Đạo Phật trong xã hội hiện đại (song ngữ Pháp Việt)

21/09/20152:31 CH(Xem: 10001)
Đạo Phật trong xã hội hiện đại (song ngữ Pháp Việt)

Colloque sur

« Le bouddhisme dans la société moderne »

à l’Institut Bouddhique Trúc Lâm

le 14 Juin 2015

***

Hội thảo về

« ĐẠO PHẬT TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI »

tại Trúc Lâm Thiền viện

ngày 14/6/2015

_____________________________________________

Association des Bouddhistes Viêtnamiens en France
Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp
9, rue de Neuchâtel, 91140 Villebon sur Yvette


truc lam thien vien paris
Khởi công từ năm 1976 và khánh thành năm 1990, Trúc Lâm Thiền Viện nằm cách thủ đô Paris khoảng 20km về phía Nam, được sáng lậptrụ trì bởi cố hòa thượng Thích Thiện Châu. Ngôi chùa nằm trên đồi cao, có kiến trúc hài hòa giữa nét cổ kínhhiện đại, luôn là nơi vãn cảnh của khách du lịch thập phương và cũng là nơi cầu an của nhiều thế hệ kiều bào sinh sống, học tập và làm việc ở Pháp.


TIN TỨC

Hội thảo « Đạo Phật trong xã hội hiện đại »
tổ chức tại Trúc Lâm Thiền Viện ngày 14/6/2015

 

truc lam thien vien paris 4
Một góc chùa Trúc Lâm (Pháp)

Cách đây gần 20 năm, tại Thiền viện Trúc Lâm, dưới sự hướng dẫn của vị Thầy quá cố của chúng tôi, HT Thích Thiện Châu, một cuộc Hội thảo đã được tổ chức, chung quanh đề tài « Phật giáo và những vấn đề thời đại », với sự tham dự của nhiều Phật tử tại Pháp, các nước Âu châu khác, và Việt Nam.

Một số lãnh vực trong đời sống xã hội như giáo dục, văn hóa, kinh tế, khoa học, môi trường, v.v. đã được đề cập đến, dưới góc nhìn của  đạo Phật.


Ngày hôm nay, 20 năm sau và qua một thế kỷ mới, đã có nhiều sự kiện chính trị, xã hội xẩy ra, trong một thế giới trở nên toàn cầu hóa: cuộc khủng bố  ngày 11 tháng 9, thánh chiến Hồi giáo (jihad), các cuộc giao tranh tại Cận và Trung Đông cũng như ở châu Phi, dịch Ebola, thiên tai và nhân tai Fukushima, sự ô nhiễm và nóng lên của trái đất, sự khủng hoảng tài chính, các vấn đề sinh sản vô tính, giãi mã gien người, các đột phá kỹ thuật, v.v.. Tuy có nhiều thay đổi,  nhân loại vẫn chìm ngập trong từng ấy vấn nạn, luôn luôn trôi nổi bấp bênh giữa bao nhiêu hy vọngtuyệt vọng.

Đối với những người theo đạo Phật, một số câu hỏi không ngừng trở lại: trước một thế giới mỗi ngày một thêm phức tạp và đầy hiểm nguy, chúng ta có thể làm gì để đóng góp, trong phạm vi khiêm tốn của mỗi người, vào sự cải thiện đời sống của những người chung quanh ta, và rộng hơn nữa? Làm thế nào một giáo lý trong sángthực dụng như đạo Phật, có thể giúp chúng ta thắng được những độc tố của sự tham lam, sân hận, và vô minh, không chỉ riêng  trong tâm mình mà bàng bạc trong xã hội, trong đời sống hàng ngày? Làm thế nào để thích nghi thông điệp muôn đời của đức Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử lớn của ngài vào một thế giới, một xã hội đầy bạo lực và vật chất hiện vẫn đang tung hoành với tất cả những mâu thuẫnhậu quả tai hại của nó? Làm thế nào xiển dương được những giá trị trí tuệtừ bi cao quý của đạo Phật, cần thiết cho một giới trẻ đang hoang mang, lạc hướng?

Với mục đích trả lời những câu hỏi đó, Hội PTVN tại Pháp sẽ tổ chức, ngày Chủ nhật 14 tháng 6 năm 2015 sáng và chiều, tại Thiền viện Trúc Lâm, một Hội thảo với chủ đề « Đạo Phật trong xã hội hiện đại ». 
Chúng tôi mong rằng Hội thảo này sẽ đem lại một số câu trả lời, hay ít ra cũng đưa tới một số đề nghị thử nghiệm, và sẽ là một bước tiến đáng kể trong dự án chung xây dựng một đạo Phật sinh động, dấn thân, và thích hợp với xã hội hiện đại.










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :