Ai Thấy Phật? | Who Sees The Buddha? (Video thuyết minh song ngữ)

16/07/20201:00 SA(Xem: 5462)
Ai Thấy Phật? | Who Sees The Buddha? (Video thuyết minh song ngữ)

AI THẤY PHẬT? (WHO SEES THE BUDDHA?)
thuyết minh (song ngữ)
Huệ Giác Nguyễn Thúy Loan

 

Đề tài này có 2 phần, phần thứ nhất nói về quyển sách “Seeing The Buddha” tức “Thấy Phật”, của Đại Sư Tinh Vân. Một Đại sư nổi tiếng đương thời, hiện ở Đài Loan, trụ trì chùa Phật Quang Sơn. Đại sư Tinh Vântác giả của nhiều tác phẩm. Ông cũng đã đi du hóa nhiều nước trên thế giới.

Phần 1: Điểm sách “Thấy Phật” của Đại Sư Tinh Vân

Trong sách kể lại rằng, Đức Phật đã nhập niết bàn hơn 2600 năm, và thời đại chúng đang sống là thời kỳ mạt pháp. Điều đáng buồn nhất trong đời của Đại Sư, là ngài không thể nhìn thấy đức Phật bằng xương bằng thịt.

Nghĩ tới điều bất hạnh đó, ngài cảm xúc và làm bài thơ:

Khi Đức Phật ở trần gian, tôi đã mất
Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, tôi được sinh ra;
Tôi hối hận vì đời nhiều nghiệp chướng,
Nên không nhìn thấy được thân ngọc của Như Lai.

Nhưng rồi ngài lại an ủi, chúng ta có nhiều cách thấy Phật.

  • Chúng ta nhìn thấy Đức Phật qua những hình ảnh thiêng liêng như tượng và hình vẽ,
  • Chúng ta có thể đọc kinh và để tưởng tượng Đức Phật ngài như thế nào.
  • Hoặc qua thực hành tụng kinh, niệm Phật, hoặc Thiền chúng ta có thể biết được Pháp Thân Phật, là thân Phật thực sự.

Theo ngài Thấy Phật qua những cách đó, biết chừng ta sẽ hiểu biết nhiều hơn về Phật.

Sau đó, sách cũng kể lại những câu chuyện về những hình ảnh đầu tiên của Đức Phật như:

  1. Bức tượng Phật bằng gỗ đầu tiên

Đại sư  nói theo Kinh Tăng Nhất A Hàm, tượng gỗ đầu tiên của Đức Phật được kể lại:

Trong những người tưởng nhớ đến Đức Phật nhiều nhất, có vua Udayana của xứ Kausambi.  Vị vua này sùng kính Đức Phật đến nỗi, khi vắng mặt Phật ông mất tinh thần và thường ngã bệnh. Những người trong hoàng gia họp lại tìm cách giúp  vua, và họ đồng ý tạc một bức tượng Đức Phật.  Bức tượng cao 5 feet, bằng gỗ đàn hương giống y như Đức Phật.  Khi bức tượng này được hoàn thànhđưa tới, nhà vua vui mừng khôn tả, và hết bệnh. Đó là bứu tượng gỗ Phật đầu tiên

  1. Bức tượng Phật bằng kim loại đầu tiên

Cũng theo trong kinh Tăng Nhất A Hàm, Đại sư Tinh Vân kể lại xuất xứ của câu chuyện này, và ngài cũng nói thêm rằng câu chuyện này cũng có trong kinh Nhất Thiết Hữu Bộ.

Khi vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) của nước Kosala nghe tin vua Udayana đã tạc được một bức tượng giống Phật bằng gỗ đàn hương, cho nên ông cũng suy tính việc tạo một hình ảnh của Đức Phật. Bởi vì vua Ba Tư Nặc rất kính Phật, là một Phật Tử thuần thànhgần gủi Đức Phật, nên Vua Ba Tư Nặc muốn tỏ lòng cung kính đối với Đức Phật hơn vua Udayana. Thế nên, vua Ba Tư Nặc bèn cho người đúc một bức tượng Phật bằng vàng ròng. Bức tượng này cũng cao năm feet, và đó cũng là sự đánh dấu sự mở đầu của việc sáng tạo, đúc tạc hình ảnh Đức Phật.

  1. Bức họa Phật đầu tiên

Cũng Theo kinh A Hàm, một trong những bức họa sớm nhất về Đức Phật được hoàn thành khi Đức Phật sắp nhập Niết Bàn.

Lúc ấy, tôn giả Ma-Ha-Ca-Diếp lo ngại rằng vua Ajatasatru (A Xà Thế) của xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) sẽ bị căn thẳng khi nghe tin Đức Phật nhập diệt, vì vậy, sau khi ngài thảo luận với triều đình của vua A Xà Thế, họ đã quyết định mướn người vẽ một bức họa Phật để giúp nhà vua vượt qua nỗi buồn.

Những bức hoạ của Phật có thể là copy vẽ thêm ra , sau này được đem qua Trung Hoa trong thời nhà Hán, gần một ngàn năm sau khi Đức Phật nhập diệt Niết Bàn. Trong thời gian đó, nhiều tăng sĩ từ Trung Hoa đã du hành qua Ấn Độ để học đạo Phật. Ở đó họ được xem bức tượng Phật bằng gỗ đàn hương, và ước ao được thỉnh bức tượng đó về Trung Hoa cho người Trung Hoa có thể chiêm ngưỡng Đức Phật.

Tuy nhiên, các vị vua Ấn Độ nhất quyết từ chối, không muốn rời xa những bức tượng quý báu của họ. Vì thế, họ đã mướn người làm những bức họa vẽ lại bức tượng này, để các tăng sĩ Trung Hoa có thể đem về xứ.

Khi hoàng đế triều Hán xem những bức họa này, ông rất vui mừng và ra lệnh rằng một bức họa Phật phải được trưng bầy trên cổng chính của thành phố Lạc Dương, và cho phép dân chúng được thờ kính Đức Phật.

Từ những phần này của cuốn sách, cho ta thấy những hình ảnh Đức Phật đã được điêu khắc khi Đức Phật còn sống, vì những Phật Tử ngưỡng mộ Phật muốn diễn đạt sự kính trọng Phật.

Nhưng hiện tại, chúng ta không thấy bất kỳ hình ảnh đầu tiên nào về Đức Phật, giống Đại Sư Tinh Vân đề cập trong cuốn sách của ngài.

Phần 2: Những bức tượng Phật cổ nhất trong những viện bảo tàng

Trong thế giới hiện tại, có rất nhiều bức tượng hay thánh vật có liên quan đến Đức PhậtPhật giáo. Khó có ai có thể đếm được.

Có một vài bức tượng và hình ảnh, mà người ta đăng lên nói 1000 hay 2000 năm tuổi, hay nói bức tượng xưa nhất thế giới, bức tranh vẽ từ thời Đức Phật  còn trẻ v.v.., nhưng HG không thấy nguồn gốc và vị trí  nó đang ở đâu, nên HG không liệt kê trong danh sách ở đây, vì HG muốn các bạn đến đó thấy tận mắt khi có cơ hội vì đó là hiện thực.

Bên cạnh 4 thánh tích của Đức PhậtẤn Độ,  mười hình ảnh Phật cổ nhất được tìm thấy:

            (Video Ai Thấy Phật )

Sự khảo cổ cho biết, Khoảng thế kỷ thứ 1, 2 trước Công nguyên, các tác phẩm điêu khắc về cuộc đờigiáo lý của Đức Phật bắt đầu thịnh hành. Hầu hết những tượng Phật khảo cổ tìm thấy nằm ở phía bắc Ấn Độ, ngày nay là miền nam Afghanistan và miền bắc Pakistan vì vùng này ngày xưa thuộc về Ấn Độ.

Phần lớn chúng ta thấy những tượng phật quí, cổ xưa lại được chưng bày phần lớn ở Anh. Trong khi nước Anh theo thống kê 2018, có 54% dân số theo Ki Tô giáo và  khoảng 40% là không theo tôn giáo nào.

Tóm lại bài này giúp chúng ta thấy được Đức Phật dưới nhiều hình thức, và mình cũng có thể thấy tận mắt khi mình có cơ hội đi du lịch đến đó. Hay giống như Đại Sư Tinh Vân nói trong cuốn sách Thấy Phật, chúng ta thảo luận ở phần đầu, nếu chúng ta thực hành, chúng ta có thể biết được Pháp Thân của Phật, và khi thấy được Pháp Thân, là Phật trong tâm chúng ta, thì giống như Phật nói: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Vì ai ai cũng có khả năng thành Phật.

 

Who sees the Buddha?

This article has 2 parts:

Part 1:  Review the book “Seeing The Buddha” by Master Hsing Yun

The first part, is about the book named “seeing the Buddha” by Master Hsing Yun from Taiwan. He resides in Fu wan Shang Temple. He is the author of many books.

According to the book, It has been over 2600 years since the Buddha entered nirvana. We now live in what is called the “Age of Declining Dharma,” in which we can no longer see the Buddha in person.

Master Hsing Yun felt bad not being able to see the real Buddha, he then wrote a poem:

When the Buddha was in the world, I was lost,
After the Buddha passed into nirvana was I then born;
I repent for all my many karmic obstacles,
That have prevented me from seeing the Tathagata’s golden body.

But after a lot of thought, he realized there are actually many ways we can see the Buddha, such as:

  • We can see the Buddha through: images like statues and drawings,
  • We can read the sutras and imagine what the Buddha looked like in person,
  • and through our practices we can know the “Dharmakaya,” the true body of the Buddha.

By seeing the Buddha in these ways we can gain a better understanding of our great teacher.

The book then describes some of the first images of the Buddha:

  1. The first wooden image of the Buddha was a gift to King Udayana of Kausambi. The royal family asked people to carve the Buddha for the King. That statue is about 5 ft high, made of sandalwood, so the king could see the Buddha when he missed him.
  2. The first metal image of the Buddha: was from King Prasenajit (Ba Tư Nặc) of Kosala made out of gold and also stood 5 ft high.
  3. Regarding the First Painting of the Buddha, there is no definitive information about this. However, the book says Mahakasyapa, one of the Buddha’s first disciples suggested painting the Buddha. This work of art helped King Ajatasatru (A Xà Thế) of Magadha (Ma Kiệt Dà) overcome his grief after the Buddha entered Nirvada

Paintings of the Buddha were brought to China during the Han dynasty roughly a thousand years after the Buddha entered nirvana. During that time, many monks from China had traveled to India to study Buddhism. They saw the sandalwood statue of the Buddha, which they wished to bring back to China so that the Chinese people could enjoy the appearance of the Buddha.

However, the Indian King refused to part with their precious statues. But the King asked the local artists to carve a statue for Chinese monks to take home. From these parts of the book, Buddha images were sculpted when the Buddha was alive so they could pay their respects to him.

Currently, all images have been lost, we have not seen any of the first images of Buddha that master Hsing Yun mentioned in his book.

Part 2:  The ancient statues of Buddha are displayed in the museums

There are lots of statues that were constructed with respect to the Buddha and Buddhism. There are presently too many Buddha statues to count.

There are a few statues that some articles describe as very old but without location and sources, I will not list them here. We do not discuss the Buddha’s dress, because people cast images based on the local time and their culture.

Here are ten of the oldest Buddha images, I found:

(Video: Who sees the Buddha?)

During the 2nd to 1st centuries BCE, sculptures became more explicit, representing occurrences of the Buddha's life and teachings. Most of them originate from far northern India, what is now southern Afghanistan and northern Pakistan.

Most ancient statues are displayed in The British Museum. However, a survey in December 2018 found that over half of UK's population is Christian, while 40.2% are non-religious. 6.2% belong to other religions.

In summary, this article helps us see the Buddha in many ways. We can see it with our own eyes when we have the opportunity to travel there, or like the Great Master Hsing Yun wrote in his book “Seeing the Buddha”, we can know the Buddha's Dharmakaya through our practices. That is the Buddha in our mind, because everyone has the ability to become enlightened like the Buddha.

California July 10, 2010


Bài đọc thêm:








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/03/2023(Xem: 14469)
23/02/2023(Xem: 3909)
29/12/2022(Xem: 4503)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.