Ngày Xuân thăm chùa cổ: Chùa Hải Tạng

30/03/20184:39 CH(Xem: 5212)
Ngày Xuân thăm chùa cổ: Chùa Hải Tạng

Ngày Xuân thăm chùa cổ:
CHÙA HẢI TẠNG,
Cù Lao Chàm, Hội An - Quảng Nam
(Ký sự đường xa của Bích Phụng)

 

cu lao chamChúng tôi đến thăm Cù Lao Chàm vào một buổi sáng đầu Xuân với khí trời se lạnh và gió nhẹ, nghĩ rằng thời tiết như thế sẽ không đi được nhưng rồi mọi việc vẫn diễn ra như dự định.

Từ bến đò Cửa Đại - Hội An chiếc tầu cao tốc 40 chỗ ngồi của công ty du lịch đã đưa chúng tôi đến đảo an lành. Khoảng cách từ đất liền ra đảo khoảng 15 cây số, tầu chạy mất 17 phút. Vì tốc độ cao lại ngược chiều gió, sóng rất mạnh đưa con tàu lên lại xuống, nước văng mịt mùng nên chúng tôi không thể ngắm nhìn được rõ những hải đảo ẩn hiện trên nền đại dương mênh mông trước mặt, tuy thế khi đến gần tôi cũng đã thấy cù lao chàm xuất hiện xa xa trên nền xanh của nước biển.

Cù Lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, từng là cảng rất cổ xưa của Việt Nam để tàu thuyền nước ngoài của các nước như Bồ Đào Nha, Trung Hoa, và Nhật Bản mang hàng hóa đến Hội An. Trên đảo Hòn Lao có một ngôi chùa rất cổ tồn tại gần 3 thế kỷ - điểm tựa tâm linh cho người dân trên đảo và đoàn thương thuyền các nước ghé vào tạm trú tránh bão, hành lễ, và cầu nguyện cho chuyến đi biển được mưa thuận gió hòa. Cũng vì có các thương thuyền nước ngoài lui tới đặc biệt là Trung Hoa nên Chùa Hải Tạng mang nét đặc thù là thờ cả Phật lẫn Thánh và Thần.

Trong ba điểm tham quan trên đảo là nhà bảo tàng, giếng cổ cung cấp nước ngọt cho cả đảo và ngôi chùa cổ, chúng tôi đặc biệt lưu tâm và dành nhiều thời gian thăm ngôi chùa.

Thay vì phải đi men theo những con đường nhỏ ngoằn ngoèo chừng nửa cây số mới đến chùa, chúng tôi băng ngang ruộng lúa, tuy khó đi vì trơn trượt nhưng được gần hơn.

Ấn tượng đầu tiên khi bước chân đến khu vực nhà chùa là ngôi tôn tượng Bồ-tát Quan Thế Âm mầu trắng đứng sừng sững trên đài sen giữa lòng hồ sen nhỏ, tọa lạc ngay trước cổng tam quan chùa, mặt Ngài nhìn về hướng biển Đông như ngầm che chở cho những ngư dân có một cuộc sống an lành và thương thuyền ghé bến nơi đây trú bão bình an.

Được biết, ngôi chùa có tên là Hải Tạng, Hải là biển, Tạng là Tam tạng kinh điển, với hàm nghĩa chùa là nơi hội tụ ba tạng kinh điển Phật Giáo rộng lớn mênh mông như biển cả. Chùa tọa lạc dưới chân núi bờ Tây của đảo Hòn Lao, phía sau tựa vào núi, mặt nhìn ra một thung lũng nhỏ là cánh đồng lúa duy nhất của đảo mà chúng tôi vừa băng qua.

Theo bia khắc lưu tại chùa, Chùa Hải Tạng được xây dựng vào năm 1758 (năm Cảnh Hưng thứ 19). Sau đó, do có bão lớn làm hư hại nặng, chùa được dời về vị trí như hiện nay vào năm Tự Đức (1848). Chùa Hải Tạng thuộc hệ phái Phật giáo Đại thừa, có kiến trúc cổ với các rường cột chồng lên nhau tựa như bàn tay 5 ngón, chia 3 gian 2 lòng, kết cấu bằng kèo gỗ và các chi tiết kiến trúc được chạm trổ công phu. Chùa được bao bọc xung quanh bằng tường thành đá, có lẽ để ngăn ngừa rắn độc xâm nhập.

Bên trong chánh điện ba gian, gian giữa thờ 3 pho tượng Tam thế Phật (Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai. Gian bên trái thờ Đức Địa Tạng Vương Bồ tát. Gian bên phải thờ Đức Quán Thế Âm Bồ TátTam thánh Quan Công, Quan Bình và Châu Thương. Ngoài ra, hai bên chánh điện thờ Long thần, Hộ pháp và tấm bia đá khắc bằng chữ Hán. Phía sau chánh điệnbàn thờ TổĐạt Ma, với dáng ngồi bán già, tay cầm cuốn sách. Tất cả các pho tượng đều làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, có thể có niên đại cùng với ngôi chùa. Tuy nhiên, hiện nay có thêm hai ngôi tượng mới, tượng Đức Thích Ca đắp y vàng và tượng Phật đản sinh nên tân cổ không được hài hòa lắm. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ một quả đại hồng chung lớn, trên chuông có điêu khắc "Song long triều dương".

Khi chỉ vào các rường cột cấu trúc của ngôi chùa, cậu hướng dẫn viên du lịch cho biết “theo truyền thuyết, các cây cột được vận chuyển từ miền Bắc đem vào làm một chùa nào đó trong miền Nam nhưng khi đi ngang Cù Lao Chàm, trời tối nên phải neo thuyền nghỉ lại. Sáng ra, thuyền tiếp tục lên đường, nhưng thật lạ, biển tự dưng dậy sóng, thuyền cứ xoay tròn, lòng vòng không đi ra khỏi Cù Lao Chàm được. Sau có người trong đoàn khấn nguyện rồi viên thuyền trưởng quyết định dùng số gỗ đó làm chùa nơi cù lao này.”

Không khí ở đây trong lành và yên tĩnh, ngoài một số du khách đến thăm thì chùa rất vắng người qua lại. Nghe nói chùa không có Sư trụ trì, chỉ có hai ông bà cụ sống cạnh chùa để lo hương khói.

Hải tạng tự ngôi chùa xưa 
Đến thăm chỉ thấy lưa thưa bóng người.
Đâu rồi nhộn nhịp một thời.
Bây giờ hoang vắng tiêu điều phong sương.

Bích Phụng
(Đầu Xuân Mậu Tuất 2018)
Chua Hai Tang 1Chùa Hải Tạng nhìn từ xa

Chua Hai Tang 2Chùa Hải Tạng chua hai tangMăt tiền chùa
Chanh_dien_chua_Hai_TangChánh điện chùa
Chua Hai Tang 5Du khách đến từ Hoa Kỳ
Chua Hai Tang 7
chamchua_08Chuông chùa cổ
chamchua_05Bàn thờ Tam thánh Quan Công, Quan Bình và Châu Thương


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/04/2014(Xem: 17684)
31/03/2013(Xem: 12077)
03/04/2014(Xem: 49001)
15/09/2016(Xem: 8924)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.