Dấu Hiệu Cảnh Báo Nhồi Máu Cơ Tim

28/02/201412:00 SA(Xem: 9800)
Dấu Hiệu Cảnh Báo Nhồi Máu Cơ Tim

Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

nhoi_mau_co_tim-contentNhồi máu cơ tim là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, mỗi năm cướp đi hơn 20 triệu người trên thế giới. Ai cũng biết mức độ tử vong nhanh chóng của nó một khi đã phát bệnh nhưng không phải ai cũng đủ “sáng suốt” để nhận ra những dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện.

Tăng huyết áp, béo phì, mỡ máu, đái tháo đường, stress, hút thuốc lá, uống rượu bia… là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch, nhất là bệnh tim mạch vành (còn gọi là bệnh thiếu máu tim cục bộ) nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim – là biến chứng gây đột tử với các triệu chứng điển hình sau:

1. Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình nhất của nhồi máu cơ tim, quả tim có nhiệm vụ đưa máu nuôi dưỡng đi khắp cơ thể, muốn thực hiện được nhiệm vụ đó tim cần một hệ mạch máu gọi là hệ mạch vành. Nhồi máu cơ tim là tình trạng mạch vành bị tắc, do hai nguyên nhân là mảng xơ vữa và cục máu đông. Khi đó máu không được lưu thông sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim làm hoại tử vùng cơ tim gây đột tử, mà biểu hiện rõ nhất là cơn đau thắt ngực.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà tần suất cũng như mức độ đau ngực khác nhau, có người thường xuyên đau nhưng cũng có người rất ít đau, đôi khi chỉ làm cảm giác đau nhẹ, khó thở… 25% bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim không có triệu chứng đau ngực. Theo GS Vũ Đình Hải có tới 20% trường hợp nhồi máu cơ tim không có cơn đau thắt ngực nhất là ở bệnh nhân cao tuổi, tiền sử đái tháo đường, tăng huyết ápTuy nhiên, tất cả những người có nguy cơ này đều có thể lên cơn nhồi máu cơ tim bất kỳ lúc nào.

2. Khó thở, nặng nhọc

Đây là triệu chứng thường thấy, cảnh báo sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Thông thường khi máu không được lưu thông sẽ khiến trái tim phải hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, người bệnh thường có cảm giác khó thở, tức ngực, nặng nhọc nhất là những khi gắng sức hay hoạt động mạnh như chơi thể thao leo cầu thang, đi bộ, khuân vác… Triệu chứng sẽ càng nặng hơn nếu kéo dài.

3. Cảm giác mệt mỏi, đau đầu

Nếu đột nhiên bạn thấy cơ thể mình có những biểu hiện giống như một cơn cảm cúm, nhưng dùng thuốc cảm cúm cũng không khỏi bạn có thể nghĩ đến tim mạch. Mệt mỏi, đau đầu cũng là một biểu hiện sớm của nhồi máu cơ tim, tim không được cung cấp đầy đủ máu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể, gây cho bạn cảm giác suy nhược, mất tinh thần, luôn cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi dù ngay cả khi bạn không vận động nặng. Khiến bạn mất ăn, kém ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

4. Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt

Đây đều là nguyên nhân của thiếu máu tim cục bộ, khi máu không được cung cấp đầy đủ khiến tim không thể thực hiện được chức năng của mình. Thông thường cảm giác hoa mắt, chóng mặt rất thường xuyên gặp phải, nhất là những người hay vận động, đứng lên ngồi xuống, cảm giác có thể choáng váng. Thiếu máu người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi.

5. Tê, lạnh chân tay

Theo các chuyên gia tim mạch thì tê lạnh chân tay là dấu hiệu của tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu, nhiều trường hợp ra mồ hôi. Nhất là với những người chuẩn bị lên cơn nhồi máu cơ tim, cảm giác này rất rõ rệt, khiến bệnh nhân không trụ vững và ngã quỵ.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải bệnh nhân nhồi máu cơ tim nào cũng có những dấu hiệu báo trước, rất nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhưng không có triệu chứng rõ ràng nào cả, nó có thể đến bất ngờ khiến bạn “trở tay không kịp”. Vì vậy, cần nghiêm túc theo dõi những dấu hiệu trên cơ thể của mình để có phương pháp phòng ngừa.

Ngay khi phát hiện ra một trong các dấu hiệu trên , bạn cần nghĩ ngay đến những nguy cơ có thể mắc phải, chủ quan luôn khiến bệnh nặng thêm và có thể đe dọa đến tính mạng. Trang bị những kiến thức cần thiếtphòng ngừa từ xa luôn là cách bảo vệ trái tim bạn một cách tốt nhất


Nguồn http://nhoimaucotim.vn/bai-viet/91/dau-hieu-canh-bao-nhoi-mau-co-tim#ixzz2udaL9YKy

Nhồi Máu Cơ Tim

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/11/2013(Xem: 17644)
22/10/2011(Xem: 30599)
26/02/2013(Xem: 9546)
14/12/2022(Xem: 2566)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.