Khi Chồng Muốn Có Thêm Một Đứa Con Trai

24/03/20151:01 CH(Xem: 14105)
Khi Chồng Muốn Có Thêm Một Đứa Con Trai

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

Khi Chồng Muốn Có Thêm Một Đứa Con Trai

blankBạch Thầy, gia đình con nhiều năm qua sống rất vui vẻ, hạnh phúc. Chúng con có 2 cô con gái, một cháu 15 và 1 cháu lên 8. Chẳng hiểu sao 1 năm trở lại đây chồng con nằng nặc đòi sinh thêm con với hi vọng sẽ là cháu trai. Chúng con năm nay đều đã ngoài 40 nên con không muốn sinh thêm, sợ em bé sinh ra sẽ rủi ro cao do tuổi con đã lớn. Chồng con và cả gia đình nhà chồng đều nói nếu con không chịu sinh con trai thì chồng con sẽ “gửi” ở nơi khác rồi mang về cho con nuôi. Chồng con một mực nói yêu con, yêu gia đình, không bao giờ lấy vợ hai nhưng nhất quyết yêu cầu con hoặc là sinh em bé hoặc anh ấy sẽ nhờ người khác đẻ rồi mang con về. Con chỉ có quyền chọn 1 trong 2 phương án trên. Theo Thầy con phải chọn cách nào ạ?

Nguyễn Thùy Loan, Tuyên Quang

Thầy Thích Nhật Từ trả lời

Tình cảnh của chị nêu trong thư là một vấn nạn nan giải. Nguyên do chính yếu của vấn nạn này là do chồng chị và gia đình chồng muốn có cậu con trai, bên cạnh hai cô con gái, có lẽ do trọng nam khinh nữ. Thay vì, tìm cách khéo léo thuyết phục vợ/ con dâu, chồng và gia đình chồng đã gây sức ép, buộc chị phải chọn một trong hai phương án, hoặc chấp nhận có thêm đứa con thứ ba, hoặc chồng chị sẽ “gieo mầm” ở nơi khác, rồi mang về cho chị nuôi. Để giúp chị dễ dàng chọn lựa một quyết định đúng đắn, có giá trị bảo hộ hạnh phúc gia đình chị, chị nên suy nghĩ vài điều sau đây:

Giới tính của con cái là một nhân duyên 

Phật giáo không có khuynh hướng cho rằng giới tính của con cái là số phận hay định mệnh. Lại không phải là một sự tự nhiên hay ngẫu nhiên.

Sự có mặt của sự sống con người không có nguồn gốc từ một nguyên nhân “đầu tiên”, dù đó là duy thần, duy vật hay duy tâm. Sự hiện hữutiếp nối của mọi sự sống theo Phật giáo là do nhân duyên, mang tính tương tác, tương duyên, tương thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, chi phối lẫn nhau.

Sự sống con người không phải mới có mặt ở kiếp này. Sự sống con người là một sự tiếp nối, gần nhất là từ cái chết của chính con người đó trong kiếp trước. Giới tính của con cái là một “nhân duyên” vừa mang tính “nghiệp chung” và vừa mang tính “nghiệp riêng” của cha mẹ và con cái. Nghiệp riêng là vì giới tính là hệ quả của lối sống, thái độ sống, khuynh hướng sống của từng người, trải qua một tiến trình sống với những thói quen được lặp lại như một lập trình. Nghiệp chung là vì ai cũng sống trong tương quan gia đìnhxã hội, chịu sự tác độngcộng hưởng của người thân và những người xung quanh, vốn góp phần tạo ra một phần lối sống và cá tánh của con người. Không phải do muốn hay không muốn mà giới tính của con người được hình thành. Nhân cách sốngthói quen cá tính trong quá trình sống đã góp phần quyết định giới tính của người đó trong kiếp kế tiếp, như một cán cân nhân quả chuẩn xác.

Do đó, tốt nhất, làm cha mẹ, ta nên vui vẻ chấp nhận giới tính của con cái, hoặc nam, hoặc nữ, thậm chí, đồng tính nam hay đồng tính nữ. Không ai khi sinh ra có thể tự lựa chọn giới tính cho mình. Cha mẹ sinh ra con cái cũng không thể chọn lựa giới tính cho con mình. Khi nhận thức được rằng cả chủ thể và đối tượng của sự sinh không thể tự chọn giới tính, thì ta không nên quá bận tâm về giới tính của con cái, mà vô tình tạo ra quá nhiều các bất hạnh, do thái độ trọng nam khinh nữ.

Nói cách khác, giới tính của các con cái không thể được hình thành từ ý muốn của các cháu, hay cha mẹ của các cháu, mà là từ dòng chảy của hành vithói quen từ các kiếp trước, đặc biệt là kiếp tiền thân gần nhất. Do vậy, thay vì kỳ vọng thái quá vào thiên hướng giới tính nam cho con cái, các bậc cha mẹgia đình hai bên nên tập thói quen chấp nhận giới tính của con em mình, với sự hiểu biết, cảm thônghoan hỷ. Khi nhận thức được rằng giới tính của con cái là một nhân duyên, làm cha mẹ, ta không nên khổ đau hay khó chịu, khi sinh ra các đứa con có giới tính trái ngược lại với mong muốn chủ quan của ta, mà đôi lúc lại là phi thực.

Đừng biến giới tính của con cái thành một áp lực

Trong xã hội loài người, con cái trong hôn nhân, khác rất xa với các trái cây trong một cái rổ, bị được chọn lựa hoặc bỏ đi. Con cái là con chung của vợ chồng, bất luận giới tính, đều có giá trị nhân phẩm ngang nhau, không nên phân biệt và ứng xử bất công. Phân biệt đối xử giới tính của con cái thực ra là ta đã trực tiếp gây ra sự khó dễ cho bản thân và người bạn đời, mà lẽ ra không nên.

Chuyện hôn nhân và việc sinh con là trọng đại, nên là quyết định chung của cả hai vợ chồng, chứ không thể việc cá nhân của một bên chồng hay bên vợ, mà chồng và gia đình chồng lại vin vào để gây áp lực quá đáng. Gây áp lực không phải là cách mà người chồng thương yêu vợ dùng làm đòn bẩy, buộc vợ phải chiều theo ý muốn có con trai mang tính độc đoán của mình. Gây áp lực cũng không phải là cách mà gia đình chồng vận dụng để can thiệp quá sâu vào chuyện vợ chồng chị, vì như thế là thiếu tôn trọng nhau.

Lẽ ra, gia đình chồng nên tích cực khuyên can chồng chị không nên phân biệt giới tính của con cái. Có đâu lại đổ dầu vào lửa, vô tình làm cho vấn đề của vợ chồng chị trở nên căng thẳng không cần thiết. Mang giới tính nữ, hai cháu gái cũng là con của anh ấy, chứ có phải là con của người khác đâu mà phân biệt nọ kia. Hai cháu gái là hoa trái tình yêu của vợ chồng chị. Tại sao lại quá bận tâm về giới tính của con cái mà đành tạo ra tình huống khó xử cho nhau? Khi hiểu được cái triết lý đơn giản: “con nào cũng là con”, có lẽ, các bậc cha mẹ sẽ không phân biệt trọng khinh đối với giới tính của con cái.

Giải phóng các nỗi lo lắng

Nếu tuổi tác tứ thậpnguyên nhân chính khiến chị sợ khó đảm bảo được mẹ tròn con vuông, thì chị không nên quá lo lắng về vấn đề này. Trong trường hợp của chị, nếu chọn giải pháp có thêm đứa con thứ ba, chị không phải quá “sợ em bé sinh ra sẽ rủi ro cao”. Các bà mẹ lớn tuổi sinh con đầu lòng có thể gặp các rủi ro. Với tuổi 40, việc sinh đứa con thứ ba, theo y học, cơ hội rủi ro không hẳn là quá cao, đến độ chị phải quá sợ hãi, sầu bi và ưu não. Hãy nỗ lực giải phóng các cảm giác sợ hãi, để cuộc sống có chất lượng hạnh phúc hơn.

Một trong những cách tháo mở sự lo lắng quá mức là chị nên khéo léo kéo dài thời gian thảo luận với chồng và gia đình chồng về vấn đề mà trong thâm tâm, chị không muốn có thêm con, dù trai hay gái, ở tuổi ngoài bốn mươi. Kéo dãn thời gian là cách giúp cho cả chồng và chị đủ sáng suốt để không có bất kỳ quyết định sai lầm nào có thể xảy ra.

Nếu sau khi đã hết lời giải thích rằng chị không thích có thêm con mà chồng chị và gia đình chồng vẫn không chấp nhận, không chịu tương nhượng, thì chị cũng không vì tự ái mà kháng cự, tạo ra không khí quá căng thẳng, vốn có thể phá vỡ hạnh phúcanh chị đã cùng nhau xây dựngbảo hộ. Giá mà gia đình chị đều là công dân của nước Trung Quốc không được quyền có hai con, có lẽ đã không xảy ra chuyện áp lực, giở khóc, giở cười này.

Đặt giả thuyết, chồng và gia đình chồng chị đề cập đến hai phương án một cách nửa thật, nửa đùa thì chị không nên quá sợ hãilo lắng. Nếu chồng và gia đình chồng nằn nặc phải có thêm đứa con trai, bằng không, chồng chị có thể có con ngoài luồng, thì vợ chồng chị nên gặp bác sĩ chuyên khoa xin tư vấn về sự an toàn trong sinh đẻ, nhờ đó, gia đình chị có thể tránh được các quyết định sai lầm không cần thiết.

Một cách công tâm, trước khi chị chấp nhận sinh cho chồng và gia đình chồng một đứa con, thì bên gia đình chồng chị cũng nên chấp nhận giới tính của đứa con thứ ba này, bất luận nam nữ. Ít ra, sự đồng thuận của chị với chồng về việc có thêm con trai... phải mang lại giá trị nhất định nào đó. Chẳng lẽ, khi sinh ra đứa con thứ ba có giới tính nữ, chồng chị và gia đình chồng lại tiếp tục áp lực, yêu cầu sinh cho anh ấy đứa thứ tư, hay thứ “n lần” cho đến khi có được đứa con trai thì mới thôi sao? Nếu khi chồng chị không được toại nguyện có con trai, lại đòi có con ngoài giá thú, rồi bắt chị nuôi như con ruột, thì thật là bất công. Dù quyết định phương án một, hay phương án hai, chị nên lưu tâm, đừng để sự lựa chọn của chị trở thành một nỗi đau, một ám ảnh, một sự tổn thất, nhất là đổ vỡ và mất hạnh phúc.

Chúc chị sáng suốt chọn cho mình một quyết định đúng, dẫn đến hạnh phúc bền lâu.

MỤC LỤC 
CHÌA KHOÁ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 8674)
11/01/2014(Xem: 15302)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.