Đạo Đức, Nghiệp và Sự Phát Triển Bền Vững

13/10/20223:48 SA(Xem: 7049)
Đạo Đức, Nghiệp và Sự Phát Triển Bền Vững
ĐẠO ĐỨC, NGHIỆP  VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Eric S. Nelson | Trí Liên dịch

PHẦN GIỚI THIỆU

phat trien ben vungTrong nội dung của tham luận này, tôi xin điểm qua triết lý cơ bản mà mục tiêu phát triển thiên niên kỉ của Liên Hiệp Quốc đề ra trong ngữ cảnh Phật Giáo Nguyên Thủy. Tôi xem xét Nghiệp quả (P. kamma; S. karma) như một phạm trù đạo đức được xác định và thể hiện dưới ánh sáng của kinh điển Phật Giáo thuộc hệ Pàli, cũng như từ góc độ cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu trong thời hiện đại.

Nghiệp báo có nhiều ý nghĩa phức tạp trong Phật giáo nguyên thủ và là một trong những khái niệm mà một số người hay hiểu sai lầm. Một ý nghĩa ban đầu của Nghiệp là hành động, chứ không phải là hậu quả hoặc là sản phẩm của hành động như sau này được xác định. Làm thế nào một hành động trở thành liên quan đến hậu quả? Thông qua những nhận thức và phân tích các hành động  như là một phần của quan hệ nhân quả trong mối tương quan lệ thuộc lẫn nhau thay vì như những sự kiện đặc biệttính cách rời rạc. Những mối quan hệ nhân quả này nó có bốn đặc điểm: (1) Sự tương quan về nhân và quả, (2) Các yếu tố quyết định liên quan đến quan hệ nhân quả của cuộc sống, (3) Sự tương tác có chủ tâm, (4) Đạo đức. Nó được viết: “Tôi là chủ sở hữu của hành động (kamma)của tôi, người thừa tự hành động của tôi, sinh ra những hành động của chính tôi,liên hệ thông qua những hành động của tôi và có những hành động như người phân xử của chính mình. Bất cứ điều gì tôi làm, dù thiện hay ác, tôi sẽ là người thừa tự nghiệp thiện hay ác đó.” Vì Đức Phật phủ định mọi “đầu cơ” về đạo đứcthực hành thiền định, nghiệp quả (kamma) không  phải là một lời xác nhậntính chất siêu hình về thế giới. Đó là một yêu cầu đạo đức đòi hỏi những thực nghiệm và khả năng của các hành động trong những giây phút hiện tại.


Phần thứ hai của bài tham luận tập trung vào ý nghĩa thực nghiệm về nghiệp quả (kamma) như là một trách nhiệm tình huống đáp ứng của mình và điều kiện của người khác, trong đó có hậu quả đáng kể về cách chúng ta phản ứng với các vấn đề đương đại như nghèo đóilạm dụng các nguồn tài nguyên, ô nhiễmphá hủy môi trường và phát triển bền vững. Trách nhiệm nghiệp quả (Kamic) đối với những người khác, động vật và môi trường không phải là một phạm trù bên ngoài, cũng không phải hoàn toàn phạm trùtính cách qui chuẩn. Với tư cáchhiệu quả đạo đức liên quan đến nhân quả, nó là một hành động mang tính logic hợp lý và một phần tử thiết yếu cho việc tham gia giải quyết những tình huống khó xử về đạo đức và môi trường hiện tại của chúng ta.

Xem tiếp:
pdf_download_2
Đạo Đức, Nghiệp Và Sự Phát Triển Bền Vững


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).
- Lễ Rước Phật Và Nghi Thức Mộc Dục Tại TP. Hồ Chí Minh / - Diễu hành xe hoa kính mừng ngày Đức Phật đản sinh tại chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Chùa Ba Vàng / - Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn / - Đại lễ Phật đản 2023 tại Việt Nam Quốc Tự, TP. Hồ Chí Minh - Đại lễ Phật Đản chung vùng Đông-Bắc Hoa Kỳ lần thứ V tại Philadelphia, USA
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.