Phóng sinh không bằng ăn chay

03/05/20185:41 SA(Xem: 10489)
Phóng sinh không bằng ăn chay
PHÓNG SINH KHÔNG BẰNG ĂN CHAY
Thích Trung Hữu

an chay
Thêm một người ăn chay sẽ bớt một lượng tiêu thụ cá thịt -
Ảnh minh họa
Hiện nay, có nhiều người, nhiều nơi thực hiện phóng sinh. Việc phóng sinh được tiến hành từ những cá nhân với vài con cá, con chim cho đến có tổ chức mà số lượng lên đến hàng tấn. 

Phóng sinh là một việc làm tốt đẹp xuất phát từ lòng từ bi không nỡ nhìn con vật bị giết mà cứu giúp. Tuy nhiên, khi việc phóng sinh đã trở thành hình thức, thì ý nghĩa cao đẹp của nó cũng không còn, mà ngược lại còn sinh ra nhiều bất cập, hệ lụy cần nên suy nghĩ.

Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, bởi vì nếu không khéo thì có thể mang nghiệp vào thân bởi ngăn cản mọi người làm việc phước. Có lẽ tôi nên kể một câu chuyện trước. Nếu có ai đi Phật tích Ấn Độ thì thế nào cũng được dịp đi thuyền trên sông Hằng, dòng sông linh thiêng. Thuyền của chúng tôi vừa xa bờ thì có vài chiếc thuyền nhỏ áp sát. Một người đưa cho chúng tôi xem cái xô có vài con cá nhỏ và mời chúng tôi mua để thả xuống sông. 

Tất nhiên cũng có người mua, người không. Nhưng tôi được biết rằng, đa số người Ấn đều không bắt cá hay bẫy chim. Nhưng từ khi tín đồ đạo Phật hành hương  thánh tích ngày càng đông thì nghề bắt cá bán cho du khách phóng sinh hình thành. Những người mua cá phóng sinh nghĩ rằng họ đã làm được một việc thiện. Thật là ý nghĩa, phải không! Nhưng họ đâu nghĩ rằng trước khi họ xuất hiện, các thủy tộc sống rất bình yên trong sông Hằng linh thiêng, nhưng chính vì “lòng từ” của họ mà các loài đó bị bố ráp, bắt lên, thả xuống và rất có thể bị chết trong quá trình di chuyển đó.

Việt Nam ngày nay, hầu như trước các chùa, miếu hay địa điểm tâm linh, ngoài nhang, đèn, bông, trái và đồ cúng, còn có rất nhiều lồng chim, xô cá… để bán cho những người có nhu cầu… làm phước. Tôi nhìn những người bán chim, cá phóng sinh ấy, tự nhiên thấy họ như những tên khủng bố, bắt người tống tiền, sống dựa trên những sinh linh bé nhỏ. Và chúng ta nhân danh lòng từ, tiếp tay cho họ. Bởi vì nếu chúng ta không mua thì họ cũng chẳng bắt để làm gì. Vô tình ta làm cho xã hội nảy sinh một nghề mới, nghề bắt loài vật phóng sinh, và chúng ta là người trả lương cho họ, khuyến khích họ.

Chúng ta phóng sinhlòng từ bi, hoặc là để cầu phước, cầu tai qua nạn khỏi. Chúng ta chỉ thấy trước mắt là chúng đã được ta đem lại tự do, nhưng chúng ta không thấy rằng cũng bởi vì ta mà những con vật ấy bị bắt, bị nhốt, sống những ngày lo sợ, hoảng hốt, thậm chí chết. Như vậy thì thử hỏi là phước hay tội?

Tôi thấy có người tổ chức phóng sinh hàng tháng. Họ đặt chủ trại nuôi cá mỗi tháng đem vô chùa hàng trăm ký cá để họ đem ra sông thả. Do đó chủ trại cá phải tăng cường nhân giống sản xuất thêm. Có người “hiểu đạo” hơn, không đặt cá mà ra chợ mua. Nhưng thật ra thì cũng chẳng khác nhau mấy, vì mình mua bao nhiêu thì người bán sẽ lấy cá về bấy nhiêu, và người nuôi hoặc đánh bắt cá sẽ làm việc nhiều hơn. Khi nghĩ đến cái vòng tròn luẩn quẩn này, tôi phải bật cười, vì hình như chúng ta không phải phóng sinh mà là ta bỏ tiền ra để tạo công ăn việc làm cho người đánh bắt, nuôi trồng và bán cá thì phải.

Cuộc sống có quy luật sinh tồn của nó. Nếu chúng ta thả một trăm con cá này thì một trăm con cá khác sẽ bị bắt thay vào, bởi chúng ta không thể cản con người tiêu thụ cá thịt. Chúng ta thả đi càng nhiều thì họ nuôi trồng hay đánh bắt lại càng nhiều. Đem mạng sống này để thay cho mạng sống khác không phải là ý nghĩa thật sự của phóng sinh. Muốn cho các con vật bớt bị bắt, bị giết, bị làm thức ăn thì cách hiệu quả nhất là bớt tiêu thụ cá thịt; cầu giảm thì cung sẽ giảm. Cho nên thay vì đi phóng sinh, chúng ta nên thực hiện ăn chay

Thêm một người ăn chay sẽ bớt một lượng tiêu thụ cá thịt. Thị trường tiêu thụ cá thịt giảm thì tự nhiên cũng ít con vật bị giết. Đây chẳng phải là sự phóng sinh tuyệt vời hay sao?
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/01/2014(Xem: 17448)
12/04/2018(Xem: 19056)
18/01/2011(Xem: 88672)
03/03/2014(Xem: 12845)
27/10/2015(Xem: 20932)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.