Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau

29/11/201112:00 SA(Xem: 32702)
Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau

Tìm Hiểu Bản Chất Khổ Đau
Susanta Nguyễn dịch từ nguyên tác của Ahjan Sumedho

tim-hieu-ban-chat-kho-dau-contentĐạo Phật thường quán niệmsuy tưởng về khổ đau vì đó là kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại. Trong đạo Phật, khổ đau không nhất thiết đến từ một thảm kịch lớn lao hay một nỗi bất hạnh kinh hoàng nào mà nó chỉ đơn giản là tình cảm bất toại nguyện, không hạnh phúc và thất vọng mà tất cả chúng ta đều trải qua nhiều lần trong đời. Khổ đau là kinh nghiệm chung của cả nam lẫn nữ, cả người giàu lẫn người nghèo. Dù chung ta khác biệt về màu da và dân tộc, khổ đau vẫn là sợi dây ràng buộc và nối kết chúng ta lại với nhau.

Vì thế, trong Đạo Phật, khổ đau được xem là một sự thật thánh thiện. Tuy nhiên, khi Đức Phật thuyết giảng về khổ đau như một sự thật thánh thiện, Ngài không có ý muốn khuyên chúng ta bám vào kinh nghiệm khổ đau và mù quáng tin vào đó như một sự thật tuyệt đối. Trái lại, Ngài dạy chúng ta dùng kinh nghiệm khổ đau như một chân lý thánh thiện để quán niệmsuy tưởng. Chúng ta quán tưởng: Khổ đau là gì? Thực chất của nó là gì? Tại sao ta đau khổ? Đau khổ về cái gì?…

Hiểu biết được bản chất của khổ đau là một kinh nghiệm quan trọng. Với kinh nghiệm riêng của mình, bạn hãy thử suy nghĩ. Trong đời, bạn đã dành bao nhiêu thời gian để tránh né hoặc chạy trốn những điều phiền lòng hay những gì bạn chán ghét? Xã hộichúng ta đang sống đã bỏ ra bao công sức để đi tìm hạnh phúclạc thú ở đời và trốn tránh những điều khó chịu và những gì chúng ta không ưa thích? Chúng ta có thể cảm thấy hạnh phúc trong một giây phút nào đó, say mê, miệt mài trong một khoảnh khắc nào đó để đạt được những điều mà chúng ta không cho là khổ đau; thí dụ như một tình cảm sôi nổi và hứng thú, một mối tình lãng mạn, một cuộc phiêu lưu kỳ thú, những cảm giác êm dịu của thân xác, được ăn những món ngon vật lạ, nghe tieng nhạc êm dịu, hay nhiều thứ khác nữa. Nhưng thật ra, chúng ta làm tất cả những điều này chỉ là để tránh xa và xua đuổi những sợ hãi, bất mãn, lo âuphiền muộn, những điều luôn là bóng ma lảng vảng trong tâm thức chưa giác ngộ của chúng ta. Ngày nào mà con người còn sống trong vô minh, không chịu nhìn thẳng vào khổ đau và tìm hiểu bản chất của khổ đau thì họ sẽ tiếp tục bị ám ảnh và không ngừng lo âu, sợ hãi về chính cuộc sống của mình.

Để hiểu được khổ đau, chúng ta phải chấp nhận thay vì tìm cách xua đuổi và chối bỏ khổ đau, hay đổ lỗi cho người khác. Chúng ta sẽ nhận ra rằng khổ đau có nguyên nhân của nó và rằng sự xuất hiện của khổ đau tùy thuộc vào một số điều kiện. Đó là những điều kiện tâm lý do chúng ta tự tạo hay do nếp sống văn hóa của môi trường xã hộigia đình huân tập. Kinh nghiệm sống và quá trình huân tập tâm lý này bắt đầu ngay từ lúc chung ta lọt lòng mẹ. Gia đình, tập thể, cộng đồng, trường học, tất cả những định chế này đã gieo trồng và nuôi dưỡng trong tâm chúng ta những định kiến, thiên kiến, và quan điểm – cả thiện lẫn bất thiện.

Giờ đây, nếu chúng ta không thật sự nhìn thẳng vào những điều kiện tâm lý này, xem xéttìm hiểu bản chất thật sự của chúng, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục bị chúng sai khiến, chúng ta sẽ hiểu và diễn giải kinh nghiệm sống của mình qua những cái nhìn lệch lạc. Nhưng nếu chúng ta xem xéttìm hiểu chính bản chất của sự đau khổ, chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với những tình cảm như kinh sợ, ham muốn và khát khao, và rồi chúng ta sẽ khám phá ra rằng bản chất thật của chúng ta không phải là những ham muốn hay sợ hãi này. Bản chất thật của chúng ta hoàn toàn không tùy thuộc vào bất cứ điều kiện nào.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 3 | Susanta Nguyễn dịch từ nguyên tác của Ahjan Sumedho

 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
31/03/2012(Xem: 20982)
15/12/2012(Xem: 14500)
20/11/2016(Xem: 3917)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.