Thư Chúc Tết Của Đức Pháp Chủ Ghpgvn Gửi Tăng Ni, Phật Tử Năm 2010

13/01/201112:00 SA(Xem: 30204)
Thư Chúc Tết Của Đức Pháp Chủ Ghpgvn Gửi Tăng Ni, Phật Tử Năm 2010

tuyentapmungxuan

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH

THƯ CHÚC TẾT
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GHPGVN 
GỬI TĂNG NI, PHẬT TỬ VIỆT NAM Ở TRONG NƯỚC VÀ Ở NGOÀI NƯỚC


tuyentapxuan-123_jpg_0Nội, ngày 01 tháng Giêng năm Canh Dần

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính gửi: Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài. 

Nhân dịp đón xuân mới Canh Dần, dương lịch 2010, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tôi có lời thăm hỏi và chức mừng năm mới vạn sự cát tường đến Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài.

Nhìn lại những hoạt động Phật sự được triển khai thực hiện trong năm 2009, Tôi rất phấn khởi và hoan hỷ. Bởi dưới sự lãnh đạo của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chư Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử đã đạt được nhiều thành tựu: Công tác kiện toàn tổ chức Giáo hội được quan tâm và đã tiến hành các thủ tục thành lập ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt ở các khu vực miền núi, biên giới, qua đó nâng cao hiệu quả các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội từ trung ương đến các địa phương;
 
Công tác hoằng dương chính pháp, hướng dẫn Phật tử được phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, nhiều khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của ngành được tổ chức ở nhiều địa phương, đã thu hút hàng vạn thính chúng, Phật tử tham gia, không chỉ ở các trung tâm thành phố, đồng bằng mà còn tổ chức đến các vùng dân tộc thiểu số;
 
Công tác từ thiện xã hội được đẩy mạnh với nhiều chương trình thiết thực nhằm hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội ở nhiều nơi có hiệu quả, vùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hạn hán, lũ lụt và tai nạn bất thường;
 
Công tác giáo dục đào tạo Tăng Ni được các cơ sở giáo dục đào tạo của Giáo hội chú trọng ở tất cả các cấp học, tạo nên mạng lưới giáo dục đào tạo ngày một hoàn chỉnh, phù hợp với xu thế chung của xã hội;
 
Nhiều hoạt động nghi lễ mang tính truyền thống đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đã được phối hợp với nhiều ngành, nhiều cấp, tổ chức ở nhiều địa điểm nghĩa trang, di tích lịch sử, cách mạng, được cộng đồng xã hội đánh giá cao;


 
Công tác bang giao quốc tế hữu nghị truyền thống với Phật giáo các nước và các tổ chức quốc tế, tôn giáo bạn đã được duy trì thường xuyên thông qua nhiều hoạt động khác nhau;
 
Công tác bảo tồn văn hóa truyền thống, trùng tu, tôn tạo các cơ sở tự viện trong toàn quốc cũng như xuất bản ấn phẩm Phật giáonghiên cứu trao đổi học thuật đã tập trung đầu tư, bảo đảm chất lượng cao của mỗi công trình.
 
Những kết quả Phật sự đó đã nói lên tinh thần phụng sự Đạo pháp và Dân tộc của Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam trong việc phát huy truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo đã có bề dày lịch sử hiện diệnđồng hành với dân tộc Việt Nam suốt 2000 năm qua.
 
Thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Tôi có lời tán thán công đức đến các cấp Giáo hội và Quý liệt vị.

Năm 2010 là năm đất nước có nhiều sự kiện quan trọng, như Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và Giáo hội đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI. Trung ương Giáo hội đã có nghị quyết về việc hướng dẫn các cấp Giáo hội địa phương tổ chức các hoạt động Phật sự chào mừng. Tôi mong rằng, với những thành tựu Phật sự đã đạt được trong năm qua, Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử dưới sự lãnh đạo của các cấp Giáo hội sẽ nỗ lực triển khai thực hiện thành tựu hoạt động Phật sự, để góp phần vào những thành tựu chung của đất nước chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và cùng Trung ương Giáo hội tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo Thế giới lần thứ VI. 

Thay mặt Chư Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, Tôi xin bày tỏ chân thành cảm ơn trước sự quan tâm giúp đỡ thân tình của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Kính chúc Quý vị năm mới an lạccát tường

Nam mô Hoan hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
 
PHÁP CHỦ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆTNAM
 
Hoà thượng THÍCH PHỔ TUỆ
 
Xem các bài viết có liên quan đến Đức Đệ tam Pháp chủ GHPGVN Thích Phổ Tuệ, xin bấm vào đây: Đại Lão Hoà Thượng Thích Phổ Tuệ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 60844)
18/01/2011(Xem: 88671)
07/02/2015(Xem: 12780)
27/01/2015(Xem: 23871)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.