Đón Tết Ở Chùa - Nguyên

20/01/201112:00 SA(Xem: 48171)
Đón Tết Ở Chùa - Nguyên

tuyentapmungxuan

ĐÓN TẾT Ở CHÙA
Nguyên


daunamemdilechua-0101Vào thời khắc thiêng liêng giao thừa, chào năm cũ qua đi, đón năm mới đang đến, người ta như chạm được vào hơi thở của mùa xuân; qua mùi hương trầm của những ngôi chùa, qua ánh mắt thành kính của của người già, và gương mặt nô nức đón xuân của người trẻ.

Phút giao thừa bao giờ cũng đem lại cảm giác bâng khuâng và linh thiêng. Trên các nẻo đường, người ta để ý xem trên đồng hồ hay điện thoại, thời gian đang chạy đến đâu. Kim đồng hồ, hay những con số, bắt đầu nhích đến gần 12h chưa… Giờ phút thiêng liêng, và dân chúng, đổ ra đường ngắm pháo hoa. Những khuôn mặt rạng rỡ nhìn lên bầu trời cao kia với tràn đầy niềm tin vào một năm mới tốt đẹp. Mọi người cùng chúc nhau những lời thương yêu nhất mong một năm mới an lành

Với quan niệm đầu năm đi lễ chùa, đền để xin được ban lộc, và may mắn, người dân đổ ra đường rất đông, phần lớn vào chùa lễ cầu xin trong ngày đầu năm để quanh năm được bình an, làm ăn phát tài phát lộc. Nhiều người chọn hướng xuất hành đầu năm sao cho hợp ý, hợp tuổi mình, và việc xuất hành đến chùa là một lựa chọn tốt nhất. 

Ở các chùa, đền khác thuộc trung tâm Hà Nội, người dân vốn quen với truyền thống đón giao thừa và đầu năm đi lễ chùa sáng mùng một ở Quán Sứ, Trấn Quốc, đền Quán Thánh, chùa Bà Đá, đền Ngọc Sơn… Chùa Kim Liên, một ngôi chùa cổ kính nhất của Hà Nội, năm nay đang trong quá trình tu bổ, cũng mở cửa tiếp đón du khách, bà con Phật tử…

Tại chùa Quán Sứ, Hòa thượng Thích Thanh Tứ cho biết: “Tết là một phong tục cổ truyền của dân tộc, và nhà chùa cũng đồng hành với dân tộc. Vào ngày 30 Tết, chùa Quán sứ vốn theo truyền thông đón xuân đã lâu đời, năm nào cũng vậy, mở rộng cửa đón chào khách thập phương đến lễ đầu năm. Vào giây phút giao thừa, sẽ có đại hồng chuông ngân vang, chào đón năm mới sẽ đến, sau đó, là đại lễ của các thầy Tăng Ni trong chùa, tụng kinh thâu đêm suốt sáng. Ngòai sân chùa là các Phật tử, thanh niên nam nữ cùng thắp nén hương cầu mong sự bình an, sức khoẻ, cầu phúc, cầu may. 

Theo Đại đức Thích Minh Hiền, trụ trì chùa Hương thì: “Giao thừa trong chùa Hương cực kỳ đặc biệt. Đó là không khí thanh tịnh, là sự nồng ấm của mùi hương trầm và thanh sắc của núi rừng Hương Sơn”.

Thoáng ánh nến kì ảo, sưởi ấm cho những người đón xuân nơi cửa Phật. Sau giờ phút thiêng liêng, tất cả núi rừng Hương Sơn bỗng như lắng lại, vang lên tiếng chuông dóng dả tiễn một năm cũ qua đi, đón chào một năm mới đã đến. Hồi chuông linh diệu cứ mãi ngân vang. 

Sau khi làm lễ xong, sư thầy gửi lời chúc mừng năm mới tới mọi người, mọi nhà, và phát lộc cho mỗi người một bao lì xì nhỏ, một chiếc bánh xinh xinh. Mọi người quây quần xung quanh chúc thầy một năm mới đến. 

Sau đó, sư thầy trải những tờ giấy điệp trước hiên. Một sư ông từ tốn, thong dong mài nghiên mực. Sư thầy khoan thai thử bút và những nét chữ khi thanh, khi đậm, lúc trầm bổng, khi nho nhã, chợt lại cứng cáp lạ thường…. từng nét chữ màu đen trên nền điệp đỏ. Năm sớm, người ta thường xin thầy bốn chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, Nhẫn… có người xin thầy bố thí cho chữ Phật, và những vế đối đầy ý nghĩa

Có em nhỏ theo mẹ lên chùa đón Tết, ngồi bên bậu thềm nhấm nháp những miếng bánh. Dưới cái lành lạnh dịu dàng của mùa xuân, đôi má em ửng đỏ. 

Cảnh vật đương thắm sắc xuân, hoa đào đua nở. Đón chào xuân về bằng giây phút an bình trong ngôi chùa quen thuộc, ai trở về cũng mang theo mình những nhành lộc của mùa xuân. Đi giữa đất trời giao hoà căng tràn nhựa sống, bạn có biết, ngày mùng một đầu năm chính là ngày đản sinh của Đức Phật Di Lặc với biểu tượng của sự vui vẻ, từng bừng, hoan hỷ

Nguyên




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/01/2012(Xem: 61401)
18/01/2011(Xem: 89431)
07/02/2015(Xem: 13199)
27/01/2015(Xem: 26089)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :