Từ Quang Tập 19 – Tháng 1 Năm 2017

02/02/20173:02 CH(Xem: 4701)
Từ Quang Tập 19 – Tháng 1 Năm 2017

TỪ QUANG TẬP 19 – THÁNG 1 NĂM 2017 (PL. 2560)
Tỳ Kheo Thích Đồng Bổn chủ biên
Nhà xuất bản Phương Đông 2017

TRONG TẬP NÀY:

Từ Quang Tập 19 Tháng 1 năm 2017 biaLời nguyện đêm giao thừa | Từ Quang
Trăng vàng thuyền không (thơ) | Trần Quê Hương
Ba mươi duyên nhựt | Thích Đồng Bổn
Người ở Yên Tử (thơ) | Nguyễn Khoa Điềm
Tôi học Phật: Những bài học từ kinh “Duy Ma Cật sở thuyết” | Đỗ Hồng Ngọc
Đón xuân, mừng bạn tri âm, Cảnh ngộ tương đồng (thơ) | Nguyễn Văn Hiền
Bình tâm, Làm người, Tiễn em, Vô thường (thơ) | Nguyên Âm
Khi tôi thấy mùa xuân... “Cái thấy là ở đó” | Thích Liên Phương
Phật tại tâm, ma cũng tại tâm | Vu Gia
Không giới hạn (thơ) | Diệu Anh
Dòng nước thanh xuân và ngọn nguồn thanh tịnh | Huỳnh Ngọc Trảng   
Hương xuân (thơ) | Hòa Phương
Con đường đạt đến Bồ đề tâm trong Phật giáo Tây Tạng | Minh Hiền - Minh Bản
Bồ tát Quán Thế Âm | Lê Sơn Phương Ngọc
Giấc mơ xuân (thơ) | Ngàn Thương
Mùa xuân Di Lặc | Tuệ Quán
Nhận diện khổ đau | Nguyễn Văn Quý
Nghĩ về cành mai Mãn Giác | Nguyễn Thị Thanh Xuân
Suy ngẫm lời Thầy tổ (tt) | Minh Ngọc
Đi tìm lời chúc cho tuổi trẻ - mùa xuân | Nguyên Cẩn
Ý nghĩa lễ hội Rằm tháng Giêng Maghapuja | Tuệ Ân
Lời chúc đầu xuân (nhạc) | Lê Khắc Thanh Hoài
Quán Tự Tại hành thâm (thơ) | Hạnh Phương
Mừng xuân Di Lặc, Khai bút đầu xuân (thơ) | Đức Kiên
Tết đến, nhớ về Hát Sắc Bùa Phú Lễ | Lê Hải Đăng
Lễ hội sen Dôlta, một nét văn hóa Phật giáo của người Khmer | Danh Hữu Lợi
Niềm xuân (thơ) | Nguyên Thọ
Ngày xuân nghĩ về hạnh hỷ xả của Bồ tát Di Lặc | Viên Thắng
Nồng nàn sắc hương hoa sứ | Nguyễn Đình Thống
Điều mới lạ (thơ) | Diệu Anh
Mùa xuân (thơ) | Hương Liên
Giá trị giáo dục từ chơn lý “Tánh thủy” | Liên Hiếu      
Chùa Bửu Long | Hữu Chí
Xuân về rồi (thơ) | Vương Đình Khoát
Lời nguyện đầu xuân (thơ) | Vân Hà
Ảo tưởng cuộc đời (tt) | Trần Tam Nguyên
Hòa thượng Thích Trí Độ với phong trào chấn hưng Phật giáo (1930–1945) | Thích Nguyên Phong
Phật pháp giữa đời thường (tt): Kho tàng tâm thức, Nơi trú của nghiệp lực | Cao Thăng Bình
Chùa thiêng (thơ) | Đặng Hùng Anh
Hiện tượng tam giáo đồng nguyên tại Khánh Vân Nam Viện | Dương Hoàng Lộc
Du lịch tâm linh: Một cái nhìn tham chiếu qua Thiền viện BONGEUNSA - Hàn Quốc | Đỗ Thị Minh Thủy
Lớp học kỳ lạ | Hàng Châu
Chén trà và dòng kinh vô tự (thơ) | Nguyễn Bá Hoàn
Tư tưởng của Hải Hòa (Nguyễn Đăng Sở) trong tác phẩm “Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh” | Hoàng Thị Thơ
Im lặng đời ru (thơ) | Nguyên Thường
Niềm vui học Phật (thơ) | Hoằng An
Câu đối | Hoằng An
Mẩu chuyện Phật giáo dành cho thiếu nhi: Bốn cửa Thành | Phạm Quốc Trung
Đức Phật mỉm cười (thơ) | Nguyễn Văn Thức
Kiến trúc chùa cổ ở đất kinh kỳ | Tạ Văn Trường
Thông tin | Diệu Châu
Danh sách độc giả ủng hộ Từ Quang tập 19 | Từ Quang

LỜI NGUYỆN ĐÊM GIAO THỪA
TỪ QUANG

 

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính lạy Đức Bổn sư!

Trong một năm, ở Á Đông chẳng có đêm nào lặng lẽ, êm ả như đêm giao thừa. Do tập quán nghìn xưa để lại, dân tộc Việt Nam chúng con vẫn hằng tin giữ giờ phút này là cuộc chuyển giao từ bóng tối sang ánh sáng, từ đày đọa tới hanh thông, từ âm suy qua dương thịnh. Đây là giao thời gián đoạn một chuỗi ngày nhiều trần lao khổ ải và hy vọng sẽ đưa tay, ngửa mặt đón chờ một phút sáng tươi hơn.

Cũng trong giờ phút này, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, khói hương nghi ngút, chung quanh chúng con đây tất cả đều cầu nguyện chư Phật gia hộ cho thân tâm an lạc, thế giới hòa bình.

Nhưng đối với chúng con, những Phật tử đã thấy nhuần thâm ân Từ phụ, chúng con tin vào chân lý trường tồn của Đạo tín, vào nghiệp quả của quần sanh nên không có kỳ vọng hão huyền đó.

Suốt một năm qua, dù đã dốc tâm hoàn thành Phật sự, nhưng chắc chắn nhiệm vụ đại dương mới chỉ thêm giọt nước, sự nghiệp hằng sa ấy mới chỉ thêm một hạt cát nhỏ nhoi.

Bởi sự đóng góp vào công cuộc hoằng dương chánh pháp ít ỏi như vậy nên chúng con không tham vọng nghĩ rằng đêm nay trần nghiệp của chúng sinh đã chấm dứt, cũng như đạo nghiệp đã nhất đản hanh thông.

Cũng trong đên nay, dưới ánh sáng lung linh trước Phật đài, lật một trang kinh Thủ Lăng Nghiêm, chúng con đã đọc thấy lời tiên tri của chư Phật:

“... Này ông A Nan, nếu không đoạn trừ lòng đại vọng ngữ thì cũng như chạm trổ phân người thành cây chiên đàn mà muốn được hương thơm thì không lẽ nào như vậy. Tôi dạy hàng tỳ kheo lấy TRỰC TÂM làm đạo trường, trong hết thảy hành động nơi bốn uy nghi, còn không có giả dối; tại sao lại có kẻ tự xưng đã được đạo pháp Thượng nhân? Ví như kẻ cùng dân xưng càn là Đế vương để tự chuốc lấy sự tru diệt, huống nữa là vị Pháp vương; tại sao lại dám xưng càn? Nhân đã không thật, quả ắt quanh co, như thế mà cầu đạo Bồ đề của chư Phật, thì như người tự cắn rốn, làm sao mà thành tựu được? Nếu như các hàng tỳ kheo tâm như dây đàn căng thẳng, tất cả đều chân thật mà vào hàng tam ma đề, thì hẳn không có ma sự, tôi ấn chứng người thành tựu vô thượng trí giác của các hàng Bồ tát. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức là lời nói của Ma vương”.

Kính lạy đức Bổn sư!

Cõi Ta bà hiện nay nhiều gai góc, muốn đốn phá thì phải dùng dao sắc. Dao không bén thì không thể chặt được. Không phá gai góc ngăn cản thì đường đạo khó khai thông. Chúng con đã dùng ngọn bút sắc để khai phá trở ngại. Tự biết phương tiện đó sẽ làm tổn hại đến công trình tu tỉnh của chúng con rất nhiều. Giờ phút này, chúng con xin thành tâm sám hối!

Tuy nhiên, giữa thời đại mạt pháp này, sự thị hiện của dức Bổn sư không ngoài tấm lòng lân mẫn vô thượng đối với chúng sinhkhai tâm kiến tánh khiến cho loài người dứt bỏ trần duyên đi vào nẻo ngộ. Sự đóng góp bằng tư tưởng, biện luận, sáng tác của chúng con tưởng không bao giờ phát sinh từ tâm địa ngã mạn mà chỉ muốn tạo thêm thiện duyên để hỗ trợ cho chánh pháp được thành tựu.

Nếu có kẻ vì lời nói phải sân hận thì lỗi ấy là do ở khả năng của chúng con yếu kém, đức hạnh của chúng con chưa dày nên sự phát biểu mới gây nên nghiệp chướng.

“Ngẫm nghìn xưa,
Ai tài hoa, ai tiết liệt, ai đài trang,
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ...”

Mọi sự rồi sẽ qua, xuân đến rồi xuân đi, lẽ luân hồi thành, trụ, hoại, không vẫn là tấm màn đen chụp đầy nhân thế!

Mùa xuân vĩnh cửu là thời điểm dứt bỏ bóng tối vô minh để tiến sang ánh sáng của bến bờ giác ngộ.



pdf_download_2
Từ Quang Tập 19 Tháng 1 năm 2017

Xem các số cũ từ số 1 đến số 18 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/04/2013(Xem: 12935)
13/11/2013(Xem: 25446)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :