Khổ Vì Vợ Nghiện Mua Sắm

15/04/201512:16 SA(Xem: 9207)
Khổ Vì Vợ Nghiện Mua Sắm

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

Khổ Vì Vợ Nghiện Mua Sắm

blankBạch Thầy, con thật may mắn khi lấy được một người vợ thông minh, tài giỏi, sắc sảo và rất đảm đang. Tuy nhiên, cô ấy có một thú vui là mua sắm, có thể nói vợ con nghiện mua sắm. Con có cảm giác là khi đi mua sắm cô ấy mất hết lí trí và phải tiêu đến đồng tiền cuối cùng mới thôi. Trong tủ của cô ấy có cả trăm cái váy, vài chục đôi giày và không dưới 30 chiếc túi xách,... Vậy mà tuần nào cô ấy cũng tha về túi to, túi nhỏ quần áo, giày dép. Tất nhiên gia đình con không quá túng thiếu, thu nhập hằng tháng của con cũng khá, bản thân vợ con kiếm tiền rất tốt nhưng con nghĩ cô ấy đang rất lãng phí trong khi cuộc sống sẽ còn có nhiều việc phải lo, công việc không phải lúc nào cũng suông sẻ, nếu chẳng may có lúc làm ăn không tốt mà cô ấy vẫn mua sắm khủng khiếp như vậy thì sẽ ra sao? Mong Thầy hãy chỉ cho con cách “cai nghiện” cho vợ. Con xin cảm ơn Thầy!

Bạch Hoàng Bách, TP.HỔ Chí Minh

Thầy Thích Nhật Từ trả lời

Đừng làm đầy tớ của thói quen

Qua thông tin bạn chia sẻ, tôi nghĩ rằng vợ bạn thực sự là người bị nghiện mua sắm. Tôi không thích dùng từ bệnh mua sắm, vì từ này có thể làm cho ta than vắn thở dài rằng, người bị bệnh nghiện cho các nhu cầu của con mắt sẽ có thể không chữa được; trong khi nghiện mua sắm là thói quen lãng phí, dù đó là tiền của bạn, dù bạn có thể giàu sang và dù bạn được tự do như thế nào. Nếu nỗ lực, ta có thể khắc phục được. Việc tự khẳng định bản thân bằng mua sắm chỉ tạo cho ta cảm giác ảo rằng ta tăng thêm giá trị, tự tin, thoải mái; trong khi thực tế, ta đang trở thành kẻ nô lệ các thói quen tiêu thụ. Thường thì, sau khi tiêu tiền trong cơn nghiện mua sắm, nhiều người trắng tay và nhận ra rằng giá trị bản thân ngày càng tụt giảm. Làm đầy tớ của thói quen tiêu cực, con người mất hết tự do đích thực. Hãy để các thói quen tích cực có cơ hội phục vụ các giá trị cao quý của kiếp người. Để giúp vợ bạn không lãng phí phước báu hiện hữu, đồng thời phát triển các mặt mạnh như “thông minh, tài giỏi, sắc sảo và rất đảm đang”, dưới đây là một số vấn đề bạn nên khéo léo chia sẻ với vợ, nhằm tìm ra giải pháp thích hợp, góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình:

Nhận diện bản chất mua sắm

Về bản chất, nghiện mua sắm ở chị em phụ nữ (thỉnh thoảng ở quý ông) cũng giống như nghiện cờ bạc, nghiện rượu, nghiện thuốc lá và các chứng nghiện tiêu cực khác.

Khi con mắt bắt đầu “nghiện” các hình thái và màu sắc ăn ý, người mua sắm thích có mặt ở các shop hàng hiệu, các siêu thị năm sao, và dần dần thất bại trong việc kiểm soát hành vi tiêu xài. Thói quen mua sắm làm ta có khuynh hướng tậu về nhà nhiều thứ mà phần lớn ta không có nhu cầu sử dụng. Dù mua sắm là một hoạt động xã hội được luật pháp bảo vệ, hành vi mua sắm thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng bị rối loạn nhận thức và làm tổn hại đến hạnh phúc bản thângia đình.

Mua sắm chỉ làm sướng con mắt, đôi lúc lại làm mệt tấm thân, do không biết tiết độ có thể lâm vào cảnh nợ nần điêu đứng, suy sụp tinh thần. “Vung tay quá trán” trong mua sắm dễ tạo ra sự xung đột giữa bạn và người thân. Ý thức để dành phước cho mai sau dạy ta lối sống không quan trọng hoá việc hưởng thụ, mà biết sử dụng đồng tiền khôn ngoan vào các việc nghĩa và có giá trị cho mình và người thân, ở hiện tại và trong tương lai. Kiệm phước cho mai sau

Tiêu xài lớn vào những món hàng không thật sự cần thiết có thể làm cho bạn bị tổn giảm phước. Nguyên lí vô thường của Phật giáo dạy chúng ta lối suy nghĩgiải quyết vấn đề mang tính nhân duyên. Đang lúc giàu có nên nghĩ đến hàng trăm triệu người nghèo trên khắp thế giới không có cơm ăn, áo mặc. Đang khi tiêu tiền phung phí nên nghĩ đến tình trạng nguồn thu nhập của ta. Thiếu suy nghĩ trong tiêu tiền sẽ làm ta chóng giảm phước. Khi phước hết rồi, đôi lúc thèm một li nước cam cũng không có mà uống. Sự tiếc nuối về một thời phung phí sẽ làm ta khổ tâm hơn. Do đó, nên nhớ rằng đồng tiền tạo phước là đồng tiền không. Đồng tiền hoang phíđồng tiền vô nghĩa và đôi lúc có hại.

Làm chủ nhu cầu

Việc mua sắm thả ga không làm cho bạn trở nên sang trọng hơn, quan trọng hơn, có giá trị hơn. Mạnh tay trong mua sắm sẽ làm ta yếu đi về lí trí. Chi tiêu “mát trời ông địa” làm cho người thân của bạn trở nên ngán ngẩm, mệt mỏi. Kiểm soát tốt nhu cầu của con mắt, bạn sẽ không còn chạy theo sự phấn khích, ham vui thái quá của tâm đắm nhiễm sắc trần.

Thực chất, cơn nghiện mua sắm chủ yếu để thoả mãn nhu cầu thái quá của con mắt, mà vốn trên thực tế không cần thiết cho hạnh phúc đích thực của con người. Để làm chủ nhu cầu, ta nên tập thói quen nêu ra danh sách ưu tiên về nhu cầu trên nền tảng giá trịthực tiễn, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền cho hiện tại và tương lai.

Chánh niệm trong mua sắm 

Thực tập chánh niệm, tức trải nghiệm ý thức nội tại về sự vận hành của thân và tâm, bây giờ và tại đây, sẽ giúp ta thấy rõ đâu là nhu cầu thực và đâu là ham muốn ảo. Để có chính niệm trong mua sắm, người mua sắm nên viết ra giấy một danh sách những vật dụng cần mua, mang theo túi một số tiền mặt vừa đủ cho chi tiêu, đi vào đúng tiệm bày bán các vật dụng này, chú tâm và chọn lựa đúng các mặt hàng cần thiết, không ngắm nghía những thứ không cần, không lại gần các khu vực và các chương trình khuyến mãi.

Mỗi khi có sự thúc bách về mua sắm nên rủ một vài người bạn không mặn mà với thói quen này đi cùng để được họ nhắc nhở khi ta vượt qua giới hạn của nhu cầu. Học hỏi tấm gương của những người cai nghiện mua sắm thành công để bắt bước và nỗ lực khắc phục bản thân. Duy trì được chính niệm, các tín đồ mua sắm sẽ trở nên đẹp hơn bằng những vẻ đẹp nội tại sang trọng và đầy chất người, vì chính niệm tạo ra cái nết của con người. Khi cái đẹp nhân cách làm con người toả sáng, việc mua sắm nhằm hỗ trợ giá trị ngoại hình đôi lúc không cần thiết đến độ phải trở thành một con nghiện. Chúc bạn thành công trong việc khuyên vợ bạn chuyển cơn nghiện mua sắm vào các hoạt động từ thiện, các công tác xã hội hữu ích và có giá trị lâu dài.

MỤC LỤC 
CHÌA KHOÁ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 8675)
11/01/2014(Xem: 15302)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.