Thiền quán về sống và chết

30/11/20174:58 CH(Xem: 9456)
Thiền quán về sống và chết

Phật lịch: 2561; Việt lịch: 4896; Nông lịch: Đinh Dậu
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT
Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành
The Zen of  Living and Dying - A Practical and Spiritual Guide
Nguyên tác Anh ngữ: Đại Sư Philip Kapleau
Việt dịch: HT Thích Như Điển & TT Thích Nguyên Tạng
Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc & Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu Ấn Hành 2017

Thien Quan Song Va Chet 2
Thien Quan Song Va ChetMục lục
Mục lục. 3
Ghi Chú Của Người Biên Tập. 7
Lời Cảm Tạ của Tác Giả. 8
Lời Dẫn Nhập. 10
Phần một: SỰ CHẾT. 23
1.... Phương Diện Hiện Sinh Của Sự Chết 25
Sống Là Gì? Chết Là Gì?. 25
Phản Ứng Của Các Vị Thầy Về Sự Chết 30
“Sinh” Và “Tử” Nghĩa Là Gì?. 38
Năng Lực Của Vũ Trụ. 40
Tại Sao Chúng Ta Sợ Chết?. 42
Tự Ngã. 48
Đối Diện Cái Chết Một Cách Vô Úy. 59
2.... Quán Niệm Về Sự Chết 62
Suy Ngẫm Về Sự Chết: Tám Quan Điểm.. 66
Thiền Quán Về Từ Ngữ “Chết” 68
Tham Quán Một Công Án Về Sự Chết 70
Thiền Quán Về Sự Chết Bằng Chuỗi Hạt 71
Ngày Của Người Chết Ở Mexico. 72
Những Điều Bận Tâm Của Thế Gian. 74
3.... Đối Diện Với Cái Chết 76
Socrates (470-399 Trước Tây Lịch) 78
Duncan Phyfe (1895-1985) 84
Leah (1933-1987) 90
Thiền Sư Tăng Triệu (384-414) 94
Sri Ramana Maharshi (1879-1950) 95
Đức Phật Thích Ca (624-544 Trước Tây Lịch) 96
Phần hai: CHẾT. 99
4.... Người Hấp Hối Và Cái Chết 100
Tiến Trình Chết 100
CHẾT HẰNG NGÀY.. 103
Chúng Ta Chết Như Đã Sống. 107
SỐNG SÓT VÀ TIẾNG NÓI NỘI TÂM.. 109
Có Nên Cố Gắng Chống Lại Sự Chết Hay Không?. 112
Cái Chết Tốt Đẹp. 113
Hai Lối Chết 114
5.... VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ.. 122
Đau Khổ Của Đời Sống. 123
Đau Đớn Của Thể Xác. 131
6.... TỰ TỬ VÀ CHẾT NHẸ NHÀNG.. 137
Tự Tử.. 137
Chết Nhẹ Nhàng. 142
7.... VỚI NGƯỜI BỆNH THỜI KỲ CUỐI 147
Giá Trị của Sám Hối 147
Giữ Tâm Trí Trong Sáng. 148
Thở Để Giải Trừ Lo Sợ. 149
Tâm Trí Vào Lúc Trút Hơi Thở Cuối Cùng. 149
Suy Ngẫm Về Sự Chết 157
Thiền Quán Dành Cho Người Hấp Hối 160
8.... DÀNH CHO GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ CỦA NGƯỜI HẤP HỐI 164
Chết ở bệnh xá hay ở nhà. 164
Những Giờ Phút Cuối Cùng Của Người Hấp Hối 165
9.... THIÊU HAY CHÔN.. 170
Sáu Cách Giải Quyết Thi Hài Của Người Quá Cố. 170
Trả Trước Cho Tang Lễ Của Mình. 171
Giám Đốc Tang Lễ Có Cần Thiết Không?. 172
Canh Thức Bên Quan Tài 173
Sự Hiện Diện Của Thi Hài Ở Tang Lễ. 174
Hãy Đợi Cho Tới Khi Sinh Lực Rời Khỏi Thể Xác. 176
Những Phương Diện Tôn Giáo Của Việc Hỏa Táng  179
10.. TỔ CHỨC TANG LỄ.. 181
Tang Lễ. 183
Giá Trị Của Tụng Niệm.. 194
Tang Lễ Cho Trẻ Sơ Sinh. 197
Phần ba: NGHIỆP BÁO.. 199
11.. TÌM HIỂU VỀ NGHIỆP BÁO.. 201
Mặt Bất Bình Đẳng Của Cuộc Đời 201
Luân Hồi 203
Tại Sao Ta Nên Tin Vào Nghiệp Báo?. 204
Nghiệp Và Nguyên Nhân. 205
Nghiệp Và Ý Định. 206
Nghiệp Không Phải Là Số Phận. 208
Nguyên Nhân Chính Và Nguyên Nhân Phụ. 210
12.. CHUYỂN NGHIỆP.. 212
Ác Nghiệp Có Thể Ngăn Ngừa Được Không?. 212
Hiện BáoHậu Báo. 213
Nghiệp Quả Biến ĐổiNghiệp Quả Cố Định. 214
Vượt Qua Nghiệp Báo. 217
Cộng Nghiệp. 220
Giảm Nhẹ Nghiệp Báo. 226
Khi Người Khác Sai Lầm, Mình cũng Sai Lầm.. 228
13.. SỰ LIÊN TƯƠNG CỦA ĐỜI SỐNG.. 231
Chúng Ta Là Anh Em.. 231
Nghiệp Và Sự Tự Tử.. 232
Nghiệp Và Sự Phá Thai 236
Nghiệp Và Sự Trợ Tử.. 237
Nghiệp Và Quả Báo. 238
Nghiệp Quả Xuất Hiện Trong Hiện Tại Và Tương Lai 238
Nghiệp Và Ý Muốn Học Những Điều Tốt 240
Nghiệp BáoLòng Từ Bi 243
Nghiệp Và Sự Biến Đổi 247
Tạo Nghiệp Tốt 248
Phần bốn: TÁI SINH.. 251
14.. TÌM HIỂU SỰ TÁI SINH.. 253
Cái Gì Ở Bên Kia Cửa Tử?. 253
Sự Sống Sau Khi Chết 253
Cõi Trung Ấm.. 256
Tái SanhMục Đích Của Đời Sống. 264
Sự Khác Biệt Giữa Tái SanhLuân Hồi 265
Cái Gì Chuyển Di?. 267
Sức Mạnh Của Ý Chí 269
Nỗi Sợ Hãi Có Thể Mang Từ Kiếp Này Đến Kiếp Khác Không?  273
Nhớ Lại Kiếp Trước. 274
15.. NÓI THÊM VỀ SỰ TÁI SINH.. 286
Hiệu Quả Của Đạo Đức. 286
Di Truyền, Môi Trường Hay Nghiệp. 287
Cha Mẹ, Con Cái Và Tái Sanh. 291
Tái Sanh, Sở Thích Và Năng Khiếu Đặc Biệt 294
Kinh Nghiệm Về Cận Tử.. 297
PHỤ LỤC:
PHỤ LỤC A.. 303
Giấy Ủy Thác. 303
Sống Với Kỹ Thuật 304
Sự Tự Quyết Của Bệnh Nhân. 305
Làm Bản Chỉ Thị Trước. 306
Sự Trợ Tử Của Bác Sĩ (Y Tá) 312
PHỤ LỤC B.. 317
Việc Chăm Sóc Ở Bệnh Viện. 317
PHỤ LỤC C.. 324
Những Điều Cần Phải Làm Khi Có Người Qua Đời: BẢNG LIỆT KÊ   324
PHỤ LỤC D.. 328
An Ủi Người Có Tang: Những Điều Nên Làm Và Không Nên Làm   328
PHỤ LỤC E.. 330
Thiền Quán. 330
Thiền Quán Ở Nơi Vắng Lặng Và Trong Công Việc Hằng Ngày  331
GIẢI THÍCH VỀ TỪ NGỮ.. 337
LỜI KẾT. 345
PHILIP KAPLEAU Một Thiền Sư người Mỹ. 351
Sách cùng một Tác Giả, Dịch Giả HT Thích Như Điển  363
Sách cùng một Tác Giả, Dịch Giả TT Thích Nguyên Tạng  369
Phương Danh Phật tử phát tâm Ấn Tống. 373
 
Ghi Chú Của Người Biên Tập
“Thiền Quán về Sống & Chết, Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành”, là tập sách được sửa đổi và được biên tập lại từ sách “Vòng Luân Hồi” (The wheel of Life and Death) của Thiền Sư Philip Kapleau, được xuất bản năm 1989.

 

Lời Cảm Tạ của Tác Giả

Không bao giờ có một cuốn sách nào là công trạng của riêng một người. Ở phía sau mỗi cuốn sách được hoàn chỉnh mà ta nhìn thấy, đã được nhiều người giúp đỡ. Tôi rất biết ơn những người sau đây vì sự đóng góp của họ.

Sư Cô Sunyana Gracef đã cộng tác với tôi về hai đề mục “Nghiệp và tái sinh”. Nếu không có sự hỗ trợ của Sư Cô, những đề mục này đã không được viết một cách trọn vẹn như bây giờ tôi nghĩ đã trọn vẹn.

Sư Cô Mitra Bishop đã giúp tôi trong việc nghiên cứu, đánh máy bản thảo đầu tiên, và làm quy trình dữ kiện cả cuốn sách.

Geoff Lister, một nhà đánh giá bệnh viện có kinh nghiệm, đã cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc và hoạt động của các bệnh viện.

Tom Roberts, bạn lâu năm và học viên trưởng của tôi, đã trông coi nhiều phương diện của cuốn sách này, từ việc liên hệ xuất bản đến phê bình.

Luật sư Casey Frank, một người bạn tốt và học viên lâu năm, soạn thông tin về những đề tài hấp hối có sự giúp đỡ của y sĩ, ý nguyện lúc sống và những đề tài liên quan.

Thượng Tọa Bodhin Kjolhede, Trụ Trì Thiền đường Richester; Bác sĩ Peter Auhagen; Bác sĩ Christina Auhagen và tôi đã có nhiều cuộc thảo luận về sự hấp hối và chết, cung cấp ý tưởng cho cuốn sách này.

Chris Pulleyn, Ken Kraft, Tiến sĩ Mary Wolfe và Rafe Martin đọc bản thảo của cuốn sách này và đề nghị nhiều điều hữu ích.

Các Bác sĩ Leonard Wheeler, John Sheldon, Maike Otto và Robert Goldman, dù rất bận rộn, đã dành thời giờ để chia sẻ với tôi về những kinh nghiệm của các vị với những bệnh nhân hấp hối.

Các y tá Penny Townsend Quill, Carolyn Jaffe, Nathan Hanks, và Jeffrey Estes đã vui lòng trả lời vô số những câu hỏi của tôi về những người bị bệnh thời kỳ cuối.

Tôi cảm ơn Greg Mello vì bài báo của ông về cuộc đời của Socrates.

Sau cùng, tôi chịu ơn sâu xa Peter Turner, người biên tập của tôi ở nhà xuất bản Shambhala, đã biên tập một cáchtuyệt vời cuốn “Vòng Luân Hồi” (The wheel of Life and Death) cho việc tái xuất bản.

 

Lời Dẫn Nhập

Có rất nhiều nghiên cứu loại văn học về sự chết và hấp hối cũng như một khối lượng lớn những cuốn sách và những bài báo viết về những điều này. Trong thập niên vừa qua, số lượng của chúng tăng vọt đều gồm cả những cuốn sách viết về tự tử vốn gây tranh luận, những lời kể về kinh nghiệm cận tử, và những bài báo viết về cách thi hành ý nguyệnlúc sống của những người hấp hối. Khối lượng thông tin lớn lao này đáp ứng nhu cầu sâu xa của con người, nhu cầu có lời giải đáp cho những câu hỏi vĩnh cửu “Tôi đã từ đâu tới khi được sinh ra và sẽ đi đâu khi chết? Đời sống và cái chết của tôi có ý nghĩa gì?

Là con người thì ai cũng có những điều thắc mắc này phản chiếu sự nghi ngờ lớn nhất của chúng ta, sự xa lạ sâu xanhất của chúng ta với Tự Ngã. Không có những lời giải đáp thích đáng thỏa mãn, thì trong tâm vẫn còn mối thắc mắc day dứt làm hỏng cả những kinh nghiệm ngọt ngào nhất của đời sống. Vì đối với quảng đại quần chúngvẫn có mộtniềm tin rằng sự chết là tai họa lớn nhất của con người, và sự hấp hối là cuộc chiến đấu cuối cùng đầy đau đớn chống lại sự diệt vongCùng lúc đó tính chất bí ẩn của sự chết vốn được coi là sự kết thúc của cuộc đời, làm cho loài ngườikinh sợ từ khi họ có ý thức về đời sống.

Tại sao lại có thêm một cuốn sách nữa về sự chết và hấp hối? Và cuốn sách này khác những cuốn khác ở chỗ nào?Giá trị của những cuốn sách nhiều vô số này là đã uốn nắn thái độ xây dựng và từ bi của xã hội đối với người bệnh sắp chết; đã rọi sáng cho lối nghĩ của chúng ta về cuộc đời và cái chết của chính mình, nhưng phần lớn những cuốn sách này thiếu phương diện tâm linh, tức thái độ có tính cách tôn giáo đối với sự sống và sự chết, cũng như sự hướng dẫn thực dụng về điều có thể được gọi là nghệ thuật và tôn giáo của sự chết....

(XEM TIẾP PHẦN DẪN NHẬP NƠI BẢNG MỤC LỤC BÊN TRÁI)

Bản PDF:
Thiền Quán về Sống và Chết Toàn Tập



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/01/2014(Xem: 18524)
06/04/2014(Xem: 19129)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.