1- Lời Ngỏ

16/01/201112:00 SA(Xem: 27956)
1- Lời Ngỏ


THẨM MỸ MÙA XUÂN
Thích Thông Huệ 

1- Lời ngỏ

 

Một buổi sáng ra vườn, chợt thấy mấy chồi non vừa nhú, rụt rè, mảnh mai, run rẩy trước làn gió nhẹ. Những giọt sương trong vắt còn đọng trên lá cây, phản chiếu tia nắng mai lóng lánh ngũ sắc. Có một cái gì đang chuyển động thật khẽ, thật êm trong trời đất, trong vạn vật, như một sự hồi sinh sau những tháng đông miên.

Những tờ lịch trên tường theo thời gian lần lượt rơi xuống. Quyển lịch mỏng dần nhắc nhở một năm sắp đi qua, mùa xuân đang đến!

Xuân sanh hạ trưởng thu liễm đông tàn. Mùa xuân đất trời theo luật tuần hoàn, đến rồi lại đi. Con người cũng chịu ảnh hưởng của luật vô thường sinh già bệnh chết. Tất cả đều chuyển dịch, đều đổi thay, đều sinh diệt, như sương buổi sớm, như nắng chiều thu...

Nhưng thật lạ, một đêm cuối xuân, ngoài vườn hoa rụng hết sao vẫn còn một cành mai nở rộ, cho Thiền sư Mãn Giác ngắm nhìn? Chúa Xuân đã ra đi hay vẫn còn ở lại, để Sơ Tổ Trúc Lâm khám phá mặt thật xưa nay? Một khoảnh khắc mà muôn đời không dứt, một sát-na mà tồn tại vĩnh hằng. Hóa ra vẫn có một cái gì, thường trụ trong vạn pháp vô thường, vẫn có một mùa xuân bất diệt trong dòng đời biến chuyển tử sinh. Nhận ra tín hiệu Chúa Xuân, cuộc đời tu hành đã có một bước ngoặc vĩ đại. Từ đó, các Ngài tùy duyên tiêu nghiệp cũ, hồn nhiên mặc áo xiêm. Ta-bà ở đây mà Tịnh-độ cũng chốn nầy, phiền não và Bồ-đề không hai không khác.

Quyển sách quý vị đang cầm trên tay chỉ là một nốt nhạc trong bản đại hợp xướng của vũ trụ, đón mừng mùa xuân trở về. Mong sao mỗi người chúng ta, dù xuân bên ngoài có đến đi mà tự thân vẫn luôn an ổn, vì trong ta đã có một đóa hoa Xuân không bao giờ tàn nở, luôn nguyên vẹn tinh khôi, luôn tươi nhuận sắc hương cung hiến cho muôn loài. Rõ ràng là, đóa hoa trong tay Đức Bổn Sư vẫn còn tươi thắm, pháp âm vi diệu nơi Hội Linh Sơn vẫn còn vang vọng từ ngàn xưa cho đến ngàn sau.

 Tất cả chỉ là BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY!

Thiền thất Viên Giác
Xuân Ất Dậu - 2005
THÍCH THÔNG HUỆ





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61415)
18/01/2011(Xem: 89451)
07/02/2015(Xem: 13209)
27/01/2015(Xem: 26118)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :