Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai. Tôi không thể nhớ lại có một ngày nào mà không nghe báo cáo một chuyện khủng khiếp xảy ra ở đâu đó. Ngay cả trong thời hiện đại này cũng rõ ràng rằng cuộc sống quý giá của con người là không an toàn. Không có một thế hệ nào trước đây đã phải trải qua nhiều tin xấu như chúng ta đang phải đối mặt ngày nay; nhận thức liên tục về sự sợ hãi và căng thẳng này khiến cho bất cứ ai nhạy cảm và có lòng Từ bi đều cũng phải đặt câu hỏi nghiêm túc về sự tiến bộ của thế giới hiện đại của chúng ta.
Thật mỉa mai thay khi những vấn đề nghiêm trọng hơn lại xuất phát từ các xã hội tiên tiến hơn trong công nghiệp. Khoa học và công nghệ đã tạo nên những điều kỳ diệu trong nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn còn tồn đọng những vấn đề rắc rối cơ bản của con người. Có một sự mở mang kiến thức chưa từng có, tuy nhiên nền giáo dục phổ quát này dường như không nuôi dưỡng tăng trưởng được sự thiện lành mà chỉ làm cho tinh thần lo lắng, bất an. Sự tiến bộ vượt bậc về vật chất và công nghệ của chúng ta là rõ ràng chẳng có gì phải nghi ngờ, nhưng bằng cách nào đó - điều này vẫn không đủ; vì chúng ta vẫn chưa thành công trong việc mang lại hòa bình và hạnh phúc hay trong vấn đề khắc phục những khổ đau.
Chúng ta chỉ có thể kết luận rằng phải có điều gì đó sai trái nghiêm trọng đối với sự tiến bộ và phát triển của chúng ta, và nếu chúng ta không kiểm tra nó kịp thời thì có thể sẽ có hậu quả tai hại cho tương lai của nhân loại. Tôi không hề chống lại khoa học và công nghệ - chúng đã đóng góp vô số vào kinh nghiệm tổng thể của nhân loại; với sự thoải mái và phúc lợi về vật chất của chúng ta; và với sự hiểu biết về thế giới mà chúng ta đang sống. Nhưng nếu chúng ta nhấn mạnh quá nhiều về khoa học và công nghệ, thì chúng ta sẽ gặp nguy cơ mất liên lạc với những khía cạnh của kiến thức và hiểu biết của con người với khát vọng thành thật và lòng vị tha.
Khoa học và công nghệ, mặc dù có khả năng tạo ra sự thoải mái về vật chất rộng rãi, nhưng không thể thay thế các giá trị tinh thần và nhân đạo lâu năm đã hình thành nên nền văn minh thế giới, tất cả các hình thái quốc gia, như chúng ta biết ngày nay. Không ai có thể phủ nhận lợi ích vật chất chưa từng có của khoa học và công nghệ, nhưng những vấn nạn cơ bản của con người vẫn tồn tại. Chúng ta vẫn phải đối mặt với những điều như thế, nếu không nói là nhiều đau khổ, sợ hãi và căng thẳng hơn. Do đó, điều hợp lý là cố gắng tạo ra một sự cân bằng giữa phát triển vật chất và mặt khác là phát triển các giá trị tinh thần, nhân văn. Để mang lại sự điều chỉnh tuyệt vời này, chúng ta cần khôi phục các giá trị nhân đạo của chúng ta.
Tôi chắc chắn rằng nhiều người chia sẻ mối quan tâm của tôi về cuộc khủng hoảng đạo đức trên toàn cầu hiện nay và sẽ tham gia vào sự kêu gọi của tôi đến tất cả các nhà nhân văn, các hành giả tôn giáo - những người cũng chia sẻ mối quan tâm này để giúp làm cho xã hội của chúng ta thêm từ bi, đúng đắn và công bằng. Tôi không nói ở cương vị một Phật tử hay thậm chí là một người Tây Tạng. Tôi cũng không nói như một chuyên gia về chính trị quốc tế (mặc dù tôi không thể không bình luận về những vấn đề này). Đúng hơn, tôi chỉ nói đơn giản như là một con người, như một người ửng hộ các giá trị nhân đạo, đó không chỉ là nền tảng của Phật giáo Đại Thừa mà là của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới. Từ viễn cảnh này tôi muốn chia sẻ với các bạn quan điểm cá nhân của tôi - rằng:
1. Chủ nghĩa nhân đạo toàn cầu là điều cần thiết để giải quyết các vấn đề của thế giới;
2. Từ bi là trụ cột của hòa bình thế giới;
3. Tất cả các tôn giáo thế giới đều đã sẵn sàng đối với hòa bình thế giới theo cách này, cũng như tất cả những người theo chủ nghĩa nhân đạo của bất cứ hệ tư tưởng nào;
4. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm phổ quát chung để hình thành các tổ chức phục vụ cho nhu cầu của con người.
Giải quyết vấn đề con người thông qua việc chuyển hóa thái độ của con người
Trong số nhiều vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hôm nay, một số là thiên tai chúng ta phải chấp nhận và phải đối mặt với sự bình tĩnh. Tuy nhiên, những điều khác lại do chính chúng ta làm nên, do sự hiểu lầm mà tạo ra, và điều đó có thể được sửa chữa. Một hình thức như vậy xuất phát từ xung đột tư tưởng, chính trị hay tôn giáo, khi con người đấu tranh với nhau vì mục đích nhỏ nhặt, mất đi tầm nhìn của yếu tố nhân loại cơ bản đã gắn kết tất cả chúng ta lại với nhau như một gia đình nhân loại. Chúng ta phải nhớ rằng các tôn giáo, hệ tư tưởng và hệ thống chính trị khác nhau trên thế giới đều là phương tiện cho con người để được hạnh phúc. Chúng ta không được để mất đi tầm nhìn của mục tiêu cơ bản này và không nên đặt phương tiện lên trên mục đích. Sự tối cao của nhân loại đối với vật chất và hệ tư tưởng phải luôn luôn được duy trì.
Cho đến nay, mối nguy hiểm lớn nhất đối với loài người - tất cả chúng sinh trên hành tinh của chúng ta - là mối đe dọa hủy diệt của hạt nhân. Tôi không cần phải giải thích chi tiết về nguy cơ này, nhưng tôi muốn kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo của các cường quốc hạt nhân nắm giữ tương lai của thế giới trong tay, các nhà khoa học và kỹ thuật gia tiếp tục tạo ra những vũ khí hủy diệt khủng khiếp này; và tất cả những người có khả năng ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo của họ: tôi kêu gọi họ dùng sự sáng suốt của mình và bắt đầu làm việc để dỡ bỏ và phá huỷ tất cả vũ khí hạt nhân Chúng ta biết rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ không có kẻ chiến thắng bởi vì sẽ không có người sống sót.! Sẽ không đáng sợ sao nếu chỉ chờ đợi một sự hủy diệt vô nhân đạo và vô tâm như vậy? Và, sẽ không hợp lý sao nếu chúng ta xóa bỏ nguyên nhân phá huỷ chúng ta khi chúng ta biết rõ nguyên nhân và có cả thời gian và phương tiện để thực hiện điều đó? Thông thường chúng ta không thể vượt qua được vấn đề của mình bởi vì chúng ta không biết nguyên nhân hoặc, nếu chúng ta hiểu nó, thì chúng ta không có phương tiện để loại bỏ nó. Đối với trường hợp của mối đe dọa hạt nhân thì không phải như vậy.
Cho dù chúng thuộc về những loài tiến hóa như con người hay những loài đơn giản hơn như động vật, tất cả chúng sinh chủ yếu đều tìm kiếm sự yên bình, thoải mái và an toàn. Cuộc sống đáng yêu đối với loài động vật câm cũng như đối với con người; ngay cả những con côn trùng đơn giản nhất cũng cố gắng để bảo vệ chúng khỏi những nguy hiểm đe doạ cuộc sống của nó. Giống như mỗi người trong chúng ta đều muốn sống và không muốn chết, và cũng vậy đối với tất cả các sinh vật khác trong vũ trụ, mặc dù năng lực của chúng để thực hiện điều này lại là một vấn đề khác.
Nói chung có hai loại hạnh phúc và đau khổ, đó là về mặt tinh thần và thể xác; và với cả hai, tôi tin rằng đau khổ và hạnh phúc về tinh thần là nghiêm trọng hơn. Do đó, tôi nhấn mạnh việc rèn luyện tâm thức để chịu đựng đau khổ và đạt được trạng thái hạnh phúc lâu dài hơn. Tuy nhiên, tôi cũng có một ý tưởng tổng quát và cụ thể hơn về hạnh phúc: sự kết hợp của sự bình an nội tâm, phát triển kinh tế, và, trên tất cả, hòa bình thế giới. Để đạt được những mục tiêu đó, tôi cảm thấy cần thiết phải phát triển ý thức trách nhiệm toàn cầu, một mối quan tâm sâu sắc đối với tất cả - bất kể tín ngưỡng, màu da, giới tính hay quốc tịch.
Tiền đề đằng sau ý tưởng trách nhiệm chung này là một thực tế đơn giản, nói chung, tất cả ham muốn của mọi người đều giống như của tôi. Mọi người đều muốn có hạnh phúc và không muốn đau khổ. Nếu chúng ta, là những con người thông minh, mà không chấp nhận sự thật này, thì ngày càng có nhiều đau khổ trên hành tinh này. Nếu chúng ta chấp nhận phương pháp ái trọng tự thân và không ngừng cố gắng sử dụng những người khác cho lợi ích riêng của mình, thì chúng ta chỉ có thể hưởng lợi ích tạm thời, nhưng về lâu dài chúng ta sẽ không thành công trong việc đạt được hạnh phúc - thậm chí chỉ là hạnh phúc cá nhân, và hòa bình thế giới sẽ hoàn toàn nằm ngoài lề của vấn đề.
Trong cuộc tìm kiếm hạnh phúc của mình, con người đã sử dụng các phương pháp khác nhau, mà tất cả đều thường là tàn nhẫn và khó chịu. Họ hành động theo cách hoàn toàn không thích hợp với tình trạng của họ như một con người, họ gây ra đau khổ cho đồng bào và những sinh vật khác chỉ vì lợi ích ích kỷ của mình. Cuối cùng, những hành động ngắn ngủi đó cũng mang lại đau khổ cho bản thân họ cũng như cho người khác. Được sinh ra làm người là một sự kiện vô cùng hiếm hoi; vì vậy, sẽ là rất thông minh nếu như ta biết sử dụng cơ hội này một cách hiệu quả và khéo léo nhất trong khả năng có thể. Chúng ta phải có quan điểm đúng đắn trong tiến trình cuộc sống chung, để hạnh phúc hay vinh quang của một người hoặc một nhóm không phải trả giá bằng niềm hạnh phúc hay vinh quang của người khác.
Tất cả điều này kêu gọi một cách tiếp cận mới đối với các vấn đề toàn cầu. Thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do những tiến bộ kỹ thuật và thương mại quốc tế nhanh chóng cũng như sự gia tăng quan hệ xuyên quốc gia. Bây giờ chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào nhau. Trong thời cổ đại, các vấn đề chủ yếu là trong khuôn khổ gia đình, và họ đã được giải quyết một cách tự nhiên ở cấp gia đình, nhưng tình hình đã thay đổi. Ngày nay, chúng ta rất phụ thuộc lẫn nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, rằng nếu không có trách nhiệm toàn cầu, cảm giác của tình anh chị em toàn cầu, sự hiểu biết và niềm tin rằng chúng ta thực sự là một phần của đại gia đình nhân loại, thì chúng ta không thể hy vọng sẽ vượt qua được những nguy hiểm đối với sự tồn tại của chính mình - và nguy hiểm đối với việc để cho mỗi một mình mình mang lại hòa bình và hạnh phúc.
Những vấn đề của một quốc gia không còn có thể được giải quyết một cách thỏa đáng bởi chính một mình nó; bởi lẽ có quá nhiều sự phụ thuộc vào sự quan tâm, thái độ, và hợp tác của các quốc gia khác. Thế nên cách tiếp cận nhân đạo toàn cầu đối với các vấn đề thế giới dường như là nền tảng vững chắc duy nhất cho hòa bình thế giới. Điều đó có nghĩa là gì? Chúng ta bắt đầu từ sự thừa nhận mà đã được đề cập trước đó, rằng tất cả chúng sinh đều trân trọng hạnh phúc và không muốn khổ đau. Rồi tiếp theo, là nhận ra được rằng sẽ trở thành cả hai - sai lầm về đạo đức và thiếu khôn ngoan - nếu chỉ theo đuổi hạnh phúc của riêng mình và phớt lờ đi những cảm xúc và khát vọng của tất cả những người khác xung quanh mình - là thành viên của cùng một gia đình nhân loại. Cách cư xử thông minh hơn - là nên nghĩ đến hạnh phúc của những người khác trong quá trình theo đuổi hạnh phúc của chính mình. Điều này sẽ dẫn đến cái mà tôi gọi là "sự quan tâm chính mình (một cách) thông minh", điều mà hy vọng sẽ chuyển hóa chính nó thành "lợi ích cá nhân được thỏa hiệp", hay còn tốt hơn nữa là chuyển hóa thành "lợi ích chung".
Mặc dù sự tương thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia có thể sẽ tạo ra sự hợp tác thông cảm hơn, nhưng thật khó có thể đạt được tinh thần hợp tác chân chính một khi mà mọi người vẫn thờ ơ với cảm xúc và hạnh phúc của người khác. Khi người ta có động cơ chủ yếu là tham lam và ganh ghét, họ không thể sống hòa hợp với nhau được. Cách tiếp cận tâm linh không thể giải quyết được tất cả các vấn đề chính trị đã gây ra bởi sự tồn tại của cách tiếp cận ái trọng tự thân, nhưng về lâu dài nó sẽ khắc phục được nền tảng rất cơ bản của những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay.
Mặt khác, nếu nhân loại tiếp tục cách tiếp cận các vấn đề của mình qua sự xem xét tạm thời, thì các thế hệ tương lai sẽ phải đối mặt với những khó khăn to lớn. Dân số toàn cầu đang tăng lên, và các nguồn lực của chúng ta đang nhanh chóng cạn kiệt. Chẳng hạn, hãy nhìn vào cây cối. Không ai biết chính xác những hậu quả tiêu cực mà nạn phá rừng nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, đất đai và sinh thái toàn cầu như thế nào. Chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề rắc rối, vì mọi người chỉ chú trọng vào những lợi ích ích kỷ trước mắt mà không suy nghĩ tới gia đình nhân loại toàn cầu. Họ không nghĩ đến trái đất và những ảnh hưởng lâu dài đối với cuộc sống chung như một toàn thể. Nếu thế hệ hiện tại của chúng ta không nghĩ đến những điều này ngay bây giờ, thì các thế hệ tương lai sẽ không thể đương đầu với chúng được.
Từ bi là trụ cột của hòa bình thế giới
Theo tâm lý học Phật giáo, hầu hết các rắc rối của chúng tôi là do ham muốn đam mê của chúng ta và những luyến ái đối với những thứ mà ta hiểu lầm như là thực thể tồn tại lâu dài. Việc theo đuổi các đối tượng của lòng ham muốn và chấp trước của chúng ta liên quan đến việc sử dụng sự gây hấn và khả năng cạnh tranh như những công cụ được cho là có hiệu quả. Những quá trình về tinh thần này dễ dàng chuyển thành hành động, sự giao tranh của giống nòi là một kết quả rất rõ rệt. Quá trình này đã diễn ra trong tâm trí con người từ trước đến nay, nhưng sự thực hiện của chúng đã trở nên hiệu quả hơn trong điều kiện hiện đại. Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát và điều chỉnh những 'chất độc' này - tham, sân, si? Vì những chất độc này nằm đằng sau hầu hết các rắc rối trên thế giới.
Là một người lớn lên trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, tôi cảm thấy rằng tình yêu thương và lòng từ bi là nền tảng luân lý của hòa bình thế giới. Hãy để tôi xác định ý nghĩa của lòng từ bi. Khi bạn có lòng thương hại hoặc tâm từ bi đối với một người rất nghèo, bạn đang tỏ ra thông cảm vì người đó nghèo; lòng từ bi của bạn dựa trên sự xem xét của tâm vị tha. Mặt khác, tình yêu thương đối với vợ, chồng, con cái, hoặc bạn thân của bạn, thường dựa trên sự gắn bói. Khi người gắn bó của bạn thay đổi, lòng tốt của bạn cũng thay đổi; nó có thể biến mất. Đây không phải là tình yêu thương đích thực. Tình yêu thương đích thực không dựa trên sự gắn bó, mà dựa trên trên lòng vị tha. Trong trường hợp này, tâm từ bi của bạn vẫn sẽ tồn tại duy trì như là một cách cư xử nhân đạo đối với nỗi đau - bao lâu mà chúng sanh ấy vẫn phải tiếp tục chịu đựng.
Loại tâm từ bi này là điều mà chúng ta phải phấn đấu để tu tập cho chính mình, và chúng ta phải phát triển nó từ một mức độ còn bị giới hạn cho đến vô hạn. Lòng từ bi vô hạn, không phân biệt, và tự phát dành cho tất cả chúng sinh thì rõ ràng không phải là tình yêu thương bình thường đối với bạn bè hay gia đình - sự kết hợp với vô minh, ham muốn, và luyến ái. Loại tình yêu thương mà chúng ta nên ủng hộ là tình yêu thương rộng lớn hơn mà bạn có thể có, ngay cả đối với những người đã làm tổn hại đến bạn: kẻ thù của bạn.
Cơ sở hợp lý của lòng từ bi là, mỗi người trong chúng ta đều muốn tránh khổ đau và đạt được hạnh phúc. Điều này, lần lượt, dựa trên cảm giác hợp lệ của '1' - điều xác định mong muốn chung đối với hạnh phúc. Thật vậy, tất cả chúng sinh được sinh ra với những ước muốn tương tự và đều có quyền bình đẳng để thực hiện ước muốn đó. Nếu tôi so sánh bản thân mình với người khác - họ là những người nhiều vô số - cho nên tôi cảm thấy rằng người khác quan trọng hơn tôi - bởi vì tôi chỉ là một người, trong khi những người khác thì rất nhiều. Hơn nữa, truyền thống Phật giáo Tây Tạng dạy chúng tôi xem tất cả chúng sinh là những bà mẹ thân yêu của mình, và chúng ta thể hiện lòng biết ơn bằng cách yêu thương tất cả họ. Vì, theo lý thuyết Phật giáo, chúng ta được sinh ra và tái sanh vô số lần, và có thể hiểu được rằng mỗi chúng sinh đều là cha mẹ của chúng ta từ lần này hay lần khác. Bằng cách này, tất cả chúng sinh trong vũ trụ đều có cùng mối quan hệ gia đình.
Sự phát triển của một trái tim nhân ái (cảm giác gần gũi đối với tất cả mọi người) không hề liên quan đến vấn đề tín ngưỡng mà chúng ta thường kết hợp với việc thực hành tôn giáo thông thường. Nó không chỉ dành cho những người tin vào tôn giáo, mà là cho mọi người bất kể chủng tộc, tôn giáo, hoặc liên kết chính trị. Đối với bất kỳ ai tự coi mình là một thành viên của gia đình nhân loại; và những người nhìn thấy mọi thứ từ viễn cảnh lớn hơn và dài lâu hơn này. Đây là một cảm giác mạnh mẽ mà chúng ta nên phát triển và áp dụng; thay vì, chúng ta thường bỏ mặc nó, đặc biệt là trong những năm đầu đời khi chúng ta trải nghiệm một cảm giác của sự bất an.
Khi chúng ta xem xét một viễn cảnh dài hơn, thực tế là tất cả đều muốn đạt được hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau, và lưu tâm sự không quan trọng của chúng ta trong mối quan hệ với vô số người khác, chúng ta có thể kết luận rằng ta cần chia sẻ tài sản của mình với người khác. Khi bạn rèn luyện theo cách nhìn nhận này, một cảm giác thật sự của lòng từ bi - một cảm giác thực sự của tình yêu thương và tôn trọng người khác – là điều có thể. Hạnh phúc cá nhân không còn là một nỗ lực cố ý tự tìm kiếm; nó sẽ trở nên tốt hơn nhiều và là kết quả tự động của toàn bộ quá trình yêu thương và phục vụ người khác.
Một kết quả khác của sự phát triển tâm linh, hữu ích nhất trong cuộc sống hằng ngày, đó là nó đem lại sự tĩnh lặng và sự hiện diện của tâm thức. Cuộc sống của chúng ta đang ở trong dòng chảy liên tục, mang lại nhiều khó khăn. Khi được đối diện với một tâm trí bình tĩnh và sáng suốt, các vấn đề có thể được giải quyết một cách thành công. Thay vì, chúng ta mất kiểm soát đối với tâm trí của mình do sự hận thù, ích kỷ, ghen tuông và tức giận, chúng ta mất đi cảm giác phán xét của mình. Tâm trí chúng ta bị mù quáng và vào những khoảnh khắc ngông cuồng liều mạng đó – chuyện gì cũng có thể xảy ra - kể cả chiến tranh. Do đó, sự thực hành từ bi và trí tuệ rất hữu ích cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người có trách nhiệm điều hành quốc gia, những người có trong tay quyền lực và cơ hội để tạo ra một công trình hòa bình thế giới.
Tôn giáo Toàn cầu cho Hòa bình Thế giới
Các nguyên tắc được thảo luận cho đến nay là phù hợp với giáo huấn đạo đức của tất cả các tôn giáo trên thế giới. Tôi tin rằng mọi tôn giáo lớn của thế giới - Phật giáo, Kitô giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Kỳ na giáo, Do thái giáo, Lão giáo, Đạo Sikh, Đạo thờ lửa - đều có những lý tưởng tương tự về tình yêu thương, cùng mục đích đem lại lợi ích cho nhân loại thông qua việc thực hành tâm linh và và cùng thực hiện để giúp những môn đệ của họ trở thành những con người tốt hơn. Tất cả các tôn giáo đều giảng dạy các giới luật về đạo đức để hoàn thiện các chức năng của thân, khẩu, ý. Tất cả đều dạy chúng ta không nói dối, không trộm cướp hoặc tước đoạt mạng sống của người khác, vân vân. Mục tiêu chung của tất cả các giới luật do các bậc thầy vĩ đại của nhân loại đặt ra là không ích kỷ. Các vị thầy vĩ đại muốn dẫn dắt những người môn đồ họ khỏi những con đường tiêu cực của sự vô minh thiếu hiểu biết và đưa họ đến với những con đường tốt đẹp.
Tất cả các tôn giáo đều đồng ý về sự cần thiết phải kiểm soát tâm thức thiếu kỷ luật, chứa đựng sự ích kỷ và những gốc rễ khác của sự rắc rối, và mỗi tôn giáo đều dạy một con đường đưa đến một trạng thái tinh thần an lạc, kỷ luật, đạo đức và trí tuệ. Theo nghĩa này, tôi tin rằng tất cả các tôn giáo đều có cùng một thông điệp. Sự khác biệt của tín ngưỡng có thể được gán cho do sự khác biệt về thời gian và hoàn cảnh cũng như sự ảnh hưởng của văn hoá; quả thật vậy, không có kết luận cuối cùng về lập luận học thuật khi chúng ta xem xét khía cạnh siêu hình học thuần túy về tôn giáo. Tuy nhiên, sẽ có nhiều lợi ích hơn để cố gắng thực hiện trong cuộc sống hàng ngày với những giới luật được chia sẻ dành cho sự tốt lành được giảng dạy bởi tất cả các tôn giáo; hơn là tranh luận về những khác biệt nhỏ trong phương pháp tiếp cận.
Có rất nhiều tôn giáo khác nhau mang lại sự thoải mái và hạnh phúc cho nhân loại giống như cách điều trị đặc biệt cho các bệnh khác nhau. Vì, tất cả các tôn giáo cố gắng theo cách riêng của mình để giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ và đạt được hạnh phúc. Và mặc dù chúng ta có thể tìm ra các nguyên nhân để thích giải thích nhất định các sự thật tôn giáo, nhưng có một nguyên nhân lớn hơn cho sự đồng nhất, bắt nguồn từ trái tim con người. Mỗi tôn giáo hoạt động theo cách riêng của mình để giảm bớt đau khổ của con người và góp phần vào nền văn minh thế giới. Sự chuyển đổi không phải là vấn đề. Ví dụ, tôi không nghĩ đến việc chuyển đổi người khác sang Phật giáo hoặc chỉ đơn giản là đẩy mạnh hơn nữa cho mục đích của Phật giáo. Thay vì, tôi cố gắng nghĩ về cách làm thế nào để tôi - một người Phật tử nhân ái có thể đóng góp vào hạnh phúc của nhân loại.
Trong khi chỉ ra những điểm tương đồng cơ bản giữa các tôn giáo trên thế giới, tôi không ủng hộ một tôn giáo đặc biệt nào bằng cách đánh đổi những tôn giáo khác; và cũng không tìm kiếm một 'tôn giáo thế giới mới'. Tất cả các tôn giáo khác nhau trên thế giới là cần thiết để làm giàu kinh nghiệm của con người và nền văn minh thế giới. Tâm thức con người chúng ta, có tầm cỡ và định hướng khác nhau, cần những cách tiếp cận khác nhau đối với hòa bình và hạnh phúc. Nó cũng giống như thức ăn. Một số người thấy Cơ đốc giáo hấp dẫn hơn, những người khác thích Phật giáo hơn vì không có đấng tạo hóa và mọi thứ đều tùy thuộc vào hành động của chính bạn. Chúng ta cũng có những lập luận tương tự cho các tôn giáo khác. Như vậy, rõ ràng: nhân loại cần tất cả các tôn giáo trên thế giới để phù hợp với những cách sống, những nhu cầu tinh thần đa dạng và những truyền thống di truyền của mỗi cá nhân.
Theo quan điểm này, tôi hoan nghênh những nỗ lực được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới để có sự hiểu biết tốt hơn giữa các tôn giáo. Sự cần thiết cho điều này đặc biệt cấp bách ngay bây giờ. Nếu tất cả các tôn giáo có mối quan tâm chính của họ là làm cho nhân loại trở nên tốt đẹp hơn, thì họ có thể dễ dàng hợp tác với nhau trong sự hòa hợp vì hòa bình thế giới. Sự hiểu biết liên tôn giáo sẽ mang lại sự hiệp nhất cần thiết cho tất cả các tôn giáo làm việc cùng nhau. Tuy nhiên, mặc dù đây thực sự là một bước quan trọng, chúng ta phải nhớ rằng, không hề có giải pháp nhanh chóng hoặc dễ dàng. Chúng ta không thể che giấu được những khác biệt về giáo lý tồn tại giữa các tôn giáo khác nhau, và cũng không thể hy vọng thay thế các tôn giáo hiện tại theo một niềm tin phổ quát mới. Mỗi tôn giáo đều có những đóng góp đặc biệt riêng của mình, và mỗi tôn giáo theo cách riêng của nó, phù hợp với từng nhóm người cụ thể khi họ hiểu cuộc đời. Thế giới cần tất cả.
Có hai nhiệm vụ chính mà các hành giả tôn giáo phải đối mặt với vấn đề hòa bình thế giới. Thứ nhất, chúng ta phải thúc đẩy sự hiểu biết giữa các tôn giáo tốt hơn để tạo ra một mức độ thống nhất khả thi của tất cả các tôn giáo. Điều này có thể đạt được một phần bằng cách tôn trọng niềm tin của nhau và bằng cách nhấn mạnh mối quan tâm chung của chúng ta đối với phúc lợi của nhân loại. Thứ hai, chúng ta phải tạo ra một sự đồng thuận rõ ràng về các giá trị tinh thần cơ bản chạm vào trái tim con người và tăng cường hạnh phúc chung của con người. Điều này có nghĩa là chúng ta phải nhấn mạnh mẫu số chung của tất cả các tôn giáo thế giới - những lý tưởng nhân đạo. Hai bước này sẽ cho phép chúng ta hành động độc lập và cùng nhau để tạo ra các điều kiện tinh thần cần thiết cho hòa bình thế giới.
Chúng ta - những hành giả của các tôn giáo khác nhau có thể cùng làm việc với nhau vì hòa bình thế giới khi chúng ta xem các tôn giáo khác nhau như những công cụ cơ bản để phát triển lòng tốt, tình yêu thương và sự tôn trọng dành cho nhau, một ý thức thực sự của cộng đồng. Điều quan trọng nhất là nhìn vào mục đích của tôn giáo chứ không phải ở các chi tiết về thần học hay siêu hình học - điều mà chỉ có thể dẫn đến sự nặng nề về trí óc. Tôi tin rằng tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều có thể đóng góp cho hòa bình thế giới và làm việc cùng nhau vì lợi ích của nhân loại nếu chúng ta gạt sang một bên những khác biệt siêu hình tinh tế - đó là những việc nội bộ thật sự của mỗi tôn giáo.
Mặc dù sự tiến bộ phi tôn giáo mang lại bởi hiện đại hóa trên toàn thế giới và bất chấp những nỗ lực có hệ thống ở một số nơi trên thế giới để phá hủy các giá trị tinh thần, phần lớn nhân loại vẫn tiếp tục tin vào tôn giáo này hay tôn giáo khác. Niềm tin vào đức tin bất diệt của tôn giáo, ngay cả dưới các hệ thống chính trị phi tôn giáo, rõ ràng cho thấy tiềm năng của tôn giáo là như vậy. Năng lượng và quyền lực tinh thần này có thể được sử dụng có mục đích để mang lại những điều kiện tinh thần cần thiết cho hòa bình thế giới. Các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhà hoạt động nhân đạo trên toàn thế giới có vai trò đặc biệt trong khía cạnh này.
Cho dù chúng ta có thể đạt được hòa bình thế giới hay không, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác ngoài sự làm việc để hướng đến mục tiêu đó. Nếu tâm chúng ta bị chi phối bởi sự sân giận, chúng ta sẽ mất đi phần tốt nhất về sự thông minh của con người - trí tuệ - khả năng quyết định đúng hay sai. Sân giận là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà thế giới ngày nay đang phải đối mặt.
Sức mạnh cá nhân để hình thành các tổ chức
Sự sân giận không đóng vai trò nhỏ trong các cuộc xung đột hiện tại như ở Trung Đông, Đông Nam Á, vấn đề Bắc-Nam, vân vân. Những xung đột nảy sinh từ việc không hiểu được nhân tính của nhau. Câu trả lời không phải là sự phát triển và sử dụng lực lượng quân đội lớn hơn, cũng không phải là chạy đua vũ trang. Nó cũng không phải là hoàn toàn chính trị hoặc công nghệ thuần túy. Về cơ bản nó là tinh thần, theo nghĩa là điều cần thiết cho một sự hiểu biết nhạy cảm về tình hình chung của nhân loại chúng ta. Hận thù và chiến đấu không thể mang lại hạnh phúc cho bất cứ ai, ngay cả những người thắng cuộc. Bạo lực luôn gây ra khổ đau; và do đó chủ yếu là phản tác dụng. Thế nên, đã đến lúc cho các nhà lãnh đạo thế giới học cách vượt qua những sự khác biệt về chủng tộc, văn hoá và hệ tư tưởng; và đối xử lẫn nhau thông qua tầm nhìn để thấy tình hình chung của con người. Thực hiện được điều đó sẽ có lợi cho cá nhân, cộng đồng, quốc gia, và trên toàn thế giới nói chung.
Phần lớn căng thẳng của thế giới hiện nay có vẻ như bắt nguồn từ cuộc xung đột 'khối Đông' với “khối Tây' đã diễn ra từ Thế chiến II. Hai khối này có xu hướng mô tả và nhìn nhau trong một phương diện hoàn toàn không có thiện chí. Cuộc đấu tranh liên tục và bất hợp lý này là do thiếu tình cảm dành cho nhau và thiếu tôn trọng lẫn nhau như những người đồng loại. Những người thuộc khối Đông nên giảm thù hận đối với khối phương Tây bởi vì khối nước phương Tây cũng được tạo thành từ con người - nam giới, phụ nữ và trẻ em. Tương tự như vậy của khối phương Tây nên giảm sự sân giận đối với khối Đông vì khối Đông cũng là con người. Với sự giảm thiểu mối sân hận lẫn nhau, lãnh đạo của cả hai khối này đều có vai trò rất lớn. Nhưng trước hết, các nhà lãnh đạo phải nhận ra tính nhân văn của họ và của người khác. Không có sự nhận thức cơ bản này, sự giảm thiểu chỉ có thể đạt được rất ít đối với mối căm thù có tổ chức này.
Ví dụ, nếu lãnh đạo Hoa Kỳ và lãnh đạo Cộng hòa Liên bang Xô viết đột ngột gặp nhau ở giữa một hòn đảo hoang vu, tôi chắc chắn rằng họ sẽ đáp ứng với nhau một cách tự phát như những người đồng loại. Nhưng một bức tranh nghi ngờ và hiểu lầm lẫn nhau đã chia tách họ ngay khi họ được xác định là "Tổng thống Mỹ" và "Tổng thư ký Liên bang Xô viết". Việc tiếp xúc nhiều hơn giữa con người dưới hình thức các cuộc họp gặp gỡ mở rộng không chính thức, không có chương trình nghị sự, sẽ nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau của họ; họ sẽ học cách liên hệ với nhau như những con người và sau đó có thể cố gắng giải quyết các vấn đề quốc tế dựa trên sự hiểu biết này. Không có hai đảng - đặc biệt là những người có lịch sử đối kháng - có thể đàm phán hiệu quả trong một bầu không khí nghi ngờ và thù hận lẫn nhau.
Tôi đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới gặp gỡ nhau mỗi năm một lần trong một không gian đẹp đẽ không có bất cứ chương trình nghị sự nào, chỉ để hiểu nhau như những con người. Rồi sau đó, họ có thể gặp nhau để thảo luận các vấn đề của nhau và toàn cầu. Tôi chắc chắn nhiều người khác cũng chia sẻ mong muốn của tôi rằng, các nhà lãnh đạo thế giới nên gặp nhau tại bàn hội nghị trong một bầu không khí tôn trọng lẫn nhau và hiểu biết về nhân tính của nhau.
Để cải thiện việc tiếp xúc trực tiếp giữa người với người trên toàn thế giới, tôi muốn thấy sự khuyến khích lớn hơn của du lịch quốc tế. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trong các xã hội dân chủ, có thể đóng góp đáng kể vào hòa bình thế giới bằng cách đưa ra nhiều hơn về các mục quan tâm của con người phản ánh sự đồng nhất tối cao của nhân loại. Với sự gia tăng của một số cường quốc trên trường quốc tế, vai trò nhân đạo của các tổ chức quốc tế đang bị bỏ qua và lãng quên. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ được điều chỉnh và tất cả các tổ chức quốc tế - đặc biệt là Liên hợp quốc - sẽ hoạt động và có hiệu quả hơn trong việc đảm bảo lợi ích tối đa cho nhân loại và thúc đẩy sự hiểu biết quốc tế. Sẽ thực sự bi thảm nếu các thành viên quyền lực tiếp tục lạm dụng các tổ chức thế giới như LHQ vì lợi ích một chiều. LHQ phải trở thành công cụ hòa bình thế giới. Tổ chức thế giới này phải được tất cả mọi người kính trọng, vì LHQ là nguồn hy vọng duy nhất cho các quốc gia bị áp bức nhỏ và vì thế cho cả hành tinh này.
Vì tất cả các quốc gia đều phụ thuộc vào nhau về kinh tế hơn bao giờ hết, cho nên sự hiểu biết của con người cũng phải vượt ra khỏi ranh giới quốc gia và nắm lấy cộng đồng quốc tế nói chung. Thật vậy, trừ khi chúng ta có thể tạo ra một bầu không khí hợp tác chân thành, sự đạt được không phải bằng cách sử dụng vũ lực thực tế hay bị đe doạ mà là bằng sự hiểu biết chân thành, nếu không - các vấn đề rắc rối của thế giới sẽ chỉ tăng lên mà thôi. Nếu người dân ở các nước nghèo bị từ chối hạnh phúc mà họ mong muốn và xứng đáng, thì họ tự nhiên sẽ không hài lòng và gây ra vấn đề rắc rối cho người giàu. Nếu những hình thức không ai mong muốn của xã hội, chính trị và văn hoá tiếp tục bị áp đặt lên những người không sẵn lòng, thì việc đạt được hòa bình thế giới là điều không chắc chắn. Tuy nhiên, nếu chúng ta hài lòng mọi người ở mức độ từ trái tim đến trái tim, thì hòa bình chắc chắn sẽ đến.
Trong mỗi quốc gia, cá nhân phải được trao quyền hạnh phúc, và trong số các quốc gia, phải có sự quan tâm bình đẳng đối với phúc lợi của cả những quốc gia nhỏ nhất. Tôi không gợi ý rằng một hệ thống tốt hơn một hệ thống khác và tất cả đều nên áp dụng nó. Ngược lại, nhiều hệ thống chính trị và ý thức hệ khác nhau là điều đáng mong muốn và phù hợp với sự đa dạng của các định hướng trong cộng đồng nhân loại. Sự khác nhau này giúp tăng cường sự tìm kiếm hạnh phúc của con người không ngừng nghỉ. Do đó, mỗi cộng đồng phải tự do phát triển hệ thống chính trị và kinh tế xã hội của mình, dựa trên nguyên tắc tự quyết.
Việc đạt được công lý, hòa hợp và hòa bình phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng ta nên nghĩ về chúng trong điều kiện lợi ích của con người về lâu dài chứ không phải là ngắn hạn. Tôi nhận ra sự tàn bạo trước mặt, nhưng tôi không thấy có sự lựa chọn nào khác hơn là điều mà tôi đề xuất - dựa trên nhân loại chung của chúng ta. Các quốc gia không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc quan tâm đến phúc lợi của người khác, không chỉ vì niềm tin của họ đối với nhân loại, mà là vì lợi ích chung và lâu dài của tất cả những người có liên quan. Sự đánh giá cao thực tế mới này được thể hiện bằng sự nổi lên của các tổ chức kinh tế khu vực hoặc lục địa như Tổ chức Kinh tế Châu Âu, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Tôi hy vọng sẽ có nhiều tổ chức xuyên quốc gia hơn nữa, đặc biệt là ở các khu vực mà sự phát triển kinh tế và ổn định khu vực dường như thiếu hụt.
Trong điều kiện hiện tại, có một nhu cầu ngày càng tăng về sự hiểu biết của con người và ý thức trách nhiệm chung. Để đạt được những ý tưởng đó, chúng ta phải phát khởi một tấm lòng nhân ái, tốt bung, nếu không có điều này, chúng ta không thể đạt được hạnh phúc phổ quát cũng như không có hòa bình thế giới lâu dài. Chúng ta không thể tạo hòa bình trên giấy. Trong khi ủng hộ trách nhiệm chung và tình huynh đệ phổ quát, các thực tế là nhân loại được tổ chức thành các thực thể riêng biệt dưới hình thức xã hội quốc gia. Do đó, theo một nghĩa thực tế, tôi cảm thấy rằng những xã hội này phải đóng vai trò như là những khối xây dựng cho hòa bình thế giới. Những nỗ lực đã được thực hiện trong quá khứ để tạo ra xã hội công bằng hơn và bình đẳng hơn. Các tổ chức được thành lập với các điều lệ cao quý để chống lại các lực lượng chống phá xã hội. Thật không may, những ý tưởng đó đã bị lừa dối bởi tính ích kỷ. Hơn bao giờ hết, chúng ta chứng kiến ngày hôm nay đạo đức và các nguyên tắc cao quý bị che khuất bởi bóng tối của lợi ích cá nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị. Có một trường phái tư tưởng cảnh báo chúng ta nên kiềm chế chính trị, vì chính trị đã trở thành đồng nghĩa với tình trạng vô đạo đức. Chính trị mà không có đạo đức thì không còn phúc lợi cho con người, và cuộc sống mà không có đạo đức thì làm giảm con người xuống mức độ của các con thú. Tuy nhiên, chính trị không phải là 'bẩn thỉu'. Thay vào đó, các công cụ văn hoá chính trị của chúng ta đã bóp méo các lý tưởng cao thượng và các khái niệm tôn quý nhằm nâng cao phúc lợi cho con người. Đương nhiên, những người tâm linh bày tỏ mối quan tâm của họ về các nhà lãnh đạo tôn giáo làm đảo lộn với chính trị, vì họ sợ sự ô nhiễm của tôn giáo bởi loại chính trị bẩn thỉu.
Tôi đặt câu hỏi về giả thuyết phổ biến rằng tôn giáo và đạo đức không có chỗ đứng trong chính trị và những người tôn giáo nên tự coi mình là ẩn tu. Quan điểm về tôn giáo như vậy là quá đơn phương; nó thiếu một quan điểm đúng đắn về quan hệ cá nhân với xã hội và vai trò của tôn giáo trong cuộc sống của chúng ta. Đạo đức cũng quan trọng đối với một chính trị gia như đối với một người tu hành. Hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra khi các chính trị gia và các nhà cai trị bỏ qua nguyên tắc đạo đức. Cho dù chúng ta tin vào Đức Chúa hay nghiệp, thì đạo đức vẫn là nền tảng của mọi tôn giáo.
Những phẩm chất của con người như đạo đức, từ bi, uy nghi, trí tuệ, vân vân là những nền tảng của tất cả các nền văn minh. Những phẩm chất này phải được trau giồi và duy trì thông qua sự giáo dục đạo đức có hệ thống trong một môi trường xã hội thuận lợi để một thế giới nhân đạo hơn có thể xuất hiện. Những phẩm chất cần thiết để tạo ra một thế giới như vậy phải được khắc sâu ngay từ đầu, từ thời thơ ấu. Chúng ta không thể đợi cho thế hệ kế tiếp thực hiện thay đổi này; mà thế hệ hiện tại này phải cố gắng đổi mới các giá trị cơ bản của con người. Nếu có bất cứ hy vọng nào, nó là trong các thế hệ tương lai; nhưng không trừ khi chúng ta đưa ra sự thay đổi lớn trên quy mô toàn cầu trong hệ thống giáo dục hiện tại của chúng ta. Chúng ta cần một cuộc cách mạng trong cam kết và thực hành các giá trị nhân đạo toàn cầu.
Chỉ có việc kêu gọi ồn ào để ngăn chặn sự thoái hoá đạo đức thôi là không đủ; chúng ta phải làm điều gì đó. Vì các chính phủ hiện nay không có những trách nhiệm tôn giáo, cho nên các nhà lãnh đạo tôn giáo và nhân đạo phải củng cố các tổ chức dân sự, xã hội, văn hoá, giáo dục và tôn giáo hiện tại để khôi phục các giá trị nhân văn và tinh thần. Khi cần thiết, chúng ta phải tạo ra các tổ chức mới để đạt được những mục tiêu này. Chỉ trong những việc làm như vậy thì mới có thể hy vọng tạo ra một nền tảng ổn định hơn cho hòa bình thế giới.
Sống trong xã hội, chúng ta nên chia sẻ sự đau khổ của đồng bào chúng ta và thực hành lòng từ bi và sự khoan dung không chỉ đối với những người thân mà còn đối với kẻ thù. Đây là bài kiểm tra sức mạnh tinh thần của chúng ta. Chúng ta phải đặt ra một gương mẫu bằng cách thực hành của riêng mình, vì chúng ta không thể hy vọng thuyết phục được người khác về giá trị của tôn giáo chỉ bằng lời nói. Chúng ta phải sống theo cùng những tiêu chuẩn cao về tính toàn vẹn và hy sinh mà chúng ta yêu cầu của người khác. Mục đích cuối cùng của tất cả các tôn giáo là phục vụ và đem lại lợi ích cho nhân loại. Đó là lý do tại sao tôn giáo luôn luôn được sử dụng để thực hiện hạnh phúc và bình an của tất cả chúng sinh và không chỉ đơn thuần là cải đạo người khác.
Tuy nhiên, trong tôn giáo không có ranh giới quốc gia. Một tôn giáo có thể và nên được sử dụng bởi bất kỳ nhân dân hoặc người nào thấy nó có lợi ích. Điều quan trọng đối với mỗi người tìm kiếm là chọn một tôn giáo phù hợp nhất đối với bản thân mình. Tuy nhiên, việc bao gồm một tôn giáo đặc biệt không có nghĩa là từ chối tôn giáo khác hoặc cộng đồng của chính họ. Thật ra, điều quan trọng là những ai chấp nhận một tôn giáo thì không nên tự tách ra khỏi xã hội của mình; họ nên tiếp tục sống trong cộng đồng của họ và hòa hợp với các thành viên của mình. Bằng cách thoát khỏi cộng đồng của riêng bạn, bạn không thể có lợi cho người khác, trong khi lợi ích cho người khác thực sự là mục tiêu cơ bản của tôn giáo.
Về vấn đề này có hai điều quan trọng cần ghi nhớ: tự kiểm tra và tự sửa chữa. Chúng ta nên thường xuyên kiểm tra thái độ của mình đối với người khác, kiểm tra cẩn thận, và chúng ta nên tự sửa lại ngay khi thấy mình sai.
Cuối cùng, xin dành một vài từ về sự tiến bộ vật chất. Tôi đã nghe rất nhiều khiếu nại chống lại sự tiến bộ vật chất từ người phương Tây, và tuy nhiên, nghịch lý, đó lại là niềm tự hào của thế giới phương Tây. Tôi thấy chẳng có gì sai đối với tự bản thân của sự tiến bộ vật chất, với điều kiện là mọi người luôn được ưu tiên. Tôi tin chắc rằng để giải quyết các vấn đề của con người trong tất cả các khía cạnh của chúng ta, chúng ta cần phải kết hợp và hài hòa sự phát triển kinh tế với sự phát triển tinh thần.
Tuy nhiên, chúng ta phải biết những hạn chế của nó. Mặc dù kiến thức vật chất dưới dạng khoa học và công nghệ đã đóng góp rất nhiều cho phúc lợi của con người, nhưng nó không thể tạo ra hạnh phúc lâu dài. Chẳng hạn, ở Mỹ, nơi mà sự phát triển công nghệ có thể tiến bộ hơn bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng vẫn còn rất nhiều sự đau khổ về tinh thần. Điều này là bởi vì kiến thức vật chất chỉ có thể cung cấp một loại hạnh phúc phụ thuộc vào điều kiện vật chất. Nó không thể cung cấp một loại hạnh phúc mà nảy ra từ sự phát triển bên trong không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
Để đổi mới giá trị của con người và đạt được hạnh phúc lâu dài, chúng ta cần nhìn vào di sản nhân đạo chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nguyện cầu cho bài luận này phục vụ như một lời nhắc nhở khẩn cấp để chúng ta không quên những giá trị nhân bản đã liên kết tất cả chúng ta như một gia đình trên hành tinh này.
Tôi đã viết những dòng chữ trên đây
Để bày tỏ cảm xúc kiên định của mình.
Bất cứ khi nào tôi gặp - dù khách nước ngoài,
Tôi vẫn luôn luôn có cùng một cảm giác:
"Tôi đang gặp một thành viên khác trong gia đình nhân loại,
Thái độ này đã làm cho ngày càng trở nên sâu sắc
Tình cảm và sự tôn trọng của tôi dành cho tất cả chúng sinh.
Cầu mong cho sự ước nguyện tự nhiên này
Góp một phần nhỏ bé vào hòa bình thế giới.
Nguyện cầu cho một gia đình nhân loại,
Trên hành tinh này thân thiện nhau hơn
Quan tâm nhau hơn, và hiểu biết nhiều hơn.
Dành cho tất cả những ai không ưa đau khổ,
Và mến yêu sự hạnh phúc trường cửu lâu dài,
Đây là lời cầu khẩn chân thành của chính bản thân tôi!
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Nguồn: vn.dalailama.com | thuvienhoasen.org
A Human Approach to World Peace
When we rise in the morning and listen to the radio or read the newspaper, we are confronted with the same sad news: violence, crime, wars, and disasters. I cannot recall a single day without a report of something terrible happening somewhere. Even in these modern times it is clear that one's precious life is not safe. No former generation has had to experience so much bad news as we face today; this constant awareness of fear and tension should make any sensitive and compassionate person question seriously the progress of our modern world.
It is ironic that the more serious problems emanate from the more industrially advanced societies. Science and technology have worked wonders in many fields, but the basic human problems remain. There is unprecedented literacy, yet this universal education does not seem to have fostered goodness, but only mental restlessness and discontent instead. There is no doubt about the increase in our material progress and technology, but somehow this is not sufficient as we have not yet succeeded in bringing about peace and happiness or in overcoming suffering.
We can only conclude that there must be something seriously wrong with our progress and development, and if we do not check it in time there could be disastrous consequences for the future of humanity. I am not at all against science and technology - they have contributed immensely to the overall experience of humankind; to our material comfort and well-being and to our greater understanding of the world we live in. But if we give too much emphasis to science and technology we are in danger of losing touch with those aspects of human knowledge and understanding that aspire towards honesty and altruism.
Science and technology, though capable of creating immeasurable material comfort, cannot replace the age-old spiritual and humanitarian values that have largely shaped world civilization, in all its national forms, as we know it today. No one can deny the unprecedented material benefit of science and technology, but our basic human problems remain; we are still faced with the same, if not more, suffering, fear, and tension. Thus it is only logical to try to strike a balance between material developments on the one hand and the development of spiritual, human values on the other. In order to bring about this great adjustment, we need to revive our humanitarian values.
I am sure that many people share my concern about the present worldwide moral crisis and will join in my appeal to all humanitarians and religious practitioners who also share this concern to help make our societies more compassionate, just, and equitable. I do not speak as a Buddhist or even as a Tibetan. Nor do I speak as an expert on international politics (though I unavoidably comment on these matters). Rather, I speak simply as a human being, as an upholder of the humanitarian values that are the bedrock not only of Mahayana Buddhism but of all the great world religions. From this perspective I share with you my personal outlook - that:
1. Universal humanitarianism is essential to solve global problems;
2. Compassion is the pillar of world peace;
3. All world religions are already for world peace in this way, as are all humanitarians of whatever ideology;
4. Each individual has a universal responsibility to shape institutions to serve human needs.
Solving Human Problems through Transforming Human Attitudes
Of the many problems we face today, some are natural calamities and must be accepted and faced with equanimity. Others, however, are of our own making, created by misunderstanding, and can be corrected. One such type arises from the conflict of ideologies, political or religious, when people fight each other for petty ends, losing sight of the basic humanity that binds us all together as a single human family. We must remember that the different religions, ideologies, and political systems of the world are meant for human beings to achieve happiness. We must not lose sight of this fundamental goal and at no time should we place means above ends; the supremacy of humanity over matter and ideology must always be maintained.
By far the greatest single danger facing humankind - in fact, all living beings on our planet - is the threat of nuclear destruction. I need not elaborate on this danger, but I would like to appeal to all the leaders of the nuclear powers who literally hold the future of the world in their hands, to the scientists and technicians who continue to create these awesome weapons of destruction, and to all the people at large who are in a position to influence their leaders: I appeal to them to exercise their sanity and begin to work at dismantling and destroying all nuclear weapons. We know that in the event of a nuclear war there will be no victors because there will be no survivors! Is it not frightening just to contemplate such inhuman and heartless destruction? And, is it not logical that we should remove the cause for our own destruction when we know the cause and have both the time and the means to do so? Often we cannot overcome our problems because we either do not know the cause or, if we understand it, do not have the means to remove it. This is not the case with the nuclear threat.
Whether they belong to more evolved species like humans or to simpler ones such as animals, all beings primarily seek peace, comfort, and security. Life is as dear to the mute animal as it is to any human being; even the simplest insect strives for protection from dangers that threaten its life. Just as each one of us wants to live and does not wish to die, so it is with all other creatures in the universe, though their power to effect this is a different matter.
Broadly speaking there are two types of happiness and suffering, mental and physical, and of the two, I believe that mental suffering and happiness are the more acute. Hence, I stress the training of the mind to endure suffering and attain a more lasting state of happiness. However, I also have a more general and concrete idea of happiness: a combination of inner peace, economic development, and, above all, world peace. To achieve such goals I feel it is necessary to develop a sense of universal responsibility, a deep concern for all irrespective of creed, colour, sex, or nationality.
The premise behind this idea of universal responsibility is the simple fact that, in general terms, all others' desires are the same as mine. Every being wants happiness and does not want suffering. If we, as intelligent human beings, do not accept this fact, there will be more and more suffering on this planet. If we adopt a self-centred approach to life and constantly try to use others for our own self-interest, we may gain temporary benefits, but in the long run we will not succeed in achieving even personal happiness, and world peace will be completely out of the question.
In their quest for happiness, humans have used different methods, which all too often have been cruel and repellent. Behaving in ways utterly unbecoming to their status as humans, they inflict suffering upon fellow humans and other living beings for their own selfish gains. In the end, such shortsighted actions bring suffering to oneself as well as to others. To be born a human being is a rare event in itself, and it is wise to use this opportunity as effectively and skillfully as possible. We must have the proper perspective that of the universal life process, so that the happiness or glory of one person or group is not sought at the expense of others.
All this calls for a new approach to global problems. The world is becoming smaller and smaller - and more and more interdependent - as a result of rapid technological advances and international trade as well as increasing trans-national relations. We now depend very much on each other. In ancient times problems were mostly family-size, and they were naturally tackled at the family level, but the situation has changed. Today we are so interdependent, so closely interconnected with each other, that without a sense of universal responsibility, a feeling of universal brotherhood and sisterhood, and an understanding and belief that we really are part of one big human family, we cannot hope to overcome the dangers to our very existence - let alone bring about peace and happiness.
One nation's problems can no longer be satisfactorily solved by itself alone; too much depends on the interest, attitude, and cooperation of other nations. A universal humanitarian approach to world problems seems the only sound basis for world peace. What does this mean? We begin from the recognition mentioned previously that all beings cherish happiness and do not want suffering. It then becomes both morally wrong and pragmatically unwise to pursue only one's own happiness oblivious to the feelings and aspirations of all others who surround us as members of the same human family. The wiser course is to think of others also when pursuing our own happiness. This will lead to what I call 'wise self-interest', which hopefully will transform itself into 'compromised self-interest', or better still, 'mutual interest'.
Although the increasing interdependence among nations might be expected to generate more sympathetic cooperation, it is difficult to achieve a spirit of genuine cooperation as long as people remain indifferent to the feelings and happiness of others. When people are motivated mostly by greed and jealousy, it is not possible for them to live in harmony. A spiritual approach may not solve all the political problems that have been caused by the existing self-centered approach, but in the long run it will overcome the very basis of the problems that we face today.
On the other hand, if humankind continues to approach its problems considering only temporary expediency, future generations will have to face tremendous difficulties. The global population is increasing, and our resources are being rapidly depleted. Look at the trees, for example. No one knows exactly what adverse effects massive deforestation will have on the climate, the soil, and global ecology as a whole. We are facing problems because people are concentrating only on their short-term, selfish interests, not thinking of the entire human family. They are not thinking of the earth and the long-term effects on universal life as a whole. If we of the present generation do not think about these now, future generations may not be able to cope with them.
Compassion as the Pillar of World Peace
According to Buddhist psychology, most of our troubles are due to our passionate desire for and attachment to things that we misapprehend as enduring entities. The pursuit of the objects of our desire and attachment involves the use of aggression and competitiveness as supposedly efficacious instruments. These mental processes easily translate into actions, breeding belligerence as an obvious effect. Such processes have been going on in the human mind since time immemorial, but their execution has become more effective under modern conditions. What can we do to control and regulate these 'poisons' - delusion, greed, and aggression? For it is these poisons that are behind almost every trouble in the world.
As one brought up in the Mahayana Buddhist tradition, I feel that love and compassion are the moral fabric of world peace. Let me first define what I mean by compassion. When you have pity or compassion for a very poor person, you are showing sympathy because he or she is poor; your compassion is based on altruistic considerations. On the other hand, love towards your wife, your husband, your children, or a close friend is usually based on attachment. When your attachment changes, your kindness also changes; it may disappear. This is not true love. Real love is not based on attachment, but on altruism. In this case your compassion will remain as a humane response to suffering as long as beings continue to suffer.
This type of compassion is what we must strive to cultivate in ourselves, and we must develop it from a limited amount to the limitless. Undiscriminating, spontaneous, and unlimited compassion for all sentient beings is obviously not the usual love that one has for friends or family, which is alloyed with ignorance, desire, and attachment. The kind of love we should advocate is this wider love that you can have even for someone who has done harm to you: your enemy.
The rationale for compassion is that every one of us wants to avoid suffering and gain happiness. This, in turn, is based on the valid feeling of '1', which determines the universal desire for happiness. Indeed, all beings are born with similar desires and should have an equal right to fulfill them. If I compare myself with others, who are countless, I feel that others are more important because I am just one person whereas others are many. Further, the Tibetan Buddhist tradition teaches us to view all sentient beings as our dear mothers and to show our gratitude by loving them all. For, according to Buddhist theory, we are born and reborn countless numbers of times, and it is conceivable that each being has been our parent at one time or another. In this way all beings in the universe share a family relationship.
Whether one believes in religion or not, there is no one who does not appreciate love and compassion. Right from the moment of our birth, we are under the care and kindness of our parents; later in life, when facing the sufferings of disease and old age, we are again dependent on the kindness of others. If at the beginning and end of our lives we depend upon others' kindness, why then in the middle should we not act kindly towards others?
The development of a kind heart (a feeling of closeness for all human beings) does not involve the religiosity we normally associate with conventional religious practice. It is not only for people who believe in religion, but is for everyone regardless of race, religion, or political affiliation. It is for anyone who considers himself or herself, above all, a member of the human family and who sees things from this larger and longer perspective. This is a powerful feeling that we should develop and apply; instead, we often neglect it, particularly in our prime years when we experience a false sense of security.
When we take into account a longer perspective, the fact that all wish to gain happiness and avoid suffering, and keep in mind our relative unimportance in relation to countless others, we can conclude that it is worthwhile to share our possessions with others. When you train in this sort of outlook, a true sense of compassion - a true sense of love and respect for others - becomes possible. Individual happiness ceases to be a conscious self-seeking effort; it becomes an automatic and far superior by-product of the whole process of loving and serving others.
Another result of spiritual development, most useful in day-to-day life, is that it gives a calmness and presence of mind. Our lives are in constant flux, bringing many difficulties. When faced with a calm and clear mind, problems can be successfully resolved. When, instead, we lose control over our minds through hatred, selfishness, jealousy, and anger, we lose our sense of judgement. Our minds are blinded and at those wild moments anything can happen, including war. Thus, the practice of compassion and wisdom is useful to all, especially to those responsible for running national affairs, in whose hands lie the power and opportunity to create the structure of world peace.
World Religions for World Peace
The principles discussed so far are in accordance with the ethical teachings of all world religions. I maintain that every major religion of the world - Buddhism, Christianity, Confucianism, Hinduism, Islam, Jainism, Judaism, Sikhism, Taoism, Zoroastrianism - has similar ideals of love, the same goal of benefiting humanity through spiritual practice, and the same effect of making their followers into better human beings. All religions teach moral precepts for perfecting the functions of mind, body, and speech. All teach us not to lie or steal or take others' lives, and so on. The common goal of all moral precepts laid down by the great teachers of humanity is unselfishness. The great teachers wanted to lead their followers away from the paths of negative deeds caused by ignorance and to introduce them to paths of goodness.
All religions agree upon the necessity to control the undisciplined mind that harbours selfishness and other roots of trouble, and each teaches a path leading to a spiritual state that is peaceful, disciplined, ethical, and wise. It is in this sense that I believe all religions have essentially the same message. Differences of dogma may be ascribed to differences of time and circumstance as well as cultural influences; indeed, there is no end to scholastic argument when we consider the purely metaphysical side of religion. However, it is much more beneficial to try to implement in daily life the shared precepts for goodness taught by all religions rather than to argue about minor differences in approach.
There are many different religions to bring comfort and happiness to humanity in much the same way as there are particular treatments for different diseases. For, all religions endeavour in their own way to help living beings avoid misery and gain happiness. And, although we can find causes for preferring certain interpretations of religious truths, there is much greater cause for unity, stemming from the human heart. Each religion works in its own way to lessen human suffering and contribute to world civilization. Conversion is not the point. For instance, I do not think of converting others to Buddhism or merely furthering the Buddhist cause. Rather, I try to think of how I as a Buddhist humanitarian can contribute to human happiness.
While pointing out the fundamental similarities between world religions, I do not advocate one particular religion at the expense of all others, nor do I seek a new 'world religion'. All the different religions of the world are needed to enrich human experience and world civilization. Our human minds, being of different calibre and disposition, need different approaches to peace and happiness. It is just like food. Certain people find Christianity more appealing, others prefer Buddhism because there is no creator in it and everything depends upon your own actions. We can make similar arguments for other religions as well. Thus, the point is clear: humanity needs all the world's religions to suit the ways of life, diverse spiritual needs, and inherited national traditions of individual human beings.
It is from this perspective that I welcome efforts being made in various parts of the world for better understanding among religions. The need for this is particularly urgent now. If all religions make the betterment of humanity their main concern, then they can easily work together in harmony for world peace. Interfaith understanding will bring about the unity necessary for all religions to work together. However, although this is indeed an important step, we must remember that there are no quick or easy solutions. We cannot hide the doctrinal differences that exist among various faiths, nor can we hope to replace the existing religions by a new universal belief. Each religion has its own distinctive contributions to make, and each in its own way is suitable to a particular group of people as they understand life. The world needs them all.
There are two primary tasks facing religious practitioners who are concerned with world peace. First, we must promote better interfaith understanding so as to create a workable degree of unity among all religions. This may be achieved in part by respecting each other's beliefs and by emphasizing our common concern for human well-being. Second, we must bring about a viable consensus on basic spiritual values that touch every human heart and enhance general human happiness. This means we must emphasize the common denominator of all world religions - humanitarian ideals. These two steps will enable us to act both individually and together to create the necessary spiritual conditions for world peace.
We practitioners of different faiths can work together for world peace when we view different religions as essentially instruments to develop a good heart - love and respect for others, a true sense of community. The most important thing is to look at the purpose of religion and not at the details of theology or metaphysics, which can lead to mere intellectualism. I believe that all the major religions of the world can contribute to world peace and work together for the benefit of humanity if we put aside subtle metaphysical differences, which are really the internal business of each religion.
Despite the progressive secularization brought about by worldwide modernization and despite systematic attempts in some parts of the world to destroy spiritual values, the vast majority of humanity continues to believe in one religion or another. The undying faith in religion, evident even under irreligious political systems, clearly demonstrates the potency of religion as such. This spiritual energy and power can be purposefully used to bring about the spiritual conditions necessary for world peace. Religious leaders and humanitarians all over the world have a special role to play in this respect.
Whether we will be able to achieve world peace or not, we have no choice but to work towards that goal. If our minds are dominated by anger, we will lose the best part of human intelligence - wisdom, the ability to decide between right and wrong. Anger is one of the most serious problems facing the world today.
Individual Power to Shape Institutions
Anger plays no small role in current conflicts such as those in the Middle East, Southeast Asia, the North-South problem, and so forth. These conflicts arise from a failure to understand one another's humanness. The answer is not the development and use of greater military force, nor an arms race. Nor is it purely political or purely technological. Basically it is spiritual, in the sense that what is required is a sensitive understanding of our common human situation. Hatred and fighting cannot bring happiness to anyone, even to the winners of battles. Violence always produces misery and thus is essentially counter-productive. It is, therefore, time for world leaders to learn to transcend the differences of race, culture, and ideology and to regard one another through eyes that see the common human situation. To do so would benefit individuals, communities, nations, and the world at large.
The greater part of present world tension seems to stem from the 'Eastern bloc' versus 'Western bloc' conflict that has been going on since World War II. These two blocs tend to describe and view each other in a totally unfavourable light. This continuing, unreasonable struggle is due to a lack of mutual affection and respect for each other as fellow human beings. Those of the Eastern bloc should reduce their hatred towards the Western bloc because the Western bloc is also made up of human beings - men, women, and children. Similarly those of the Western bloc should reduce their hatred towards the Eastern bloc because the Eastern bloc is also human beings. In such a reduction of mutual hatred, the leaders of both blocs have a powerful role to play. But first and foremost, leaders must realize their own and others' humanness. Without this basic realization, very little effective reduction of organized hatred can be achieved.
If, for example, the leader of the United States of America and the leader of the Union of Soviet Socialist Republics suddenly met each other in the middle of a desolate island, I am sure they would respond to each other spontaneously as fellow human beings. But a wall of mutual suspicion and misunderstanding separates them the moment they are identified as the 'President of the USA' and the 'Secretary-General of the USSR'). More human contact in the form of informal extended meetings, without any agenda, would improve their mutual understanding; they would learn to relate to each other as human beings and could then try to tackle international problems based on this understanding. No two parties, especially those with a history of antagonism, can negotiate fruitfully in an atmosphere of mutual suspicion and hatred.
I suggest that world leaders meet about once a year in a beautiful place without any business, just to get to know each other as human beings. Then, later, they could meet to discuss mutual and global problems. I am sure many others share my wish that world leaders meet at the conference table in such an atmosphere of mutual respect and understanding of each other's humanness.
To improve person-to-person contact in the world at large, I would like to see greater encouragement of international tourism. Also, mass media, particularly in democratic societies, can make a considerable contribution to world peace by giving greater coverage to human interest items that reflect the ultimate oneness of humanity. With the rise of a few big powers in the international arena, the humanitarian role of international organizations is being bypassed and neglected. I hope that this will be corrected and that all international organizations, especially the United Nations, will be more active and effective in ensuring maximum benefit to humanity and promoting international understanding. It will indeed be tragic if the few powerful members continue to misuse world bodies like the UN for their one-sided interests. The UN must become the instrument of world peace. This world body must be respected by all, for the UN is the only source of hope for small oppressed nations and hence for the planet as a whole.
As all nations are economically dependent upon one another more than ever before, human understanding must go beyond national boundaries and embrace the international community at large. Indeed, unless we can create an atmosphere of genuine cooperation, gained not by threatened or actual use of force but by heartfelt understanding, world problems will only increase. If people in poorer countries are denied the happiness they desire and deserve, they will naturally be dissatisfied and pose problems for the rich. If unwanted social, political, and cultural forms continue to be imposed upon unwilling people, the attainment of world peace is doubtful. However, if we satisfy people at a heart-to-heart level, peace will surely come.
Within each nation, the individual ought to be given the right to happiness, and among nations, there must be equal concern for the welfare of even the smallest nations. I am not suggesting that one system is better than another and all should adopt it. On the contrary, a variety of political systems and ideologies is desirable and accords with the variety of dispositions within the human community. This variety enhances the ceaseless human quest for happiness. Thus each community should be free to evolve its own political and socio-economic system, based on the principle of self-determination.
The achievement of justice, harmony, and peace depends on many factors. We should think about them in terms of human benefit in the long run rather than the short term. I realize the enormity of the task before us, but I see no other alternative than the one I am proposing - which is based on our common humanity. Nations have no choice but to be concerned about the welfare of others, not so much because of their belief in humanity, but because it is in the mutual and long-term interest of all concerned. An appreciation of this new reality is indicated by the emergence of regional or continental economic organizations such as the European Economic Community, the Association of South East Asian Nations, and so forth. I hope more such trans-national organizations will be formed, particularly in regions where economic development and regional stability seem in short supply.
Under present conditions, there is definitely a growing need for human understanding and a sense of universal responsibility. In order to achieve such ideas, we must generate a good and kind heart, for without this, we can achieve neither universal happiness nor lasting world peace. We cannot create peace on paper. While advocating universal responsibility and universal brotherhood and sisterhood, the facts are that humanity is organized in separate entities in the form of national societies. Thus, in a realistic sense, I feel it is these societies that must act as the building-blocks for world peace. Attempts have been made in the past to create societies more just and equal. Institutions have been established with noble charters to combat anti-social forces. Unfortunately, such ideas have been cheated by selfishness. More than ever before, we witness today how ethics and noble principles are obscured by the shadow of self-interest, particularly in the political sphere. There is a school of thought that warns us to refrain from politics altogether, as politics has become synonymous with amorality. Politics devoid of ethics does not further human welfare, and life without morality reduces humans to the level of beasts. However, politics is not axiomatically 'dirty'. Rather, the instruments of our political culture have distorted the high ideals and noble concepts meant to further human welfare. Naturally, spiritual people express their concern about religious leaders 'messing' with politics, since they fear the contamination of religion by dirty politics.
I question the popular assumption that religion and ethics have no place in politics and that religious persons should seclude themselves as hermits. Such a view of religion is too one-sided; it lacks a proper perspective on the individual's relation to society and the role of religion in our lives. Ethics is as crucial to a politician as it is to a religious practitioner. Dangerous consequences will follow when politicians and rulers forget moral principles. Whether we believe in God or karma, ethics is the foundation of every religion.
Such human qualities as morality, compassion, decency, wisdom, and so forth have been the foundations of all civilizations. These qualities must be cultivated and sustained through systematic moral education in a conducive social environment so that a more humane world may emerge. The qualities required to create such a world must be inculcated right from the beginning, from childhood. We cannot wait for the next generation to make this change; the present generation must attempt a renewal of basic human values. If there is any hope, it is in the future generations, but not unless we institute major change on a worldwide scale in our present educational system. We need a revolution in our commitment to and practice of universal humanitarian values.
It is not enough to make noisy calls to halt moral degeneration; we must do something about it. Since present-day governments do not shoulder such 'religious' responsibilities, humanitarian and religious leaders must strengthen the existing civic, social, cultural, educational, and religious organizations to revive human and spiritual values. Where necessary, we must create new organizations to achieve these goals. Only in so doing can we hope to create a more stable basis for world peace.
Living in society, we should share the sufferings of our fellow citizens and practise compassion and tolerance not only towards our loved ones but also towards our enemies. This is the test of our moral strength. We must set an example by our own practice, for we cannot hope to convince others of the value of religion by mere words. We must live up to the same high standards of integrity and sacrifice that we ask of others. The ultimate purpose of all religions is to serve and benefit humanity. This is why it is so important that religion always be used to effect the happiness and peace of all beings and not merely to convert others.
Still, in religion there are no national boundaries. A religion can and should be used by any people or person who finds it beneficial. What is important for each seeker is to choose a religion that is most suitable to himself or herself. But, the embracing of a particular religion does not mean the rejection of another religion or one's own community. In fact, it is important that those who embrace a religion should not cut themselves off from their own society; they should continue to live within their own community and in harmony with its members. By escaping from your own community, you cannot benefit others, whereas benefiting others is actually the basic aim of religion.
In this regard there are two things important to keep in mind: self-examination and self-correction. We should constantly check our attitude toward others, examining ourselves carefully, and we should correct ourselves immediately when we find we are in the wrong.
Finally, a few words about material progress. I have heard a great deal of complaint against material progress from Westerners, and yet, paradoxically, it has been the very pride of the Western world. I see nothing wrong with material progress per se, provided people are always given precedence. It is my firm belief that in order to solve human problems in all their dimensions, we must combine and harmonize economic development with spiritual growth.
However, we must know its limitations. Although materialistic knowledge in the form of science and technology has contributed enormously to human welfare, it is not capable of creating lasting happiness. In America, for example, where technological development is perhaps more advanced than in any other country, there is still a great deal of mental suffering. This is because materialistic knowledge can only provide a type of happiness that is dependent upon physical conditions. It cannot provide happiness that springs from inner development independent of external factors.
For renewal of human values and attainment of lasting happiness, we need to look to the common humanitarian heritage of all nations the world over. May this essay serve as an urgent reminder lest we forget the human values that unite us all as a single family on this planet.
I have written the above lines
To tell my constant feeling.
Whenever I meet even a 'foreigner',
I have always the same feeling:
'I am meeting another member of the human family.,
This attitude has deepened
My affection and respect for all beings.
May this natural wish be
My small contribution to world peace.
I pray for a more friendly,
More caring, and more understanding
Human family on this planet.
To all who dislike suffering,
Who cherish lasting happiness -
This is my heartfelt appeal.