Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

11/11/20191:01 SA(Xem: 7547)
Về chết và tái sinh – những điểm then chốt để thực hành bồ đề tâm vào giờ phút cuối đời

VỀ CHẾT VÀ TÁI SINH
NHỮNG ĐIỂM THEN CHỐT ĐỂ THỰC HÀNH
BỒ ĐỀ TÂM VÀO GIỜ PHÚT CUỐI ĐỜI

Khenpo Tsultrim Lodro Rinpoche[1] giảng

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Khenpo Tsultrim LodroVới những vị nhấn mạnh duy nhất vào việc trưởng dưỡng Bồ đề tâm trong cuộc đời, lời khuyên thích hợp cho họ khi tiến gần đến cái chết là nương tựa năm sức mạnh để định hướng lối đi của họ đến đời sau.

SỨC MẠNH GIEO TRỒNG THIỆN HẠNH

Đó tức là gieo những hạt giống thiện hạnh trước thời điểm qua đời. Đặc biệt, người ta trước tiên cần cắt đứt tham luyến với mọi của cải và sau đó cúng dường Tam Bảo. Khi làm vậy, họ cũng có thể lựa chọn trao nhiều hơn cho những thiện hạnh nhất định, điều mà họ xem là có thể thu được công đức lớn nhất. Ví dụ, nếu tin rằng phóng sinh là hành động thiện lành xuất sắc nhất, họ có thể dành một phần ba hay một phần tư tài sản để dâng lên Tam Bảo và phần còn lại để phóng sinh; hoặc nếu tin rằng cúng dường Tăng đoàn là phước lành nhất, họ có thể dâng hầu hết tài sản lên Tăng đoàn, để một phần nhỏ vì các mục đích khác. Bởi các Kinh điển thì không cung cấp những sự phân chia tài sản một cách chính xác, các ví dụ ở đây chỉ mang tính tham khảo.

SỨC MẠNH MONG ƯỚC

Đó tức là phát nguyện. Nếu lúc ấy mà vẫn còn đủ sức, họ cần thực hành Bảy Nhánh, bao gồm cả quán tưởng và trì tụng lời cầu nguyện. Nếu không thể làm vậy, họ cần quán chiếu như thế này: Với mọi gốc rễ thiện hạnh được tích lũy trong các đời quá khứ, hiện tại và tương lai, nguyện con không bao giờ quên Bồ đề tâm và có thể trưởng dưỡng Bồ đề tâm trong mọi đời tương lai. Hơn thế nữa, nguyện con có cơ hội gặp gỡ những bạn hữu đáng kính của Đại thừa đời này qua đời khác. Sau đấy, hãy cầu nguyện đến đạo sưTam Bảo gia trì để những mong ước này trở thành hiện thực. Mong ước chân thành theo những cách như vậy biểu hiện cho sức mạnh mong ước.

SỨC MẠNH BÁC BỎ

Đó tức là bác bỏ chấp ngã. Ở đây, nó không liên quan đến bám chấp vào sự tồn tại cố hữu của ngã hay các hiện tượng mà là bác bỏ sự ích kỷ khởi lên từ bám chấp như vậy. Chìa khóa là tiêu trừ sự ích kỷ này.

Cách thức là nhận ra rõ ràng nguyên nhân của khổ đau trong vô số đời là ích kỷ. Điều đó bao gồm khổ đau của cái chết trong đời này cũng như vô số khổ đau trong các đời quá khứ. Trong bối cảnh của chân lý tương đối, ích kỷ là một quan niệm sai lầm; trong chân lý rốt ráo, không có ngã hay cuộc sống hoặc cái chết. Vì thế, chúng ta cần quyết tâm chấm dứt mọi quan niệm sinh ra từ sự ích kỷ này, chẳng hạn “Tôi muốn”, “Tôi ghét”, “Tôi thích”, “Tôi …” và v.v.

SỨC MẠNH CẢM ỨNG

Đây là kiểu ý định và cũng là mong ước. Ví dụ, nếu người ta muốn thức dậy lúc năm giờ sáng hôm sau, họ cần cương quyết đưa ra quyết định tỉnh dậy vào thời điểm đó khi đi ngủ. Khi đã quyết định, họ tự nhiên sẽ thức dậy đúng giờ ngay cả khi không có sự giúp đỡ của đồng hồ báo thứcTương tự, chư A La Hán cũng nương tựa sức mạnh cảm ứng khi sẵn sàng nhập vào trạng thái ngừng lại của thọ và tưởng (diệt thọ tưởng định). Ví dụ, nếu dự định trụ trong trạng thái diệt này trong năm ngày và xuất khỏi vào ngày thứ sáu, người ta phải kiên quyết dự định như vậy trước khi ngồi xuống thiền định. Nếu không, bởi không ý niệm nào sẽ khởi lên khi đã bước vào trạng thái diệt, sẽ không thể xuất định vào ngày thứ sáu nếu không khơi dậy sức mạnh cảm ứng từ trước. Đây là điểm rất quan trọng cần lưu ý.

Khi cái chết đến gần, chức năng của sức mạnh cảm ứngcủng cố lòng quyết tâm không bao giờ từ bỏ hay quên thực hành cả Bồ đề tâm nguyện và hạnh từ lúc lâm chung, qua trạng thái trung ấm Bardo và cho đến mọi đời sắp tới. Giữ quyết tâm mạnh mẽ như vậy là sức mạnh cảm ứng.

SỨC MẠNH TRƯỞNG DƯỠNG

Nếu người ta thành thạo trong thực hành Bồ đề tâm nguyện và hạnh khi còn sống và tiến hành thực hành như vậy vào lúc chết, sự hành trì sẽ tăng cường thêm sức mạnh và dẫn dắt họ lúc kết thúc cuộc đời.

Cách thức tiến hành thực hành vào lúc này cũng quan trọng. Nếu người ta có thể ngồi thẳng, hãy áp dụng tư thế bảy điểm Tỳ Lô Giá Na; nếu không, hãy nằm về bên phải của thân, ôm má bằng tay phải, sau đấy, ấn mũi phải bằng ngón út phải và thở ra qua mũi trái. Trong lúc đó, hãy trưởng dưỡng lòng từ và bi, thực hành chuyển hóa ngã – tha bằng cách sử dụng phương pháp thở và v.v. Hơn thế nữa, họ cần biết rằng mọi hiện tượng bên trong và ngoài, trong luân hồi hay Niết Bàn, đều là những sự hóa hiện của tâm; và rằng bản chất của tâm vốn luôn là tính Không, thoát khỏi bất kỳ tạo tác tinh thần, kể từ vô thủy. Khi đã chứng ngộ, hãy để tâm an trú trong trạng thái của tính Không này và chờ cho đến khi ngừng thở. Nếu sự thở vẫn tiếp tục, hãy lặp lại thực hành này nhiều lần cho đến khi nó ngừng. Đây là chỉ dẫn cốt tủy để trưởng dưỡng Bồ đề tâm lúc lâm chung.

Trong Bardo Todrol, chỉ dẫn như vậy để trưởng dưỡng Bồ đề tâm cũng được xem là thực hành tốt nhất, trong nhiều chỉ dẫn khác, dành cho người lâm chung. Hầu hết chúng ta vốn đang trong quá trình phát khởi Bồ đề tâm; trong trường hợp chúng ta không có cơ hội thực hành các giai đoạn phát triểnhoàn thiện[2] trước khi chết, cũng thật tốt khi có thể qua đời trong lúc trưởng dưỡng Bồ đề tâm theo cách này. Thực sự, đây là một chỉ dẫn khá độc đáo để thực hành Bồ đề tâm khi cái chết đến gần.

Đạo sư đáng kính của chúng ta, Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche[3] đã chọn đến cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà. Một cách tự nhiên, là những môn đồ, chúng ta cũng cần làm như vậy. Nếu thực hành Tịnh độ được tiến hành trên nền tảng đều đặn, chúng ta sẽ biết phương hướng khi đối mặt với cái chết; không có bất cứ sự chuẩn bị nào trước khi còn sống, chúng ta có thể sợ hãi và không biết phải theo hướng nào vào lúc chết. Vì thế, chúng ta không bao giờ được phép xem nhẹ tầm quan trọng của cả thực hànhchỉ dẫn cốt tủy trong giáo lý về chết và tái sinh.

 

Nguồn Anh ngữ: Khenpo Tsultrim Lodro Rinpoche, On Death and Rebirth – Key Points for Practicing Bodhicitta on Deathbed (https://www.luminouswisdom.org/index.php/publications/the-handbook-for-life-s-journey/2098-on-death-and-rebirth-key-points-for-practicing-bodhicitta-on-deathbed).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Khenpo Tsultrim Lodro là một trong những đạo sư quan trọng nhất hiện sống ở Tây Tạng. Là Pháp tử chính yếu của Khenpo Jigme Phuntsok, Ngài giảng dạy ở Larung Gar.

[2] Về thực hành giai đoạn phát triểnhoàn thiện, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32783/buoc-vao-con-duong-kim-cuong-thua.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/11/2013(Xem: 17614)
22/10/2011(Xem: 30557)
26/02/2013(Xem: 9522)
14/12/2022(Xem: 2524)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.