Từ Điển Pháp Số Tam Tạng

25/07/201312:00 SA(Xem: 21382)
Từ Điển Pháp Số Tam Tạng
TỪ ĐIỂN PHÁP SỐ TAM TẠNG
Thích Nhất Như biên dịch
Lê Hồng Sơn Việt dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

tam_tang_phap_so-content

Lời giới thiệu

Con số ra đời từ bao giờ? Có lẽ đã từ lâu lắm, cùng với sự xuất hiện của loài người. Kể từ hình thức thô sơ ban đầu như thắt nút kết dây, xếp đá, vạch da cây ghi dấu cho đến khi hiện hình thành những con số huyền ảo, là cả một tiến trình phát minh kỳ diệu của loài người. Trong cuộc sống, con số thiết thiệt phục vụ con người trong mọi hình thức sinh hoạt.

Con số gắn bó với chúng ta từ thuở ấu thơ cắp sách đến trường, ê a học bản cửu chương với những phép cộng từ nhân chia, tính nhẩm rồi lớn dần với những bài toán số tích phân, khi vào đời con số gắn liền với việc làm ăn và bao nhiêu là tính toán vừa thú vị vừa điên đầu, con số theo ta cho đến khi nhắm mắt lìa đời: Hình như cùng với ngôn ngữtư duy, con số như một thuộc tính bất khả phân ly với con người, đến nỗi khó thể hình dung có ai đó sống mà tách rời với con số.

Tam Tạng Pháp Số là sách về những con số, nhưng là pháp số, số dùng trong Phật pháp, cụ thể là rút từ ba Tạng Kinh, Luật, Luận trong pho Đại Tạng. Sách lấy số làm Cương, lấy các điều liên quan đến số làm Mục, sắp xếp những thứ cùng loại với nhau từ số một đến số vạn. Những số được dùng trong sách, ngoài những số có sẵn trong truyền thống văn hóa tôn giáo Ấn độ còn đều là những danh từ, danh số Phật pháp, giải thích giáo nghĩa nhà Phật: Ngoài những số cụ thể như tam quy, tứ đế, ngũ giới, lục căn, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên còn những con số có tính biểu tượng thuộc thánh giáo lượng như bát vạn tứ thiên trần lao, bát vạn tứ thiên pháp môn mà ta có cảm tưởng như những linh số có tính khải huyền.

Nguyên tác Tam Tạng Pháp Số 50 quyển do ban biên tập đứng đầuPháp sư

Nhất Như, năm Vĩnh Lạc đời Minh, phụng sắc vua biên soạn. Đó là vào đầu thế kỷ 15, cụ thể là vào năm 1403…. Xin lược qua tiểu sửhành trạng của Nhất Như Pháp sư dựa theo lời Tựa của cư sĩ Đinh Phúc Bảo: Sư quê ở Cối Kê, là người thông minh dĩnh ngộ vừa chăm học vừa học rộng, lại có sức nhớ dai, mọi kinh văn Đại, Tiểu thừa chỉ cần đọc qua một lần là nhớ như in, cứ như đã học từ kiếp nào. Sư xuất gia ở chùa Thượng Thiên Trúc Giảng Tự Tại Hàng Châu, là đệ tử của cao tăng Cụ Am Pháp sư, học được chánh truyền của thầy, bác thông giáo nghĩa, rất giỏi giảng pháp đặc biệtgiảng kinh Pháp Hoa. Sư có trứ tác Pháp Hoa Kinh Khoa Chú. Khoảng năm Vĩnh Lạc, sư nhận chiếu biên tu Đại Tạng, một việc làm rất quan trọng vinh dự và sau đó được cử làm Hữu Xiển giáo Ty Tăng Lục. Sư mất năm Hồng Hi nguyên niên (1425), được ban lễ tế tang.

Xin nói về phương pháp biên soạn Tam Tạng Pháp Số của nhóm biên tập do Nhất

Như Pháp sư làm tổng tài. Những người trong ban biên tập trước đây cùng sư biên tu Đại Tạng, nay lại nối tiếp biên soạn Tam Tạng Pháp Số, một việc làm hẳn là rất cần thiết mà nhóm biên tập của sư cảm thấy như một công cụ soi sáng cho việc nghiên cứu Kinh tạng. Họ là những vị được tuyển rất kỹ, có thể nói là những vị thạc học xuất sắc nhất trong tăng giới thời bấy giờ. Phàm những danh từ nào có liên quan đến pháp số, hễ có trong Đại Tạng thì đều chọn hết, tổng cộng 1555 điều, giải thích kinh luận rất rõ ràng, chiết trung, dung hội quán thông rồi sắp xếp trật tự cứ như một sợi tơ xuyên suốt xâu chuỗi vậy. Phàm những chỗ sâu xa khó khăn trong kinh luận đều được diễn đạt bằng lời văn trong sáng, giãn dị, dễ hiểu. Mọi trích dẫn từ kinh nào, luận nào, hoặc những sách nào đều được giảng và chú ngay dưới mỗi đề mục. Việc làm này rất chân xác, rất khoa học, khác hẳn những sách biên tập cẩu thả của người đời Minh thời ấy, đặc biệt là những sách Nho gia. Riêng về kinh điển Đại, Tiểu thừa có những chỗ sai biệt, có khi cùng một thừa mà vì tông phái khác nhau nên có những thuyết giảng khác nhau. Gặp những trường hợp ấy, sách Tam Tạng Pháp Số đều trưng dẫn đầy đủ số sai biệt của các nhà các phái rõ ràng, rành rẽ cứ như kể, đếm của báu trong nhà vậy.

Để biên soạn sách Tam Tạng Pháp Số, nhóm Pháp sư Nhất Như, dù toàn là những vị đọc rộng hiểu sâu Đại Tạng, nhưng lại hết sức tuân thủ chính xác lời Thầy, tuyệt đối không dám khinh dị sửa đổi sách xưa, cổ bản, khác với thói tệ thường trong sách Nho gia đương thời. Việc làmtôn chỉ, có phương pháp, vừa nghiêm túc vừa khoa học chắc ảnh hưởng không ít đến 4 vị đại sư kiệt xuất sau này như Liên Trì, Tông Bá, Hám Sơn, Ngẫu Ích, là những vị có khả năng đọc hàng nghìn quyển Tạng kinh và có sức trứ thuật rất đáng kể...

XEM TIẾP PHIÊN BẢN PDF:

Từ Điển Pháp Số Tam Tạng PDF




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.