Hương Tích Phật Học Luận Tập Tập 1 (PDF)

30/06/20211:00 SA(Xem: 5013)
Hương Tích Phật Học Luận Tập Tập 1 (PDF)
HƯƠNG TÍCH
PHẬT HỌC LUẬN TẬP
Tập 1
Kính Mừng Phật Đản PL.2561
Chủ Trương: TUỆ SỸ
Huong Tich Phat Hoc Tap Luan 1

Thực Hiện:
Thư quán Hương Tích và, Nguyễn Quốc Bình,
Nguyễn Anh Tú, Sin Nguyễn Hoàng Ân…

Cộng tác trong tập này:
Tuệ Sỹ, Hồng Dương N.V.H., Thích Phước Viên,
Thích Đức Thắng, Thích Thái Hòa, Phan Ngọc Khuê,
Hạnh Viên, Đinh Quang Mỹ,
Thích Thanh Tâm, Hoàng Long, Nguyễn Quốc Bình,
Nguyễn Anh Tú, Tâm Thường Định

Tranh bìa: ‘Phật ngồi trên phiến đá đỏ’,
Hs. Đinh Cường 2008.


Liên hệ sách tại Thư quán Hương Tích Phật Việt
Tại hải ngoại có thể đặt sách tại hệ thống Amazon

Ban Biên tập chân thành tri ân Thượng tọa Thích Hạnh Viên đã gửi tặng file PDF tập 1

Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU
GIỚI THIỆU KINH DUY-MA-CẬT | Tuệ Sỹ 
A-TỲ-ĐẠT-MA CÂU-XÁ LUẬN TÁNH KHỞI
DUYÊN KHỞI | GS Hồng Dương Nguyễn Văn Hai 
NIẾT-BÀN | Thích Đức Thắng 
BÁT-NHÃ và TÌNH YÊU | Thích Thái Hòa
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ | Hạnh Viên dịch Việt
THIỀN TRÚC LÂM YÊN TỬ | Đinh Quang Mỹ 
QUAN HỆ THẦY-TRÒ THEO TINH THẦN
KINH KẾ THỪA CHÁNH PHÁP | Thích Thanh Tâm 
LỊCH SỬ PHIÊN DỊCH KINH TẠNG 
PĀLI VIỆT NAM | Nguyễn An Tú
VỀ TỶ GIẢO HỌC KINH TẠNG NIKĀYA | Nguyễn Quốc Bình
TÌM HIỂU THUYẾT NHÂN–QUẢ TRONG BỘ TRANH 
DÂN GIAN THẬP DỆN DIÊM V ƯƠNG | Phan Ngọc Khuê 
TIỂU KHÚC PHẬT ĐẢN | A LITTLE SONG OF VESAK
Thơ Tuệ Sỹ, Tâm Thường Định dịch Anh
TU DƯỠNG | Truyện ngắn Hoàng Long 

 

LỜI NÓI ĐẦU

“Và khi đã thức dậy rồi,
mi sẽ thức tỉnh mãi mãi như thế.” F. Nietzsche1

Việc học Phật trọng ở cái trí, ngay tên gọi đã nói lên điều này2 . Thế cho nên khán kinh giả minh Phật chi lý, đến mục đíchđời sống đáng theo đuổi cũng lấy duy tuệ thị nghiệp làm tên. Thế cho nên từ học mà đi đến hành thì cái thành mới được trọn vẹn.

Sự học Phật, cũng như vô vàn thứ trong tương quan duyên khởi, chẳng thể rời nhau mà vững bền, chẳng thể ly thế mích bồ đề3 . Cái học thuật khơi mào ở Tây phương lan đến toàn thế giới hiện đại hỗ trợ không nhỏ cho việc nghiên cứu Phật học. Gọi là nghiên cứu, cũng chẳng đặt ở nghĩa lý nghiền ngẫm suy xét4 , chỉ lấy cốt yếu ở cái chí cầu học cho tường tận ngọn ngành, không qua loa đại khái. Theo đó, mọi thành tựu của tri thức, từ triết học, văn học, ngôn ngữ, xã hội, tâm lý, lịch sử, giáo dục, văn hóa... đều có thể dùng để góp thêm một góc nhìn cho tỏ hơn về Phật học. Những tương quan so sánh sẽ là cơ sở cho một sự đoái hoài lại chính bản thân mà thay đổi cho tương hợp theo lẽ vô thường. Nghiên cứu Phật học như vậy không phải là sự so bì tị hiềm về tri thức mà là một sự hiếu tri thuần khiết không xa đời và cũng không ngoài đạo.

Người ta, như một sự hời hợt, thường hay phó thác lý tưởng của mình cho niềm tin, và rồi phó thác niềm tin cho vô định. Phật tử nếu đa phần xem Phật giáo như một điều để tin chứ không phải để học thì đó là một tổn thất to lớn. Dần dà, sức sống sẽ tuôn khỏi huyết quản của dòng tri thức này và Phật giáo sẽ mất đi tinh thần tuệ giác tự lực của nó. Nhưng không, trong ao sen ấy, có những bông chìm trong nước, có những bông vươn tới mặt nước, cũng có những bông vươn khỏi mặt nước5 . Người ta nên mở ở đó một lối cho con chim hồng nhảy bên bờ nước, nhảy đến tảng đá, nhảy trên đất cạn, nhảy lên cành cây, nhảy lên gò cao và cuối cùng bay trong thương khung, để lông cánh làm đẹp cho bầu trời 6 .

Chính bởi vì vậy, hàng hậu học chúng con từ lâu đã mong muốn được khơi lại lối đi xưa, bắc thêm chiếc cầu nối giữa niềm tin và sự học. May hội được duyên lành nhiều kiếp, chúng con được thân cận ôn Tuệ Sỹ, bậc Trưởng lão đáng tôn kính của Phật giáo, lại được ôn khuyến khích và dẫn dắt cho công việc khơi lối bắc cầu này, nên mạnh dạn đem chút sức lực thực hiện bộ “Hương Tích-Phật Học Luận Tập”, trước là sưu tầm những bài vở có giá trị nghiên cứu Phật học đã có, sau mong khơi mào cho việc sáng tác, phiên dịch những nghiên cứu mới, cho người dụng công có chỗ giãi bày. Lòng thành cao, mà trí lực mọn, chúng con chỉ mong được chư vị thiện hữu tri thức hoan hỷ đón nhận, chỉ dẫn và chung tay cộng tác cho Luận Tập ngày thêm khởi sắc hầu đáp ứng phần nào nhu cầu Văn–Tư–Tu của hàng đệ tử chúng con ngày nay.
Sài Gòn, tiết Kinh Trập, 2017.

TM Nhóm thực hiện
Nguyễn Quốc Bình

1 Friedrich Nietzsche, Zarathustra đã nói như thế, Trần Xuân Kiêm dịch, Nhã Nam, 2014, tr.357.
2 Từ Buddha बुद्ध dịch là Giác giả, âm là Phật-đà có gốc từ quá khứ phân từ bodhati बोधnghĩa đen là “thức”.
3 T2008 Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh, 1 quyển, [Nguyên Tông Bảobiên
4 Việt-Nam Từ-Điển, Khai-Trí Tiến-Đức, Trung-Bắc Tân-Văn xuất bản,1931, trang 387.
5 MN 26, Kinh Thánh Cầu (Pāsarāsisutta).
6 Thứ tự của sáu hào của quẻ Phong Sơn Tiệm trong Kinh Dịch. Dẫn lại theo Tuệ Sỹ, Triết học về tánh không, tr. 9. Hương Tích, 2013

 

pdf_download_2
HUONG-TICH-PHAT-HOC-LUAN-TAP-1-TEXT-2021
HUONG-TICH-PHAT-VIET


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/05/2019(Xem: 8396)
09/04/2013(Xem: 35139)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.