Tỉnh thức trước cái chết

12/10/20203:48 CH(Xem: 6860)
Tỉnh thức trước cái chết
TỈNH THỨC TRƯỚC CÁI CHẾT 
Hòa thượng Gunaratana
Bình Anson trích dịch

Hành trình đến tỉnh thứcKhi tôi chết, tôi không muốn có những nghi lễ phô trương. Tôi đã viết di chúc dặn dò nếu tôi chết trong vòng năm mươi dặm của Trung tâm Thiền quán Bhavana (West Virginia, Hoa Kỳ), những người trong đạo tràng nên thu xếp hỏa táng thân xác tôi và sau đó, tùy ý xử lý tro cốt. Tôi không quan tâm. Nếu tôi chết ở nơi khác, họ có thể thu xếp thực hiện bất cứ cách nào họ muốn.

Sự thật là ngay bây giờ, tôi không thể kiểm soát được thân thể này khi vẫn còn sống, huống hồ gì sau khi chết? Cho nên tôi không có một ước muốn đặc biệt nào về cách thức và thời điểm về cái chết của tôi. Tôi sẽ ra đi như khi tôi đến với cuộc đời này, không có kế hoạch hay lời mời nào.

Tôi mong rằng những thành viên trong đạo tràng này sẽ không quá đau buồn về cái chết của tôi. Con người chúng ta gắn bó với nhau, và sự gắn bó này làm chúng ta đau buồn khi người mình yêu thương qua đời. Nhưng sự gắn bó, bám víu đó không phải là một thực tại. Đó chỉ là một ý nghĩ đơn thuần.
Chúng ta thật sự có thể bám víu vào bất cứ điều gì hay bất cứ người nào không? Không thể được. Bởi vì chúng ta – và những người ấy, những thứ ấy – luôn luôn thay đổi. Chúng ta không thể kiểm soát được. Dù vậy, bất chấp sự thật này, chúng ta phát sinh ý tưởng muốn bám chặt vào đó. Điều này xảy ra vì chúng ta không thấy được “anicca” – bản chất vô thường. Nếu chúng ta bắt đầu thấy sự vô thường, chúng ta có thể rèn luyện tâm ý của mình để có ý tưởng khác đi, ý tưởng từ bỏbuông xả.

Khi nhìn lại đời mình, tôi thấy tất cả như là một giấc mơ. Hàng ngàn người tôi đã từng quen biết bây giờ đã qua đời, những người cùng làng nơi tôi sinh ra, cùng nơi tôi xuất gia, cùng nơi tôi tu học. Hàng ngàn người ở Sri Lanka, Ấn Độ, Malaysia, Hoa Kỳ, châu Âu, Nam Mỹ, khắp nơi trên thế giới, họ đều qua đời, không để lại dấu vết gì, ngoại trừ trong trí nhớ của tôi. Giống như những giấc mơ khi tôi ngủ. Khi tôi thức dậy, tôi có thể nhớ lại các giấc mơ đó, nhưng tôi biết chúng không có thật. Rất nhiều người tôi đã từng gặp, nơi chốn tôi đã đi qua, các bài thuyết giảng tôi đã trình bày, những gì tôi đã thấy: Tất cả đều đã trôi qua, biến mất. Như giấc mộng.

Bây giờ, trong tuổi già, tôi hiểu về sự vô thường rõ ràng hơn. Khi tôi thức dậy vào nửa đêm, tôi tập trung tâm ý vào các sự thay đổi tôi đang trải nghiệm ngay lúc đó. Có thể đó là một cảm giác ngứa ran trên cơ thể, đau nhức hay đau nhói nơi thân, cảm giác trong tâm trí khi vừa thức giấcnhận thức về hơi thở đang đi ra, đi vào buồng phổi. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy hoan hỷ vì tôi thấy được mọi sự việc thay đổi rất nhanh, và tôi biết điều này giúp tôi hiểu thêm rõ hơn về sự vô thường.

Có khi một cảm thọ lóe lên như một tia sáng nhỏ, trong đó có kèm theo tưởng, hành và thức. Bắt đầu là xúc, khi căn và trần đến với nhau. Ngay lúc đó có sự nhận biết, rồi khởi sinh thọ và tưởng. Những điều này xảy ra rất nhanh, ta không thể tách rời chúng được. Chúng ta dùng từ ngữ để tách rời chúng, nhưng sự trải nghiệm chính nó thì không thể. Tâm trí không thể phân biệt được. Do đó, không có lý do gì chúng ta phải sợ chết hay thương tiếc về cái chết. Chuỗi thay đổi xảy ra liên tục, và kết thúc của chuỗi đó được gọi là chết.

Ngay cả một đứa bé cũng có thể hiểu được điều đó. Ta bảo nó: “Hãy nhìn vào cái hoa này. Hãy ngắm nhìn nó từ sáng đến tối.” Vào buổi sáng, các cánh hoa còn tươi đẹp. Đến chiều tối thì khô héo. Chuyện gì xảy ra? Sự tươi sáng đó, màu sắc đó, vẻ đẹp đó đã bị thay đổi bởi thực tế của vô thường. Hoa đó đã thay đổi, cũng như mọi thứ khác trên đời.

Thật là ngộ nghĩnh trong thời đại công nghệ cao này của lịch sử loài người, chúng ta vẫn còn giữ được một cỗ máy lỗi thời để chỉ cho ta thấy sự vô thường: Đó là cái đồng hồ! Tiếng kêu tích tắc không ngừng không những chỉ cho thấy thời gian trôi qua, mà còn cho thấy sự thật về vô thường. Ta học được bài học quan trọng từ cái đồng hồ: Mỗi thời khắc hiện tại là khác biệt với thời khắc trước đó, và cũng khác biệt với thời khắc tiếp theo, và thời khắc sau đó.

Bất cứ khi nào ta nhắm mắt hành thiền, ta không trải nghiệm gì khác ngoài sự thay đổi. Cho dù đó là một ý nghĩ, một cảm giác, một ý tưởng, một hồi tưởng, hay cơn đau nhức trên thân – tất cả đều đến rồi đi, đến rồi đi, liên tục như thế. Trong khoảnh khắc tiếp theo, nếu tất cả đều ngưng lại, thì đó gọi là chết. Không có gì lạ lùng, không có gì mà không quen thuộc. Đây chỉ là sự thật của vô thường. Và chúng ta phải làm quen với sự thật này.

Nếu được như thế, cuối cùng rồi là chấm dứt sự sợ hãi của chúng ta về cái chết. Chỉ khi đó, đau khổ của chúng ta mới chấm dứt.
“Hành trình đến tỉnh thức” (2017)
(Binh Anson)

Xem thêm:
Hành Trình Đến Chánh Niệm (Diệu Liên Lý Thu Linh dịch)



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 2047)
19/10/2016(Xem: 11162)
08/08/2010(Xem: 108772)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.