Câu chuyện về kiếp luân hồi của Swarnlata Mishra

06/11/20225:03 CH(Xem: 2936)
Câu chuyện về kiếp luân hồi của Swarnlata Mishra
CÂU CHUYỆN VỀ KIẾP LUÂN HỒI
CỦA SWARNLATA MISHRA

Tô Ngọc Huyền Thi 

Swarnlata Mishra là một người Ấn Độ không bình thường. Bà nổi tiếng ngay từ lúc mới 3 tuổi bởi là nhân vật chính trong một câu chuyện về kiếp luân hồi gây nhiều tranh cãi, không chỉ riêng ở đất nước Ấn Độ.

Ian Stevenson
Tiến sĩ Ian Stevenson

Tiến sĩ Ian Stevenson là một bác sĩ tâm lý người Mỹ nhưng sinh tại Canada. Ông sinh ngày 31/10/1918 và qua đời ngày 8/2/2007, ở tuổi 89. Tiến sĩ Ian Stevenson nổi tiếng khắp thế giới vì ông sở hữu một công trình nghiên cứu về luân hồi vô cùng đồ sộ: trong 40 năm đi khắp thế giới nghiên cứu, ông đã sưu tầm được 3.000 trường hợp luân hồi ở trẻ em. Khác với những bác sĩ tâm lý bình thường, ông không sử dụng thuật thôi miên để tìm ra những đứa trẻ đầu thai mà thay vào đó, ông đã chọn cách thu thập tài liệu về hàng ngàn trường hợp trẻ em đầu thai. Sau đó, ông kiểm tra trí nhớ, so sánh tính cách, đối chiếu hồ sơ y tế, thậm chí xem xét cả những vết sẹo, vết bớt… của đứa trẻ và “tiền kiếp” của nó. Phương pháp này của ông đã loại bỏ tất cả những lý giải “thông thường” về trí nhớ của đứa trẻ, từ đó dễ dàng chứng minh rằng sự luân hồi ở các em là thật.

Từ những tài liệu này mà Tiến sĩ Ian Stevenson đã viết 300 bài báo và 14 cuốn sách bao gồm: “20 câu chuyện luân hồi có thật” (năm 1966), “Khi luân hồi và sinh học gặp nhau” (1997), “Những trường hợp luân hồi ở châu Âu” (2003).

Swarnlata Mishra được coi là một trong những trường hợp luân hồi nổi tiếng nhất và câu chuyện của bà đã xuất hiện trong cuốn sách kinh điển của Tiến sĩ Ian Stevenson “20 câu chuyện luân hồi có thật”.

Câu chuyện của Swarnlata Mishra được Tiến sĩ Stevenson dựng lại theo trình tự thời gian, bắt đầu thì khi bà là một cô bé. Lần ấy, khi đang cùng cha đi qua thị trấn Katni cách nhà mình hơn 100 dặm, cô bé Swarnlata đột nhiên yêu cầu tài xế quay về “nhà của mình” để uống trà và nghỉ ngơi. Ngay sau đó, cô bé tiếp tục kể về cuộc sống của mình ở Katni. Swamlata nói rằng, mình tên là Biya Pathak và cô có hai cậu con trai. Tiếp đó, cô mô tả ngôi nhà của mình: nhà sơn màu trắng có cửa sắt đen, bốn phòng được trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá.

Cô bé nói rằng, ngôi nhà đó ở Zhurkutia, một quận của Katni. Đằng sau nhà có một trường nữ sinh, đằng trước nhà là đường ray tàu hỏa. Swamlata kể rằng, Biya Pathak chết vì “đau họng” và được chữa trị bởi bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur: Thậm chí cô vẫn còn nhớ về chuyện cô và một người bạn không tìm được nhà vệ sinh trong khi đang dự đám cưới!

Khi đó, Swamlata mới có 3 tuổi!

Swarnlata Mishra
Swarnlata Mishra

Vào mùa xuân năm 1959, khi Swamlata được 10 tuổi, câu chuyện đến tai Giáo sư Sri H.N. Banerjee, một nhà nghiên cứu những hiện tượng siêu linh. Banerjee lần theo lời kể của cha Swamlata đến Katni để xác minh lời Swamlata nói.

Không sử dụng gì ngoài những lời miêu tả của Swamlata, ông đã tìm thấy căn nhà, mặc dù căn nhà đã được tu bổ và cơi nới năm 1939, sau khi Piya chết. Ngôi này thuộc về nhà Pathak (một cái tên rất phổ biếnẤn Độ), một gia đình thương nhân giàu códanh giá. Tất cả đều y như Swamlata kể: trường nữ sinh, đường ray tàu hỏa…

Vào một ngày mùa hè năm 1959, chồng, các con trai và anh cả của Biya khăn gói đến thị trấn Chhatarpur – nơi Swarnlata sống – để “thử” Swarnlata. Họ bí mật đến thị trấn và không cho ai biết mục đích của họ. Họ còn cẩn thận đến mức đi kèm chín người đàn ông khác. Swannlata ngay lập tức nhận ra em trai của mình và gọi anh là “Baboo” – biệt danh Biya đặt cho em trai khi còn nhỏ. Cô bé 10 tuổi Swarnlata đi quanh phòng và lần lượt nhìn những người đàn ông; cô nhận ra một vài người cùng quê. Rồi sau đó, cô bé đến bên người chồng của Biya là Sri Chintamini Pandey. Cô nhìn xuống đầy e thẹn như một người vợ theo đạo Hindu vẫn làm khi gặp chồng của mình và gọi tên anh.

Cô cũng nhận ra con trai của mình, Murli. Khi Biya qua đời, Murli mới có 13 tuổi. Nhưng Murli lại cố gắng “thử” mẹ của mình và đưa một người bạn đến, nói rằng đó mới là con của Biya. Kết quả là “suốt 24 giờ đồng hồ liên tục, cô ấy khăng khăng cho rằng người đứng trước mặt mình không phải Murli”. Tuy nhiên, Murli vẫn không tin. Anh tiếp tục đưa một người bạn khác đến và nói rằng đó là Naresh, con trai thứ hai của Biya. Thế nhưng Swarnlata kiên quyết khẳng định đó không phải con trai mình mà chỉ là một người lạ mặt. Cuối cùng, Swarnlata nhắc lại chuyện chồng của mình là Sri Pandey đã từng ăn trộm 1.200 rupi mà Biya giữ trong một cái hộp. Sri Pandey đã cực kỳ ngạc nhiên vì ngoài Piya thì chỉ có anh và vợ anh biết chuyện này mà thôi!

Vài tuần sau, cha của Swarnlata đưa cô bé tới Katni để thăm thị trấn có ngôi nhà mà tại đây Biya đã sinh ra, lớn lên và qua đời. Khi đến nơi, cô nhận ra sự thay đổi của ngôi nhà ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cô hỏi về cái lan can sau nhà, hiên nhà, cái cây được trồng bên hàng rào; tất cả đều đã được sửa chữa hoặc phá bỏ sau khi Biya qua đời.

Swarnlata Mishra 2Sau đó, Swarnlata tìm được phòng riêng của Biya và căn phòng nơi Biya qua đời. Cô cũng gặp và nhận diện chính xác người em trai thứ hai, thứ ba, thứ tư, em vợ, con trai của người em trai thứ hai của Biya. Sau đó, Swarnlata được đưa đến một căn phòng đông người và được hỏi xem cô nhận ra những ai. Đương nhiên, cô đã nhận ra em họ của chồng mình, vợ của em rể và bà đỡ của mình nhờ vào cái tên bà hay dùng khi Biya còn sống.

Trong một lần kiểm tra khác, Murli – con trai Biya giới thiệu với Swarnlata một người đàn ông tên Bhola – bạn mới của Murli. Tuy nhiên, Swarnlata lại nhất mực cho rằng đây chính là con trai thứ hai của Biya, Naresh.

Thêm vào đó, Swarnlata biết biệt danh của mọi thành viên trong gia đình, biết hết mọi bí mật của nhà Pathak. Thậm chí, cô bé còn nhớ người hầu, bạn bè và người quen của Biya. Tuy vậy, cô bé chỉ nhớ mọi thứ xảy ra trước khi Biya chết. Swarnlata không hề biết bất kỳ chuyện gì xảy ra với nhà Pathak sau năm 1939.

Nhà Pathak thừa nhận, họ thực sự tin Swarnlata chính là đầu thai của Biya đến mức họ đã thay đổi quan điểm về luân hồi (trước đó, nhà Pathak không hề tin vào những chuyện như thế này) và chấp nhận sự thật rằng Biya thân yêu của họ đã trở lại. Cha của Swarnlata, Sri Mishra cũng chấp nhận thực tế này. Thậm chí, khi Swarnlata đến tuổi cập kê, ông còn bàn bạc với nhà Pathak xem nên chọn ai làm chồng của Swarnlata!

Nhiều năm sau cuộc điều tra, Tiến sĩ Ian Stevenson đã quay lại thăm Swarnlata Mishra. Cô bé đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, đã tốt nghiệp đại học và đã kết hôn. Cô nói với Tiến sĩ Stevenson rằng: “Đôi khi, tôi vẫn nhớ đến thị trấn quê hương Katni và trong một khoảnh khắc, tôi đã thực sự tiếc nuối và muốn quay trở lại cuộc sống giàu sang của Biya Pathak. Tuy vậy, tôi đang rất hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình, cuộc sống của Swarnlata Mishra”.

Twenty Cases Suggestive of Reincarnation

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/04/2023(Xem: 2128)
19/10/2016(Xem: 11241)
08/08/2010(Xem: 108910)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.