Nhân Tết Nhi đồng Việt Nam: Suy tư hướng về các thế hệ tương lai

30/09/202010:51 SA(Xem: 5783)
Nhân Tết Nhi đồng Việt Nam: Suy tư hướng về các thế hệ tương lai

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN TĂNG THỐNG
Phật lịch: 2564
Số: 05/VTT/VP

Thư gởi Chư Thiện tri thức trong và ngoài nước
Nhân Tết Nhi đồng Việt Nam
Suy tư hướng về các thế hệ tương lai

thich tue syKhông ít những người trong chúng ta đã sinh ra và lớn lên sau những ngày thế giới đang hồi sinh trước một hiểm họa diệt vong toàn thế giới, nhưng lại đang dấy lên nỗi lo sợ của những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ, sau khi chứng kiến kết quả sức hủy diệt của hai quả bom nguyên tử, sản phẩm trí tuệ, đã phải cùng nhau lên tiếng “Chúng ta, những nhà khoa học, đã phạm tội với nhân loại”. Nhiều thế hệ sau vẫn biết ơn họ, những gì mà họ đã đóng góp xoa dịu khổ đau thể chất của loài người; những người mà suốt đời vùi đầu trên những trang giấy, nguệch ngoạc với những con số, những hình thể vuông tròn, cong thẳng, không hề bận tâm đến mọi tranh chấp danh lợi của thế gian; tính toán trên những hạt vật chất cực kỳ bé nhỏ, những khám phá kỳ diệu mang đến cho loài người nguồn cảm hứng cùng với nguồn hy vọng về một thế giới an toàn được bảo vệ bằng các phân tử vật chất, đồng thời cũng ghi đậm ám ảnh bởi các vật thể cực kỳ bé nhỏ ấy, một ngày nào đó có thể làm nổ tung trái đất bởi tham vọng điên cuồng của con người.

Số lớn trong chúng ta được nuôi dưỡng, lớn lên trong một đất nước nhỏ bé, trải qua hơn nghìn năm nô lệ cho các thiên triều phương Bắc, hơn trăm năm phải cúi đầu chấp nhận một nước Pháp xa xôi làm đất mẹ để được là thành viên của một nền văn minh xa lạ. Cho đến ngày độc lập dân tộc được tuyên bố, niềm tin chủ quyền dân tộc, quyền tự quyết trước các thế lực siêu cường thế giới được khơi dậy. Thế rồi, một cuộc đấu tranh quyền lực mới, có vẻ ôn hòa nhưng khốc liệt, phân chia bản đồ thế giới bắt đầu với cuộc chiến tranh lạnh, chẳng mấy chốc đẩy đất nước Việt Nam leo thang vào một cuộc chiến tranh mới, huynh đệ tương tàn, như là nơi đọ sức của các siêu cường “ai thắng ai”.

Trước những hiểm họa liên tục đe dọa hòa bình vốn dĩ mong manh cho thế giới, và trực tiếp đe dọa sinh mệnh của dân tộc Việt Nam trong bối cảnh chia đôi không chỉ về mặt địa lý mà cả về mặt ý thức hệ, thế hệ sinh trưởng sau thời đại thế chiến tuy vẫn được nghe những mẫu chuyện xảy ra trên các chiến trường thế chiến từ cha anh, chứng kiến những cảnh thân thích phân ly Nam Bắc đau lòng, nhưng vẫn ngây thơ trong sự bảo bọc của gia đình, xã hội; những ngày tiết Trung thu vẫn vô tư thắp đèn dạo chơi khắp phố phường. Những thế hệ tiếp theo, tuổi thơ vẫn vô tư trong tiết Trung thu thắp đèn dạo chơi khắp phố phường; cùng lúc, tuổi thơ trong các vùng chiến sự đêm đêm nhìn ánh hỏa châu thay cho những chiếc lồng đèn và ánh trăng rằm, cũng vô tư trong sự bảo bọc của cha mẹ, những người thân thích.

Cho đến tuổi trưởng thành, một số trong chúng ta phải vội vã bước vào đời để tìm kế mưu sinh không chỉ dưới mưa nắng thất thường, mà còn qua những trận mưa bom đạn bất trắc, với vốn kiến thức non yếu và kinh nghiệm đơn sơ làm hành trang; số khác, may mắn hơn, tìm vào các cổng Đại học để chuẩn bị vào đời trước viễn tượng mơ hồ về một tương lai trong chiến tranh hay hòa bình. Những thế hệ trẻ thơ tiếp theo, vẫn lớn lên trong nụ cười và ánh mắt hồn nhiên, rồi ngã xuống hay tiếp tục đi tới tương lai bất định.

Cho đến ngày hòa bình và thống nhất được công bố, tuổi thơ vẫn hồn nhiên vác cờ chiến thắng đi khắp phố phường cho đến các ngõ ngách thôn xóm, đả đảo văn hóa đồi trụy, 1 2 chối bỏ, thiêu hủy, những gì cha anh đã gầy dựng bằng máu và nước mắt cho con em mình với hy vọng một tương lai tươi sáng trong một đất nước hòa bình dân tộc. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục của Phật giáo Việt Nam từ cấp Tiểu học cho đến Đại học trong 20 năm chiến tranh, đã đóng góp không ít cho sự tiến bộ của miền Nam trong tiến bộ chung của các dân tộc Đông Nam Á, cùng lúc bị xóa sạch. Các thế hệ sinh trưởng trong hòa bình phần lớn có thể nghe đến xã hội miền Nam với thủ đô Saigon hoa lệ, hòn ngọc Viễn đông, như nghe chuyện kể về một đất nước xa lạ.

Xem tiếp bản PDF bên dưới

Thư gởi Thiện Tri Thức - Thích Tuệ Sỹ_Page_1Thư gởi Thiện Tri Thức - Thích Tuệ Sỹ_Page_2Thư gởi Thiện Tri Thức - Thích Tuệ Sỹ_Page_3Thư gởi Thiện Tri Thức - Thích Tuệ Sỹ_Page_4Thư gởi Thiện Tri Thức - Thích Tuệ Sỹ_Page_5


Bản PDF để in:
Thư_gởi Thiện Tri Thức




.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
20/07/2010(Xem: 27601)
20/07/2010(Xem: 21308)
20/07/2010(Xem: 19509)
05/12/2015(Xem: 14124)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.