Hợp Tác, Là Giúp Đỡ

24/05/20159:13 SA(Xem: 16999)
Hợp Tác, Là Giúp Đỡ

HỢP TÁC, LÀ GIÚP ĐỠ
Trần Nguyên Hào

 

blankCùng với những người khác chung tay, góp sức hoàn thành những mục tiêu mà cuộc sống và công việc đặt ra, chúng ta đều nhận được nhiều lợi íchgiá trị tốt đẹp và có những cảm nhận bổ ích khác nhau. Hợp tác là một nhu cầu cần thiết trong công việc giúp chúng ta giải quyết công việc riêng cũng như công việc chung tốt hơnhiệu quả hơn, đồng thời người biết hợp tác sẽ luôn nhận được sự hợp tác của người khác. Thế nhưng nhiều người vì những lý do khác nhau lại không có thói quen thường xuyên hợp tác với người khác.

Có ông trí thức làm việc thành phố khi về hưu mua đất làm nhà ở một làng quê. Với thói quen của người làm việc cơ quan ở thành phố, ông không đề cao sự hợp tác của những người nông dân đối với gia đình và sống khá khép mình, chỉ quan hệ với láng giềng khi cần thiết. Cho đến một ngày khi xã thông báo cho các hộ gia đình tham gia đào cây, dọn cỏ đoạn đường đi qua nhà mình để chuẩn bị làm đường bê tông đáp ứng tiêu chí nông thôn mới thì ông rất lo vì gia đình ít nhân lực mà thuê người làm thì không phù hợp. Sáng ngày diễn ra buổi lao động công ích, mọi lo lắng của ông đã được tiêu biến khi đoàn thanh niên và nhiều người dân khác đã hỗ trợ cho những nhà neo người như ông. Những người mà ông chưa từng gặp mặt không những đã vui vẻ giúp ông hoàn thành nhanh chóng đoạn đường trước nhà theo phân công mà còn hỏi han, quan tâm đến cuộc sống của gia đình ông nữa. Ông đã thay đổi suy nghĩ về sự hợp tác ở làng quê nơi những người nông dân chân lấm tay bùn với tinh thần tự lực tự cường sớm chiều cày sâu cuốc bẫm trên thửa ruộng của mình. Cảm ơn những người đã giúp đỡ mình, ông đã hợp tác với những người khác trong xã tiếp tục công việc công ích ngày hôm ấy.

Câu chuyện trên đã khắc sâu trong chúng ta một điều giản dị mà rất ý nghĩa là phải biết hợp tác. Người biết hợp tác trước hết là người thân thiện, cởi mở, luôn sống gắn bó, đoàn kết với mọi người; là người biết phát huy sức mạnh tập thể và biết khiêm tốn, học hỏi; là người luôn đề cao, trân trọng những sự đóng góp của người khác dù là nhỏ nhất.

Khi bạn là người biết hợp tác, điều bạn nhận được đầu tiên là món quà tình cảm từ những người khác. Sự nhiệt tình, trách nhiệm, sự chia sẻ khó khăn; sự chung tay góp sức cùng với những người khác là nguồn vui, niềm hạnh phúccảm hứng cho bạn trong công việc. Sự hợp tác giúp bạn và những người khác xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau và thông cảm với nhau, yêu thương nhau hơn. Từ những người mới quen cùng làm việc với nhau, khi hợp tác, bạn và họ sẽ trở thành những người bạn. Đây là điều mà cha ông ta từ xưa trong lao động chinh phục thiên nhiên đã thể hiện và làm gương cho con cháu noi theo. Trong tâm thức của tôi, câu ca dao sau có sức lay động đến ám ảnh bởi nó giàu tình cảm và khơi gợi trí tưởng tưởng: “Nhớ mùa toóc rã, rơm khô/ Bạn về quê bạn, biết nơi mô mà tìm”. Câu ca dao chẳng thấy bóng dáng của người dân, chẳng thấy cảnh lao động đang diễn ra. Vụ mùa thu hoạch đã qua, kết quả lao động kết thúc, cánh đồng sau mùa gặt hái trở nên vắng tênh và buồn tẻ, không còn sức sống với “toóc rã, rơm khô” nhưng người đọc vẫn hình dung và tưởng tượng ra cảnh lao động hăng say, vui vẻ, sôi động trong đó những người nông dân chân lấm tay bùn đang hợp tác lao động nhịp nhàng với nhau, ai đó rót nước mời nhau rôm rả thân tình. Điều đáng nói ở đây là mối quan hệ giữa những người lạ -  sau những ngày mùa làm việc, họ đã trở thành bạn. Những người lạ là người dân bản địa và những người dân làm thuê ở địa phương khác đến. Phải có một thời gian làm việc nhiệt tình, gắn bó, quan tâm lẫn nhau và mến nhau thì khi xa mới có sự nhớ nhung, luyến tiếc đến mức họ phải thốt lên rằng “Bạn về quê bạn, biết nơi mô mà tìm”. Đó là những giá trị cuộc sống có ý nghĩa hơn cả những lợi ích về hiệu quả công việc từ sự hợp tác mang lại. Vì vậy sự hợp tác của người khác mà bạn nhận được không chỉ đơn giản thể hiện ở sự chung tay, góp sức, sự đóng góp về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giúp bạn và mọi người hoàn thành công việc tốt hơn mà còn ở những điều tốt đẹp khác.

Nhiều người chỉ nhìn nhận sự hợp tác như một phương pháp làm việc mà chưa chú trọng đến nền tảng làm nên hiệu quả và chất lượng của nó - đó là lòng can đảm, suy xét thấu đáo, sự quan tâm chăm sóc và chia sẻ với người khác. Trước hết là bạn phải biết can đảm nhận ra những hạn chế về nhận thức, kỹ năng, khả năng làm việc của mình, nói ra trước tập thể để nhận được sự giúp đỡ, cộng táccan đảm đón nhận những lời phê bình, góp ý. Bạn phải biết can đảm  vượt qua khó khăn, sẵn sàng đón nhận những công việc khó khăn, thử thách chứ không phải là đùn đẩy cho người khác. Tinh thần can đảm chính là tinh thần trách nhiệm của mỗi người.

Cũng cần có sự suy xét thấu đáo trước và trong khi hợp tác. Bạn phải biết lựa chọn cần phải hợp tác với ai, hợp tác như thế nào để có hiệu quả. Trong khi hợp tác, bạn cần biết được đặc điểm, thế mạnh, sở trường của mình của người khác; biết được tính chất, yêu cầu công việc để bạn và những người mình hợp tác biết phân công, phối hợp công việc tốt hơn. Hãy nhìn nhận các đối tác như 5 ngón tay trên một bàn tay: có ngón ngắn, ngón dài, mỗi ngón có thế mạnh khác nhau nhưng đều gắn liền với nhau và cùng nhau hợp lực làm nên sức mạnh của một bàn tay. Bạn cần phải thấu hiểu những người đang hợp tác với mình, đồng cảm với họ và hiểu được ý tưởng, phương pháp làm việc của họ để có sự đồng thuận cao và phát huy sức mạnh từng người và sức mạnh tập thể.      

Nền tảng vững chắc nhất của sự hợp tác là sự quan tâm chăm sóc và chia sẻ với người khác. Trong suy nghĩ của nhiều người, hợp tác chỉ là sự hợp lực và tương tác với nhau trong quá trình làm việc, chỉ là sự phân công và phối hợp nhau để làm việc; hoặc hợp tác chỉ là một kỹ năng làm việc nhóm. Họ chú trọng nhiều đến yếu tố công việc - xem hợp tácphương pháp, cách thức làm việc mà ít chú trọng đến yếu tố tình cảm giữa con người. Trong khi hợp tác thật sự hiệu quả và có ý nghĩa khi mỗi người xuất phát từ tấm lòng rộng mở, mong muốn những điều tốt đẹp đến với người khác để hỗ trợ, giúp đỡ họ. Đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, động viên nhau, một cử chỉ nhỏ như đưa một chiếc khăn cho nhau sẽ xua tan đi tất cả mệt nhọc và tạo động lực làm việc tốt hơn cho mỗi người. Hợp tác là cơ hội giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn và hòa vào nhau để biết yêu thương nhau. Và bạn sẽ nhận được niềm cảm hứng trong công việc và thật sự hạnh phúc bên cạnh những hiệu quả công việc đạt được.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 8675)
11/01/2014(Xem: 15302)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.