Buddha - Đức Phật - Phim bộ

28/12/20224:36 CH(Xem: 201451)
Buddha - Đức Phật - Phim bộ

Buddha duc phat

Bộ phim có nhiều đầu tư và chất lượng nhất từ trước đến nay về cuộc đời của Đức Phật từ Đản sinh đến Niết bàn.

Bộ phim truyền hình nhiều tập do India sản xuất.
Biên dịch, biên tập và lồng tiếng: Trung tâm Huệ QuangTrung tâm Diệu Pháp Âm hợp tác thực hiện
Tác giả: B.K. Modi
Đạo diễn: David Grubin
Nhà xuất bảnẤn Độ
Người dịchTrung tâm Huệ QuangTrung tâm Diệu Pháp Âm
Người đọc: Thy Mai, Trần Vũ, Chơn Nhơn, Thùy Tiên, Thanh Sang, Hạnh Phúc, Thúy Hằng, Thiện Trung, Đặng Khuyết, Khánh Vân, Tuyết Nhung, Tuấn Anh, Chánh Tín, Quang Tuyên, Thu Hiền, Ngô Lợi, Huyền Trang, Hoài Thương, Vũ Thu, Linh Phương, Kim Anh.

 


Xem phim bên dưới

"
BUDDHA - ĐỨC PHẬT,"
CÓ LẼ LÀ BỘ PHIM VỀ ĐỨC PHẬT HAY NHẤT
Nhận xét bởi độc giả mang tên Liên

Buddha Duc Phat
Bộ phim bán cho dân chúng Ấn Độ
99 USD trên mạng Amazon.
Người Việt được xem free.
Xin cảm ơn Ban dịch thuật Huệ Quang
Hiện nay, có vẻ như Phật tử Việt Nam đang bị thu hút bởi bộ phim "Buddha - Đức Phật" 54 tập.  Vào facebook, youtube, thuvienhoasen.org đều có thể coi được bộ phim.  Liên đi chuà, cũng nghe Phật tử kể là đang coi phim và phim quá hay, quá cảm động đến nỗi phải rơi nước mắt. 

Liên cũng vào youtube coi thử, không ngờ bộ phim quá hay!  Liên nghĩ, bộ phim có hai phần, phần đầu về "Đức Phật: thời thơ ấu, trưởng thành, tham chính, lập gia đình" và phần sau về "Đức Phật: buông bỏ tất cả, đi tìm tu đạo, đạt quả giác ngộ vô thượng, hoằng pháp lợi sanh, và nhập niết bàn."

Phim cực kỳ hay và có những khi Liên với mấy đứa em Liên (em gái và em rể) phải rơi nước mắt.  Thoạt tiên, Liên coi toàn bộ phim có thuyết minh.  Sau đó, do cảm thấy chưa hiểu rõ thuyết minh, và cũng vì bộ phim quá hay, Liên đã coi lại toàn bộ phim 54 tập có phụ đề.  Mới nhận ra là phụ đề thì hay hơn, dịch rõ hơn thuyết minh.  Phim hay đến nỗi, mặc dù Liên coi lại lần thứ nhì, còn cảm động hơn và rơi nước mắt còn nhiều hơn lần coi thứ nhất.  Phim hay đến nỗi, em rể Liên không dám coi nhiều, sợ là coi nhiều thì mau hết phim, em rể để dành mỗi lần coi một chút để cho nó lâu hết.

Nhân vận đóng vai thái tử Tất-đạt-đa và sau này thành Phật, rất đẹp, trang nhã thanh lịch tuấn tú thuần khiết; lại diễn rất hay.  Mẹ kế cũng là dì ruột của thái tử, rất đẹp và diễn rất hay.  Bối cảnh hoành tráng.  Trang phục đẹp.  Là một bộ phim rất tốn kém

cong chua Da Du Da La
Công chúa Da Du Đà La trong phim
Vì bộ phim quá hay, Liên phải search trên mạng để tìm hiểu.  Thì mới biết là, nhà sản xuất người Ấn, B.K. Modi, một doanh nhân triệu phú đô la Mỹ (sở hữu hơn 600 triệu Mỹ kim), một nhà từ thiện, có bằng MBA và PhD double major ở Mỹ, đã bỏ ra hơn 120 triệu Mỹ kim để hoàn thành bộ phim 54 tập.  Mặc dù Đức Phật sinh ra ở vườn Lâm-tì-ni và lớn lên ở Ca-tì-la-vệ (nay thuộc nước Nepal) và hoằng pháp suốt 45 năm xuyên qua những quốc gia đương thời (nay thuộc Nepal và Ấn Độ), đa số người dân Ấn Độ và Nepal theo đạo Hindu; kế đến là Hồi giáo; còn Phật giáo, Thiên Chúa giáo và một số đạo lẻ tẻ chỉ chiếm tổng cộng một phần rất nhỏ trong dân số.  Liên không biết nhà sản xuất bộ phim "Buddha" này theo đạo gì, chỉ biết là ông ấy rất say mê Phật pháp; và Phật phápảnh hưởng sâu đậm đến cuộc đời của ông ấy.  Ông ấy đã ôm mộng khoảng 30 năm mới làm ra bộ phim "Buddha" này.

Gunjan Uprari
Diễn viên Gunjan Uprari đóng vai Mahà Pajàpati
(Dì Mẫu của thái tử Tất đạt Đa
Tuy bộ phim gồm 54 tập rất dài, vẫn chỉ là trình bày rất vắn tắt cuộc đời của Đức Phật.  Phim đã bỏ qua hằng hà sa số yếu tố, sự kiện quan trọng liên quan đến cuộc đời Đức Phật.  Ví dụ như, sự kiện Đức Phật nhập niết bàn được kể lại trong bộ kinh "Đại Bát Niết Bàn" gồm nhiều quyển kinh rất dầy, tổng cộng mấy ngàn trang chữ nhỏ xíu; lại chỉ được trình bày sơ lược trong khoảng một, hai tập phim.  Hoặc là, một sự kiện nào đó, một sự gặp gỡ giữa Đức Phật và một ai đó, có khi phải tốn cả một quyển sách, một quyển kinh hoặc một bộ kinh dầy để thuật lại; thì trong phim sự kiện này chỉ được trình bày sơ lược trong vài phút.  Hoặc là, giáo pháp của Đức Phật, thâm sâuuyên áo, được Đức Phật thuyết giảng bằng một văn chương (văn xuôi, câu pháp cú) trác tuyệtdiễm lệ; thì trong phim chỉ trình bày đơn sơ, giản dị.  Hoặc là, có những khi Đức Phật phải dùng thần thông (Phật đã chứng lục thông) làm phương tiện để giáo hoá, tâm phục khẩu phục những người đạo Bà-la-môn; thì bộ phim lại bỏ đi yếu tố thần thông của Đức Phật và những đại đệ tử đã chứng ngộ quả vị a-la-hán.

Vẫn biết là, phim ảnh không thể nào trình bày, lột tả hay bằng sách; vả lại, làm phim về Đức Phật sao cho thật đầy đủ, trung thực y như trong kinh, là điều không thể.  Rất tiếc là phim chỉ trình bày sơ lược, đơn giản, khái quát về cuộc đời Đức Phật; tuy vậy, phim đã trình bày sự từ bitrí tuệ cuả Đức Phật một cách rất tài tình, khéo lấy được nước mắt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem phim.

duc-phat-buddha-1
Diễn viên Himanshu Soni trong vai
Thái tử Tất Đạt Đa sau là Đức Phật
Liên không biết nam tài tử đóng vai thái tử Tất-đạt-đa và Đức Phật theo đạo gì; chỉ biết là những đạo diễn và nhà sản xuất đã trải qua quá trình dài để sàng lọc và chọn ra diễn viên Tất-đạt-đa và Đức Phật.  Trước khi đóng phim, nam diễn viên này đã tự nhốt mình (locked him up) tịnh tâm 4-5 tháng trong một phòng kín, không giao tiếp với ai, để tự trải nghiệm và chiêm nghiệm cuộc đời của Đức Phật.  Công chuá Da-du-đà-la và một số cung nữ rất đẹp trong phim được chọn ra từ top ten cuộc thi hoa hậu Ấn Độ năm 2010.  Lưạ chọn những vai diễn quan trọng khác (vua Tịnh Phạn, mẹ ruột và mẹ kế cuả Đức Phật, những anh em họ của Đức Phật v.v...) cũng phải trải qua quá trình sàng lọc công phu.
Bạn không cần là Phật tử mới coi bộ phim này, bởi vì thái tử Tất-đạt-đa và Đức Phật được trình bày trong phim có lẽ nổi bật nhất là hai yếu tố từ bitrí tuệ.  Giáo pháp thâm sâu của Đức Phật, "làm thể nào để giải thoát khỏi luân hồi sanh tử" thì dường như chỉ được trình bày thoáng qua một cách giản dị, đơn thuần.  Không có cái gì gọi là "giáo điều" trong giáo pháp của Đức Thế Tôn.  Cho nên, bạn không cần phảiPhật tử để coi phim.

Bộ phim này quả thật đã để lại trong lòng Liên một ấn tượng rất sâu sắc về sự từ bitrí tuệ của một nhân vật siêu phàm.  Thánh Gandhi, vĩ nhân của Ấn Độ, một nhân cách lớn, người theo đạo Hindu thuần thành, còn phải thốt lên một nhận xét rất công bằng, vô tư, là, "Đức Phật là người từ bitrí tuệ nhất trên thế giới.  Đạo Phật đạo của từ bitrí tuệ."  Liên tuy ít xem phim và cũng không có thì giờ nhiều để xem phim, nhưng quả thật, đây là bộ phim rất đáng để xem.  Là bộ phim nêu cao những giá trị quý giá thuộc về tinh thần.  Bạn nào cảm thấy mình có chút từ bitrí tuệ thì nên xem phim để tăng trưởng từ bi trí tuệ.  Bạn nào tự cho rằng mình không có cả từ bi lẫn trí tuệ thì cũng nên xem phim để phát sanh từ bi trí tuệ.  Rất mong, bất cứ ai xem xong bộ phim này sẽ phát sanh và tăng trưởng thêm từ bi trí tuệ.

XEM PHIM:

SITE 1:

SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 01 - 09) 
Tập 01Thái Tử Đản Sanh Nơi Vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni)

 

SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 10 - 18) 

SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 19 - 27) 

SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 28 - 36)

SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 37 - 45) 

SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 46 - 55)


SITE 2
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 01 - 09) 
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 10 - 18) 
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 19 - 27) 
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 28 - 36)
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 37 - 45) 
SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT (Tập 46 - 55)
Tập 49 - Đề Bà Đạt Đa Phá Hòa Hợp Tăng






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/03/2023(Xem: 14470)
23/02/2023(Xem: 3909)
29/12/2022(Xem: 4503)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.