi thương.

Tu dưỡng phẩm đức trong xã hội hiện nay phải nương dựa vào chính mình. Xưa kia, cha mẹ, thầy giáo có thể giúp đỡ, có thể làm tăng thượng duyên (duyên phụ)Xã hội hiện nay đề xướng tự do, dân chủ, mở rộng, con cái chẳng nghe lời dạy của cha mẹ, học sinh chẳng tiếp nhận lời khuyên của thầy giáo, cho nên trong hoàn cảnh như vậy nếu chẳng nương dựa chính mình thì không thể thành tựu. Nương dựa chính mình nghĩa là tự mình phải giác ngộ, phải luôn không quên ‘Tam Quy’, ‘Giác chứ không mê, Chánh chứ chẳng tà, Tịnh chứ chẳng nhiễm’, niệm niệm đều phải tương ứng với Giác, Chánh, Tịnh, niệm niệm xa lìa Mê, Tà, Nhiễm, như vậy mới cứu nổi. Đây là chuyện mà chư vị đồng học phải cảnh giác cẩn thận.

Hàm nghĩa của ‘đức hạnh’, ‘hạnh’ là hành vi, bao gồm tư tưởng, kiến giải, ngôn ngữ và tạo tác của thân thể, được gọi chung là ‘hành vi của ba nghiệp’. ‘Đức’ là tánh đức, đức năng vốn sẵn có trong tự tánhHành vi tương ứng với tánh đức được gọi là ‘đức hạnh’. Tánh đức là gì? ‘Một niệm tự tánh’ là tánh đức, ‘nhất tâm bất loạn’ nói trong kinh Di Đà là tánh đức; do đó có thể biết ‘nhất’ vô cùng quan trọng! Cổ đại đức đã nói ‘Hiểu được một chuyện thì vạn chuyện sẽ xong hết’ [22]. ‘Nhất’ tức là chân tâm, tự tánh, chân như. Nhất chẳng phải là con số, những gì lọt vào số lượng thì chẳng phải là tánh đức.

Trên thực tế, tự tánh, tánh đức chẳng thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt, lúc tôi giảng kinh đã từng giới thiệu ‘Bốn thứ chẳng thể nói’ [23], đây là cách nói của nhà Thiên Thai, cách nói này căn cứ vào ‘Sáu thứ chẳng thể nói’ trong kinh Đại Niết Bàn. Chẳng thể nói tức là chẳng thể nghĩ bàn, bất đắc dĩ phải dùng ‘nhất’ để biểu thị [tượng trưng]. Nhất niệm, nhất tâm tức là chân tâm, bản tánh của mình, tức là Phật tánh của chúng sanh hữu tình, pháp tánh của hết thảy chúng sanh. Nhị niệm thì đã biến chất rồi, nhị niệm là vô minh, tam niệm tức là A Lại Da. Thế nên nói tương ứng với nhất niệm, thuần chánh vô vọng, tư tưởng này, kiến giải này, hành vi này được gọi là ‘đức hạnh’. Đây là đức hạnh của Pháp Thân đại sĩ, chúng ta có thể mong chứ chẳng thể bằng.

Nơi những người sơ học chúng ta, tiêu chuẩn của đức hạnh được hạ xuống đến mức thấp nhất, đó là ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’. Tư tưởng, kiến giải, ngôn hạnh tương ứng với Tam Phước, hành vi như vậy thì được gọi là ‘đức hạnh’. Trong Tam Phước, thứ nhất là ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết hại, tu thập thiện nghiệp’, từ tâm chẳng giết hại tức là ngũ giớiHành vi tương ứng với hiếu thân, tôn sư, thọ trì ngũ giới, thập thiện chính là đức hạnh. Thứ hai: ‘Thọ trì tam quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi’; thứ ba: ‘Phát Bồ Đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả’, mười một câu này là tiêu chuẩn tu học đức hạnh của chúng ta hiện nay. Nếu chẳng lấy việc này làm cơ sở thì tu học bất cứ pháp môn nào cũng chẳng thể thành tựu, niệm Phật cũng chẳng thể vãng sanh. Phía sau Tam Phước, Đức Phật tổng kết ba điều này chính là ‘Tịnh Nghiệp Chánh Nhân’ của ba đời hết thảy chư Phật; tu học có kết quả, có thành tựu hay chăng then chốt là ở chỗ này. Nói cách khác, hết thảy ngàn lời vạn chữ trong kinh điển Đại Thừa, Tiểu Thừa, những gì đức Phật nói trong bốn mươi chín năm chẳng qua chỉ là giải thích cho ba điều này, giải thích rõ ràng cho chúng ta mà thôi.

Phương pháp và kỹ thuật giảng kinh không khó, học trong vòng một tháng là đủ rồi; người căn tánh chậm lụt một chút thì ba tháng cũng đủ. Lớp bồi huấn của chúng ta trên phương diện kỹ thuật giảng kinh đạt được hiệu quả, về phương diện đức hạnh thì phải dựa vào sự tự giác của các bạn đồng học, tự mình hết lòng nỗ lực, phải phát tâm làm thầy, làm mô phạm, ‘học vi nhân sư, hành vi thế phạm’. Phải phát tâm rộng lớn này, lập chí lớn lao thì đời này chúng ta mới có thể độ chính mình, mới có thể giúp đỡ kẻ khác.

Muốn thỉnh pháp sư ra nước ngoài hoằng pháp lợi sanh thì đức hạnh là điều phải cân nhắc đầu tiên, kế đến mới là học thuật, như vậy đối với chúng ta mới có lợi ích chân chánh. Các bạn đồng học ở đây cùng nhau tu tập, vì tương lai đến khắp nơi trên thế giới hoằng pháp lợi sanh, nhất định phải trau giồi phẩm đức của mình, tu học đúng như lý, như pháp, chẳng cô phụ niềm hy vọng của những đại đức hộ pháp trong và ngoài nước, thành tựu công đức tự lợi, lợi tha, điểm này quan trọng phi thường. Thế nên muốn thỉnh pháp sư, chỉ cần tư tưởng, ngôn ngữ, và hành vi của họ tương ứng với Tam Phước thì có thể lễ thỉnh, phải đặc biệt chú trọng điểm này.

Tôi hy vọng Phật thất, Phật học thuyết giảng ở Dallas cử hành mỗi tháng một lần, chẳng thể gián đoạnThể lực, tinh thần của chúng ta sánh chẳng bằng người xưa, chẳng thể tinh tấn như người xưa nên chúng ta tổ chức một tuần, tuần sau nghỉ ngơi một tuần. Mỗi tháng có một lần Phật thất, một lần Phật học thuyết giảng, như vậy mới giống một đạo tràng [thật sự].

Nếu không chịu giúp đỡ hết thảy xã hội đại chúng, tự mình muốn làm một người tu hành già dặn, như vậy là người theo Tiểu Thừa, ý nguyện làm lợi ích cho chúng sanh chẳng mạnh, chỉ hy vọng mình được thành tựu, thế thì cũng được! Phải kiếm một chỗ trong núi sâu dựng túp lều tranh, một mình ở đó tu hành. Đây là chỗ khác biệt giữa tâm Đại ThừaTiểu Thừa, nhưng như vậy cũng đáng được tán thánBồ Tát Đại thừa có thể xả mình vì kẻ khác, hy sinh chính mình để thành tựu cho người. Đại Từ Bồ Tát nói nếu trong đời này bạn chân chánh giúp đỡ hai người vãng sanh thành Phật thì sánh với tự mình tu hành còn tinh tấn hơn. Vì phước báo lớn nhất, thù thắng nhất trong thế gianxuất thế gian chính là giúp đỡ cho người thành Phật. Một vị Phật sau khi thành Phật sẽ độ rất nhiều chúng sanh, việc này liên quan đến bạn vì do bạn giúp đỡ cho họ thành Phật, cũng giống như bạn độ những người ấy. Nếu bạn có thể giúp đỡ mười mấy người vãng sanh thì phước báo của bạn sẽ vô lượng vô biên, bạn chắc chắn sẽ được vãng sanh Tịnh Độ. Chỉ cần lúc lâm chung tâm bạn có thể không điên đảo, tinh thần tỉnh táo, công phu niệm Phật dở một chút cũng chẳng sao, những người này sẽ tháp tùng đức Phật A Di Đà tới tiếp dẫn bạn. Vì họ tri ân báo ân, nghĩ mình có thể đến Cực Lạc thế giới là nhờ bạn giúp đỡ, sẽ chẳng quên ân nhân của mình. Người đồng tâm ấy, tâm đồng lý ấy, chúng ta phải hiểu như vậy.

Cho nên phát tâm Đại thừa, phát nguyện Đại thừa, tu hạnh Đại thừa thì hết thảy chư Phật, Bồ Tát tán thán. Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật Thích Ca Mâu Ni quở trách Tiểu Thừa, trách mắng Tiểu Thừa, phải hiểu ý tứ này. Tâm Đại Thừa quý báu tức khắc được hết thảy chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ; Tiểu thừa muốn được cảm ứng chẳng dễ, đây là việc đức Phật dạy chúng ta trong kinh. Đặc biệt là trong kinh Pháp Hoa, đức Phật khai thị rõ ràng: đời Mạt pháp thì Đại Thừa khế cơ, Tiểu Thừa chẳng khế cơ. Ngày nay chúng ta thể hội sâu sắc, xã hội thời xưa đóng kín, bảo thủ nên Tiểu Thừa khế cơ; xã hội ngày nay tự do, mở rộng, nếu bây giờ truyền bá giáo pháp bảo thủ thì phần đông người ta sẽ rất khó tiếp nhận, bởi vậy nên Đại Thừa khế cơ hơn.

 

2. Hoằng pháp coi trọng phẩm đức (Buổi sáng 14-4-1999)

Nói đến việc hoằng pháp, tuy kỹ xảo giảng kinh quan trọng nhưng tu dưỡng phẩm đức càng quan trọng hơn. Nếu chẳng có đức hạnh, cho dù giảng đến mức ‘hoa trời rơi lả tả’ cũng chẳng có ích gì hết, vẫn dối mình dối người như cũ, tạo tác ác nghiệp, đến cuối cùng vẫn phải đọa lạc. Do đó phải coi trọng phẩm đức tu dưỡng, thực sự buông bỏ danh văn lợi dưỡng, xả bỏ ngũ dục lục trần, trong cảnh duyên có thể làm được không khởi tâm, không động niệm, như vậy mới chân chánh là đệ tử của Như Lai, mới có thể gánh vác sứ mạng hoằng pháp, tự lợi lợi tha.

Trong việc bồi dưỡng đức hạnh cơ bản nhất là Tam Phước dạy trong Quán Kinh. Điều đầu tiên trong Tam phước bao gồm ngũ giới thập thiện, đây là căn bản. Có đức hạnh mới được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ. Nếu phá giới, tâm niệm chẳng thiện, dù giảng kinh có giỏi đi nữa, pháp duyênthù thắng hơn nữa thì xung quanh chỉ là yêu ma quỷ quái mà thôi, sau cùng chắc chắn sẽ thất bại. Kinh Lăng Nghiêm nói tâm tà, hạnh tà thì Ma sẽ có cơ hội, chí đồng đạo hiệp cùng Ma thì Ma sẽ nhập vào người. Bạn cũng có thể nói lời thiện, thậm chí cũng có chẳng ít thần thông, rất có thể dụ hoặc được người. Cùng Ma hợp tác, vẫn như cũ chẳng thể thoát ly cảm tình, Ma chẳng phải thánh nhân, thời gian hợp tác dựa trên tình cảm lâu rồi sẽ chán chường; đến lúc chán chường thì Ma sẽ rời khỏi, khả năng của bạn sẽ hoàn toàn mất hết, chắc chắn sẽ gặp vương nạn. Vương nạn tức là phạm pháp, phải chịu pháp luật trừng trị, phải chịu dư luận xét xử.

Kinh Lăng Nghiêm nói năm mươi thứ Ấm Ma (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là ngũ ấm, mỗi ấm có mười thức, cộng lại thành năm mươi Ấm Ma) Mỗi loại đều vô lượng vô biên. Trong xã hội hiện nay chúng ta nhìn thấy rất rõ ràng, rất minh bạch. Mở kinh Phật ra giống như nói về sự thật của chúng ta ngày nay. Chúng ta tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài đều là ma cảnh, thế nên trong hoàn cảnh như vậy muốn đứng vững, tu hành chứng quả thì thật sự chẳng dễ.

Cho nên các đại đức thời xưa xây đạo tràng đều chọn những nơi núi cao, người ta ít đến, mục đích là để tránh sự quấy nhiễu của ngoại duyên. Tâm người sơ học vẫn còn chưa định, định lực chẳng đủ, khi tiếp xúc với cảnh giới bên ngoài chẳng tránh khỏi bị ảnh hưởng, thế nên đạo tràng cách thôn xóm rất xa, trong kinh gọi những nơi này là ‘A Lan Nhã’, nơi người tu hành cư trú. Phàm phu chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, ‘tâm chuyển theo cảnh’ cho nên phải lựa chọn hoàn cảnh tốt đẹp; nếu tự mình có công phu, ‘cảnh chuyển theo tâm’ thì không sao cả. Thế nên cổ đức bảo hộ những người sơ học rất chặt chẽ, dụng tâm vô cùng châu đáo. Nhưng xã hội ngày nay, kỹ thuật thông tin phát đạt, giao thông thuận tiện nhanh chóng, muốn kiếm một đạo tràng chân chánh thanh tịnh để tu hành rất khó.

Chúng ta làm công tác giáo dục xã hội, nhất định phải hiểu rõ người xuất gia học Phật diễn vai trò gì trong xã hội. Mặc y phục này, người ta xưng bạn bằng pháp sư, ‘sư’ là biểu soái của quần chúng, mô phạm của nhân dânChúng ta giảng kinh hoằng pháp, chủ đề là ‘Học vi nhân sư, Hành vi thế phạm’, tự mình phải thường suy nghĩ sự khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác của mình có thể làm gương tốt, mô phạm hoàn hảo cho xã hội đại chúng hay chăng; nếu chẳng thể thì tuyệt đối đừng làm, không thể tưởng, không thể nói. Tám chữ này là do các giáo sư trường Đại Học Sư Phạm Bắc Kinh cùng chung phác thảo định ra. Tám chữ này chính là ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’; mỗi vị thiện tri thức trong kinh Hoa Nghiêm đều làm thầy, làm mô phạm cho chúng sanh.

Trong thời đại hiện nay chẳng có ai ràng buộc bạn, chỉ có mình tự ràng buộc mình. Người hiện nay chẳng ai chịu bị ràng buộc nên cha mẹ không thể dạy dỗ con cái, thầy giáo chẳng thể răn dạy dỗ học trò. Làm theo vọng tưởng, chấp trước của mình thì làm sao có chuyện chẳng tạo tội nghiệp cho được. Đã tạo tội nghiệp thì làm sao tránh được khổ nạn? Mọi người ai cũng đều tạo tội nghiệp nên sẽ cảm lấy cộng nghiệp; tai nạn toàn thế giới là cộng nghiệp của nhiều người. Người học Phật hiểu rõ trong cộng nghiệp có biệt nghiệp, trong biệt nghiệp có cộng nghiệp. Chẳng phải chỉ có người học Phật phải suy tư về việc này, rất nhiều nhà tôn giáo đều có giác ngộ rất sâu đậm. Tuy nhiên tín ngưỡng và hoằng dương tôn giáo khác nhau, chúng ta đều nhận thức như vậy, tự mình phải làm cách nào mới giảm nhẹ được một phần khổ nạn cho chúng sanh, đây là sự thật‘Đụng một sợi tóc liền động đến toàn thân’, hư không pháp giớitoàn thân, đụng một sợi tóc tức là khởi một tâm niệm, khoa học gia nói về hiện tượng làn sóng (ba động). Khởi một tâm niệm tức là phát ra một làn sóng, làn sóng này trong một sát na liền lan rộng đến trọn khắp pháp giới.

Sự cảnh giác của một người chân chánh học tập kinh Vô Lượng Thọ đúng ra phải cao hơn phần đông những người khác. Trong kinh nói nhân số của tây phương Cực Lạc thế giới chẳng có cách chi tính đếm nổi, mức độ rộng lớn của thế giới Cực Lạc cũng chẳng có cách chi đo lường được. Người ở mười phương thế giới vãng sanh về thế giới Cực Lạc thì bản năng đều khôi phục trở lại, thiên nhãn nhìn thấu suốt, thiên nhĩ nghe trọn hết, tha tâm đều biết, khi chúng sanh ở tận hư không trọn khắp pháp giới khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác thì người ở Cực Lạc đều rõ ràng, minh bạch. Thế nên chẳng phải chỉ có nhà Nho nói: ‘Mười con mắt đều thấy, mười tay đều chỉ’. Đừng tưởng là mình khởi một tâm niệm ác, làm một việc xấu thì chẳng có ai biết, có thể dấu người khác. Thật ra thì chỉ có thể dấu những người ngu si, ngay cả người thế gian thông minh trí huệ cũng chẳng dấu nổi, huống chi là thiên địa quỷ thần, chư Phật, Bồ Tát! Nếu có thể cảnh giác như vậy thì tự nhiên sẽ tự kềm chế mình, tâm hạnh mới chánh trực. Tâm hạnh có chánh trực thì dù cho có kiếp nạn to lớn, có cộng nghiệp, tự mình chẳng thể tránh cũng không sao, chắc chắn sẽ có chỗ tốt dành sẵn cho mình trở vềChúng ta xả bỏ thế gian ô uế này, một số tôn giáo thường nói đến việc lên thiên đường, Phật giáo nói đến sự vãng sanh Cực Lạc thế giới còn thù thắng hơn nữa. Thế nên tiền đồ vô cùng tươi sáng đều ở tại một niệm của mình.

Chúng ta có duyên gặp được cơ hội này, chỉ cần nắm chắc cơ hội thì đời sống của mình sẽ hạnh phúc, tự tại, không gian sinh hoạt ngày càng rộng lớn, đây chẳng phải là ảo tưởng mà là sự thật, chỉ cần tu học đúng như lý như pháp, ngay trong đời này nhất định sẽ đạt được, đầu mối đều ở nơi bản thân mình, chẳng do người khác. Bởi vậy nên tự mình phải biết kiểm điểm, tự kềm chế, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác chẳng trái ngược với lời dạy của Phật, hết lòng nỗ lực học tập, như vậy mới chẳng cô phụ Phật, Bồ Tát, chẳng cô phụ chính mình. Có được thân người, có thể gặp được Phật pháp, duyên phận này vô cùng hiếm có, tại sao chẳng học theo chuyện tốt? Hai con đườngtrước mặt, một là thiên đường, hai là địa ngục, tại sao chẳng lên thiên đường, tại sao cứ xuống địa ngục? Hy vọng chúng ta cùng nhau khích lệ.

 

3. Bí quyết giảng kinhphương pháp tu hành(Buổi sáng 25-4-1999)

Giảng kinh phải chú ý nghi thái (oai nghithái độ)Nhất định phải đạt được điều kiện đòi hỏi trong cuốn Nội Điển Giảng Tọa Chi Nghiên Cứu, khi có khuyết điểm thì phải không ngừng cải thiệnGiảng kinh tại phòng thâu hình khác với giảng tại hiện trường, mắt nhìn thẳng vào ống kiếng của máy thâu hình và coi nó như là đại chúng đang nghe. Nhưng cũng phải thường thường nhìn khắp cả hiện trường, tuy nhìn khắp toàn giảng đường nhưng ánh mắt tốt nhất phải giữ cho ngay thẳng, được vậy mới thêm phần trang trọng. Nhất định phải ngẩng đầu lên, vì vậy phải thuộc bài giảng, nếu không thuộc thì phải thường cúi xuống coi bài, làm vậy sẽ cho thính chúng ấn tượng không tốt. Tốt nhất là các bạn đồng học có thể cùng nhau nghiên cứu thảo luận, nhìn ra chỗ dở của mình rất khó, nhìn chỗ dở của người khác dễ hơn, thế nên cùng nhau nghiên cứu thảo luận có thể giúp mình tiến bộ.

Hiện nay mọi người luyện tập thuyết giảng đều dùng kinh Vô Lượng Thọ, đây là một chuyện tốt. Thế Tôn nói với chúng ta tương lai lúc Phật pháp diệt tận, kinh Vô Lượng Thọ sẽ được lưu lại thêm một trăm năm trên thế gian. Trên thực tế đây là nói chúng sanh thời Mạt pháp duy chỉ nương theo kinh này và pháp môn Tịnh Độ mới có thể thành tựu, có thể giúp đỡ chúng sanh thoát ly sanh tử luân hồi, vãng sanh Tịnh Độ, một đời thành PhậtNgoài ra thì chẳng có pháp môn thứ hai nào nữa. Tịnh Tông điển tịch là Ngũ kinh Nhất luận, đây là công khóa nhất định phải tu. Nếu còn khả năng, thời gian thì cũng nên coi những chú sớ Tịnh Tông do các đại đức xưa nay hội tập. Như cuốn Tịnh Độ Thập Yếu do Ngẫu Ích đại sư biên tập và cuốn Tịnh Độ Tòng Thơ do cư sĩ Mao Lăng Vân biên soạn, nội dung sưu tập tương đối phong phú, phân lượng cũng khá lớn, rất tốt cho đồng học chuyên tu Tịnh nghiệp làm tài liệu tham khảo.

Muốn thành tựu thì nhất định phải thâm nhập một môn, một môn thâm nhập không phải là một đời chỉ đọc một bộ kinh; chuyên đọc một bộ kinh là để tu định, mục đích của sự tu định là khai trí huệ. Nhưng người hiện nay nói thật ra tu định chẳng thể khai huệ. Người xưa tu định có thể khai huệ, người hiện nay tu định chẳng thể khai huệ, nguyên nhân là vì chẳng buông xuống phân biệt chấp trước. Người xưa có thể buông xuống, người hiện nay buông chẳng nổi nên chẳng thể khai huệ. Như vậy thì phải làm thế nào để giúp mình khai huệ? Học rộng xem nhiều là một phương pháp, có thể làm tăng thượng duyên cho việc khai huệ. Học rộng xem nhiều tập trung trên bộ kinh chính mà mình chuyên tu, đó cũng vẫn là một môn thâm nhập. Trong kinh Hoa Nghiêm nói: ‘một tức là nhiều, nhiều tức là một, một và nhiều không hai’, tự mình vẫn chuyên tu một môn, chuyên hoằng một môn, một môn tức là hết thảy môn, một kinh tức là hết thảy kinh. Đương nhiên đây chẳng phải là việc chúng ta hiện nay có thể làm nổi, nhưng chúng ta phải hiểu rõ lý này, định tâm lại, dồn sức vào một môn. [Bạn] có thể đọc trước những cuốn trong phạm vi liên quan đến môn này, có thể giúp cho bạn giải được sâu thêm, rộng thêm, và cũng giúp bạn tuyên dương kinh ấy. Thế nên lúc mới bắt đầu, phải coi ‘Ngũ kinh, Nhất luận’, đối với sự tu học Tịnh Tông mới dần dần mở rộng tâm lượng. Nhưng đó chỉ dùng để trợ tu mà thôi, chủ tu vẫn là một bộ kinh (trợ tu là phụ, chủ tu là chánh). Nếu dùng kinh Vô Lượng Thọ làm chủ tu, thì năm thứ còn lại là trợ tu; nếu chọn Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm làm chủ tu, thì năm thứ kia sẽ là trợ tu.

Lúc trước Hoằng Nhất pháp sư dạy những phần tử trí thức học Phật bắt đầu nhập môn từ Hoa Nghiêm Sớ Sao. Hoa Nghiêm Sớ Sao nói theo ngôn ngữ hiện nay tức là Phật học khái luận. Bất luận tu học khoa nào đều phải bắt đầu từ khái luận, trước tiên phải tìm hiểu toàn thể, sau đó chuyên công [dồn sức] vào một môn trong đó. Nhưng căn tánh người hiện nay thua người xưa rất xa, và cũng chẳng có đủ thời giantinh lựcPhân lượng của một bộ Sớ Sao rất lớn, trong một thời gian ngắn chẳng thể nào đọc thuộc làu, nghiên cứu, học tập nổi.

Thế nên Thanh Lương đại sư lưu thông cuốn chót của Tứ Thập Hoa Nghiêm, tức là ‘Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm’, đây là cương yếu, tổng kết của kinh Hoa Nghiêm. Đã là tổng kết của kinh Hoa Nghiêm nhưng nếu chẳng hoàn toàn hiểu kinh Hoa Nghiêm thì làm sao có thể tổng kết? Đối với thập đại nguyện vương nếu chẳng đọc toàn bộ kinh thì làm sao hiểu được! Chúng ta hiện nay chẳng đọc hết toàn bộ kinh, một thường thức thô thiển này chỉ có thể xem được trong chú giải của những đại đức thời xưa mà thôi.

Vả nữa, Hoa Nghiêm đối với chúng ta đích thực có lợi ích chân thật. Người ở tây phương Cực Lạc thế giới ai cũng học Hoa Nghiêm, tây phương Cực Lạc thế giớithế giới của Phổ Hiền Bồ Tát, phàm là người vãng sanh Cực Lạc thế giới thì người nào cũng là Phổ Hiền Bồ Tát. Đoạn đầu kinh Vô Lượng Thọ có câu: ‘Đều cùng tuân tu đức của Phổ Hiền đại sĩ’, tức là nói rõ người ở tây phương Cực Lạc thế giới đều tu Phổ Hiền hạnh. Phổ Hiền hạnh khác với những hạnh Bồ Tát khác như thế nào? Niệm niệm của Phổ Hiền Bồ Tát đều bao gồm tận hư không, trọn khắp pháp giới, niệm niệm đều phục vụ cho hết thảy chúng sanh trong hư không pháp giới. Đối tượng phục vụ của những Bồ Tát Đại thừa khác là một đại thiên thế giới, mười đại thiên thế giới, hoặc một trăm đại thiên thế giới, chẳng đến tận hư không, trọn khắp pháp giới. Đây là chỗ khác nhau giữa Phổ Hiền Bồ Tát và các Bồ Tát Đại thừa khác.

 Bất luận là Đại thừa hoặc Tiểu thừa Phật pháp, nếu có ‘cái Ta’ và ‘cái của Ta’ (ngã và ngã sở) thì chẳng thể nhập môn được. Phật pháp tuy rộng lớn nhưng chẳng nhập môn được. Nguyên nhân chẳng thể nhập môn là vì mình có chướng ngại, chướng ngại ấy là: ‘Ngã chấp, pháp chấp’. Nhập môn tức là kiến tánh, kiến tánh tức là thấy pháp giới, cũng chính là hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Chân tướng của vũ trụ nhân sanh ở ngay trước mặt, nguyên nhân bạn chẳng thể hiểu rõ chính là vì hai chướng ngại ‘Ngã chấp, pháp chấp’. Làm cho bạn chẳng có cách chi khế nhập, chẳng có cách gì hiểu rõ. Nếu bạn muốn nhập cảnh giới của Phật, muốn minh tâm kiến tánhchướng ngại này không tiêu trừ thì sẽ chẳng làm nổi.

 Tám vạn bốn ngàn pháp môn trong nhà Phật, vô lượng pháp môn đều là pháp môn phá trừ chướng ngại. Ngày nay chúng ta chọn phương pháp Trì Danh Niệm Phật, người niệm Phật rất nhiều nhưng người thật sự có thể dẹp trừ chướng ngạiđạt đến công phu đắc lực rất ít. Nguyên nhân trọng yếu nhất là chẳng triệt để liễu giải chân thật nghĩa của câu Phật hiệu này. Nhân tố thứ nhì là lúc phiền não khởi lên thì Phật hiệu chẳng khởi dậy nổi. Đây là vì Phật hiệu chẳng thuần thục, vẫn còn rất sống sít. Cổ đức nói người niệm Phật muốn công phu đắc lực nhất định phải đem chỗ sống sít chuyển thành thuần thục, chỗ chín biến thành chỗ sống. Vọng tưởng tập khí là chỗ chín, Phật hiệu vẫn còn sống sít, cho nên tâm niệm vừa khởi đều là phiền não. Đây là dạy cho chúng ta thay đổi chỗ sống và chỗ chín, ở mọi nơi, mọi lúc, trong tâm vừa khởi niệm đều là A Di Đà Phật, đem Phật hiệu trở thành thuần thục (chín), biến phiền não trở thành sống sít, được vậy thì công phu sẽ đắc lực.

 Thế nên chỗ hạ thủ là phải xả bỏ phân biệt, chấp trước. Tôi thường khuyên các vị đồng tu phải xả bỏ những ý niệm muốn khống chế tất cả người, sự, vật. Ý niệm khống chế là phiền não tích tụ lại từ nhiều kiếp trước, là tập khí từ vô lượng kiếp đến nay, đều cứ muốn quản lý người khác, [nghĩa là muốn người ta phải làm theo ý của mình]. Nghiêm trọng hơn nữa là chiếm hữu, lấy làm của riêng cho mình, đây là căn bản của sanh tử luân hồi, phải xả bỏ hết những ý niệm này, phải buông xả hết sạch sành sanh. Chư Phật, Bồ Tát thị hiện tại thế gian tuyệt đối chẳng có ý niệm khống chế, chiếm hữu, chỉ có hy sinh cống hiếnHy sinh cũng là nói thuận theo phàm phu, Phật, Bồ Tát phục vụ cho hết thảy chúng sanh, chẳng ngại lao nhọc, chẳng ngại oán trách, quyết định chẳng có mình (tự kỷ). Sự khác biệt giữa Phật, Bồ Tátphàm phu là ở tại chỗ này.

 Mọi người phải thể hội kỹ càng, hết lòng học tập, được vậy thì đời này mới chẳng đến nỗi luống uổng. Chân chánh noi gương, học theo Phật, Bồ Tát, như vậy gọi là học Phật. Tự mình tu học có được tâm đắc thì giảng kinh mới có mùi vị. Nếu chẳng khế nhập vào cảnh giới thì giảng có hay cách mấy thì cũng chẳng có đạo vị. Vì những gì được giảng đều là của người khác, chẳng phải từ tự tánh của mình lãnh ngộ xong rồi lưu xuất. Những gì từ tự tánh lãnh ngộ xong lưu xuất cũng vẫn còn cạn cợt, hoàn toàn từ tự tánh tự nhiên lưu xuất mới sâu xa, việc này đều nhờ dụng công lúc bình thường.

 Sau này các bạn trở về đạo tràng của mình phải nên giảng kinh mỗi ngày tối thiểu là một giờ rưỡi, tốt nhất là có thể giảng hai giờ, chẳng thể gián đoạn; mỗi ngày niệm Phật tối thiểu là tám giờ đồng hồ, thì ngày hôm đó chẳng trôi qua uổng phí. Chỉ cần bạn phát tâm này thì tự nhiên sẽ được hết thảy chư Phật Như Lai gia trì, đừng sợ chẳng có trí huệ, vấn đề là mình có chịu phát tâm hay không. Hoan hỷ giảng, giảng mười năm, hai mươi năm thì đâu có lý nào không thành tựu cho được! Giảng kinh cũng là một phương pháp tu tam muội, ‘Ngôn Thuyết Tam Muội’. Hy vọng các bạn đồng học đều hết lòng nỗ lực, tự khuyến khích chính mình.

 

F. Truyền bảo thiện tín tại gia

 

1. Nắm lấy cơ hội, thành tựu đạo nghiệp (Buổi sáng 8-4-1999)

 

a. Phước từ tâm tạo

Từ xưa đến nay trong nước và ngoài nước, chẳng có ai không mong cầu phước báo. Phước từ đâu đến? Tục ngữ Trung Quốc thường nói: ‘Phước do tâm tạo’, nếu chẳng cầu từ tâm địa thì tuyệt đối sẽ chẳng được phước báo. Nhà Nho, nhà Phật nói đến những đạo lý này rất nhiều, thánh triết cổ kim trung ngoại đều biết và cũng dạy người như vậy. Hiện nay người mong cầu phước báo càng nhiều hơn nữa, nhưng đều không từ chối bất cứ thủ đoạn gì để cướp đoạt tài vật của kẻ khác, làm những việc tổn người lợi mình. Cướp đoạt tài vật của người khác đem về làm của mình, thật ra những tài vật này vốn là trong mạng mình đã có sẵn, có câu là ‘Trong vận mạng có thì cuối cùng sẽ có, trong mạng chẳng có thì đừng mong cầu’[24] , những gì cưỡng cầu được thì cũng là trong số mạng vốn sẵn có, trong mạng chẳng có thì cầu cũng chẳng được. Thế nên người xưa nói: ‘Quân tử vui làm người quân tử, tiểu nhân oán trách làm tiểu nhân’. Khi hiểu rõ đạo lý rồi mới biết ‘Một miếng ăn miếng uống, không gì chẳng là đã định trước’, sau đó thì tâm sẽ định, định rồi sẽ sanh trí huệ, sẽ được tự tại, an vui.

 

b. Giữ tâm Bồ Tát, hành Bồ Tát đạo.

Đối với chân tướng sự thật, Phật pháp giảng rất thấu triệt. Hết thảy đều vì chúng sanh, ngay cả sinh sống cũng vì chúng sanh, ăn cơm cũng vì chúng sanh. Vì ăn cơm để nuôi dưỡng cái mạng sống này, mạng sống này là để phục vụ chúng sanh, thế nên ăn cơm là vì chúng sanh. Vì chúng sanh là Phật, Bồ Tát, Thánh hiền, vì mình là phàm phu, phải tham thấu đạo lý này. Thân thể này còn ở thế gian, tuy chẳng lâu dài, mấy mươi năm ngắn ngủi, nhất định phải lợi dụng nó để tạo phước cho hết thảy chúng sanh, vì tiếp tục huệ mạng của Phật, chánh pháp thường trụ, đó là giữ tâm Bồ Tát, hành Bồ Tát đạo. Tuy chưa thọ Bồ Tát giới, thậm chí vẫn chưa thọ Tam Quy Y, nhưng người đó chân chánh đã là Bồ Tát, chắc chắn sẽ được sanh Tịnh ĐộQuy y, thọ giới đều là hình thức, hình thức chẳng quan trọng, tuy chẳng có hình thức nhưng có thật chất, thật chất quan trọng hơn hình thức.

Có thể giữ tâm Bồ Tát, hành Bồ Tát đạo, chắc chắn sẽ được hết thảy chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần giúp đỡ. Lý do chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần giúp đỡ là vì [quý ngài muốn] giúp đỡ chúng sanh, bạn giúp đỡ chúng sanh thì chí đồng đạo hiệp cùng chư Phật, Bồ Tát, long thiên thiện thần; những gì bạn làm, bạn nghĩ chính là việc chư Phật, Bồ Tát, long thiên thiện thần làm và nghĩ, thế thì các ngài sao không giúp đỡ bạn được? Ngày nay chúng ta nghe có người muốn làm một việc tốt, chuyện này chính là chuyện mà mình muốn làm, họ thiệt đã làm xong chúng ta liền hoan hỷ, tự động giúp đỡ. Phát tâm phổ độ chúng sanh thay Phật, Bồ Tát, làm sự nghiệp của Phật, Bồ Tát, thì người ấy là Phật, Bồ Tát. Hôm nay chúng ta đã phát tâm rồi, làm được không tốt lắm là vì phiền não tập khí của chúng ta quá nặng, và cũng là nghiệp chướng quá nặng.

 

c. Nắm chắc cơ hội tốt

Phật, Bồ Tát từ bi, giúp cho chúng ta có được hoàn cảnh tu học, hoàn cảnh làm việc rất tốt, cơ duyên này thật là vô cùng khó gặp, trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được, nhưng thường chúng ta đều bỏ lỡ, chẳng coi trọng, ngay trước mặt mà luống qua, thiệt rất đáng tiếc! Nên biết cơ hội tốt rất khó gặp, thời gian gặp được thường thường rất ngắn ngủi, cho nên khi người có trí huệ gặp được liền mau nắm lấy, nhất định sẽ chẳng buông thả, lợi dụng cơ hội này thành tựu cho mình, lợi ích chúng sanhCổ kim trung ngoại, phàm những người đã thành tựu trong thế gianxuất thế gian, cứ quan sát kỹ [thì sẽ thấy họ] đều biết nắm lấy cơ hội; phàm những người thất bại đều vì họ đánh mất thời cơ tốt đẹp. Do đó: có thể nhận biết cơ hội tốt là trí huệ, học vấn, nắm lấy cơ hội tốt là phước báo chân thật.

Trong thời thế ngày nay ở đâu cũng động loạn chẳng an, từ trước đến giờ trong lịch sử chưa từng xảy ra. Trong kinh đức Thế Tôn nói về ‘ngũ trược ác thế’, chúng ta ngày nay có thể ý thức được, hơn nữa lại còn trược ác đến cùng cực. Trong hoàn cảnh như vậy mà chúng ta còn có thể gặp được Phật pháp, vẫn còn có được một hoàn cảnh tu học tốt đẹp, đây là phước báo tu được từ vô lượng kiếp đến nay. Nhiều người muốn thật sự tu hành trên thế gian nhưng kiếm chẳng ra hoàn cảnh tu học. Thật sự dụng công nhưng tìm chẳng ra hoàn cảnh tu học là duyên chẳng đủ; có hoàn cảnh tu học nhưng chẳng chịu dụng côngthiện căn, phước đức chẳng đủ. Trong kinh Di Đà nói: ‘Chẳng thể dùng ít thiện căn phước đức nhân duyên được sanh cõi ấy’Chúng tanhân duyên nhưng thiện căn, phước đức chẳng đủ. Sức mạnh của tín nguyện không mạnh là thiện căn chẳng đủ, chẳng chịu làm thật sự là phước đức chẳng đủ, người như vậy dù có gặp được nhân duyên nhưng đời này cũng sẽ luống uổng.

Lúc trước tôi ở Đài Trung cầu học, số người thân cận lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam có đến mấy chục vạn người, có được bao nhiêu người thành tựu? Thầy Lý thường nói trong một vạn người chỉ có hai ba người thật sự thành tựu mà thôi. Đây là sự thật bày trước mắt, chúng ta muốn thành tựu ngay trong đời này thì nhất định phải nắm lấy cơ hội. Hơn nữa nhất định phải nhận thức rõ ràng nếu đời này chẳng thể thành tựu thì sẽ chẳng tránh khỏi luân hồi lâu dài vô số kiếp. Lần sau muốn gặp được cơ hội này chẳng phải ở đời sau, chẳng phải đời kế tiếp, sợ là phải nhiều đời nhiều kiếp sau này, thế nên đại Thanh Văn, đại Bồ Tát vô cùng trân quý cơ duyên. Nếu chúng ta chẳng thường đọc kinh, thấy Phật, Bồ Tát coi trọng cơ duyên như vậy, nói thật ra chúng ta gặp được mà bỏ lỡ cơ hội, cũng chẳng tiếc. Cứ tưởng là những cơ hội này thường xuất hiện, hôm nay làm biếng một chút cũng chẳng sao, vẫn còn ngày mai; năm nay phóng dật cũng chẳng sao, vẫn còn năm sau. Tư tưởng này vô cùng sai lầm, đó là nghiệp chướng hiện tiền; Không phải chỉ là nghiệp chướng mà là Ma chướng hiện tiền, ngày mai sẽ còn có cơ hội này hay sao? Năm sau vẫn còn cơ hội này hay sao? Không chắc đâu!

Năm đầu Dân quốc, Âu Dương Cánh Vô tiên sinh lập ra ‘Chi Na Nội Học Viện’, cũng tính là sẽ tiếp tục lâu dài, nhưng sau hai năm liền chấm dứt. Vì lúc đó quân phiệt phân chia, chiếm cứ [đất đai], chiến tranh dồn dập, không thể không giải tán, không thể không chấm dứt. Ngày nay thế giới động loạn chẳng an, ngày an ổn chẳng nhiều, càng phải nên nắm lấy cơ hội, dụng công nỗ lực tu học. Trong kinh luận có nói: ‘Sanh tử đại sự’, ‘Mạng người vô thường’, ‘Cõi nước mong manh’, đây đều là lời chân thật, là trí huệ cao độ, cảnh giác cao độ.

Ngày nay người thế gian đối với danh văn lợi dưỡng đều tranh giành từng giây từng phút, chúng ta cũng phải có tinh thần này, từng giây từng phút nhất định phải tranh thủ thành tựu đạo nghiệp, lợi ích chúng sanhChúng sanhtai nạn, chúng sanh chẳng đạt được lợi ích chân thật là vì chúng ta chẳng tu hành hoàn hảo, trách nhiệm nhất định phải quy về mình, vì mình ngu muội vô tri, chẳng thể y giáo phụng hành, chẳng thực sự chịu làm, tương lai tiền đồ đen tốiTiền đồ ở tại đâu? Tại tam ác đạo, chẳng phải tam thiện đạo! Nếu chúng ta chẳng thể nắm lấy thời gian, cơ duyên, luống uổng hết, vậy thì đáng tiếc biết bao! Chẳng những là chuyện đáng tiếc trong đời này, có thể nói là chuyện vô cùng đáng tiếc từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng còn chuyện gì đáng tiếc hơn chuyện này nữa đâu. Hy vọng các bạn đồng tu đều có nhận biết, cảnh giác như vậy, phải hết lòng nỗ lực, hy vọng trong một đời này có thể thành tựu. Trong kinh Di Đà nói rất hay: ‘Nếu một ngày, nếu hai ngày, đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn’, người lợi căn một ngày có thể thành tựu, người độn căn bảy ngày cũng có thể thành tựu, chúng ta phải có tinh thầnnghị lực này.

 

G. Trả lời nghi vấn học Phật

 

1. Nói về ‘hòa’ (Buổi sáng 23-2-1999)

 

a. Sự quan trọng của ‘hòa’.

Luận Ngữ nói: ‘Cái dụng của Lễ, Hòa là quý’. Lễ tức là quy phạm trong sanh hoạt hằng ngàyTrong đời sống hằng ngày, xử sự, đối người, tiếp vật, quý nhất là Hòa. Ngạn ngữ có câu: ‘Nhà hòa thuận thì vạn sự hưng vượng’. Từ xưa đến nay vua chúa Trung Quốc thống trị quốc gia, dạy dỗ dân chúng đều dùng chữ Hòa. Cơ sở của Hòa là Hiếu, Hiếu biểu hiện ở bên ngoài tức là Hòa, chẳng Hòa tức là chẳng Hiếu. Cố cung ở Bắc Kinh, Trung Quốchoàng cung của ba triều Nguyên, Minh, Thanh, thời gian ba triều này kéo dài gần năm trăm năm. Trong hoàng cung có ba kiến trúc chính, nhiều người gọi là ‘Điện Kim Loan’, thật ra tấm biển ngạch [treo trước điện] chẳng ghi Điện Kim Loan. Điện lớn nhất gọi là ‘Thái Hòa Điện’, phía sau đó là ‘Trung Hòa Điện’, thứ ba là ‘Bảo Hòa Điện’. Triều nhà Thanh dùng ‘Thái Hòa, Trung Hòa, Bảo Hòa’ để trị thiên hạ cho nên có thể kéo dài hai trăm sáu mươi mấy năm. Đến đời sau cùng, nhà chẳng hòa dẫn đến vong quốc; nếu con cháu đều có thể giữ gìn được hòa mục thì [có lẽ] nhà Thanh còn kéo dài đến ngày nay.

Trong lịch sử Trung Quốc mỗi vị đế vương thành lập đất nước đều đề xướng hiếu đạo, hòa mục, nếu con cháu có thể giữ pháp tắc, quy chế của tổ tông, thì quốc gia sẽ vĩnh viễn chẳng suy thoái. Ngược lại chẳng tuân thủ thành quy của tổ tông, anh chị em trong nhà, bạn bè thân thích chẳng hòa tức là dấu hiệu vong quốc. Chỉ cần cục diện bất hòa sanh ra, chánh quyền tuyệt chẳng duy trì được đến năm mươi năm; nếu tranh chấp kịch liệt hơn thì đại khái mười năm, năm năm liền diệt vongGia đình, quốc gia, cho đến bất cứ một đoàn thể nào trong thế gianxuất thế gian đều như vậy.

Thế nào là người chân chánh tu đạo? Hòa tức là tu đạo, chẳng Hòa thì không có đạo gì để nói hết. Nếu tứ chúng đệ tử tuân giữ thành pháp, quy củ do Phật chế định thì Phật pháp sẽ trụ lâu dài trong thế gian, pháp duyên thù thắng, chúng sanh có phước. Nếu người xuất gia mặc trên người bộ đồ này, ở trong Tăng đoàn chẳng hòa hợp tức là phá hoại Tăng đoàn, quả báo sẽ ở tại địa ngục A Tỳ. Người xuất gia tu hành tốt, có thể thành Phật, thành Bồ Tát, thành tựu sẽ là cao nhất; nếu tu không tốt thì đọa lạc sẽ tới chỗ thấp nhất. Người xuất gia làm một người ‘lão hảo nhân’ có thể thành tựu hay không? Chẳng thể thành tựu, lão hảo nhân là kẻ đạo đức giả (nghĩa là kẻ giả nhân giả nghĩa), không những không thể duy trì hình tượng của Phật pháp, ngược lại còn bại hoại, phá hoại hình tượng của Phật pháp, tội nghiệp ấy vô lượng vô biên.

 

b.Tư cách xuất gia thời xưa

Hiện nay người xuất gia chẳng bằng lúc trước, lúc trước xuất gia đâu có dễ dàng như vậy! Mặc lên chiếc áo người xuất gia thì vua chúa nhìn thấy cũng phải chắp tay xá một cái, đó là tôn kính đạo đức, học vấn, đức hạnh của bạn, [vì] bạn là ‘thầy của trời và người’, ngôn hạnh cử chỉ đều là tấm gương cho người và trời. Thế nên thời cổ đại xuất gia phải thông qua sự khảo thí của nhà vua, thi đậu rồi mới được phát văn bằng, gọi là ‘độ điệp’. Sau khi thi đậu lấy được ‘độ điệp’, bạn có duyên với đạo tràng nào, pháp sư nào thì đến đó để xuất gia. Nếu bạn chẳng có ‘độ điệp’ mà họ cạo đầu cho bạn thì là phạm pháp, phải chịu pháp luật quốc gia trừng trị.

Tiến Sĩ là đẳng cấp cao nhất của sự thi cử trong nước, đây là tiêu chuẩn học thuật phổ thông, tương đương với cấp bằng Bác Sĩ (Tiến Sĩ, PhD) trong trường học hiện nay. Người xuất gia trong học thuật phổ thông đậu văn bằng Tiến Sĩ, rồi thi cử về Phật pháp, sau đó mới khảo đức hạnh, cả ba đều phải đậu hết mới được phát ‘độ điệp’. Nếu chế độ [hiện nay vẫn giống] như thời xưa, có lẽ chúng ta sẽ chẳng có tư cách xuất gia. Nhưng sau này chế độ ấy bị Thuận Trị hoàng đế nhà Thanh phế bỏẤn Quang pháp sư trong Văn Sao có đề cập đến vấn đề này nhiều lần, đều vô cùng cảm khái, thương tiếc! Cách làm này của vua Thuận Trị sai lầm, làm cho Phật pháp suy bại đến như vậy, lọt xuống [đáy sâu] tận ngàn trượng. Vua Thuận Trị cho rằng xuất gia là một việc tốt, đáng được tôn kính, đề xướng, chẳng nên hạn chế một cách nghiêm khắc. Đương lúc đó đích thật là việc tốt, làm cho những người có trình độ kém một chút cũng có thể xuất gia, nhưng ông ta chẳng nghĩ đến ba trăm năm sau, Phật giáo vì vậy đã bị hủy diệt, ông ta phải chịu trách nhiệm này.

 

c. Tam PhướcLục Hòa

Đức Phật dạy chúng ta tu hành, cơ sở chính là Tịnh Nghiệp Tam PhướcLục Hòa KínhTịnh Nghiệp Tam Phước là để tự mình tu tập, Lục Hòa Kính là dùng để chung sống hòa đồng với đại chúng. Giống như việc xây nhà, đây là nền móng, nếu khôngnền móng thì những việc khác chẳng cần nói nữa. Điều thứ nhất trong Tịnh Nghiệp Tam Phước: ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết hại, tu thập thiện nghiệp’, phải làm hết lòng, đây là phước báo nhân thiên. Học Phật thì trước tiên phải làm người cho hoàn hảo, nếu người còn làm chẳng nổi thì làm sao có thể thành Phật, làm Tổ? Thế nên chúng ta ngày nay khuyên người chẳng nói đến lý luận cao siêu, chỉ khuyên người tu tam quy, ngũ giới, thập thiệnNếu có thể làm theo tam quy, ngũ giới, thập thiện được hoàn hảo thì người này là thánh nhân hiện đại.

Trong Tam Quy Y, thứ nhất là Giác chứ chẳng mê, thứ nhì là Chánh chứ chẳng tà, thứ ba là Tịnh chứ chẳng nhiễm. Quy tức là quay về, y tức là nương dựa. Khi chúng ta khởi tâm động niệm, làm chuyện gì cũng đều tương ứng với Giác - Chánh -Tịnh, đó là quy y chân chánh. Nếu không tương ứng thì chẳng có quy y, chẳng quay về, vẫn còn mê, tà, nhiễm. Hành vi sinh hoạt, xử sự, đãi người, tiếp vật phải nương theo ngũ giới, thập thiệnThực hiện ngũ giới, thập thiện vào trong đời sống, biến thành hành vi sinh hoạt cụ thể, như vậy mới là học Phật. Phật pháp được xây dựng trên cơ sở của Phước thứ nhất này, sau đó mới ‘Thọ trì tam quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi’; lại nâng cao lên trên ‘Phát Bồ Đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả’, như thế là Phật pháp.

Phật dạy chúng ta khi tiếp xúc với đại chúng phải y theo Lục Hòa. Thứ nhất ‘Kiến hòa đồng giải’căn bản. Tức là xây dựng phương thức chung, cách suy nghĩ và cách nhìn của mọi người đều như nhau, vấn đề sẽ được giải quyếtĐức Phậttrí huệ chân thật, cứu cánh, viên mãn, đức Phật dạy chúng ta ‘Kiến hòa đồng giải’, hoàn toàn xả bỏ thành kiến của mình, như vậy thì sẽ Hòa. Đức Phật chẳng nói: ‘Tri kiến của ta mới đúng, tri kiến của quý vị đều sai lầm, đều phải theo ta’. Đức Phật chưa từng ‘xỏ mũi người ta dắt đi’, Phật dạy chúng ta hoàn toàn buông xuống hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đây là chánh tri chánh kiến. Chỉ cần tự mình còn tri kiến thì đó đều là tà tri tà kiếnMọi người đều chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, thì thiên hạ sẽ thái bình.

Đức Phật giảng kinh thuyết pháp suốt bốn mươi chín năm, Ngài có tri kiến hay chăng? Chẳng có. Kinh Kim Cang nói: ‘Đức Phật chẳng nói một câu pháp’ vì những gì Phật nói đều là chân tướng sự thật, tuyệt đối chẳng xen vào một ý kiến riêng của mình, thế nên mới nói: ‘chẳng nói mà nói, nói mà chẳng nói’. Tự mình chẳng có ý tứ, đó là chẳng nói, những gì nói ra đều là chân tướng sự thật. Khi thấy chúng sanh làm sai lầm thì nói với họ: ‘Việc này sai rồi, tương lai sẽ có quả báo’, đó là giảng sự thật. Bởi vậy nên nếu ai nói Phật thuyết pháp tức là báng Phật.

 

d. Cảnh duyên chẳng tốt xấu, tốt xấu ở nơi tâm

Vào đời Đường, Mã Tổ Đạo Nhất hòa thượng và Bách Trượng đại sư là Tổ thứ tám của Thiền Tông, phát khởi việc xây dựng tòng lâm, đề xướng cộng tu (cùng nhau tu tập)Xây dựng tòng lâm nói theo cách nói hiện nay tức là xây dựng đại học Phật giáo, thành lập chế độ cho việc tu học Phật pháp, đây là đặc sắc của Phật giáo Trung Quốc. Điều thứ nhất trong Bách Trượng Thanh Quy: ‘Tòng lâm lấy việc ‘vô sự’ làm hưng vượng’. Chẳng có sự việc mới là hưng vượng, có sự việc thì chẳng hưng vượng. Chuyện phiền toái của chúng ta ngày nay là hai con mắt chuyên nhìn thấy lỗi lầm của người khác, chẳng biết hồi quang phản chiếu nơi mình. Ngẫu Ích đại sư dạy: ‘Cảnh duyên chẳng tốt xấu, tốt xấu ở nơi tâm’. Cảnh là hoàn cảnh vật chất, duyên là hoàn cảnh nhân sự; hết thảy những người, sự, vật ở bên ngoài chẳng có thiện - ác, tốt - xấu; tốt - xấu ở tại tâm mình. Nếu bạn dùng ác tâm nhìn thì người bên ngoài đều là người ác, dùng ác tâm nhìn thì sự việc bên ngoài đều là việc xấu, cho nên xấu là do mình xấu, chẳng phải là bên ngoài xấu.

Phật coi hết thảy chúng sanh đều là Phật; Bồ Tát coi hết thảy chúng sanh đều là Bồ Tát; người thiện coi thết thảy chúng sanh đều là người thiện, người ác coi hết thảy chúng sanh đều là người ác. Mọi người hãy phản tỉnh xem mình rốt cuộc là thiện hay ác, là phàm hay thánh, là mê hay ngộ. Vô lượng vô biên tội nghiệp, lỗi lầm của mình đều chẳng biết, đều phản ứng ở bên ngoài; bạn nhìn thấy tình huống bên ngoài thực tế đều là phản ứng từ tâm thái của mình, bên ngoài thật sự là trung lập. Cách nói này của Ngẫu Ích đại sư, đức Phật trong kinh nói đến rất nhiều; Phật dạy y báo, chánh báo trang nghiêm trong thập pháp giới đều là ‘duy tâm hiện, duy thức biến’. Thế nên Phật nhìn hết thảy chúng sanh đều là Phật, chúng sanhđịa ngục cũng là Phật, đối với chúng sanhđịa ngục, Phật cũng cung kính, cũng chẳng dám coi thườngPhổ Hiền Bồ Tát thập nguyện dạy chúng ta phải ‘Lễ kính chư Phật’, đối với chúng sanhđịa ngụcyêu ma quỷ quái cũng đều cung kính, đều niệm ‘Nam mô’, Nam mô nghĩa là quy y, lễ kính. Đây là chân tướng sự thật.

 

e. Tầm quan trọng của việc nghe kinh

Năm xưa, Thiên Ất pháp sư ở Cao Hùng nêu ra một câu hỏi: ‘Tại sao đạo tràng hiện nay khó quản lý như vậy? Tôi dùng hảo tâm, ý tốt để đối xử với đại chúng, đại chúng lại vong ân bội nghĩa?’. Tôi chỉ nói với pháp sư một câu: ‘Đó là vì đạo tràng chẳng có Đạo’. Đạo tức là mỗi ngày đều phải giảng kinh. Lúc trước người học trò mỗi ngày đều phải đọc sách; ba ngày chẳng đọc sách thì mặt mũi mất hết, vì thói quen tập khí từ vô thỉ kiếp đều khơi dậy. Mỗi ngày nghe kinh là mỗi ngày đè nén phiền não tập khí của mình; một ngày không nghe kinh thì thói quen đều khơi dậy. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chưa từng hướng dẫn đại chúng niệm Phật, tham thiền, Ngài giảng kinh thuyết pháp mỗi ngày, còn tu hành là ở nơi mỗi cá nhân. Lúc trước trong đạo tràng có ‘Hai thời giảng kinh’, hai thời là đơn vị thời gian của Ấn Độ, Ấn Độ chia một ngày đêm thành sáu thời, ngày ba thời, đêm ba thời, cho nên hai thời ở Ấn Độ là tám tiếng đồng hồ hiện nay. Mỗi ngày tám giờ liên tục nghe đức Phật giảng kinh thuyết pháp, tự mình dần dần sẽ minh bạch, khai ngộ. Ngày nay đạo tràng chẳng giảng kinh, ai cũng nghĩ ngợi lung tung thì đạo tràng làm sao có thể hòa mục cho được?

Hiện nay pháp sư giảng kinh ít, phương pháp bù đắp là dùng băng thâu hình, thâu âm để nghe kinh, đây là phương pháp cứu cấp. Bốn chúng đồng tu đều phải nghe kinh, tuyệt chẳng thể gián đoạn, cũng giống như học trò vào trường học, mỗi ngày nghe kinh hai giờ đồng hồ, nghe như vậy không gián đoạn trong vòng hai ba năm thì sẽ biến đổi thể chất. Nếu chẳng nghe kinh, chẳng nghiên giáo, học Phật ba mươi năm, năm mươi năm vẫn là phàm phu, mỗi ngày đều làm những chuyện thị phi, nhân ngã, tạo tội nghiệp tam đồ. Tôi là một phàm phu, lúc trẻ tuổi cũng nhìn thấy chỗ sai xấu của người khác, hiện nay tôi nhìn ai cũng là Phật, Bồ TátCảnh giới này làm sao chuyển biến được? Là do bốn mươi năm giảng kinh, đọc kinh chẳng gián đoạn, đây là kinh nghiệm của tôi. Lúc tôi chẳng giảng kinh thì mỗi ngày đều đọc kinh, chẳng có ngày nào buông lỏng, việc này có thể nói để quý vị rút kinh nghiệm. Thế nên nhất định phải đọc kinh, nghe kinh, phải hết lòng thực hiện Tam Phước, Lục Hòa.

Thiền Tông lục Tổ Huệ Năng đại sư dạy: ‘Nếu là người tu đạo chân chánh, chẳng nhìn lỗi của thế gian’, đây là một câu rất quan trọng, có thể giúp cho chúng ta tu hành thành tựu. Người chân chánh tu đạo chẳng nhìn lỗi lầm của người khác trong thế gian, chỉ nhìn lỗi lầm của mình. Nếu bạn chẳng nhìn lỗi của mình, chuyên nhìn lỗi kẻ khác thì nhất định sẽ đọa tam đồ, khẳng định chắc chắn một trăm phần trăm.

 

2. Xây dựng đạo tràng (Buổi sáng 24-2-1999)

 

a. Y báo chuyển theo chánh báo.

Ở Úc châu, Tân Tây Lan (New Zealand), tìm nơi phong cảnh đẹp đẽ, núi sông tao nhã để làm đạo tràng chẳng khó, vấn đề ở chỗ có người chân chánh tu đạo hay không. Có câu ‘cảm ứng đạo giao’, nếu chúng sanh có cảm thì Phật, Bồ Tát nhất định sẽ ứng; không những hữu tình chúng sanh có ứng, sơn hà đại địa vô tình cũng sẽ cung ứng cho bạn. Đó là như trong kinh thường nói: ‘y báo chuyển theo chánh báo’, chánh báo là tâm của mình, trừ mình ra đều là y báoChúng ta nương dựa vào hoàn cảnh sinh tồn, hết thảy người, sự, việc, núi sông đại địa đều thuộc về y báo, thậm chí chư Phật, Bồ Tát cũng là y báo của chúng ta. Nhà Phật nói về danh từ ‘Y Chánh’ (y báo, chánh báo), chúng ta phải minh bạch, hiểu rõ khái niệm ấy.

Tâm chúng ta chánh trực thì cảm ứng sẽ chánh trực; tâm tà vạy thì cảm ứng sẽ tà vạy, thế nên mới nói: ‘Hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh’, ‘Hết thảy pháp duy tâm hiện’Hoàn cảnh bên ngoài không tốt, xấu ác là vì tâm mình tà, tâm mình xấu ác, tuyệt chẳng thể trách hoàn cảnh. Làm thế nào cải tiến hoàn cảnh sinh hoạt của mình? Phải sửa đổi bắt đầu từ tâm niệm; tâm chánh trực, hết thảy pháp đều chánh trực. Cho nên sanh hoạt của chư Phật, Bồ Tát trang nghiêm như vậy, trong kinh Hoa Nghiêm chúng ta thấy y báo, chánh báo trang nghiêm của Tỳ Lô Giá Na Phật, trong kinh vãng sanh thấy y báo, chánh báo trang nghiêm của A Di Đà Phật. Từ đó mới biết tâm hạnh chẳng tương ứng với A Di Đà Phật thì niệm Phật cũng chẳng thể vãng sanh, tâm hạnh là việc quan trọng hạng nhất trong việc vãng sanh.

Trong đoạn cuối của Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao, Từ Vân Quán Đảnh pháp sư nói đến một trăm thứ quả báo của người niệm Phật, quả báo đầu tiên là đọa địa ngục A Tỳ. Đối với chuyện này tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc nên mới hỏi thầy Lý. Thầy Lý nói: ‘Đây là một vấn đề quan trọng, tôi chẳng nói riêng cho anh biết, tôi sẽ trả lời trong buổi giảng kinh’. Tại sao niệm Phật lại đọa địa ngục A Tỳ? Cả ngày từ sáng đến tối trong miệng thì niệm A Di Đà Phật, trong tâm mong cầu vãng sanh tây phương Cực Lạc thế giới, nhưng ngôn ngữ hành vi đều phá hoại đạo tràng, phá hoại Phật pháp, tạo nghiệp phá hoại Tam Bảo cho nên quả báo sẽ đọa địa ngục A TỳĐặc biệtthời kỳ ‘Đấu Tranh Kiên Cố’ trong đời Mạt pháp, các người xuất gia cùng chung cư trú tại một đạo tràng chẳng hòa hợp, cứ đấu tranh với nhau, tuy niệm A Di Đà Phật, tương lai cũng sẽ cùng nhau đọa địa ngục A Tỳ, đạo lý là như vậy.

Niệm Phật làm sao mới có thể vãng sanh thượng phẩm? Tâm là tâm Phật, Hạnh là hạnh của Phật thì nhất định sẽ sanh Tịnh Độ. Thế nên tôi thường nói những người trên sáu mươi tuổi thì bất cứ chuyện gì cũng đừng để ý, đừng quan tâm quá nhiều, một lòng một dạ cầu sanh Cực Lạc thế giới, vạn duyên buông xuống. Bạn làm việc thiện, rất tốt; bạn hộ pháp, rất tốt; bạn giết người, đốt nhà cũng tốt, cái gì cũng tốt, đối với chính mình chẳng liên can gì hết. Bạn tạo nghiệp của bạn thì bạn chịu quả báo của bạn; tôi tạo nghiệp thì tôi chịu quả báo của tôi. Tự mình phải tìm ra một con đường thoát ly, họ tiến về địa ngục A Tỳ, nếu mình đi theo thì mình cũng ngu si. Người ta chửi mắng mình, mình tôn kính họ; người ta hủy báng mình, mình tán thán họ. Con người ai cũng có ưu điểm và cũng có khuyết điểm, nếu có thể chỉ nhìn ưu điểm của người ta thì người trong thiên hạ đều là người tốt; nếu chỉ nhìn khuyết điểm của người ta thì ngay cả Phật, Bồ Tát cũng chẳng là người tốt. Từ đó có thể biết thị - phi, thiện - ác chẳng có tiêu chuẩn, chỉ dựa trên sự khởi tâm động niệm của mình. Nếu tâm thiện thì tận hư không, trọn khắp pháp giới chẳng có gì là không thiện, nghĩ vậy thì cả đời bạn sẽ rất hạnh phúc, rất mỹ mãn.

Thế nên đừng yêu cầu người khác giống mình. Muốn nghiên cứu một khóa tụng sáng tối tiêu chuẩn, một Phật thất, một Nghi thức cho Tam Thời Hệ Niệm tiêu chuẩn, để cho tất cả Tịnh Tông Học Hội trên thế giới đều y theo tiêu chuẩn đó, như vậy là sai lầm. Sự ưa thích của mỗi người khác nhau, không thể yêu cầu cả thế giới đều giống như mình. Khổng Phu Tử dạy chúng ta phải ‘nhập cảnh tùy tục’, được vậy thì sẽ tự tại biết bao! Phổ Hiền Bồ Tát dạy: ‘Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức’ tức là dạy mình phải thuận theo người ta, đừng yêu cầu người ta thuận theo mình, đây là chỗ khác nhau giữa Phật, Bồ Tátphàm phu. Phật, Bồ Tát có thể tôn trọng, thuận theo người khác, [ngược lại] phàm phu muốn người khác phải thuận theo mình, phục tùng theo mình, thế nên phàm hay thánh là dựa trên một niệm khác nhau mà thôi.

 

b. Văn hóa đa nguyên

Văn hóa đa nguyên là gì? 

Hằng thuận chúng sanh chính là ‘văn hóa đa nguyên’. Phải tuân lệnh của một người, đó là ‘văn hóa thống nhất’, là văn hóa nhất nguyênThí dụ một buổi họp quy mô lớn, quốc kỳ của toàn thế giới treo chung một chỗ sẽ rất đẹp; nếu tất cả quốc kỳ của các nước trên thế giới đều có cùng một màu thì sẽ chẳng đẹp cho lắm. Trong vườn hoa, trăm hoa đua nở sẽ rất đẹp, nếu chỉ trồng một loại hoa thì sẽ [rất đơn điệu], chẳng có giá trị thưởng thức. Thế nên văn hóa trên căn bảnđa nguyên (nhiều nguồn gốc). Lấy một thân thể để nói thì mắt có thể thấy, tai có thể nghe, cái tổ hợp này chính là đa nguyên vậy. Nếu phải thống nhất thành nhất nguyên, chỉ cần con mắt mà thôi, tai, mũi, miệng đều bỏ hết thì người ta sẽ chẳng thể sinh tồn. Cho nên mỗi khí quan trong thân thể đều là một tổ hợp văn hóa đa nguyên, thế giới cũng là một thể cộng đồngvăn hóa đa nguyên, làm sao có thể ép người ta thành ‘nhất nguyên văn hóa’ được? Nhà Phật nói: ‘Một tức là nhiều, nhiều tức là một’, nhất là nhất nguyên, đa là đa nguyênNhất nguyên là nói về tự tánh, đa nguyên là nói về hiện tướng, tác dụngKinh Hoa Nghiêm nói: ‘Thể, Tướng, Dụng’, Thể là nhất nguyên, Tướng và Dụng là đa nguyên. Đây là chân lý, chân tướng sự thật, nếu phản nghịch lại thì chẳng kiết tường, chắc chắn sẽ có hung hiểm, tai nạn; nếu bạn có thể thuận theo thì sẽ hạnh phúc mỹ mãn phi thường.

 

c. Khống chế và chiếm hữu.

Làm thế nào nội trong đời này thoát ly ra khỏi Tam giới, lục đạo, thập pháp giới, vãng sanh Cực Lạc thế giới, thành tựu viên mãn Phật đạo? 

Nhất định phải tiêu trừ chướng ngại của mình.

Chúng ta từ vô thỉ kiếp đến nay, chướng ngại thứ nhất chính là có ý niệm muốn khống chế [điều khiển] người khác, đây là chướng ngại rất lớn. Hy vọng người khác đều nghe lời mình, tâm niệm như vậy là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đó là căn bản của lục đạo sanh tử luân hồi, nhất định phải xả bỏ.

Quan niệm sai lầm thứ nhì chính là muốn chiếm hữu, chiếm lấy hết thảy người, sự, vật. Trong kinh Bát Nhã, đức Phật giảng về chân tướng sự thật của Hiện Tướng, Tác Dụng, kinh Kim Cang dạy: ‘Ba tâm chẳng thể được’, đó là tâm quá khứ chẳng thể được, tâm hiện tại chẳng thể được, tâm tương lai chẳng thể được. Nếu quả thật bạn hiểu được thì bạn đã thành Phật rồi, vì cách dụng tâm của bạn cùng chư Phật tương đồng. Đối với hết thảy người, sự, vật nếu bạn còn khởi tâm động niệm thì bạn chưa hiểu kinh Kim Cang. Ba tâm chẳng thể được cho nên chẳng có tâm để được (năng đắc), tâm có thể khống chế. Những gì muốn được khống chế, muốn đạt được là người, sự, vật ở bên ngoài, những thứ này thuộc về cảnh giới, hết thảy cảnh giới đều là pháp do nhân duyên sanh, chẳng có tự tánh, ‘thể của nó là không, trọn chẳng thể được’, thế nên những thứ bên ngoài như người, sự, vật đều chẳng thể được. Phần cuối kinh Kim Cangtổng kết như sau: ‘Hết thảy các pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng, như sương và cũng như ánh chớp, nên quán như vậy’, cách nhìn này chính là cách nhìn của chư Phật Như Lai, tức là Phật tri Phật kiếnKinh Pháp Hoa dạy chúng ta ‘nhập Phật tri kiến’, tri kiến của Phật chính là: ‘Hết thảy các pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng’.

Trong hết thảy pháp đều chẳng có tâm niệm được - mất, chẳng có tâm niệm chiếm hữu, khống chế thì sẽ được đại tự tại. Nhà Phật nói chân giải thoát, đại tự tại là được từ chỗ này. Nếu vẫn lo được, lo mất, vẫn còn tâm niệm muốn khống chế hết thảy người, sự, vật thì như vậy là phiền não, trói buộc, bạn sẽ chẳng tự tại. Không tự tại chẳng phải do người khác đem cho bạn đâu, là do chính mình tạo thành đấy. Hết thảy pháp đều do duyên sanh, duyên tụ duyên tán (duyên hợp duyên tan), hiểu được chân tướng sự thật này thì chúng ta mới có thể kết duyên tốt, kết thiện duyên với hết thảy chúng sanh, với chư Phật Như Lai.

 

d. Xây đạo tràng

Chân chánh phát tâm tu hành, chân chánh cần một nơi có phong cảnh xinh đẹp, thù thắng để làm đạo tràng, Lai cư sĩ sẽ phát tâm cúng dường, thành tựu cho các bạn tu đạo, tương lai làm Phật, làm Bồ Tát. Hiểu được đạo lý này, cần hay không cần là việc của các bạn, hôm nay tôi giao gậy [của cuộc chạy đua tiếp sức], tôi đã hết việc rồi, cái gì cũng chẳng cần nữa, trên thế gian này tôi không còn lưu luyến bất cứ thứ gì, chẳng có ưu, chẳng có lo nữa. Các bạn lo sợ thế giớitai nạn to lớn, nhưng tôi chẳng lo sợ, tôi nhìn bom nguyên tử nổ tung như coi đốt pháo bông vậy. Đây là quan niệm, cách nhìn, cách suy nghĩ của chúng ta chẳng giống nhau.

Chúng ta xây dựng đạo tràng tại Úc châu là vì chúng sanh ở nơi đó, giúp đỡ họ phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, đó là hành Bồ Tát đạo, được vậy thì xây dựng đạo tràng này mới có ý nghĩaChúng ta đến nơi ấy chẳng phải là để tránh nạn, hưởng phước, mà là để hoằng pháp lợi sanh, đây là để báo ân Phật, báo ân cha mẹ, đây là nguyên nhân xây dựng đạo tràng. Có người hỏi tôi: ‘Thưa pháp sư, đạo tràng của thầy ở đâu?’ Tôi nói: ‘Tôi chẳng có đạo tràng, cả đời đều trụ tại đạo tràng của người khác’. Cho nên chúng ta xem chân tướng sự thật cho rõ ràng, cho minh bạch thì sẽ tâm an, lý đắc, sẽ chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Lìa khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, trí huệ Bát Nhã của tự tánh sẽ hiện tiềnTrí huệ chẳng cần học tập, là trong tự tánh vốn sẵn có đầy đủ, được vậy thì bạn làm sao chẳng tự tại?

 

e. Học giảng kinh

Việc quan trọng nhất ở đạo trànggiảng kinh thuyết pháp, một ngày cũng chẳng thể thiếu. Nếu chẳng có pháp sư có thể giảng kinh thuyết pháp thì mình cần phải phát tâm, cầu người chẳng bằng cầu mình. Giảng không hay thì làm sao? Cầu Phật, Bồ Tát gia trì. Tôi thường nói tôi chẳng biết giảng kinh, tôi hy vọng Phật, Bồ Tát mượn thân thể của tôi để giảng kinh, thân thể của tôi miễn phí, cho Phật, Bồ Tát mượn không điều kiện. Phải thật sự phát tâm này, tuyệt chẳng vì chính mình, hết thảy đều vì chúng sanh, vì Phật pháp.

Cho nên nhất định phải đọc kinh, phải nghe Phật pháp, tự mình phải phát tâm học giảng kinh. Giống như cư sĩ Triệu Lập Bổn ở Los Angeles, Mỹ quốc, nghe tôi giảng kinh rất hoan hỷ nên phát tâm học giảng kinh. Ông học hai bộ ‘Lục Tổ Đàn kinh’ và ‘Kim Cang kinh’. Ông hỏi tôi: ‘Cả đời tôi chuyên nghe hai bộ kinh này được không?’. Tôi trả lời ‘Được’. Sau khi ông nghe hai bộ kinh này hết hai mươi mấy lần xong nói với tôi. Tôi nói: ‘Ông tiếp tục nghe, nghe hết một trăm lần xong lại nghe tiếp một trăm lần nữa’. Hiện nay ông giảng hai bộ kinh này rất hay, còn đến khắp nơi ở Mỹ để giảng, ông đã thành chuyên gia. Cho nên không cần phải học phương pháp giảng kinh, thuộc lòng rồi thì sẽ biến thành của mình. Dùng giảng kinh thuyết pháp để giúp đỡ người khác, có niềm nhiệt thành này thì tự nhiên sẽ có Phật, Bồ Tát gia trì.

Có câu ‘Trụ sắt mài thành kim, chỉ cần công phu sâu’ [25], chỉ cần có tâm chân chánh, thực sự chịu làm, đâu có lý nào không thành công cho được! Thế nên đừng coi thường chính mình, chẳng có chuyện gì trong thiên hạ không thể thành tựu được cả. Việc khó nhất trong thiên hạviệc làm Phật cũng có thể làm được, ngoài chuyện này ra đều là chuyện nhỏ, chẳng cần phải bận tâm, giảng kinh không có khó gì cả. Chỉ sợ là tự mình không chịu làm mà thôi. Cho nên tự mình làm thật sự, chân chánh phát tâm thì có thể thành tựu, có thể tiếp tục huệ mạng của Phật, tự lợi lợi tha.

 

3.  Viện dưỡng lãocông trìnhhy vọng nhất (Buổi sáng 21-3-1999 đến 25-3-1999)

Hiện nay do kỹ thuật khoa học y dược phát đạt, thọ mạng của con người được kéo dài; Phật nói đây là phước báo của họ đã tu từ đời trước. Người trường thọ nhiều, nhân khẩu thêm nhiều người già, đây là vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Chính phủ của các quốc gia, địa phương đều vô cùng quan tâm đến việc này, cho nên xây dựng chung cư người già và viện dưỡng lão một cách phổ biếnChúng tôi thấy những làng hưu trí ở Úc châu đều là những phước lợi cho người già.

Phật pháp rất coi trọng việc ‘dưỡng lão’, đây là thực hiện Tịnh Nghiệp Tam Phước. Điều đầu tiên dạy chúng ta ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết hại, tu thập thiện nghiệp’. Thế nên lập viện dưỡng lão tức là thực hiện lời giáo huấn của đức Phật một cách thực tiễnGiáo huấn này là cơ sở cho toàn bộ Phật pháp, nếu chẳng thực sự dụng công trên việc này, niệm Phật cũng chẳng thể vãng sanh, tu học bất cứ pháp môn nào cũng chẳng đạt được kết quả, cho nên dưỡng lãovấn đề trung tâm của Phật pháp, quan trọng hơn bất cứ việc gì khác.

Nhưng trong xã hội có nhiều người cho rằng viện dưỡng lãocông trình chẳng có hy vọng, người già rồi thì sẽ chết, chẳng bằng lập cô nhi viện, lập trường học. Quan niệm này rất sai lầm, có hy vọng hay không là ở tại con người, chẳng ở tại sự việc. Chánh phủ Tân Gia Ba khuyến khích các đoàn thể tôn giáo lập viện dưỡng lão và cô nhi viện, lo cho những người già và cô nhi chẳng có người thân chăm sóc. Chúng tôi vô cùng quan tâm đến việc này, chúng tôi thúc đẩy giáo dục tái sanh, giáo dục đời sau, cho nên người già trở nên có hy vọng, hơn nữa lại là hy vọng chân thật. Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật nói rõ chân tướng của sanh tử, đó chỉ là hiện tượng nhân quả chuyển biếntiếp nối mà thôi, sanh mạng là vĩnh hằng, sắc thân của người phàm hiện thànhchuyển biến theo nghiệp lực mà họ đã tạo. Cho nên người già trong sự chuyển biến này sanh khởi niềm hy vọng lớn nhất.

Năm 1983 tôi đến một chung cư dành cho người già ở Cựu Kim Sơn (San Francisco), nơi ấy có hơn bốn trăm người già, ngoài ra còn có xây thêm một nhà giữ trẻ, đây là do một người Do Thái xây dựng, làm rất thành công. Từ đó tôi mới liên tưởng đến đạo tràng Phật giáo ở thế kỷ hai mươi mốt nhất định sẽ có hình thức như vậy, gợi cho tôi ý tưởng về Làng Di Đà, những người trụ ở làng Di Đà là những người về hưu. Những gì cần làm trong đời họ đều đã làm xong, đến lúc về hưu vẫn còn thời gian dư thừa, chúng ta nên giúp cho họ làm một sự chuyển biến cho đời sau, đây là công trình rất có ý nghĩa.

Do đó chúng ta phải dạy ‘Giáo Dục về Tôn Giáo’ cho họ, mỗi ngày cho họ có cơ hội nghe kinh, giúp họ giác ngộ, mỗi ngày hướng dẫn họ niệm Phật. Họ sẽ ý thức đến sanh hoạt tu học lúc về già mới là sanh hoạt hạnh phúc nhất trong cả đời của họ. Người Trung Quốc thường nói: ‘Lúc còn trẻ, ‘đồng [niên], thiếu niên’ phải vun bồi phước, đặt nền móng cho phước đức cả đời. Lúc tráng niên phải phục vụ cho xã hội, cho nhân dân, đây là tạo phước. Lúc về già mới hưởng phước’. Thế nên hưởng phước nhất định phải đợi đến già, chúng ta phải thực hiện quan niệm này. Con người lúc lớn tuổi, từ từ suy yếu, nếu chẳng có việc gì để làm thì sẽ khởi vọng tưởng, sẽ sanh phiền não, cũng như người ngoại quốc thường nói: ‘Tuổi già là phần mộ của cuộc đời’, [câu này] khác hẳn với cách suy nghĩ của người Trung Quốc.

Cho nên ‘Giáo dục tôn giáo’ vô cùng quan trọng, phải giải thích cho họ biết về tình huống trong lục đạo luân hồi, nói cho họ biết sự thù thắng trang nghiêm của cõi nước chư Phật trong thập pháp giới, giới thiệu lịch sử của tây phương Cực Lạc thế giới, sự tu học của A Di Đà Phật lúc còn tu nhân, sự thành tựu trên quả địa (lúc thành Phật), sự tán thán của chư Phật, sự thù thắng của việc vãng sanh. Làm cho họ tràn đầy hy vọng, tràn đầy sức sống, giúp cho họ thực sự thấy thấu suốt thế gian, buông xuống hết thảy, được đại tự tại. Chỉ cần họ thoát ly khỏi lục đạo luân hồi, thoát ly thập pháp giới, vãng sanh đến tây phương Cực Lạc thế giới thì sẽ thành PhậtĐạo tràng của chúng ta chỉ cần có một người niệm Phật vãng sanh thành Phật thì tất cả đầu tư, kiến thiết sẽ chẳng uổng phí, thế nên đây là một công trìnhhy vọng nhất! Hy vọng gì trong thế gian cũng chẳng thù thắng bằng hy vọng này.

Loại ‘Viện dưỡng lão’ này thành tựu cho đạo tràng hạng nhất của chư Phật, Bồ Tát, và cũng là đạo tràng tu học chủ yếu của thế kỷ thứ hai mươi mốt. Chúng ta làm trước tiên, và cũng giới thiệu quan niệm, cách làm, thành quả của việc này cho các tôn giáo khác. Chúng tôi hy vọng tất cả tôn giáo đều có thể chủ động [làm việc] dưỡng lão này, đều có thể giúp đỡ người già vãng sanh thành Phật hoặc sanh lên trời hưởng phước trời.

Kinh Đại Thừa nói: ‘vãng sanh bất thoái thành Phật’. Bất cứ người nào trên thế giới này chỉ cần hiểu được lý luận, phương pháp, tu học đúng như lý như pháp thì chẳng ai không thành tựu cả, cũng như cổ đại đức đã nói: ‘Vạn người tu, vạn người đỗ (vãng sanh)’. Vãng sanh thành Phật là việc khó nhất mà chúng ta cũng làm nổi thì sanh lên trời há chẳng làm nổi ư! Mỗi tôn giáo đều có Thiên Đường mà họ hâm mộ và mong muốn được sanh đến, chúng ta nên dốc toàn tâm toàn lực để giúp họ đạt đến mục đích sanh lên trời này. Chúng ta chịu sanh lên Thiên Đường và phải dẫn mọi người lên Thiên Đường. Đồng tu học Phật hy vọng vãng sanh tây phương Cực Lạc thế giới, chúng ta phải dẫn tất cả đồng tu của chúng ta đến Cực Lạc thế giới, đây là công đức to lớn, vô cùng thù thắng trang nghiêmHy vọng hết thảy chúng sanh nội trong đời này ai cũng làm Phật, làm Bồ Tát. Đời này chúng ta sanh đến thế gian này mới có ý nghĩa, có giá trị, chẳng uổng công.

Nhưng muốn thực hiện chuyện này, muốn làm được viên mãn, thành công thì phải thâm nhập kinh tạng. Tôi học Phật bốn mươi bảy năm, giảng kinh bốn mươi năm, thể hội về việc này vô cùng sâu đậm. Người xưa học Phật thành tựu nhiều, nguyên nhân chính là họ chăm chỉ, chẳng xao lảng việc đọc tụng, giảng giải, nghiên cứu, thảo luận, cho nên xây dựng tín nguyện kiên cố, dùng tín nguyện kiên định làm cơ sở thì sẽ thành tựu. Năm xưa khi đức Thế Tôn còn tại thế đã làm gương tốt nhất cho chúng ta -- mỗi ngày đều giảng kinh thuyết pháp chưa từng gián đoạn. Các bạn đồng học từng giờ từng phút mỗi ngày đều nghiên cứu thảo luận, làm bạn với Phật, Bồ Tát, thời thời khắc khắc đều chẳng xa lìa, Ma sẽ chẳng thể nhiễu loạn, đạo nghiệp sẽ được thành tựu.

Ngày nay tại Tân Gia Ba mỗi ngày chúng ta giảng kinh hai giờ đồng hồ, như vậy vẫn chưa đủ. Nhưng chúng sanh hiện đại chẳng có phước báo to lớn, họ phải làm việc, phải lo lắng cho gia đình, mỗi ngày có thể đến nghe giảng hai tiếng đồng hồ là quý lắm rồi. Do đó chúng tôi nghĩ lúc về già mới là giai đoạn tu học thích hợp nhất, họ đã buông xuống công ăn việc làm, con cháu đều trưởng thành, chẳng phải lo lắng nữa. Lúc bấy giờ có thể an tâm để tu đạo, đây là thời gian tu đạo tốt nhất. Chúng ta nhìn rõ ràng, minh bạch rồi thì phải dốc toàn tâm toàn lực để giúp đỡ họ, thành tựu cho họ.

Tôi yêu cầu cư sĩ Lý Mộc Nguyên, những công nhân viên phục vụ trong Làng Di Đà tương lai phải được huấn luyện, phải nghe kinh mỗi ngày, phải niệm PhậtNiệm Phật Đường. Chúng ta phải dùng tâm hiếu thuận cha mẹ để phục vụ cho mỗi người già, dùng tâm cung kính Phật, Bồ Tát để cung kính từng người lớn tuổi, đây là chuyện mà những viện dưỡng lão khác chẳng có. Trong Làng Di Đà mỗi ngày có hai giờ giảng kinh, hai mươi hai giờ niệm Phật. Nhưng như vậy chẳng có nghĩa là mỗi ngày phải nghe kinh niệm Phật suốt hai mươi bốn giờ, mà là muốn người chân chánh phát tâm đến Niệm Phật Đường niệm Phật, niệm mệt thì nghỉ ngơi, nghỉ xong bèn niệm tiếp. Trong Niệm Phật Đường, Phật hiệu không gián đoạn suốt hai mươi bốn giờ, ban đêm ngủ tỉnh dậy liền đến Niệm Phật đường để niệm Phật, cho nên trong Niệm Phật Đường luôn luôn có người niệm Phật, chẳng cần biết là có bao nhiêu người niệm. Còn về những chương trình giải trí thì cũng sẽ được an bài, như những ca vũ dân tộc, biểu diễn, ca kịch, mỗi tuần đều có một lần, để cho họ có nhiều thời gian giải trí, có đời sống bình tịnh, vui vẻ, giống như sống trong một đại gia đình hòa thuận đầm ấm.

Xem những truyện vãng sanh các đời trước chúng ta thấy nếu tu học đúng như lý như pháp thì nhiều người có thể thành tựu trong vòng ba năm đến năm năm; cũng có người tám năm, mười năm mới thành công. Do đó có thể biết sau khi về hưu đúng là thời gian tốt để cho chúng ta dụng công niệm Phật. Thế nên viện dưỡng lão tràn đầy hy vọng, tuyệt đối không phải là công trình chẳng có hy vọng, trong lúc chẳng có hy vọng tôi nhất định phải giúp họ có được tràn đầy hy vọng. Hơn nữa tôi còn phải giới thiệu quan niệm này đến hết thảy các tôn giáo, chúng ta cùng chung nỗ lực giúp đỡ hết thảy chúng sanh, đề cao phẩm chất đời sống của họ, từ cõi người nâng cao lên cõi trời, từ phàm phu nâng cao lên thánh nhân, đây là việc chúng ta nên dốc hết tâm lực đi làm. Chúng ta giúp đỡ người khác nâng cao thì tự mình không hay không biết cũng sẽ nâng lên cùng lúcChúng ta giúp đỡ người ta làm Phật thì chính mình sao lại chẳng làm Phật được! Chúng ta giúp đỡ người ta lên trời thì chúng ta làm sao không sanh lên trời được!

Do đó mới biết pháp thế gianxuất thế gian đích thật giống như Phật đã nói: ‘chẳng có pháp nhất định’, hết thảy kiết - hung, họa - phước, thiện - ác, lợi - hại đều ở tại một niệm mà thôi. Nếu có thể chuyển một niệm này trở lại, chuyển ác thành thiện, chuyển không hy vọng thành tràn đầy hy vọng, chuyển người thành trời, chuyển phàm thành thánh đều ở tại một niệm.

Những gì đức Phật giáo huấn chúng ta đều lưu xuất từ trong tự tánh, đây là trí huệ đức năng vốn sẵn có trong tự tánh của chúng ta, mà tánh đức nhất định phải biến thành hiện thực, bước đầu tiên của việc thành hiện thực này chính là dưỡng lão. Mỗi người chúng ta đều sẽ già, chúng ta tôn kính người già, chăm sóc người già, đến lúc mình già thì người trẻ tuổi sẽ tôn kính, chăm sóc cho mình. Nếu chúng ta không tôn kính người già, đến lúc mình già đi thì sẽ chẳng có người tôn kính mình, đây là nhân quả báo ứng. Trong kinh Phật nói công đức chăm sóc cha mẹ mình bằng như cúng dường Phật. Phật thường nói trong nhà của bạn có hai vị Phật sống, đó chính là cha mẹ của bạn. Chẳng hiếu dưỡng cha mẹ mà đi cúng dường Phật, Phật sẽ chẳng chấp nhận, cho nên nhất định phải bắt đầu từ ‘hiếu thân tôn sư’.

Ngày nay công tác của chúng ta tại Tân Gia Ba thứ nhất là phải xây Làng dưỡng lão Di Đà, thứ nhì là bồi huấn pháp sư trẻ tuổi, thứ ba là liên kết với các tộc đoàn tôn giáo cùng chung tôn trọng, hỗ tương kính ái, hỗ tương hợp tác, cộng tồn cộng vinh. Để chúng ta cùng chung sáng tạo một xã hội mỹ mãn, phồn vinh, an định, sáng tạo hòa bình thế giới thật sự, nhất quyết chẳng thể có tâm riêng tư. Tự tư tự lợimê hoặc điên đảo, giữ [tâm niệm] tự tư chính là bảo đảm cho mình lọt vào tam ác đạo vĩnh viễn chẳng có ngày xuất ly, thế nên người chân chánh giác ngộ nhất định sẽ niệm niệmchúng sanh, buông bỏ lợi ích riêng tư của mình, như vậy mới có thể siêu việt lục đạo luân hồi, siêu việt thập pháp giới.

Kinh Phật thường nói: ‘Tâm bao trùm hư không, lượng gồm thâu các cõi nhiều như cát’, chúng ta phải biến câu này thành hiện thực. Trong thế gian có một số người làm ác, làm thế nào mới có thể biến người ác thành người tốt, biến người tà tri tà kiến thành người có chánh tri chánh kiến, biến người tạo tội nghiệp thành người tu phước thì bạn sẽ thành côngChúng ta dùng chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi để đối đãi với mọi người, [dù họ] có ác cách mấy cũng sẽ bị cảm hóa, nếu họ chẳng thể cảm hóa là vì mình làm chưa đủ, phải phản tỉnhsửa đổi, đây là trong chân thành vẫn còn tự tư [tự lợi]. Trên sự tướng thì nhìn thấu, buông xuống, tự tại, tùy duyên là được rồi. ‘Hằng thuận chúng sanh, Tùy hỷ công đức’, triệt để buông xuống tâm niệm muốn khống chế, chiếm hữu hết thảy người, sự, vật. Buông xả thành kiến của mình, việc này rất quan trọng; [cứ nghĩ] mình phải làm như thế nào là sai lầm.

Mình có rất nhiều khuyết điểm nhưng chẳng biết, người khác nhìn thấy và nói ra lỗi lầm của mình thì mình phải hết lòng kiểm thảo, lập tức sửa đổi, sửa sai tức là tiến bộ. Người khác chỉ giúp chúng ta nâng cao hướng thượng, chúng ta vô cùng cảm kích, đó là ân nhân, cả đời chúng ta đều sống trong sự ‘cảm ân’. Chúng ta dốc hết lòng, hết sức giúp đỡ xã hội, làm lợi ích cho chúng sanh, người khác làm như thế nào không cần phải để ý đến, tâm phải vĩnh viễn giữ gìn thanh tịnh, công đức này mới viên mãnChúng ta thấy rất nhiều người làm việc tốt, làm xong vẫn còn lo lắng, còn vướng bận, như vậy tâm sẽ chẳng thanh tịnh, chỉ làm để được những thiện quả hữu lậu trong tam giới, quả báo tại nhân thiênPhước đức thanh tịnh thì quả báo tại Cực Lạc thế giới, ở Nhất Chân pháp giới, tuyệt đối sẽ chẳng giống nhau.

Các bạn đồng tu học Phật, người xuất gia phải làm gương tốt cho người xuất gia, người tại gia học Phật phải làm gương tốt cho người tại gia, đạo tràng phải làm gương tốt cho đạo tràng, chúng ta xây dựng viện dưỡng lãogương tốt cho hết thảy viện dưỡng lão, [được vậy] thì chúng ta sẽ thành công. Đó đích thật là công trình thù thắng nhất, có hy vọng nhất trong thế gian, chúng ta gặp được duyên thì phải nắm chắc cơ hội, hết lòng nỗ lực làm, chẳng thể bỏ uổng cơ hội. Nguyện chư vị đồng tu cùng nhau khích lệ!

 

4. Nguyện lựcdục vọng (Buổi sáng 10-4-1999)

 

a. Nguyện lựcdục vọng

Nguyện lựcdục vọng khác nhau ở chỗ nào? Nhà Phật nói đến ‘phát nguyện’, người thế gian nói: ‘tâm nguyện’, tâm nguyệndục vọng, phát nguyện chẳng phải, nhưng phần đông người ta rất khó phân biệt được. Nếu bạn có thể hiểu đạo lý ở trong ấy thì cũng chẳng khó phân biệt. Dùng kinh Kim Cang làm thí dụ, nhà Phật thường nói đến ‘Tứ hoằng thệ nguyện’, nếu tách lìa tứ tướng, lìa tứ kiến để phát nguyện, như vậy mới là thực sự phát nguyện; trái ngược với nguyện tức là dục vọng, đây là một cách phân biệtNgoài ra hết thảy tùy duyênphát nguyện, phan duyêndục vọng; vì mình là dục vọng, vì hết thảy chúng sanhphát nguyện.

Kinh Kim Cang dạy: ‘Nếu Bồ Tát có tướng Ta, tướng Người, tướng Chúng sanh, tướng Thọ giả, tức không phải là Bồ Tát’, nếu có bốn tướng này thì chẳng là Bồ Tát, vẫn là phàm phuPhàm phudục vọng cho nên có Dục giới; phàm phuphân biệt, chấp trước cho nên có Sắc giớiVô Sắc giới; Sắc giới chấp trước Hữu, Vô Sắc giới chấp trước Không. Hai bên Hữu và Không đều không chấp trước thì mới có thể siêu việt Tam giớiNiệm niệm lấy mình làm bổn vị, niệm niệm đều nghĩ đến Ta, phát hết thảy nguyện cũng biến thành tham dục của chính mình.

 

b. Xây đạo tràng

Chúng ta bình tĩnh quan sát, tư duy kỹ càng, trong kinh điển đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các đại đệ tử chưa từng xây chùa, xây dựng đại đạo tràng. Đạo tràng ở đâu? Cư sĩ Duy Ma nói rất hay: ‘Tâm thanh tịnh chính là đạo tràng, tâm từ bi là đạo tràng, chẳng có hình thức’. Những đạo trànghình thức đều do đế vương đại thần, tín đồ cúng dường.

Liên Trì đại sư của Tịnh Độ Tông, đạo tràng của ngài được hình thành như thế nào? Tùy duyên thành tựu, chẳng có một tơ hào phan duyên gì cả. Ngài đến núi Vân Thê, thấy nơi ấy phong cảnh rất đẹp nên tự mình dựng một túp lều tranh trụ nơi đó tu hành. Sau này có người thấy ngài là một người có đạo đức nên muốn thân cận học hỏi, cũng dựng thêm lều tranh ở kế bên. Sau đó nhiều người có địa vị, có tài phú biết đến và phát tâm xây đạo tràng cho họ. Liên Trì đại sư chẳng hóa duyên, đạo tràng ở nơi đó đều tự nhiên thành tựu. Nếu tự mình đi quyên góp thì đó là dục vọng, chẳng phải nguyện lực. Cho nên dục vọng chẳng độ chúng sanh được, tương lai chính mình phải đọa vào tam ác đạo. Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo giảng rất rõ ràng. Người cả đời chẳng xây đạo tràng có thể vãng sanh làm Phật, Bồ Tát, quả báo này không giống nhau.

Tông chỉ cứu cánh chân thật của Phật pháp là ‘Tự giác, giác tha’, muôn vàn xin chớ làm chuyện ‘Tự mê, mê người ta’, tự mê và mê người ta thì chẳng thể nào không đọa địa ngục cho được. Sanh hoạt của người xuất gia, ‘quần áo, đồ ăn, chỗ ở, hành động (y - thực - trụ - hạnh) hết thảy đều tùy duyênChúng xuất gia đối với chúng xuất gia cũng là bố thí cúng dường. Họ xuống bếp nấu cơm cúng dường, chúng ta dùng tâm lý ‘trì bát khất thực’ để tiếp nhận, họ cúng dường cái gì thì ăn cái nấy, chẳng có phân biệtChúng ta dùng tâm niệmthái độ này để sống qua ngày, đó gọi là tu hành. Tâm phải thanh tịnh, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng đều bảo trì tâm thanh tịnhBàng cư sĩ thị hiện ‘Nhiều chuyện không bằng ít chuyện, ít chuyện chẳng bằng không có chuyện’.

Kiếp nạn thật sự đang ở trước mắt, tự mình nhất định phải hết lòng nỗ lực, buông xuống vạn duyên, thành tựu đức hạnh của mình, thành tựu trí huệ chân thực của mình, trong đời này, thực sự có thể làm được tự độ, độ người. Duyên tự độ đầy đủ rồi, độ người thì phải tùy duyên, tuyệt đối chẳng phan duyên. Hiện nay trong xã hội cũng có việc gọi là ‘sáng tạo điều kiện, sáng tạo cơ hội’; Phật, Bồ Tát cũng sẽ sáng tạo điều kiện, sáng tạo cơ hội, nhưng sáng tạo điều kiện cũng phải trong lúc đầy đủ điều kiện thì mới sáng tạo được; sáng tạo cơ duyên thì cũng phải có cơ duyên hảo hợp; nếu chẳng có điều kiện, cơ hội thì không thể nào sáng tạo được. Trong Phật pháp gọi là ‘thiện xảo phương tiện’, cách nói này rõ hơn cách nói của người trong thế gian, nói chân thật viên mãn hơn.

Phật tử chân chánh thì phải học theo đức Phật, đức Phậtgương mẫu tốt nhất cho chúng ta, học theo Phật chắc chắn sẽ không sai. Đức Phật thị hiện cho chúng ta một tấm gương tốt nhất, mỗi ngày ăn no mặc ấm, có một chỗ nho nhỏ có thể che nắng che mưa, như vậy là đủ rồi! Đức Phật chẳng có ý muốn xây đạo tràng, cả đời đức Phật giảng kinh thuyết pháp cho chúng sanh, giúp chúng sanh phá mê khai ngộ, chỉ làm công việc này. Từ những chỗ này chúng ta phải thể hội một cách sâu sắc.

 

c. Thượng trí và hạ ngu

Trong Phật pháp bất luận tu học môn phái nào, có hai hạng người có thể thành tựu dễ dàng: một là thượng căn lợi trí, hai là hạ ngu. Có câu nói rất hay: ‘Ngu không thể bằng được’ [26]chúng ta chẳng bằng những người hạ ngu. Tại sao hai hạng người này dễ thành tựu? Hai hạng người này dụng công chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, chẳng gián đoạn, cho nên họ có thể thành tựu. Người căn tánh trung đẳng nghi hoặc, xen tạp, và còn gián đoạn nửa chừng, thế nên bất luận tu học pháp môn nào đều chẳng dễ thành tựu, đạo lý là như vậy. Thế nên Phật mới dạy chúng ta ‘Một môn thâm nhập, huân tu trong thời gian dài’, như vậy mới có thể giảm bớt nghi hoặc, xen tạp. Khi học nhiều rồi, thấy đức Phật trong kinh này nói ‘Hữu’ (Có), trong kinh kia lại nói ‘Không’, [nên sẽ tự hỏi] rốt cuộc là Hữu hay Không? Bạn sẽ hoài nghi đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngay cả Phật cũng chẳng tin tưởng nữa.

Phải biết đức Phật chẳng có pháp gì để nói, Phật thuyết pháp là vì phá chấp trước. Người ấy chấp trước Hữu nên Phật mới giảng Không, phá cái chấp trước Hữu của họ. Nếu người đó chấp trước Không, Phật bèn giảng Hữu để phá cái chấp trước Không của họ. Chính vì chúng sanhvọng tưởng, phân biệt, chấp trước nên Phật mới có pháp để nói. Nếu chúng sanh chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đại đức Tông Môn thường nói: ‘Treo miệng trên tường’, sẽ chẳng còn gì để nói hết. Chúng ta đọc kinh luận nhiều rồi thì nhất định sẽ sanh nghi hoặc, nghi hoặcchướng ngại lớn nhất của Bồ Tát. Bởi vậy nên chẳng bằng hạng hạ ngu, chẳng bằng những cụ già, cái gì họ cũng chẳng nghĩ tưởng, cái gì cũng chẳng biết, cũng không nghe kinh, một câu Phật hiệu niệm đến cùng, có thể đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, lúc ra đi hiện tướng lành hy hữu, đây là những người chúng ta chẳng sánh bằng. Nếu có nghi hoặc thì nhất định phải giải trừ, nếu không thì sẽ thành chướng ngại. Người thượng trí nghe một hiểu ngàn, vừa tiếp xúc liền thông đạt, liền hiểu rõ, một tí nghi hoặc gì cũng chẳng có, cho nên rất dễ thành tựu.

 

d. Kết luận

Chúng ta phải hiểu rõ sự khác biệt giữa nguyện lựcdục vọng một cách rõ ràng, lọt vào dục vọng tức là tạo nghiệp tam ác đạo, đó là tâm luân hồi, tạo nghiệp luân hồi. Nên biết dùng tâm luân hồi để tu học Phật pháp thì cũng là nghiệp luân hồi, dùng tâm luân hồi để niệm A Di Đà Phật cũng vẫn tạo nghiệp luân hồi. Trong phần chót của cuốn ‘Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao’, Quán Đảnh pháp sư nói người niệm Phật có một trăm thứ quả báo, thứ nhất là đọa địa ngục A Tỳ. Tại sao niệm A Di Đà Phật lại còn đọa địa ngục A Tỳ? Tức là tâm luân hồi, mê hoặc điên đảo, họ chẳng phải phát nguyện, chỉ vì muốn thỏa mãn dục vọng của họ, tạo tác vô lượng vô biên tội nghiệp, thiệt rất đáng sợ! Nếu người khác tạo, chúng ta cũng chẳng cần phải nói, nói ra thì sẽ kết oán thù với người, họ cũng chẳng tiếp nhận, quan trọng là tự mình phải hiểu rõ ràng, minh bạch, tự mình tuyệt đối đừng tạo, phải hết lòng trọn ý, an phận, tu hành đàng hoàng, niệm niệm đều phải tương ứng với Giới Định Huệ.

Chúng ta giảm tiêu chuẩn sinh hoạt tới mức thấp nhất, niệm niệm đều tương ứng với ngũ giới, thập thiện thì tốt lắm rồi, chân chánh giữ ngũ giới thập thiện đến cứu cánh viên mãn thì có thể thành Phật, sự trì giới của bạn sẽ được viên mãn, tâm địa chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chắc thật niệm Phật, đời này chắc chắn sẽ thành tựuGiới thiệu pháp môn mà mình thành tựu cho chúng sanh có duyên, đây tức là tự hành hóa tha. Ngoài những chuyện này ra thì buông xuống hết thảy, đừng tiếp tục khởi vọng tưởng nữa. Đừng nghĩ mình phải xây một đạo tràng to lớn, phải tiếp dẫn rất nhiều chúng sanh; chúng sanh thì cũng sẽ tiếp dẫn nhưng chẳng biết là tiếp dẫn đến nơi nào? Chư vị phải bình tĩnh tư duy quan sát thì mới hiểu được chân tướng sự thật.

 

5. Nói về xây dựng đạo tràng (Buổi sáng 13-4-1999)

 

a. Xây đạo tràng

Một vị đồng tu ở Tần Hoàng Đảo hy vọng xây dựng một tự viện Tịnh Tông ở địa phương đó. Sự tu họchoằng dương Phật phápthời đại này, công năng của tự viện dần dần giảm bớt, có hiệu quả lớn nhất là lợi dụng kỹ thuật truyền bá thông tin tân tiến. Năm xưa lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế chẳng có xây dựng tự viện đạo tràng, phương thức sanh hoạt của Ngài là du hóa nhân gian, chẳng ở một nơi nhất định, đây là việc mà ngày nay chúng ta gọi là ‘cơ hội giáo dục’, hiệu quả rất cao, rất đáng để chúng ta suy tư.

Kinh điển ghi chép những đệ tử thường tùy chúng của đức Phật gồm có một ngàn hai trăm năm mươi người, họ đi theo đức Phật trong thời gian ngắn cũng có tám đến mười năm, thời gian dài là đi theo cả đời. Họ chính là người kế thừa Phật pháp, nhân tài hoằng pháp được bồi huấn như vậy. Có đạo tràng thì sẽ có rất nhiều chuyện lắt nhắt trong thế tục, những chuyện này sẽ làm loạn tâm thanh tịnh. Có thể giữ gìn tâm thanh tịnh mà chẳng bị xen tạp trong khi quản lý người, sự, vật là một việc hầu như không thể nào làm được. Thế Tôn làm ra khuôn mẫu cho chúng ta xem, tốt nhất là không có đạo tràng, không có đạo tràng mà đi tìm đạo tràng là tự mình đi tìm rắc rối.

Sự hành trì của Phật, Bồ TátTổ sư đại đức là tấm gương tốt nhất cho chúng ta. Trong bốn mươi mấy năm kinh nghiệm của tôi cũng cảm nhận được, những vị cùng chung xuất gia với tôi chẳng ít, người giảng kinh thuyết pháp chỉ có một mình tôi. Tuyệt đối chẳng phải tài trí của tôi vượt trội người khác, nguyên nhân là vì họ có đạo tràng, phải quản lý người, quản lý sự, quản lý tiền bạc, lao tâm mệt óc, đối với việc hoằng pháp lợi sanh, tự hành hóa tha sanh ra chướng ngại. Lợi điểm của tôi chính là chẳng quản lý người, chẳng quản lý sự, chẳng quản lý tiền bạc, chẳng có đạo tràng, cả đời đều ở nhờ tại đạo tràng của người khác, chỉ làm khách chứ không làm chủ. Làm chủ rất mệt, làm khách rất tự tại. Giống như chúng ta ở khách sạn, chủ khách sạn là ông chủ, họ chẳng tự tại, khách trọ ở khách sạn rất tự tạiChúng ta nên có một thái độ: đến thế gian này chỉ là để làm khách, chẳng mong lập nhà, chẳng mong ‘cắm dùi’ ở nơi đây, được vậy thì bạn sẽ được tự tại. Thế nên cả đời chúng ta học Phật, tùy duyên chứ không phan duyên.

 

b. Quay lại là bến bờ

Xây dựng quan niệm, sanh khởi lòng tin nhất định phải có nhận thức và lý giải tương đương đối với giáo lý, cho nên đọc kinh nghe pháp rất quan trọng. Ngạn ngữ có nói: ‘Ba ngày không đọc sách, mặt mày dễ ghét’, câu này là nói người đọc sách thời xưa, ba ngày không đọc sách thánh hiền, thì phiền não tập khí liền khởi lên. Học Phật cũng vậy, nếu mấy ngày không đọc kinh, không nghe kinh thì phiền não tập khí cũng sẽ khơi dậy, tùy thuận phiền não tập khí thì chắc chắn sẽ đọa lạcPhiền não tập khí chính là tâm luân hồi, phiền não tập khí làm chủ cho nên hết thảy tư tưởng kiến giải, ngôn ngữ hành vi đều tạo nghiệp luân hồi, quả báo tương lai chắc chắn sẽ ở trong lục đạo luân hồi. Từ vô thỉ kiếp đến nay chúng ta chưa từng giác ngộ qua.

Tâm thiện, hạnh thiện thì tương lai sẽ sanh lên trời, trời có hai mươi tám tầng cũng chẳng thoát ra khỏi lục đạo luân hồiThọ mạng trên trời dài hơn nhân gian, đợi đến lúc thọ mạng chấm dứt, những chủng tử tập khí ác ẩn chứa trong A Lại Da Thức sẽ làm cho bạn đọa lạc. Cho nên sẽ chẳng siêu việt lục đạo luân hồi, tu học như vậy trong Phật pháp chẳng kể là có thành tựuThành tựu thấp nhất trong Phật phápsiêu việt lục đạo luân hồi, đây là Tiểu Quả Thanh Văn, thuộc về thành tựu nhỏ. Thoát ly thập pháp giới mới kể là thành tựu lớn. Chúng taphàm phu, tội nghiệp sâu nặng, trong đời này có thể đạt được thành tựu lớn hay không? Câu trả lời chắc chắn là được. Tội nặng hơn cũng không sợ, chỉ cần có thể giác ngộ, có thể quay trở lại, đúng như câu ‘quay đầu là bến bờ’. Trong kinh Phật nói tội Ngũ nghịch Thập ác quay trở lại cũng có thể thành tựuNgũ nghịch là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng, tạo những tội nặng như vậy nếu quay trở lại cũng có thể đạt được thành tựu thù thắng ngay trong đời này. 

Có rất nhiều đồng tu nghi hoặc, tạo tội nặng như vậy làm sao có thể thành tựu cho được? Tạo tội nghiệpmê hoặc nhất thời, sau khi giác ngộ thì tội này sẽ tiêu mất. Trong kinh Phật ví tội nghiệp như bóng tối, giác ngộ ví như ánh sáng, ‘phòng tối ngàn năm’ là thí dụ gian phòng tối tăm suốt một ngàn năm chẳng có ánh sáng, đây là tạo tội nghiệp rất lâu dài, rất sâu, nhưng khi thắp một ngọn đèn lên thì bóng tối liền tiêu mất. Phật pháp quý ở trí huệ, giác ngộ, đừng thường nghĩ mình tạo tội nghiệp, vì mỗi lần suy nghĩ thì cũng như tạo tội thêm một lần. Phật dạy chúng ta phải chuyển đổi tâm niệm trở lại, hãy nghĩ đến Phật, đến Bồ Tát, đây là một chuyển biến to lớn, như vậy mới là quay về.

Từ đâu quay lại? Từ mê quay trở lại, nghĩ về giác ngộ. Chư Phật, Bồ Tát là người giác ngộ rốt ráo viên mãn, chúng ta thường nghĩ đến Phật, thường học theo Phật mới đúng. Thường nghĩ về mình là sai lầm, thường nghĩ đến hết thảy chúng sanhgiác ngộ. Các bạn phải bình tĩnh suy tư, quan sát, để hiểu rõ đạo lý sự thật này, hiểu rõ thì sẽ yên tâm, mạnh dạn đi làm. Chẳng vì mình, chỉ vì xã hội, vì chúng sanh, chắc chắn sẽ có lợi ích. Mong muốn mình giàu thêm thì phải bận tâm, trên phương diện sanh hoạt, chuyện gì cũng phải tự lo lắng, lo cho mình. Nếu chúng ta niệm niệm luôn nghĩ đến xã hội, vì chúng sanh, hết thảy sẽ có người chiếu cố, chăm sóc, một tí gì cũng chẳng cần bận tâm, vậy thì tự tại biết mấy! ‘Tôi vì người ta, người ta vì tôi’ là chuyện đương nhiên, đạo lý chân thật. Người thế gian thường nói đến ‘chân lý’, đây chính là chân lýHọc Phật chẳng qua chỉ là làm một sự chuyển biến mà thôi, ‘Chuyển ác thành thiện’, ‘Chuyển mê thành ngộ’, ‘Chuyển phàm thành thánh’.

 

c. Trí huệ

năng lực phân biệt tà chánh, thị phi, thiện ác, lợi hạitrí huệThông minh trong thế gian là ‘thế trí biện thông’, chẳng có khả năng phân biệt những thứ này. Người Trung Quốctrí huệ,…Khoa học kỹ thuật phát minh sớm nhất là ở Trung Quốc, thời đại Vương Mãng, người Trung Quốc đã nghĩ muốn học phi hành. Gia Cát Lượng phát minh Trâu Gỗ Ngựa Máy, tàu chuyên chở cơ giới hóa. Tại sao người Trung Quốc chẳng tiếp tục phát triển? Vì họ có trí huệ, biết được sự phát triển khoa học kỹ thuật sẽ đem lại ảnh hưởng phụ cho con người, nếu muốn thế giới bình trị lâu dài, không thể chú trọng trên sự phát triển khoa học kỹ thuật. Người tây phương chẳng có cái nhìn xa này, lao đầu vào sự phát triển khoa học kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên của địa cầu cơ hồ đều kiệt tận mau chóng. Dùng hết thì thế giới hủy diệt, phát triển khoa học kỹ thuật đến cuối cùng là cả thế giới phải cùng nhau diệt vong. Cho nên người chân chánh có trí huệ sẽ chẳng làm những chuyện này.

 

d. Khôi phục bản năng

Thế Tôn, chư Phật, Bồ Táttrí huệ cứu cánh viên mãn, các Ngài biết về sự phát minh của người hiện đại còn rõ hơn chúng ta, trong kinh Phật cũng có lý luận tri thức khoa học kỹ thuật. Phật pháp chẳng phát triển từ phương diện cơ giới bên ngoài, mà phát triển từ thiền định nội tâm. Hiện nay khoa học kỹ thuật còn chưa làm được việc phân thân, chúng ta từ đây muốn đi Mỹ phải ngồi máy bay, còn người có công phu thiền định thâm sâu có thể phân thân. Đây chẳng phải là lời thần thoại, đều là sự thật, chúng ta có thể thấy được trong kinh điển, chuyện ngắn, bút ký của người đời xưa càng ghi nhiều nữa. Trong ‘Tây Du Ký’, Tôn Ngộ Không bảy mươi hai phép biến chỉ là tiểu thần thông, chẳng đáng nói. Chuyện này có thể xảy ra không? Có thể lắm, vì đây là bản năng, đây là ‘Thần túc thông’, là một trong sáu thứ thần thông thường nói đến trong Phật pháp. Sáu thứ thần thông đều là bản năng của chúng ta, tại sao bản năng lại mất hết? Vì có ba chướng ngại to lớn: vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, che lấp mất trí huệ đức năng. Khi bản năng hiện tiền thì mới được đại tự tại.

Phật dạy chúng ta khôi phục bản năng, mắt chúng ta có thể thấy chẳng bị chướng ngại, tận hư không, trọn khắp pháp giới đều có thể nhìn thấy rõ ràng, minh bạch. Những gì nói trong kinh chúng ta đều xem như thần thoại, đều coi như khả năng của chư Phật, Bồ Tát, chẳng phải của chính mình, cho nên chúng ta tu hành chẳng thể nhập vào cảnh giới của Phật. Tôi thường khuyên các bạn đồng tu, từng ly từng tí nói trong kinh đều là chuyện của chính bản thân chúng ta, đều là trí huệ đức năng vốn sẵn có trong tự tánh của chúng ta. Khả năng của Phật hiện tiền, khả năng của chúng ta chẳng thể hiện tiền, như vậy là có chướng ngại, dẹp chướng ngại thì khả năng của chúng ta sẽ khôi phục trở lại. Phật hy vọng mỗi người đều khôi phục đức năng vốn sẵn có trong tự tánh, không gian sinh hoạt sẽ mở rộng đến tận hư không, trọn khắp pháp giới, đâu phải chỉ là phạm vi nhỏ nhoi này đâu!

 

e. Tầm quan trọng của việc nghe kinh (nghe giảng)

Cho nên không thể không đọc kinh, không nghe giảng. Phải nghe cho nhiều, cho thường xuyên, đừng gián đoạn, nghe suốt ba năm, năm năm thì bạn sẽ giác ngộ, hiểu rõ, nhà Phật thường gọi là ‘khai ngộ’. Nếu có nghi hoặc thì tồn nghi, không cần hỏi, cứ tiếp tục nghe kinh không ngừng, sẽ có một ngày nghe đến lúc nghi hoặc đều mất hết, đó gọi là có chỗ ngộ. Thế nên tiểu nghi có tiểu ngộ, đại nghiđại ngộ, nghi hoặc không cần phải đi hỏi người khác liền, dù người ta giải thích cho bạn thì bạn cũng chẳng khai ngộ; không những chẳng khai ngộ mà lại còn gây thêm chướng ngại cho sự khai ngộ, chắn ngang cánh cửa khai ngộ. Nếu tự mình hiểu rõ, tự mình giác ngộ thì đó là của mình; những gì người khác nói, nghe xong hình như đã hiểu nhưng không rõ, chớp mắt liền mê hoặc. Đây là thái độ cầu học, chúng ta phải hiểu rõ.

Vài năm gần đây, tôi đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghe kinh, vì có rất nhiều bạn đồng học tu tập lâu năm vẫn bị thoái chuyển, công phu không đắc lực, nguyên nhân là vì không hiểu thấu triệt, vọng tưởng quá nhiều, cho nên chẳng thể xây dựng lòng tin, tâm nguyện. Muốn giải quyết vấn đề này thì phương pháp duy nhất là phải nghe kinh. Tôi nghĩ đến tại sao đức Phật Thích Ca Mâu Ni mỗi ngày đều giảng kinh trong suốt bốn mươi chín năm, đạo lý là như vậy. Thế Tôn dặn dò cặn kẽ, phó chúc kỹ càng muốn chúng ta phải ‘thọ trì, đọc tụng, vì người diễn nói’. Y giáo phụng hànhthọ trì, thọ trì vẫn phải đọc tụng hằng ngày, nếu không đọc tụng hằng ngày, không nghe kinh hằng ngày, thì thọ trì sẽ thoái chuyển. Vì người diễn nói là ‘hóa tha’; diễn là biểu diễn, làm ra khuôn mẫu cho người ta coi; nói là giải thích cho người ta, toàn thân thuyết pháp, đó thực sự là đem lại lợi ích cho chúng sanh. Nếu chỉ biết nói, chẳng biết làm thì cũng không được; phải tự mình làm được, thì mới có thọ dụng thật sự.

 

f. Xây túp lều tranh

Nếu muốn xây dựng đạo tràng tôi đề nghị xây những túp lều tranh nhỏ, đừng xây tự viện, hao tiền hao sức. Bạn ra ngoài quyên góp là phải chịu trách nhiệm nhân quả. Nhà Phật nói rất hay:

‘Một hạt gạo của thí chủ 

To như núi Tu Di 

Đời này không chứng đạo 

Mang lông đội sừng trả’ [27] 

Nếu bạn không thể thành tựu, tương lai phải trả nợ. Ngày nay bạn quyên góp được rất nhiều, tương lai trả nợ rất khổ nhọc, phải biết đạo lý ‘không mắc nợ cả người khỏe re’, thế nên tuyệt đối đừng mắc nợ. Hết thảy đều phải thành tựu một cách tự nhiên, đừng nên có một tơ hào miễn cưỡng, như vậy mới tốt.

 

6. Ba thứ chân thật (Buổi sáng 15-4-1999)

Phật pháptrí huệ chân thật, kinh Vô Lượng Thọ giảng đến ba thứ chân thật, đây là trung tâm của toàn bộ sự tu học Phật pháp.

Thứ nhất ‘Khai mở hiển thị chân thật Tế’(Khai hóa hiển thị chân thật chi tế), câu này giải thíchPhật giáo là gì. Khai là khai đạo - dạy dỗ, nhà Phật nói là ‘khai thị’, cũng tức là giảng giải, thuyết minh. Giảng rõ ràng, nói rõ ràng, thì tư tưởng quan niệm của thính chúng sẽ thay đổi, đó là thành quả của sự giáo học, dạy dỗ. Giảng những gì? Trong tâm của thính chúng biến đổi những gì? ‘Chân thật chi tế’. Chân thật chi tế nói theo cách bây giờ là ‘chân lý’, cũng tức là ‘chân tướng của vũ trụ nhân sanh’, đây là giáo học của Phật giáo, mục tiêu chung của sự tu học.

Hoàn toàn hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh thì xưng là ‘Phật’; tuy hiểu rõ nhưng chưa được viên mãn thì xưng là ‘Bồ Tát’. Do đó có thể biết Phật, Bồ Tát chẳng phải là người, cũng chẳng phải là thần linh, Ngài chẳng là gì hết, nhưng cái gì cũng là Ngài hết, trong nhân gian thì Ngài hiện thân người, trên trời thì hiện thân người trời, trong cõi súc sanh thì hiện thân súc sanh, trong cõi ngạ quỷ thì hiện thân ngạ quỷ, trong pháp giới nào thì hiện thân ấy, nhưng trình độ tu học của các Ngài thì đích thật là Phật, Bồ TátThân tướng thị hiện trong thập pháp giới chẳng giống nhau, tộc loại khác nhau, đó là Dị (khác nhau); nhưng cảnh giới mà Ngài khế nhập đích thật hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh, đó là Đồng; ‘Đồng chẳng ngại cho Dị , Dị chẳng ngại cho Đồng’. Cũng giống như giáo học hiện đại, thí dụ bạn đậu được bằng Tiến sĩ, bạn đi làm việc trong chánh quyền thì chức vị là quan viên chánh phủ; còn một người cũng đậu cấp bằng Tiến sĩ đi bán đậu hủ, là chủ tiệm bán đậu hủ (đậu phụ); tuy thân phận khác nhau nhưng đều là Tiến sĩTiến sĩ là Đồng; thân phận, địa vị, công việc chẳng đồng, như vậy tức là ‘Trong Dị có Đồng, trong Đồng có Dị, Dị chẳng ngại Đồng, Đồng chẳng ngại Dị’. Kết cấu của hết thảy chúng sanh trong vũ trụ đều là hiện tượng này.

Trong xã hội chúng ta đóng vai trò gì thì nhất định phải rõ ràngThân phận của đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một người làm công tác giáo dục nghĩa vụ xã hội, hơn nữa chẳng cần trả lương, hoàn toàn tình nguyện; đệ tử của Phật thì cũng phải vậy. Đệ tử Phật buông bỏ công việc đáng làm của mình, đây là hiện tượng xảy ra trong thời cận đại, chuyện này mới xảy ra trong vòng hai trăm năm gần đây. Những năm đầu đời nhà Thanh, người xuất gia vẫn còn làm việc giáo học; kể từ giữa đời Thanh trở đi mới biến thành Kinh Sám Phật sự, làm pháp hội. Hiện nay giáo học Phật pháp cơ hồ đã chẳng còn tồn tại nữa, những gì chúng ta thấy được hiện nay đều là Phật giáo đã biến hình, đó gọi là Phật giáo [như một] tôn giáo. Cho nên người ta nói Phật giáotôn giáo, chúng ta không thể không thừa nhận, hình tướng này đích thật là tôn giáo, đây là Phật pháp đã biến chất, chúng ta phải nhận thức rõ ràng.

Muốn khôi phục lại bộ mặt nguyên thủy của Phật giáo, khôi phục lại giáo dục xã hội thì Phật pháp mới có thể quảng độ chúng sanh. ‘Độ’ nói theo ngôn ngữ hiện nay tức là giúp đỡ, giúp đỡ hết thảy chúng sanh; ‘Quảng’ là phổ biến, chẳng phân chia tộc đoàn, chẳng phân chia chủng tộc, thập pháp giới đều giúp đỡ một cách bình đẳng. Vả lại tuyệt đối là giúp đỡ tình nguyện, chẳng mong cầu những nhân vật được giúp đỡ này đáp trả, trong tâm vĩnh viễn giữ được chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, đây là tự giác.

Gần đây tôi thường nghĩ xây cất đạo tràng tuyệt đốisai lầmThế Tôn cả đời chẳng xây dựng đạo tràng, Bồ Tát, A La Hán chẳng xây dựng đạo tràng, các vị Tổ sư đại đức cũng chẳng xây dựng đạo tràng. Tại sao vậy? Chẳng xây đạo tràng thì tâm ở tại đạo; một khi đã xây đạo tràng thì tâm liền biến đổi. Cho nên chẳng có đạo tràng thì tâm an trụ trên Phật đạo, Bồ Tát đạo; một khi đạo tràng xây xong thì tâm an trụ trên ‘luân hồi đạo’. Ai có thể xây cất đại đạo tràng? Cư sĩ tại gia. Họ xây dựng đạo tràng rồi cúng dường, chúng ta có thể tiếp nhận nhưng tự mình tuyệt đối không thể xây cất.

Liên Trì đại sư làm một tấm gương rất tốt cho chúng ta, lúc ban đầu Ngài thấy hoàn cảnh ở núi Vân Thê rất tốt nên tự mình dựng lều tranh tu hành tinh tấn nơi ấy. Sau đó người ta phát hiện Ngài là người có đạo đức, có học vấn, muốn thân cận Ngài, nên cũng dựng lều tranh ở kế bên. Sau đó một số quan lớn, Tể tướng, trưởng giả giàu có biết nhiều cao tăng đại đức ở nơi đó tu hành, nên mới [phát tâm] xây đại điện, phòng ốc, từ đó nơi ấy mới trở thành một ngôi tòng lâmLiên Trì đại sư và những người cùng chung tu hành ở núi ấy không những chẳng nhọc tâm này, ngay cả tâm niệm cũng chẳng khởi, thế nên đạo tràng ấy là tự nhiên hình thành. Tự nhiên hình thành thì chẳng mất tâm thanh tịnh. Tuy đạo tràng đã hình thành, trong tâm người tu hành chẳng chấp trước một mảy tơ, có thể buông xuống, vẫn giữ được chẳng mất tâm thái lúc trụ ở lều tranh xưa kia, chút tơ hào lưu luyến cũng chẳng có.

Đạo tràng tại Dallas của chúng ta cũng là tự nhiên hình thành, chưa từng hóa duyênThành tựu của đạo tràng này là phước báo của người ở tiểu bang Đức Châu (Texas). Chúng ta giúp đỡ và thành tựu cho việc này, nhưng đối với việc này chẳng lưu luyến; nếu lưu luyến đạo tràng thì sẽ chẳng thể vãng sanhĐạo tràng của người chân chánh tu hành ở đâu? Tận hư không, trọn khắp pháp giới đều là đạo tràng, tự tại biết bao! Còn đạo tràng của tôi là những máy móc này, tôi đi đến đâu thì máy móc cũng đi theo, mỗi ngày tôi giảng kinh đều phát hình, phát thanh trên mạng lưới điện toán (internet), đó là đạo tràng vậy.

Đạo tràng là tận hư không, trọn khắp pháp giới, chúng ta phải xây dựng quan niệm này. Quan niệm này tức là ‘Trụ chân thật huệ’ trong ba thứ chân thật. Có thể trụ chân thật huệ, có thể hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh, sau đó mới có thể làm được điều chân thật thứ ba ‘ban cho lợi ích chân thật’; giúp đỡ người khác, bố thí lợi ích chân thật, cúng dường cho đại chúng. Ba thứ chân thật này trong kinh Vô Lượng Thọ, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ trong cuốn Chú Giải đặc biệt nhắc nhở chúng ta phải chú ý. Ba thứ chân thật này đại biểu cho toàn bộ Phật pháp, không những Phật pháp do Thích Ca Mâu Ni Phật dạy chẳng tách lìa ba thứ chân thật này, những gì thập phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai tu chứng và hoằng dương cũng chẳng ra ngoài ba thứ chân thật này.

Hai mươi mấy năm về trước, pháp sư Tẩy Trần ở Hương Cảng đã từng đến Đài Loan thăm tôi. Tôi đề nghị với thầy, chúng tôi tìm năm vị tỳ kheo thật sự chí đồng đạo hiệp, đến khắp nơi trên thế giới hoằng pháp lợi sanh. Mỗi người chúng tôi vác theo một cái lều nhỏ, ban đêm dựng năm cái lều này với nhau. Năm xưa Thế Tôn ngủ dưới gốc cây, ngày nay thể lực chúng ta chẳng làm nổi cho nên phải ở trong lều. Thầy nghe xong rất hoan hỷ, nhưng sau đó thì cũng tăm hơi bặt tiếng. Đó là đời sống người xuất gia phải nên sinh sống, là sinh hoạt trì bát [khất thực].

Ở Lương Hương, Trung Quốc tôi có một miếng đất, diện tích là hai ngàn ba trăm mẫu, Lương Hương sản xuất đá gạch nên chúng ta lấy tài nguyên nơi đó xây nhà bằng đá. Mỗi người xây một gian nhỏ, cách xa nhau khoảng chừng ba đến năm phút đi bộ. Trong đó chỉ cung cấp nước, không cung cấp điện, không có điện thoại, như vậy con người sẽ thanh tịnh. Ban đêm đốt đèn cầy để bạn phải ngủ sớm, thức sớm; trời tối rồi thì đi ngủ, trời chưa sáng liền thức dậy làm công phu sáng. Lớp học ở tại một phòng lớn có nhiều công năng; lạy Phật, cùng tu tập, sinh hoạt tại một trung tâm hoạt động được đặt tên là ‘Lục Hòa Đường’. Đạo tràng có rất nhiều cây ăn trái, có đến vài ngàn cây, do đó đạo tràng được đặt tên là ‘Thiện Quả Lâm’, trồng thiện nhân được thiện quả. Chỉ cần phát tâm chân thật, mọi việc đều có Tam Bảo gia trì, long thiên ủng hộ.

 

7. Hết thảy pháp vô ngã (Buổi sáng 22-4-1999)

 

a. Vô Ngã Vô Pháp

Trong Linh Phong Tông Luận, có đoạn Ngẫu Ích đại sư khai thị về ‘vô ngã’ rất đáng cho chúng ta học tập. Đại ý là nói hết thảy chúng sanh từ vô thỉ kiếp đến nay ngộ nhận có một cái Ta nên từ đó phân biệt Ta, chấp trước Ta. Bởi vì sự nhận biết sai lầm này nên mới biến Nhất Chân pháp giới thành lục đạo luân hồi; [mãi trôi lăn] trong luân hồi, tri kiến này ngày càng sâu dày, chẳng thể phá vỡ, nên mới khởi Hoặc, tạo nghiệp, thọ báo. Thế nên nguyên nhân căn bản chúng sanh luân hồi trong lục đạo chính là sự nhận thức sai lầm ấy. Trong hết thảy kinh luận bất luận là Đại Thừa hay Tiểu Thừa, Hiển Giáo hay Mật Giáo, đức Phật đều thường giảng về Vô NgãVô Pháp. Điển tịch nhập môn của Tướng Tông, tôi nghĩ rất nhiều đồng tu đều đã đọc qua, Bách Pháp Minh Môn Luận mọi người đều đã đọc qua. Văn tự trong bộ luận này tuy chẳng nhiều nhưng chú giải của nó rất phong phú, trong Tục Tạng đã có sáu bản chú giải, còn rất nhiều chú giải chẳng được ghi trong ấy. Những gì bộ luận này nói chính là ‘Hết thảy pháp vô ngã’ . Hết thảy pháp là gì? Vô ngã là gì? Trong Du Già Sư Địa Luận, Di Lặc Bồ Tát quy nạp hết thảy pháp thành sáu trăm sáu mươi pháp. Thiên Thân Bồ Tát lại quy nạp sáu trăm sáu mươi pháp này thành một trăm pháp, tiện lợi cho người sơ học, một trăm pháp này mở rộng ra tức là vô lượng vô biên hết thảy pháp. Trong hết thảy pháp này vô ngã, không những người vô ngã, pháp cũng vô ngã. Cho nên vừa nhập môn vào Tướng Tông thì liền phá hai thứ ngã chấppháp chấp, nếu phá được hai thứ chấp trước này thì bạn sẽ nhập vào cánh cửa Đại Thừa, như vậy mới kể là đã nhập môn.

Do đó có thể biết ngày nay chúng ta tu học chẳng nhập môn nổi, và cũng chẳng biết cánh cửa này ở đâu, chúng ta có tâm tìm cầu, cũng rất hết lòng nỗ lực, nhưng rốt cuộc cũng chẳng nhập môn được. Trong kinh luận đức Phật nói với chúng ta rất rõ ràng, đề ra thì hình như chúng ta đều hiểu rõ, tại sao vẫn chẳng thể nhập môn như cũ? Đó là vì chẳng buông xuống. Đọc thì đã đọc rồi, nghe thì cũng nghe rồi, nhưng chẳng thực hiện được. Muốn buông xuống thiệt chẳng phải dễ, tại sao vậy? Trong kinh Phật nói rất rõ: tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay chứ chẳng phải chỉ một đời này mà thôi, đã mê chấp từ nhiều đời nhiều kiếp về trước. Người như thế nào mới có thể buông xuống? Có hai hạng: một là thượng căn, lợi trí (trí óc lanh lợi), hai là thiện căn phước đức sâu dày; khi họ vừa nghe, vừa tiếp xúc liền thật sự tin tưởng, thật sự hiểu rõ lợi ích của sự buông xuống, họ chịu [buông xuống]. Người căn tánh trung hạ thì khó hơn, hình như họ hiểu nhưng thật sự chẳng hiểu, họ vẫn tạo nghiệp, vẫn thọ báo như cũ; chúng ta là những người này. Hạng người này chỉ có một phương pháp cứu nổi, đó chính là nghiêm trì giới cấm, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Trừ cách này ra không thể cứu nổi! Tuy có vô lượng pháp môn, pháp môn bình đẳng, nhưng chẳng khế hợp căn cơ của chúng ta; chúng ta khổ công tu học nhưng vẫn chẳng đắc lực như cũ; so ra chẳng bằng những người chắc thật niệm Phật, bạn hãy xem tướng lành khi họ vãng sanhGần đây đồng tu ở Dallas nhìn thấy tận mắt, trong Phật Thất có người vãng sanh an lành, chẳng bị bịnh khổ. Những năm gần đây, ở Tân Gia Ba, ở Mã Lai Á những người niệm Phật vãng sanh chẳng ít, tướng lành vô cùng thù thắng. Trong Phật pháp có ‘Tam chuyển pháp luân’ những người này thị hiện cho chúng ta bằng cách ‘chứng chuyển’, niệm Phật vãng sanh, đây là chứng minh cho chúng ta coi. Trong kinh điển đức Phật dạy chúng ta, khuyên chúng ta, hiện nay lại có nhiều người như vậy chứng minh cho chúng ta thấy, chúng ta còn không tin nữa hay sao? Vẫn để nhân duyên này trôi qua, uổng phí hay sao?

 

b. Bàn về gia trì

Trong xã hội hiện nay, Phật pháp tuy rất tốt, chẳng có gì trong thế gian, xuất thế gian có thể sánh nổi, nhưng người phát tâm hoằng dương quá ít. Có rất nhiều bạn đồng học khiêm tốn và nói ‘Nghiệp chướng của tôi quá nặng, tôi chẳng có khả năng hoằng pháp lợi sanh, nếu đời này tôi có thể vãng sanh thì cũng mãn nguyện rồi’. Nói như vậy cũng chẳng thể nói là sai, nhưng cũng chẳng thể nói là đúng hoàn toàn. Sau khi bạn được lợi ích nơi Phật pháp xong rồi bạn ra đi, thế gian này chẳng có người tiếp nối, thế thì chẳng phải Phật pháp đã đoạn dứt trong đời của bạn hay sao? Từ khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni sáng [lập] giáo [đoàn] đến nay, đã truyền sang nhiều thế hệ [liên tục nên] chúng ta mới có duyên phận gặp được Phật pháp, đến đời này của chúng ta lại bị đoạn dứt, như vậy thì làm sao chẳng có lỗi đối với chư Phật, Bồ Tát cho được? Làm sao chẳng có lỗi đối với chư vị Tổ Sư Đại Đức? Đức Phật hiểu rõ tâm lý của những người này nên trong kinh thường khuyên chúng ta, không những phải tự hành mà còn coi trọng hóa tha, giúp đỡ người khác. Nếu tôi chẳng có trí huệ, chẳng có khả năng, phiền não tập khí còn rất nặng, nhưng tôi phát tâm rộng lớn, xả mình vì người để làm sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh thì nhất định sẽ được chư Phật Như Lai gia trì

Nói thật ra, chư Phật Như Lai gia trì một cách bình đẳng cho hết thảy chúng sanh; có người có thể nhận được sự gia trì còn người khác lại chẳng nhận được, vấn đề chẳng ở phía chư Phật mà ở phía chúng ta, vấn đềchúng ta có chịu tiếp nhận oai thần của Như Lai gia trì hay không? Làm thế nào mới tiếp nhận được? Tâm hạnh cùng Phật tương ứng thì sẽ tiếp nhận được; trái ngược với Phật thì sẽ tiếp nhận không được, Phật sẽ gia trì không được, đạo lý là ở tại chỗ này. Nếu tâm nguyện của chúng ta tương ứng với Phật, sức gia trì chúng ta nhận được vẫn không rõ ràng lắm, tại sao như vậy? Nguyên nhân ở chỗ xen tạp. Chỗ tương ứng của chúng ta có xen tạp ô nhiễm, cũng như Ngẫu Ích đại sư nói: xen tạp ‘Ta và cái của Ta’ (ngã và ngã sở), nên sự tương ứng này giảm xuống thật nhiều. Nếu có thể buông xuống ‘Ta và cái của Ta’ thì sức gia trì sẽ rõ ràng vô cùng, hầu như chính mình cũng có thể cảm giác được, người có công phu cũng có thể thấy được. ‘Tâm - Nguyện - Giải - Hạnh’ của chúng ta tương ứng với Như Lai thì trong đó nhất định phải xả bỏ ‘Ta và cái của Ta’, tự mình mới có thể thực sự trở thành pháp khí, có thể tiếp nhận đại pháp của Như Lai. Cũng như chạy đua tiếp sức vậy, chúng ta phát nguyện đến thay thế, đến nhận ‘cái cây tiếp sức’ này; sau khi nhận rồi lập tức nghĩ đến phải giao cho người khác, làm cho Phật pháp có thể truyền mãi đến những đời sau, làm cho chánh pháp được trụ lâu dài trên thế gian. Pháp vận của Thế Tôn về sau còn chín ngàn năm nữa, chẳng như nhiều người nói đến năm 1999 là ngày tận thế, trong Phật pháp chẳng có cách nói như vậy, thế nên chúng ta phải có lòng tin, có nguyện lực, hết lòng nỗ lực tu học. Cơ sở tu học nhất địnhtịnh giới. Đoạn mở đầu kinh Vô Lượng Thọ liền dạy chúng ta ‘khéo giữ gìn ba nghiệp’, đây là lời dạy chân thành.

 

c. Nhất tâm niệm Phật

Nhất tâm niệm Phật, niệm Phật là nghĩa rộng, chẳng phải nghĩa hẹp, tâm nguyện tương ứng với Phật chính là niệm PhậtChúng ta nhìn thấy ‘Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm’, ‘Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm’ cũng được gọi là ‘Tứ Thập Hoa Nghiêm’; Thiện Tài đồng tử tham học Kiết Tường Vân tỳ kheo, pháp môn tu của Kiết Tường Vân tỳ kheo chính là pháp môn Niệm Phật, trong kinh được gọi là ‘Ban Chu Tam Muội’. Kiết Tường Vân tỳ kheo giảng giải cho Thiện Tài đồng tửgiới thiệu pháp môn Niệm Phật, giới thiệu hết hai mươi mốt loại; hai mươi mốt pháp môn Niệm Phật này hầu như đã bao gồm hết tất cả Phật pháp trong ấy; Trong kinh Hoa Nghiêm, một tức là nhiều, nhiều tức là một, một và nhiều chẳng hai, Kiết Tường Vân giảng vô cùng viên mãn. Bởi vậy nên nói Niệm Phật thì pháp nào chẳng phải Niệm Phật? Nói Tọa Thiền thì pháp nào chẳng phải Tọa Thiền? Nói Trì Giới thì pháp nào chẳng phải Trì Giới? Chúng sanh chúng ta khởi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước trong những pháp này, lìa khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì bất cứ pháp nào cũng là Phật pháp viên mãn, như vậy mới có thể thành vô thượng đạo. Chẳng giống như người thế gian, chúng ta tu Tịnh, Tịnh chẳng phải Thiền, Thiền chẳng phải Giới, Giới chẳng phải Mật, chúng ta ngăn chia ranh giới rõ ràng như vậy nên từ đầu đến cuối đều chẳng thể thâm nhập. Bất luận là tu học pháp môn nào đều chẳng thể thành tựu, tâm chẳng thanh tịnh, chúng ta từ đầu đến cuối đều chẳng đạt được Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác. Nguyên nhân ở tại chỗ nào, biết hay chăng? Lìa khỏi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì bất luận là tu học pháp môn nào đều đạt được Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác. Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Giác tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng tức là cứu cánh viên mãn đại Bồ Đề, đại Niết Bàn.

Từ đó có thể biết gốc bịnh của chúng taphân biệt, chấp trước, trong kinh Kim Cang, Kinh Bát Nhã nói đến ‘chấp tướng’, gốc bịnh ở tại chấp tướngChúng ta phải dùng: lìa hết thảy tướng, tức hết thảy pháp, dùng phương pháp này để đối trị. Làm thế nào lìa tướng? Chúng ta cũng chẳng biết. Dù cho bạn có biết đi nữa, biết đạo lýphương pháp, thật ra cũng chẳng thực hiện được trong đời sống hằng ngày, chẳng làm nổi! Tổ sư đại đức dạy chúng ta niệm Phật, khi phân biệt chấp trước vừa khởi lên, lập tức dùng một câu A Di Đà Phật phủ kín nó, đây là công phu ban đầu; công phu lên thêm một chút nữa thì câu A Di Đà Phật này hóa giải nó, đây là công phu bậc thứ nhì; lên thêm một bậc nữa thì câu A Di Đà Phật này viên dung rồi. Cùng niệm một câu A Di Đà Phật, công phu của mỗi người chẳng giống nhau, phương pháp này rất tốt! Thiện Tài tham vấn vị thiện tri thức thứ nhất dùng phương pháp này. Thứ tự sắp xếp trong Phật pháp đều có ý nghĩa, chẳng phải tùy tiện sắp đặt. Vị thiện hữu thứ nhất trong năm mươi ba lần tham vấn là ‘Pháp môn Niệm Phật’, vị thiện hữu sau cùng, Phổ Hiền Bồ Tát ‘Thập đại nguyện vương, dẫn về Cực Lạc’, các bạn xem như vậy có ý nghĩa gì? Từ đầu đến cuối đều là một câu A Di Đà Phật này niệm đến cùng. Không những phải niệm Phật, sau cùng còn phải yêu cầu vãng sanh tây phương Tịnh Độ, Phổ Hiền Bồ Tát thập đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc, chư vị nghĩ xem đó là ý nghĩa gì? Hy vọng chúng ta từ chỗ này có thể lãnh ngộ. 

 

8. Phong thủy và vận mạng (Buổi sáng 26-4-1999)

 

a. Phong thủy và vận mạng

Nhà Nho nói ‘Đạo của phu tử chỉ là trung hậu, khoan thứ mà thôi’ [28] . Nhà Phật nói: ‘Từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa’, quan niệm chánh nói trong nhà Nho và nhà Phật đích thật có thể giúp đỡ hết thảy chúng sanh đạt đến nguyện vọng hạnh phúc mỹ mãn.

Phàm phu nhất định sẽ phải chịu ảnh hưởng của sự vật bên ngoài, phàm phuphân biệt, chấp trước cho nên lọt vào trong vận mạng. Vận mạng có thể đoán được, Liễu Phàm Tứ Huấn nói về những đạo lý này rất rõ ràng. Thế nên lúc khởi tâm động niệm mà có phân biệt chấp trước thì sẽ chẳng thoát ra vòng chi phối của vận mạng. Vẫn còn chịu sự quyến rũ, ảnh hưởng của những sự vật bên ngoài thì tâm sẽ chuyển theo cảnh giới; tâm vẫn còn chuyển theo cảnh giới là phảm phu, như vậy thì chắc chắn sẽ có phong thủy.

Thông đạt hiểu rõ hết thảy sự vật thì gọi là thánh nhânThánh nhân chẳng bị vận mạng chi phối vì họ đối với tất cả người, sự, và vật trong thế gianxuất thế gian chẳng có phân biệt chấp trước, họ đã vượt ra ngoài vận mạng. Vẫn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh thì sẽ có phong thủy; chẳng bị hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng, tự mình có thể làm chủ mình là chư Phật, Bồ TátKinh Lăng Nghiêm nói: ‘Nếu chuyển được cảnh giới thì cũng giống như Như Lai’, có năng lực không bị cảnh giới chuyển, lại có thể chuyển cảnh giới tức là thánh nhân. Sự khác biệt giữa phàm và thánh là ở tại chỗ này.

Chúng ta không có năng lực chuyển biến cảnh giới nên phải lựa chọn những hoàn cảnh tốt, có ích cho sự tu học của mình; người xưa lúc công phu chưa thành tựu đều chọn ở trong núi sâu, đầm lớn. Phần đông các tòng lâm đạo tràngTrung Quốc đều được xây dựng trên núi cao, ở những chỗ giao thông chẳng thuận tiện, người ta ít lui tới, hoàn cảnh như vậy có ích cho sự tu học. Nếu chúng ta dễ bị ngoại cảnh ảnh hưởng thì phải tránh tiếp xúc, đây là cách làm thông minh, sự lựa chọntrí huệ. Đến khi đạo nghiệp của mình có thành tựu, chẳng bị hoàn cảnh ảnh hưởng, có thể làm chủ được mình, đến lúc này xuống núi, vào đời giúp đỡ chúng sanh khổ nạn. Nếu chẳng thành tựu mà cứ đi vào xã hội, đặc biệtxã hội ngày nay, chắc chắn sẽ mê mất chính mình, rất dễ bị đọa lạc. Không chỉ hiện tại đọa lạc trong danh văn lợi dưỡng, ngũ dục lục trần, mà đời sau sẽ đọa vào ba đường ác, như vậy thì khổ lắm. Bởi vậy nên lựa chọn hoàn cảnh đối với sự học tập của chúng ta vô cùng quan trọng.

Ngày nay hoàn cảnh lớn xung quanh chẳng tốt, chúng ta phải xây dựng hoàn cảnh nhỏ tốt hơn, bảo vệ mình. Hoàn cảnh là gì? Người ngoại quốc gọi là từ trường, người Trung Quốc gọi là phong khí, cũng có thể nói từ trường của hoàn cảnh xung quanh chẳng thuận tiện cho sự tu học của chúng ta. Hiện nay hoàn cảnhđô thị chẳng giống như ở thôn quê, hoàn cảnh ở thôn quê còn mộc mạc, sự dụ dỗ quyến rũ còn ít, mức dụ hoặc còn nhẹ. Những sự dụ hoặc ở đô thị nhiều hơn, sức dụ hoặc mạnh mẽ, nếu chẳng có công phu định huệ tương đối khá thì rất khó bảo toàn mình.

Có thể tìm được một nơi núi sông tao nhã, hoàn cảnh vắng lặng để tu học là tùy nơi phước báo của từng người. Chúng ta rất muốn ẩn cư nhưng chẳng có phước báo, tu hành ở thành thị rất khó khăn, mỗi ngày đều phải chống chọi với ngoại cảnh, phải đề cao cảnh giác từng giây từng phút, vừa sơ hở chút xíu liền bị đánh bại, liền bị đọa lạc. Nếu y theo Phật pháp mà nói thì xã hội ngày nay chỗ nào cũng là cạm bẫy, đi đâu cũng dẫn tới cửa địa ngục, có bao nhiêu người có thể cảnh giác nổi, có thể nhìn thấy, có thể phòng ngừa? Phàm những ai có thể nhìn thấy chân tướng sự thật này thì họ được cứu; nếu chẳng nhìn thấy mà nhắc nhở cũng chẳng tỉnh ngộ thì sẽ không có cách chi cứu nổi.

 

b. Học vi nhân sư, hành vi thế phạm

Chúng tatrách nhiệm giữ gìn sự an định, hòa bình của xã hội, quốc gia, thế giới. Luôn luôn nghĩ cho sự hạnh phúc của chúng sanh, chẳng vì mình là hành Bồ Tát đạo. Phải luôn luôn nghĩ đến ‘Học vi nhân sư, hành vi thế phạm’, làm gương mẫu tốt cho xã hội đại chúngXã hội hiện tại phạm lỗi lầm gì thì chúng ta phải đối trị, giúp đỡ họ, như vậy thì phải làm ngược lại những chuyện này. Người thế gian tham hưởng danh văn, lợi dưỡng thì chúng ta phải xả bỏ danh văn, lợi dưỡng. Người thế gian chạy theo vinh hoa phú quý thì chúng ta phải buông bỏ vinh hoa phú quý, phải thật sự làm ra khuôn mẫu cho người ta xem. Người thế gian luôn luôn muốn khống chế hết thảy người, sự, vật thì chúng ta phải buông xuống những ý niệm muốn khống chế này. Người thế gian luôn tìm cách chiếm lấy, tranh đoạt tất cả người, sự, vật thì chúng ta phải buông xả những tâm niệm muốn chiếm đoạt này; nếu chẳng có tâm niệm thì làm sao có hành động cho được!

Khi người khác nhìn thấy đời sống của chúng ta [có lẽ nghĩ rằng] rất cực khổ, nhưng khổ và vui chẳng có tiêu chuẩn, những gì chúng ta cảm thọ đều là niềm vui chân thật. Khi chúng ta hưởng lạc, hưởng thanh phước, thanh phước là chân lạc, là niềm vui khỏe mạnh. Người thế gian hưởng thọ niềm vui của ngũ dục lục trần, đó là ma túy, niềm vui của sự hút thuốc phiện, là niềm vui bệnh hoạn, chẳng bình thường! Chỉ trong chớp mắt, quả báo sẽ chẳng thể tưởng tượng nổi. Lời giáo huấn của Phật, Bồ Tát, và thánh triết thế gian đều là lời vàng ngọc. Trong xã hội hiện nay đích thật có nhiều người bị danh lợi, vật dục làm mờ mắt, mê mất phương hướng, tìm đủ mọi cách tranh giành danh văn lợi dưỡng, hưởng thọ vật dục, đã đến mức chẳng từ một thủ đoạn nào hết, ngay cả Phật pháp cũng bị lợi dụng. Trong kinh có ghi lại một chuyện lúc Thế Tôn còn tại thế, Ma Vương Ba Tuần khuyên Thế Tôn sớm nhập Niết Bàn, Ma thề sẽ phá hoại Phật pháp. Phật nói: ‘Phật pháp là chánh pháp, chẳng có ai có thể phá hoại nổi’Ma Vương đáp: ‘Đợi đến thời kỳ Mạt pháp của ông, tôi sẽ kêu ma con, ma cháu của tôi đều xuất gia để tiêu diệt pháp của ông’Thế Tôn nghe xong chẳng nói một lời, rơi lệ, đúng như câu ‘ví như con trùng trên thân sư tử cắn thịt sư tử’ [29]Hiện nay là thời Mạt pháp, trong tâm mọi người ai cũng biết rõ.

Chúng ta phải làm người đệ tử chân chánh của đức Phật, phải nghĩ nội trong một đời này phải có thành tựu thực sự, trước hết phải nhận biết căn bịnh tệ hại này, cắt đứt mầm mống của nó trong tâm chúng ta thì mới có thể thành tựuThực ra, Thế Tôn đã làm tấm gương tốt nhất cho chúng ta, Ngài xả bỏ hoàn toàn, sinh sống vô cùng tự tại, khoái lạc. Thế Tôn cả đời chẳng có đạo tràng, đều ở trong những túp lều tranh, Phật giảng kinh thuyết pháp ngay trên bải cỏ, dưới bóng cây. Ngày nay chúng ta cùng nhau tu tập cũng nên khôi phục lại cách sống trong lều tranh, việc này có ích lợi rất lớn, đối với hoàn cảnh cư trú chẳng có mảy tơ lưu luyến. Nếu cư trú trong nhà cao cửa rộng, phòng ốc tráng lệ, rất thoải mái, rất an ổn thì sẽ chẳng muốn xa lìa, sẽ sanh khởi tâm tham, khống chế, chiếm hữu. Tương lai lúc chết đi phải đọa làm thân súc sanh, sanh làm dán, kiến, và những loài côn trùng trong đạo tràng, như vậy thì đáng thương quá, bi thương quá!

Năm xưa lúc đức Thế Tôn còn tại thế, tăng đoàn chẳng có tổ chức hẳn hòi, chẳng có tầng tầng tiết chế, chỉ có quan hệ thầy trò. Thích Ca Mâu Ni Phật là thầy, một ngàn hai trăm năm mươi người là học trò. Những ‘thượng thủ’ đề cập trong kinh đều là tiêu biểu pháp, chẳng phải tổ chức thật sự. Nguyên nhân họ sống vui vẻ, hạnh phúc là vì mỗi ngày đều nghe pháp, tư tưởngkiến giải của mọi người dần dần giống nhau. Giống nhau ở đây không có nghĩa là tiếp nhận tư tưởngkiến giải của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà mỗi người đều xả bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của mình, được vậy thì tư tưởng sẽ giống nhau, đây là ‘kiến hòa đồng giải’. Chẳng phải nói “tư tưởng của Phật chính xác, chúng ta đều sai lầm hết, chúng ta phải dùng tư tưởng của đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm tư tưởng của mình”. Đức Phật tuyệt đối chẳng làm việc này, làm vậy là Ma. Phật tuyệt đối chẳng khống chế người, Phật dạy hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẽ làm Phật. Cho nên Phật pháp chân chánh tuyệt đối chẳng có tâm niệm khống chế, chiếm hữu hết thảy người, sự, vật. Nếu chúng ta có thể xả bỏ tâm niệm khống chế, chiếm hữu, phân biệt, chấp trước thì sẽ được đại tự tại, sống cuộc đời của Phật, Bồ Tát, Trời, Thần Tiên. Đây là việc chúng ta phải hiểu, phải hết lòng nỗ lực học tập.

Những tổ chức có hình thức hẳn hòi rất dễ bị người ta lợi dụng, chẳng có tổ chức vẫn tốt hơn. Có người nói nếu không có tổ chức thì sẽ chẳng có sức mạnh, đây là sức mạnh tranh giành quyền lợi, chúng ta chẳng ham những thứ này. Chúng ta muốn được sức mạnh của Giới, Định, Huệ, sức mạnh này có thể đột phá tam giới, đoạn dứt sanh tử, có thể mở rộng không gian sinh hoạt của chúng ta đến tận hư không pháp giới, đây là trí huệ chân thậtTrí huệ chân thật mới có thể giúp đỡ xã hội an định, thế giới hòa bình, hết thảy chúng sanh đạt đến hạnh phúc mỹ mãn, đây là đại từ đại bi, đây là đạo trung thứ (trung hậu, khoan thứ) của Khổng Phu Tử. Người học Phật phải có trí huệ chân chánh, đem đạo trung thứ của Khổng Phu Tửđại từ đại bi của Thế Tôn thực hiện ngay trong đời này, được vậy mới chẳng thẹn làm đệ tử của thánh nhân, sống cuộc đời này mới có ý nghĩa, có giá trị.

 

Phụ lục 1: Đạo cư xử giữa má chồng và con dâu

Hòa thượng Tịnh Không giảng thuyết

Đệ tử cung kính chỉnh lý

 

Có một đồng tu học Phật trẻ tuổi nói với tôi rằng cô muốn ly hôn.

Tôi nói: ‘Tại sao cô lại có ý niệm này, đời sốngtrục trặc khó khăn gì chăng?’

Cô nói: ‘Chồng không tốt, ba má chồng không tốt, đặc biệt là ba má chồng khó quá’.

Nếu cô chẳng học Phật thì tôi không nói, đã là người học Phật thì phải biết cách đối xử giữa người với nhau, bất luận là gặp nhau một giờ, một ngày, hoặc một đời cũng vậy, hết thảy đều là nghiệp duyên từ đời trước, nếu không có duyên, dù có đối diện thì cũng chẳng gặp gỡ. Vì đã có nghiệp duyên thì phải nhẫn chịu, dù là ác duyên cũng phải nhẫn chịu, khó nhẫn cũng phải nhẫn.

Khi gặp cảnh duyêncảm thấy khó nhẫn vì tự mình chẳng có trí huệ, phải luôn luôn nhắc nhở mình: lỗi chẳng ở tại người khác, đều ở tại chính mình. Hãy ghi nhớ kỹ lời Lục Tổ Huệ Năng đại sư dạy: ‘Nếu là người chân thật tu hành thì không thấy lỗi của thế gian’.

Má chồng và con dâu không hạp, người con dâu có học Phật thì phải phản tỉnh ‘má chồng mình chẳng có lỗi gì hết, lỗi ở tại nơi mình’, nếu thường nghĩ như vậy tức là hành Bồ Tát đạo. Lúc nào cũng sửa sai đổi mới thì có thể cởi mở những oán kết từ đời trước.

Nếu lúc nào cũng oán trách người khác, luôn cảm thấy là lỗi của đối phương, chính mình chẳng có lỗi lầm chi cả, gút mắt trong tâm ngày càng cứng chắc, đời đời kiếp kiếp cứ trả thù lẫn nhau, oan oan tương báo đến chừng nào mới dứt? Tại sao không thừa dịp này tháo mở gút mắt ra? Người có trí huệ có thể tháo gỡ gút mắt, sau khi gỡ ra thì oan gia quyến thuộc sẽ trở thành pháp quyến, như vậy thì tốt biết mấy! Thực sự độ mình và độ người, đây là sự nghiệp của Bồ Tát. Thế nên nếu gặp hoàn cảnh như vậy thì phải biết đây là cơ duyên tốt để mình hành Bồ Tát đạo.

Tu hành không phải là mỗi ngày chỉ niệm kinh, lạy Phật, gõ mõ, đó đều là hình dáng bề ngoài mà thôi; thực chất phải ở tại việc xử sự, đãi người, tiếp vật, hóa giải hết thảy ân oán từ vô lượng kiếp đến nay, như vậy mới là chân tu hành.

Không những tự mình trong đời này phải siêu việt lục độ, thập pháp giới, vãng sanh Tịnh Độ bất thoái thành Phật, mà cũng phải khiến cho oan gia chủ nợ của mình đều thức tỉnh, và giúp họ niệm Phật vãng sanh bất thoái thành Phật; tâm đại từ bi của bạn hiển lộ ra, những oan gia chủ nợ này nhất định sẽ được độ, vì họ có duyên với bạn. Trong kinh Phật thường nói: ‘Phật không độ người chẳng có duyên’, chỉ cần có duyên thì nhất định sẽ được độ, bất luận là thiện duyên, ác duyên đều là có duyên cho nên đều sẽ được độ.

Nếu đem hết thảy sai lầm đều gán cho người khác, kết tội trên hoàn cảnh, luôn luôn cảm thấy mình chẳng sai, đây chính là lỗi lầm lớn nhất của chúng ta, và cũng là lý do tại sao một người cả đời tu học chẳng thể thành công. Phật nói trong thế gian chỉ có hai hạng người không có lỗi lầm: thứ nhất là chư Phật Như Lai, cho dù Đẳng Giác Bồ Tát cũng vẫn còn lỗi lầm, duy chỉ có chư Phật Như Lai chẳng có lỗi lầmHạng thứ hai là phàm phu, người ngu, có lỗi lầm đầy mình nhưng chẳng thừa nhận. Trừ hai hạng này ra thì ai chẳng có lỗi lầm? Do đó lỗi lầm chẳng ở tại cảnh giới bên ngoài mà ở tại mình. Cổ đức dạy ‘quay đầu là bến bờ’, nếu có thể quay về phản tỉnh thì đó là giác ngộ, khai ngộ rồi; sau khi phản tỉnh xong niệm niệm đều sửa sai đổi mới, nỗ lực hướng thiện, đó mới là tu hành chân chánh. Phải tìm cầu lợi ích chân thật của Phật pháp ở nơi này, phải chân thành, phải cung kính; ‘kính’ là kính người, kính sự, kính vật, kính nghiệp. Tâm thành kính lớn thì đạt được lợi ích lớn; tâm thành kính nhỏ thì đạt được lợi ích nhỏ; chẳng có thành kính thì chẳng đạt được gì cả. Đó là điều Ấn Tổ dạy chúng ta: ‘Có một phần thành kính thì được một phần lợi ích; mười phần thành kính thì được mười phần lợi ích’. Nếu chân thành, cung kính đến cùng cực thì bạn có thể đạt được hoàn toàn, đây chính là chỗ ‘minh tâm kiến tánh’ trong Tông Môn.

Trong kinh Vô Lượng Thọ đức Phật dạy chúng ta phải: ‘Ban lợi ích chân thật cho chúng sanh’, dạy cho chúng sanh đạt được lợi ích chân thật tức là dạy chúng sanh dùng tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi để xử sự, đãi người, tiếp vật, sau đó trên sự tướng mới thực sự có thể nhìn thấu, buông xuống. ‘Nhìn thấu’ là hiểu rõ triệt để, ‘buông xuống’ là tâm địa thanh tịnh, mảy trần chẳng nhiễm, như vậy mới được tự tại, tùy duyên, niệm Phật sẽ nhất định được sanh Tịnh Độ.

 

Phụ lục 2: Nói chuyện với bốn mươi ba vị Tu Nữ Thiên Chúa Giáo.

Hòa Thượng Tịnh Không giảng thuyết.

 

Trước hết chúng tôi nhiệt liệt hoan nghinh chư vị Tu Nữ Thiên Chúa Giáo tôn kính từ mười bốn quốc gia, địa phương đến phỏng vấn Cư Sĩ Lâm Tân Gia Ba.

Hai năm nay chúng tôi dốc toàn lực khởi động đa nguyên văn hóa, có người hỏi tôi tại sao phải làm như vậy?

Câu trả lời là từ lời dạy của đức PhậtBản thân Phật giáo vốn là một giáo dục xã hội đa nguyên văn hóa. Hai ngàn năm trăm năm trước lúc đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, sự giáo học của Ngài chẳng phân giới hạn quốc gia, chẳng phân chủng tộctôn giáoChúng ta từ những bản ghi chép lời dạy của Ngài (kinh điển) thấy được năm xưa khi đức Phật dạy học khắp nơi ở Ấn Độ, có mười mấy vị quốc vương và rất nhiều nhà truyền giáo, lãnh đạo tôn giáo đều đến tham dự nghe giảng.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chẳng phải thần, Ngài là người. Nói theo ngôn ngữ hiện nay thì Ngài là một học giả giáo dục xã hội, hơn nữa còn là một vị vô cùng nhân từ, chuyên làm công tác giáo dục xã hội đa nguyên. Ngài dạy chúng ta giữa người với người phải nên chung sống như thế nào, làm sao sinh sống trong hoàn cảnh thiên nhiên, đối xử với thiên địa quỷ thần, và cũng là làm thế nào để đối xử với các tôn giáo khác.

Nói sâu thêm nữa, như khoa học gia hiện nay phát hiện khái niệm về Thời Không (thời giankhông gian) có rất nhiều duy thứ (nhiều chiều), chúng ta chẳng nhìn thấy những chúng sanh sinh sống ở thời giankhông gian bốn chiều trở lên. Thích Ca Mâu Ni Phật nói với chúng ta Thời Không là nhiều duy thứ, Thời Không nhiều duy thứ này đã được chứng minh bởi khoa học gia. Chúng sanh ở Thời Không cao duy thứ hơn những chúng sanhchúng ta biết được, tiếp xúc đến rất nhiều. Cho nên mục đích giáo học của Thích Ca Mâu Ni Phật là muốn chúng ta hiểu rõ, mở rộng tâm lượng, siêu tình ly kiến, bao dung vạn vật, từ ái chúng sanh; được vậy thì xã hội mới có thể hòa hài, an định, phồn vinh, hưng vượng.

Hiện nay mọi người đều biết, năm 1999 và 2000 trên thế giới sẽ có rất nhiều tai nạn. Những tai nạn này đều do con người tạo ra, vì tư tưởng của con người sai lầm, kiến giải, ngôn ngữ, hành vi đều sai lầm nên mới tạo thành thiên tai nhân họa. Những tai nạn này không phải ngày nay mới có, mà đã từng xảy ra hai ngàn năm trước. Thích Ca Mâu Ni Phật đã xuất sanh trong thời đại đó, nên Ngài hiểu rõ vô cùng, biết việc này chẳng thể dùng chánh trị, võ lực giải quyết được, bản thân của Ngài là một vị Vương tử, nên Ngài buông bỏ ngôi vua. Kinh tế và khoa học kỹ thuật hiện nay tạo thành rất nhiều ảnh hưởng phụ trong xã hội, thế nên kinh tế và khoa học cũng không thể giải quyết vấn đề. Hiện nay chúng ta hiểu rõ duy chỉ có nhà tôn giáo đem lòng chân thànhtrí huệ, lòng thương yêu bình đẳng để giúp đỡ xã hội thì vấn đề này mới được giải quyết một cách viên mãn.

Phật Đà, Bồ Tát, và A La Hán trong Phật giáo đều là danh xưng của học vị. Phật nói hết thảy chúng sanh vốn thành Phật, cho nên chúng ta nhìn hết thảy chúng sanh đều là Phật, đều là Bồ Tát. Những người chẳng mê hoặc, hiểu rõ vũ trụ nhân sanh thì chúng ta xưng là Phật, đây là định nghĩa của Phật, Phật là một người tràn đầy từ bi, viên mãn trí huệ chân thật.

Tôi đã từng tiếp xúc với rất nhiều người lãnh đạo tôn giáo, họ là Bồ Tát. Hôm nay quý vị đến đây thăm viếng, mỗi người quý vị đều là Bồ TátBồ Tát tức là người có trí huệ, có lòng thương yêu, có thể hy sinh, dâng hiến, là danh xưng cho những người làm công tác [phục vụ] xã hội đại chúngChúng tôi tiếp xúc với rất nhiều tôn giáo, cho dù lễ nghigiáo nghĩa của quý vị chẳng đồng nhưng lòng thương yêu chân thành hoàn toàn tương đồng, lòng thương yêu chân thành này có thể cứu độ hết thảy hoạn nạn của chúng sanh.

Chúng ta phải mở rộng tâm lượng. Phật nói tâm lượng của mỗi người vốn to bằng hư không nếu chúng ta chẳng có chấp trước, chẳng có phân biệt, chẳng có vọng tưởngTâm lượng đích thật là như hư không, việc này có thể tin được. Thế nên chúng ta muốn dùng trí huệ và lòng thương để giúp đỡ xã hội rộng lớn thì nhất định phải bắt đầu làm từ sự mở rộng tâm lượng.

Chúng tôi xây dựng một đạo tràng nhỏ ở đây, đạo tràng này chẳng phải xây cho giáo hội chúng tôi, cũng chẳng phải vì địa phương Tân Gia Ba này, mà là vì toàn thế giới, vì hết thảy chúng sanhxây dựngChúng ta hiến dâng trí huệ, ái tâm, lao lực là để làm một gương tốt cho hết thảy chúng sanh, thế nên tông chỉ của giáo học nhà Phật tức là ‘Học vi nhân sư, hành vi thế phạm’. Vì thế chúng tôi là một học trò của Thích Ca Mâu Ni Phật thì khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác đều phải nghĩ tâm niệmhành vi của mình có thể làm gương mẫu cho xã hội đại chúng hay chăng. Nếu chẳng thể làm gương tốt cho xã hội đại chúng thì chẳng thể suy nghĩ, chẳng thể nói, chẳng thể làm.

Chúng ta học tập theo đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tiếp nhận lời giáo huấn của Ngài thì phải hy sinh, phụng hiến giống như Ngài. Chúng ta biết một cách sâu sắc nếu chỉ thương mình, gia đình mình thì sẽ có xung đột với người khác, gia đình khác; nếu chỉ thương yêu tôn giáo mình mà bài xích tôn giáo khác thì sẽ dẫn đến chiến tranh tôn giáo; nếu chỉ thương yêu quốc gia mình mà chẳng thương yêu quốc gia của người khác thì giữa quốc gia này với quốc gia khác sẽ sanh ra đối kháng; chỉ thương yêu địa cầu này của chúng ta, chẳng thương tinh cầu khác thì sẽ có chiến tranh giữa các tinh cầu. Thế nên chúng ta nhất định phải mở rộng tâm lượng, phải thương yêu hết thảy chúng sanh trong tận hư không, trọn khắp pháp giới.

Có người hỏi tôi niệm Phật như thế nào? Tôi trả lời những gì mắt tôi nhìn thấy, tai tôi nghe đến, thân thể tiếp xúc đến, hết thảy người, hết thảy sự, hết thảy vật đều là A Di Đà Phật. Thế nên dùng tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm từ bi để đối đãi với hết thảy người, sự, vật, đó chính là niệm Phật.

Chúng tôi vô cùng hy vọng mỗi tôn giáo đều coi trọng giáo dục ‘Chân Trí Nhân Ái’. Tuyên giảng giáo học Nhân Ái của Thượng Đế, giáo học Nhân Ái của Thần, hoàn toàn tương đồng với tuyên giảng giáo học của đức Phật. Trước lúc học Phật tôi cũng rất thích đọc điển tịch của các tôn giáo, đều hết sức tôn trọng. Luôn cho rằng duy chỉ có nhà truyền giáotín đồ của các tôn giáo nối vòng tay lớn với nhau, hỗ tương tôn trọng, hỗ tương kính ái, hỗ tương hợp tác thì thế giới mới an định, hòa lạc.

Xã hội hiện nay có cảnh giới tốt và không tốt; có người thiện và cũng có người ác. Đối với người không tốt thì mình phải nghĩ họ chỉ mê hoặc điên đảo nhất thời, bản tâm bản tánh của họ vốn đều tốt, chúng ta phải giúp đỡ họ quay trở lại, nhà Phật nói: ‘Quay lại là bến bờ’. Thế nên giáo dục văn hóa đa nguyêngiáo dục chân thành thương yêu, có thể thương yêu hết thảy chúng sanh một cách phổ biến.

Hôm nay chúng tôi vô cùng hoan nghinh quý vị quang lâm đến tham quan Cư Sĩ Lâm, chúng tôi cũng hy vọng quý vị có thể dùng tâm thương yêu chân thành để cứu vớt thế gian khổ nạn này. Nếu quý vị cần chúng tôi hợp tác, giúp đỡ thì chúng tôi sẽ dốc toàn tâm toàn lực để giúp đỡ quý vị. Chúng tôi xem những chuyện tốt của mỗi người trong thế gian đều như chuyện mình nên làm, giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ mình; thương người khác chính là thương mình.

Chúc mọi người khỏe mạnh, vui vẻ, phước huệ tăng trưởng.

Xin cám ơn quý vị!

 

Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc thức giả hoan hỷ phủ chính cho.

Xin thành thật cám ơn.

Một nhóm Diệu Âm cư sĩ, 4-9-2005

[1] Ngũ luân là năm quan hệ của con người: phu phụ (vợ chồng), phụ tử (cha con), huynh đệ (anh em), bằng hữu (bạn bè), quân thần (vua tôi).

 

Bát đức là tám đức hạnh quan trọng phải có để tu thân: Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ.

 

[2] Mười đời trước đời của Ngộ Đạt quốc sư có chuyện Viên Án chém Tiều Thố ở ngoài chợ. Tiều Thố bị chém vô cùng oan ức nên ôm mối hận trong lòng và tìm cách báo thù. Viên Án cả mười đời đều xuất gia làm tăng, giới luật nghiêm minh nên Tiều Thố chẳng trả thù được, đến đời thứ mười Tiều Thố mới trả thù bằng cách gây ra mụt ghẻ mặt người trên chân của Ngộ Đạt (tức Viên Án) quốc sư. (Trích từ tựa cuốn Từ Bi Thủy Sám)

 

[3] Nguyên văn: Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu

 

[4] Nguyên văn: Bát tải hàn song độc Lăng Nghiêm

 

[5] Nguyên văn: Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới

 

[6] Nguyên văn: Thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá

 

Thiện hộ thân nghiệp, bất thất luật nghi

 

Thiện hộ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm

 

[7] Nguyên văn: Sự vô bất khả cáo nhân ngôn

 

[8] Nguyên văn: Bất như ý sự thường bát cửu

 

[9] Nguyên văn: Sái tảo, ứng đối, hiếu thân tôn sư

 

[10] Bão hương nghĩa là chạy hương, vừa đi bộ vừa tham thiền, mục đích của việc này để trấn áp vọng niệm và cũng là một hình thức vận động. Đi như thế hết một tuần hương nên gọi là đi hương, khác với đi kinh hành.

 

[11] Nguyên văn: đoạn chương thủ nghĩa.

 

[12] Nguyên văn: Tam nhân đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim

 

[13] Thái Cựcâm dương hợp nhất, là trạng thái tối sơ trước khi chưa có phân chia. Ta có thể hiểu đại lược như thế này: Từ trong bản thể thuần nhất, phát sanh ra Âm và Dương (lưỡng nghi), từ Âm và Dương lại chia ra làm hai Thái Âm, Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương (Tứ Tượng). Phối hợp tứ tượng ta có tám quẻ (bát quái): Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Bát Quái tượng trưng cho tất cả những yếu tố căn bảnđối lập của vạn vật cho nên nói Bát Quái sanh vạn vật.

 

 

 

[14] Nguyên văn: Thiên địa dữ ngã đồng căn, vạn vật dữ ngã nhất thể

 

[15] Nguyên văn: Tinh thành sở chí, kim thạch vị khai

 

[16] Nguyên văn: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ

 

[17] Nguyên văn: Hoạt đáo lão, học đáo lão, học bất liễu

 

[18] Nguyên văn: Thế gian nhân dân, phụ tử huynh đệ phu phụ thân thuộc, đương tương kính ái, vô tương tăng tật, hữu vô tương thông, vô đắc tham tích

 

[19] Nguyên văn: Tiên nhân bất thiện, [bất thức đạo đức] vô hữu ngữ giả, thù vô quái dã

 

[20] Nguyên văn: Lão ngô lão dĩ cập nhân chi lão, ấu ngô ấu dĩ cập nhân chi ấu

 

[21] Đây là lời Khổng Tử khen ngợi kinh Thi: “Thi tam bách thiên, nhất ngôn dĩ quán chi, tư vô tà” (Kinh Thi có ba trăm bài, có thể dùng một lời để bao trùm hết: Không suy nghĩ tà vạy!)

 

[22] Nguyên văn: Thức đắc nhất, vạn sự tất

 

[23] Tứ bất khả thuyết còn gọi “tứ bất khả tư nghị cú ngữ”, giáo nghĩa này được thành lập dựa theo câu kinh Niết Bàn: “Bất sanh sanh bất khả thuyết, sanh sanh diệc bất khả thuyết, sanh bất sanh diệc bất khả thuyết, bất sanh bất sanh diệc bất khả thuyết”. Thiên Thai Trí Giả Đại Sư đã phối hợp với bốn giáo Tạng, Thông, Biệt, Viên để giảng như sau:

 

1. Sanh sanh bất khả thuyết: Xét về lý được giảng trong Tạng giáo thì các pháp đều nương theo nhân duyên mà sanh, pháp tuy sanh diệt, nhưng lý vốn vô ngôn nên “bất khả thuyết” (chẳng thể nói được).

 

2. Sanh bất sanh bất khả thuyết: Xét về lý được nói trong Thông Giáo thì các pháp đều do nhân duyên sanh, nhưng chúng vốn là không (bất sanh) nên “bất khả thuyết”.

 

3. Bất sanh sanh bất khả thuyết: Xét về Lý được nói trong Biệt Giáo thì lý Chân Như Bất Sanh nương vào sự kết hợp của nhân duyên sanh ra tướng trạng mười pháp giới sai biệt, cho nên gọi là “bất sanh sanh” (tuy chẳng sanh mà sanh). Lý vốn vô ngôn nên gọi là “bất khả thuyết”.

 

4. Bất sanh bất sanh bất khả thuyết: Đối với lý Viên giáo thì lý Chân Như cùng tướng sai biệt của mười pháp giới hoàn toàn không hai, cả hai vốn đều là Thật Tướng Trung Đạo Bất Sanh, cho nên gọi là Bất Sanh Bất Sanh. Lý vốn vô ngôn nên gọi là Bất Khả Thuyết.

 

Trong bốn câu này, hai câu đầu dựa theo Chân Đế để luận, hai câu sau luận trên Trung Đế..

 

[24] Nguyên văn: Mạng lý hữu thời chung tu hữu, mạng lý vô thời mạc cưỡng cầu

 

[25] Nguyên văn: Thiết trụ ma thành châm, chỉ yếu công phu thâm

 

[26] Nguyên văn: Ngu bất khả cập

 

[27] Nguyên văn: ‘Thí chủ nhất lạp mễ

 

Đại như Tu Di sơn

 

Kim sanh bất liễu đạo

 

Phi mao đới giác hoàn’

 

[28] Nguyên văn: Phu tử chi đạo, trung thứ nhi dĩ

 

[29] Nguyên văn: Thí như sư tử trùng, hoàn phệ sư tử nhục

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.