Chùa Thiên Phước Thái Bình

04/12/201012:00 SA(Xem: 21327)
Chùa Thiên Phước Thái Bình

TIẾNG VỌNG TỪ CHÙA THIÊN PHƯỚC THÁI BÌNH
Vĩnh Hảo

Chùa Thiên Phước, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được dựng từ năm Tân Hợi (1911). Ngày 11 tháng 12 năm 2010 (nhằm mùng 6 tháng 11 Canh Dần) là ngày kỷ niệm 100 năm thành lập chùa, nhân dịp này chùa tổ chức lễ đặt viên đá khởi công trùng tu ngôi chánh điện mà mái ngói bể dột, tường vôi mục rữa, cột kèo mối mọt sắp sụm.

Sư cô Thích Nữ Quảng Phát sau khi tốt nghiệp đại học, đã đảm nhận làm hiệu trưởng Mầm non Kiều Đàm, thuộc Ni Viện Phước Long, phường Phước Long A, quận 9 (Thủ Đức, Saigon). Sư cô tâm sự, lúc làm việc ở Ni Viện Phước Long, tuy nhiều phật-sự đa đoan nhưng mọi việc về tài chánh đều có Ni Viện lo cả; bây giờ một thân ra Bắc hành đạo, trước ngôi chùa đổ nát, cảm thấy là phải gánh cả một mối lo nặng nề, khiến nhiều đêm không ngủ được.

Hiện tại Sư cô vẫn còn lưỡng lự chưa biết quyết định việc trùng tu ngôi chánh điện ra sao vì chưa có ngân khoản tài trợ nào để y cứ. Phật-tử địa phương thấy chùa không có tiền, đề nghị cứ xây dựng theo diện tích chùa cũ, với kinh phí khoảng 900.000 đồng Việt Nam (tương đương 45,000 Mỹ kim theo thời giá hiện tại); nhưng Sư cô nghĩ nếu theo diện tích cũ thì mỗi khi tụng niệm, phật-tử vẫn phải ngồi tràn ra sân. Mà nếu phải nới rộng ra thêm theo nhu cầu thì kinh phí lên đến khoảng 2 tỉ (tương đương 100,000 Mỹ kim).

chuathienphuoc-thaibinh-20-content

Theo Sư cô Thích Nữ Quảng Phát cho biết qua hình ảnh, trong vòng hai ngày 29 và 30 tháng 11 năm 2010, gần một nghìn phật-tử địa phương đã tập trung làm công quả: thỉnh Phật sang Tổ đường để tạm thời có chỗ sinh hoạt tụng niệm lễ bái, dỡ ngôi chánh điện để chuẩn bị đặt viên đá khởi công xây dựng chánh điện mới.

Hình cho thấy các tượng Phật quá cũ, dù là tượng cổ vô giá, cũng cần đắp vá và tô vẽ lại.

chuathienphuoc-thaibinh-23-contentchuathienphuoc-thaibinh-22-contentchuathienphuoc-thaibinh-21-content

Phật-tử công quả trong hai ngày ấy thì thật là nhiệt tình. Nhìn khuôn mặt hoan hỷ, biểu lộ quyết tâm của họ khi xăn tay làm phật-sự, tôi tin là chẳng bạn đạo ở xứ sở nào mà không cảm động.

Trong một đoạn thư ngắn, Sư cô viết:

"Chùa đã dỡ xong gạch còn nguyên được phật tử đẽo bỏ xi măng để tận dụng sử dụng lại. Tối hôm 29 lại có đoàn văn nghệ ở huyện về biểu diễn miễn phí cho dân xem, thế là nên chùa cũ trở thành sân khấu, phật tử vui sướng lắm, ngày lao công đêm được xem văn nghệ. Thấy niềm vui của người nghèo thật là đơn giản! Mặc dù sư cô đang lo lắng nhưng nhìn những khuôn mặt khô gầy sáng lên niềm hạnh phúc sư cô cung cảm thấy an lòng. Chỉ mong rằng những người dân nghèo khổ này hiểu được những giáo lý căn bản thôi, và muốn được nhìn thấy những niềm hạnh phúc hiện lên khuôn mặt của họ mỗi ngày như thế cũng là đủ rồi."

Đọc đoạn thư trên, tôi cũng thấy an lòng như Sư cô. Nhưng dù thế nào, thực tế vẫn là điều đáng lo.

Sư cô trụ trì cho biết là hiện nay chỉ mới có hai vị phật-tử từ Thủ Đức và Phú Lâm cúng dường 13 triệu đồng Việt Nam. Sư cô đang lo lắng. Mối lo lắng này dợn lên thành tiếng vọng tha thiết của một nữ tu trẻ đang một mình dấn thân nơi đất Bắc nghèo khó. Tôi cũng nhìn ra từ những khuôn mặt và lòng nhiệt thành của quý phật-tử chùa Thiên Phước, cũng là tiếng vọng chân thành của một thôn xóm nghèo gửi đến bạn đạo mười phương. Mong rằng sẽ có những hồi đáp đầy đạo tình từ khắp nơi để ngôi chùa cổ trăm năm này được dựng lại, góp phần hoằng pháp, lợi lạc chúng sinh nơi vùng đất cằn khô mà Phật giáo suy yếu và thiếu bóng dáng Tăng Ni trong nhiều thập niên qua.

 

California, ngày 02 tháng 12 năm 2010

Vĩnh Hảo

chuathienphuoc-thaibinh-36-contentchuathienphuoc-thaibinh-35-contentchuathienphuoc-thaibinh-34-contentchuathienphuoc-thaibinh-33-contentchuathienphuoc-thaibinh-32-contentchuathienphuoc-thaibinh-31-contentchuathienphuoc-thaibinh-30-contentchuathienphuoc-thaibinh-29-contentchuathienphuoc-thaibinh-28-contentchuathienphuoc-thaibinh-27-contentchuathienphuoc-thaibinh-26-contentchuathienphuoc-thaibinh-25-contentchuathienphuoc-thaibinh-24-content

Xem thêm: CHÙA CỔ TRĂM NĂM ĐẤT THÁI BÌNH - Vĩnh Hảo

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/11/2020(Xem: 3842)
06/12/2020(Xem: 4086)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.