Thả Chim Phóng Sinh Sáng Mồng Một Tết Nét Văn Hoá Đẹp Của Người Dân Đà Lạt - Minh Đức

17/01/201112:00 SA(Xem: 32364)
Thả Chim Phóng Sinh Sáng Mồng Một Tết Nét Văn Hoá Đẹp Của Người Dân Đà Lạt - Minh Đức

tuyentapmungxuan

 

THẢ CHIM PHÓNG SINH SÁNG MỒNG MỘT TẾT

NÉT VĂN HOÁ ĐẸP CỦA NGƯỜI DÂN ĐÀ LẠT
Minh Đức

 

Sáng sớm mùng 1 Tết, tiết trời Đà Lạt (Lâm Đồng) thường se lạnh, mưa xuân lất phất bay, ngoài đường phố cũng thường thưa thớt người bởi hầu hết các gia đình còn tất bật làm cơm cúng tân niên. 

Song riêng tại các chùa chiền thì lại rất đông đúc. Những người con xa quê, người sinh sống tại địa phương, cả năm bận rộn, hôm nay đã giành những giờ phút đầu xuân để vào chùa lễ Phật, cầu phước lộc, bình anthả chim phóng sinh.

Sáng mồng 1 Tết, người dân thành phố Đà Lạt đến chùa thường có ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chiếm ưu thế tuyệt đối vẫn là các cụ ông, cụ bà. Không chỉ ở những ngôi chùa lớn như Thiền Viện Trúc Lâm, chùa Linh Sơn, Linh Phước, Vạn Hạnh.. mà ngay ở những cơ sở thờ tự nhỏ ở các vùng ven của thành phố cũng có rất đông đúc bà con đến viếng thăm, thắp nhang đầu năm. 

Chuẩn Đề Tịnh Thất là một ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong một con hẻm số 2D, Thủ Khoa Huân, phường 1, thành phố Đà Lạt, nhưng từ nhiều năm qua cứ vào sáng mồng một Tết, người đến chùa bao giờ cũng đông nghịt. Đại đức Thích Diệu Minh, trụ trì nhà chùa cho biết, so với ngày thường, Tết về khách đến chùa đông gấp 10 lần. 

Ngoài việc người dân đến chùa cầu cho một năm mới có nhiều tài lộc, một nét văn hoá truyền thống rất đẹp đã tồn tại từ lâu ở Tp cao nguyên này đó là việc thả chim phóng sinh. Bác Nguyễn Tri Tuân, người đã giữ thói quen đi chùa vào sáng mồng một tết và thả chim phóng sinh gần 15 năm nay tâm sự “Tôi rất thích không khí trầm lắng, thích nghe tiếng gõ mõ và xem mọi người thành tâm thả chim phóng sinh ở chùa. Năm nào cũng vậy, dù bận bịu đến đâu, cả gia đình chúng tôi cũng đến chùa vào ngày đầu xuân để thắp nhangthả chim phóng sinh cầu phúc” 

tuyentapxuan-137-02
Không chỉ người dân địa phương mà du khách đến Tp Đà Lạt 
cũng rất thích thả chim phóng sinh ngày tết
Tại hầu hết các sân chùa ở Tp Đà Lạt ngày tết đều có người bán chim phóng sinh, đây thường là loại chim sắt hoặc chim én hay sống trên những cánh đồng lúa vùng đồng bằng. Người đi chùa chỉ cần bỏ ra từ 5-7 nghìn đồng là có thể mua được một chú chim nhỏ, và sau khi gửi cho chim những mong ước của mình chim sẽ được thả về cuộc sống tự do
Phong tục đầy ý nghĩa nhân văn này cũng thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều du khách. Anh Trần Văn Khang, khách du lịch từ Tp Đà Nẵng lên Đà Lạt ăn tết cùng gia đình cho biết, quê anh- thành phố Đà Nẵng người đến chùa sáng mồng một tết cũng rất đông tuy nhiên ít có người thả chim phóng sinh. Vào Đà Lạt, đến chùa đầu năm, thấy nhiều người thả chim phóng sinh thích quá nên anh cũng mua một lúc 30 chú chim để phóng sinh cho chúng”. 
Nhiều du khách nước ngoài ăn tết ở Đà Lạt khi thấy nhiều người dân địa phương thả chim phóng sinh cũng thích thú nên mua chim để cùng thả. Anh Nik, một khách du lịch từ Ustralia giải thích, ở bên kia bán cầu tôi theo đạo thiên chúa, tuy nhiên sang Việt Nam thì tôi lại rất thích đến những ngôi chùa. Tôi thấy các phật tửViệt Nam thả chim phóng sinh vào dịp đầu năm mới là một việc làm rất có ý nghĩa nên cũng mua chim thả cùng họ cho vui.
Đón năm mới, các chùa chiền ở Tp Đà Lạt thường được dọn dẹp rất sạch sẽ, các lối đi vào chùa cũng được trang trí cờ Phật, đèn lồng rất đẹp. Ngày xuân ngoài việc đi chùa lễ Phật, cầu phước lộc thì thả chim phóng sinh với ước mong cho một cuộc sống gặp may mắn đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu của người dân thành phố này.
(PV Minh Đức
Đt: 0916233264, địa chỉ: 27b, đường Ba Tháng Tư, phường 3, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng) 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61409)
18/01/2011(Xem: 89447)
07/02/2015(Xem: 13205)
27/01/2015(Xem: 26112)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :