Người
phụ nữ chuyển giới từ tốn
đáp lại, “Nhưng con đã phẫu thuật rồi”. Vị Tỳ-kheo-ni nói rằng điều đó chỉ biến cô thành một người “chuyển giới”, và
Phật giáo không
cho phép những người như cô
xuất gia. Người
phụ nữ chuyển giới vẫn nhẫn nại thưa, “Nhưng thưa cô, những người chuyển
giới không phải cũng là
con người như cô sao?”. Bộ phim ngắn này
cụ thể nói về đề tài chuyển giới trong
truyền thống Phật giáo Thái Lan, nhưng chuyển giới cũng đang
ảnh hưởng đến sự thay đổi trong những
truyền thống Phật giáo khắp
thế giới bằng việc thách thức cách giới tính được hiểu trong
Tăng đoàn.
Quan niệm về giới tính
hiện đại không quá khác với
quan niệm của những
Phật tử xa xưa. Ví dụ, cả hai phân loại giới tính
dựa trên ba
đặc điểm:
chính yếu (giới tính giải phẩu học), thứ yếu (sự biểu hiện giới tính), và thứ ba (
nhận dạng giới tính). Cả hai
bao gồm nam, nữ và những người liên giới tính, và cả
hai thừa nhận rằng có những giới tính khác ngoài ba loại này.
Tuy nhiên,
quan niệm về giới tính
hiện đại bao gồm ngôn ngữ nói về việc chuyển giới và có một cách hiểu
cụ thể về chuyển giới, trong khi những
bản kinh Phật giáo không có.
Thuật ngữ “chuyển giới” (transgenderism) là một khái niệm lệch nhịp với
ngôn ngữ và cách hiểu của những
học giả Ấn Độ cổ đại.
Tuy nhiên, nói rằng chuyển
giới không tồn tại trong
kinh điển Phật giáo là một
sai lầm. Có nhiều minh họa trong
kinh điển Phật giáo mà chúng cho thấy rằng việc thay đổi giới tính của một người là điều có thể. Nhưng quá trình
thực hiện cổ xưa được
giải quyết bằng
thần lực và
lời nguyện hơn là bằng các
bác sĩ,
tuy nhiên giới tính có thể được
chuyển đổi một cách
hiệu quả từ người này sang người khác. Bởi vì các
Phật tử không có một
hệ thống giáo lý rõ ràng liên quan đến việc xử lý những người chuyển giới bên trong
Tăng đoàn, những người có
thẩm quyền trong
Phật giáo không thể
giải quyết việc
xuất gia cho người chuyển giới như thế nào và cách
biện minh cho những
quyết định của họ trong từng
trường hợp cụ thể ra sao. Cách hiểu
hiện đại về chuyển giới thì khác với khái
niệm giới tính trong
kinh điển, và
bản thân kinh điển cũng không
nhất quán và không
rõ ràng trong việc
giải quyết những
vấn đề giới tính.
Khái
niệm giới tính
hiện đại bao gồm: dị tính (cisgender), giới tính bất
bình thường (gender queer), liên giới tính (inter-sex) và những người chuyển giới. Những
đặc điểm chính yếu, thứ yếu và thứ ba của người dị tính tất cả được hiệu chỉnh. Những
đặc điểm thứ yếu của người bất thường giới
tính không khớp với hai
đặc điểm khác. Những người liên giới tính có những
đặc điểm chính
mơ hồ. Những người chuyển giới, như được định nghĩa bởi GLAAD.org, một trong những nguồn
truyền thông hàng đầu của Hoa Kỳ dành cho những
vấn đề LGBT, là những
cá nhân “mà việc
nhận dạng giới tính của họ một cách đặc thù khác với giới tính mà họ được quy cho vào lúc sinh”
2. Nói cách khác, những
đặc điểm thứ ba của người chuyển
giới không khớp với những
đặc điểm chính yếu và thứ yếu. Y học
hiện đại cung cấp cơ hội cho những người chuyển giới; họ có thể
trải qua một cuộc phẫu thuật tái tạo và
trở thành một người dị tính.
Cách hiểu của
Phật giáo về giới
tính không quá khác với cách hiểu
hiện đại này. Pārājikam của Suttavibhaṅga (Phân tích
giới bổn), mà nó
bao gồm phần
giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (pātimokkha) của
Luật tạng và
luận giải của nó,
xác nhận bốn loại giới tính: nam (purisa), nữ (itthi), liên giới tính (ubhatovyañjanaka), và paṇḍaka (
nghĩa đen là ‘không có tinh hoàn’)
3. Người dị tính
hiện đại được hiểu nơi khái
niệm giới tính của
Phật giáo cổ đại là nam và nữ, và những người liên giới tính cũng được gộp vào đó. Người có giới tính bất thường và người chuyển
giới không được nói
một cách cụ thể, nhưng việc phân loại paṇḍaka
ít nhất dùng để
giải thích những người có giới tính bất thường, bởi vì nó tập trung vào những người chệch ra khỏi việc
thể hiện giới tính của họ theo những
tiêu chuẩn xã hội thích hợp.
Leonard Zwilling, Giáo sự
danh dự tại
Đại học Wisconsin-Madison và có bằng
tiến sĩ về
nghiên cứu Phật học,
xem xét lại năm loại paṇḍaka được ba nhà
luận giải Phật pháp hàng đầu
chấp nhận:
Phật Âm (Buddhaghosa), trong Samantapāsādikā;
Vô Trước (Asaṅga), trong Abhidharmasamuccaya; và
Thế Hữu (Yaśomitra), trong
luận giải của ông về Abhidharmakośa.
4 Năm loại paṇḍaka là: jāti hay prakṛtipaṇḍaka (bất lực/liệt dương), īrṣyapaṇḍaka (người thích
rình mò chuyện
tình ái của người khác), pakṣapaṇḍaka (nửa tháng có khả năng và nửa tháng bất lực), āsekap- hay āsecanapaṇḍaka (những người đồng tính), và āpatpaṇakḍa (tìm sự cực khoái bằng những thủ thuật
đặc biệt)
5. Zwilling cũng
nhận xét rằng
Thế Hữu hơi khác với
Phật Âm và
Vô Trước bằng việc thay phân loại cuối āpatpaṇakḍa, bằng lūṇapaṇḍaka (thiến).
6 Mặc dù khái
niệm giới tính này
triệt để ở trong Suttavibhaṅga, việc
chuyển đổi giới vẫn
vắng mặt.
Tuy nhiên, ta có thể thấy một
hình thức biến đổi giới tính
xuất hiện trong
kinh điển, mặc dù nó ít
liên quan đến việc
quản lý đời sống xuất gia mà
liên quan nhiều đến
vấn đề triết học.
Trong A-tỳ-đàm tạng và
kinh tạng, có những ngụ ngôn mà chúng
giải thích những khái niệm
trừu tượng theo một cách thức mà người
thế tục có thể hiểu. Nơi những kinh sách này,
chúng ta có thể
tìm thấy những
câu chuyện mà qua đó cho thấy việc chuyển
giới thể hiện những
vấn đề giáo pháp chẳng hạn như
lòng từ bi,
tính Không (śūnyatā) và
phương tiện thiện xảo (upāya).
Bản kinh cụ thể là
kinh Duy Ma Cật sở thuyết (Vimalakīrtinirdesha Sutra). Ở đây tôi trích dẫn bản dịch của Robert Thurman vào năm 1976. Phần bảy,
tiêu đề “Thiên nữ” ở phẩm
Phương tiện, thuật lại sự việc
Duy Ma Cật giảng pháp cho một nhóm Tỳ-kheo ở trong một ashram (đạo viện). Tiêu điểm ở
câu chuyện này là
tánh Không (śūnyatā), và sự
chuyển đổi giới tính được
sử dụng như một
phương tiện để
chứng minh rằng giới
tính không có gì khác hơn ngoài một khái niệm
thế gian mà nó không
quyết định việc một người có thể
chứng đắc được Niết-bàn hay không.
Duy Ma Cật đang
giảng giải Phật pháp cho
Văn Thù và
Xá Lợi Phất thì vào cuối buổi
thuyết giảng, một
thiên nữ xuất hiện và
rải hoa lên
hội chúng. Hoa rơi xuống nhưng không bám vào Bồ-tát và những người
giác ngộ khác ở đó, mà chúng bám vào
Xá Lợi Phất cùng những vị
Thanh văn khác.
Xá Lợi Phất nghĩ rằng những bông hoa này không
phù hợp cho các bậc
Thánh giả và hỏi
thiên nữ rằng tại sao ông không thể rũ bỏ được những bông hoa.
Thiên nữ giải thích rằng chỉ những ai
thoát khỏi những
bản năng cảm xúc thì những bông hoa này không bám vào.
Xá Lợi Phất sau đó hỏi
thiên nữ là tại sao cô không rũ bỏ được “tình trạng nữ nhân” hay thân nữ của cô.
Khi ấy, bằng
thần lực của mình,
thiên nữ biến
Xá Lợi Phất thành
thiên nữ và chính cô thành
Xá Lợi Phất. Với giới tính bấy giờ đã được hoán đổi,
thiên nữ đặt cho
Xá Lợi Phất câu hỏi
tương tự, “Thưa ngài
Xá Lợi Phật, tại sao ngài không
chuyển đổi trạng thái thân nữ của ngài đi?”
7.
Xá Lợi Phất thừa nhận rằng ngài không biết do sự
chuyển biến gì mà ngài có thân của một người nữ.
Thiên nữ giải thích giới tính vốn là không (śūnyatā), và cô trích lời của Phật rằng “Hết thảy pháp đều phi nam phi nữ”
8. Sau khi đưa ra
quan điểm của mình,
thiên nữ lại
sử dụng thần lực để
chuyển đổi mình và
Xá Lợi Phất lại nguyên
hình thức của họ. Để đưa
quan điểm của mình
xa hơn, cô hỏi
Xá Lợi Phất những gì đã xảy ra với
hình hài nữ nhân của ngài.
Xá Lợi Phất trả lời, “Tôi không tạo ra nó nên tôi cũng không thay đổi nó”
9. Một
giải thích cho
trả lời của
Xá Lợi Phất là giới tính chỉ là một
điều kiện thế tục và không
ảnh hưởng gì đến việc
đạt đến Niết-bàn, nhưng
giải thích khác có thể hàm ý rằng
Xá Lợi Phất chỉ mang thân của một
nữ nhân nhưng
hoàn toàn không phải là một
nữ nhân bởi vì một người nữ bên ngoài ngài không được tạo ra cũng không thay đổi. Về cơ bản, ngài vẫn là nam giới mặc dù ngài mang một thân nữ.
Những
bản kinh khác
mô tả về việc
biến hóa giới tính, hay một
hình thức của “chuyển giới”,
bao gồm Phật thuyết Nguyệt Thượng nữ kinh (佛說月上女經),
Pháp hoa kinh (妙法蓮華經), và Đại
bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經). Tất cả những
miêu tả này tập trung vào một thân nữ được
chuyển đổi thành một thân nam như một cách thức giúp đạt lấy
giác ngộ. Không có
bản kinh nào trong số này
thảo luận về một người mà việc
nhận dạng giới tính của họ không khớp với giới tính phẫu thuật học và sự biểu hiện giới tính của họ, chưa nói đến việc có mong muốn và khả năng để chỉnh sửa lại như một người dị tính. Bởi vì
tư tưởng gần nhất với việc chuyển giới
hiện đại được đề cập trong kinh sách là một sự
biến hóa giới tính huyền bí hay
hy vọng được
tái sanh như một giới tính khác,
rõ ràng rằng những
truyền thống Phật giáo hiện đại không có nền tảng giáo thuyết
vững chắc để đề cập khi
giải quyết những
vấn đề chuyển giới
hiện đại. Làm cách nào các cơ sở
Phật giáo tiếp cận việc chuyển giới nếu
kinh điển không đề cập
cụ thể về điều này?
Có một
truyền thống đặc biệt xem khái niệm chuyển
giới không phải là một
vấn đề quan trọng. Trong một cuộc
phỏng vấn vào ngày 19 tháng 10 năm 2013,
Ni sư Kyoki
giải thích truyền thống Phật giáo Thiền Soto và
quan điểm chính thức của hội này về
vấn đề chuyển giới.
Ni sư Kyoki, một người liên giới tính
công khai, đã
thực hành Thiền
Phật giáo Soto 20 năm, và bà hiện là người
đứng đầu Trung tâm Thiền Pittsburgh, chùa Thâm Xuân (Deep Spring Temple). Bà
giải thích rằng,
truyền thống của bà
nhấn mạnh ít vào giáo thuyết mà
nhấn mạnh nhiều vào những lời dạy thể nghiệm được truyền từ thầy xuống trò. Trong mọi
trường hợp nảy sinh, bà được dạy và dạy rằng một người nên luôn theo những
thực hành thiền của họ, những
thực hành nhiệt tâm của họ, và học những gì mà những vị thầy
quá khứ đã nói về một
vấn đề nếu nó được
giải quyết rõ ràng. Nếu có tình huống mới nảy sinh,
Ni sư Kyoki
giải thích vấn đề thích hợp là tự vấn mình, “Điều đó có đúng vào thời điểm này không?”.
Ngoài những cách thức mà
Ni sư Kyoki vận dụng để
giải quyết những
vấn đề hiện đại với sự
linh hoạt, bà cũng
viện dẫn rằng
toàn bộ khái niệm về giới tính bên trong
giáo đoàn không phải là
vấn đề quan trọng bởi vì Thiền Soto của bà
nhấn mạnh vào
đời sống độc thân. Bà
giải thích rằng giới tính sẽ không bao giờ được nói đến giữa thầy và trò
trừ phi học trò khai mở
chủ đề bởi vì
đời sống độc thân không xem việc giới tính là
cần thiết phải bàn đến. Nếu một
đệ tử đang đấu tranh với việc
nhận dạng giới tính,
Ni sư Kyoki
giải thích rằng
phương tiện thiện xảo (upāya) sẽ được
thực hiện để giúp người ấy
cảm thấy thoải mái với chính họ và
tiếp tục nỗ lực hướng đến
giác ngộ một cách
an bình.
Không giáo lý nào được
sử dụng trong
truyền thống Thiền Soto của
Ni sư Kyoki ngoài những giáo thuyết được trải nghiệm
thực tiễn và
phương tiện thiện xão (upāya), nhưng ở Thái Lan, giống như minh họa được trình bày đầu bài viết này,
giáo pháp được
sử dụng trong việc
quyết định cho phép một người chuyển giới vào trong
Tăng đoàn.
Trong một email
trao đổi với Sư Shine Waradhommo Chai, một vị sư thuộc
truyền thống Phật giáo Theravāda,
vấn đề này được
mô tả. Sư Chai
giải thích rằng Tăng-già Thái Lan
chính yếu là nam giới, và ông
mô tả nó như một “Tăng-già gia trưởng (Patriarchy Saṅgha), do nam giới tổ chức và dành cho nam giới”.
Nữ giới không thể có được
vị trí chính thức nào trong Tăng-già Thái, nhưng cũng có một số ít ngôi chùa dành cho Ni có mặt. Sư Chai
giải thích rằng cơ sở cho việc
điều hành chùa chiền
xuất phát cụ thể từ
kinh điển, và như được
giải thích ở trên,
giáo lý xem thân nam là quan trọng này
ủng hộ địa vị cao hơn của người nam và
địa vị của những người không phải nam thấp hơn.
Tuy nhiên, Sư Chai
giải thích rằng ngay cho dù Tăng-già Thái Lan là gia trưởng, sự thực là
Tăng đoàn chấp nhận cho những người chuyển giới
xuất gia thọ giới miễn là những người ấy
thể hiện được mình là một người nam.
Sư Chai kể lại hai câu chuyên
cụ thể ủng hộ việc
cho phép những người chuyển giới
xuất gia miễn là họ
thể hiện bản thân là nam giới.
Trường hợp đầu tiên là về một người nam cần
xuất gia trong một
thời gian ngắn để
báo ân gia đình, nhưng vị ấy là một người chuyển giới và được
xác nhận là một người nữ.
Trớ trêu thay, cô ấy phải
trải qua một sự
biến đổi thân thể: cắt đi mái tóc dài của mình, ép ngực nhỏ lại, và
thể hiện tướng mạo đàn ông trước khi Tăng-già Thái
chấp nhận cho
xuất gia. Cô
xuất gia sáu tháng để
thực hiện bổn phận của mình đối với
cha mẹ và sau đó quay lại
đời sống tại gia. Một
trường hợp khác
nổi bật hơn. Jazz, một
Hoa hậu chuyển giới vào năm 2009, tìm sự
xuất gia trọn đời; và mặc dù cô hầu như đã
hoàn toàn trở thành một
phụ nữ sau khi đã cấy mô ngực và
sinh hoạt như một
phụ nữ ở trong
xã hội, cô ấy vẫn giữ lại
nam căn của mình. Tăng-già Thái
đồng ý cho cô
xuất gia nếu cô bỏ đi bộ ngực bởi vì cô vẫn còn
nam căn. Cô ấy hiện đang
xuất gia tại một ngôi chùa Thái ở miền Nam. Những người mà họ không
thể hiện được họ là nam giới thì không thể được
chính thức xuất gia thọ giới mà chỉ có thể được phép
xuất gia tập sự. Ở Thái Lan, cho thấy rằng bất kể một người đã thay đổi giới tính của họ thế nào, chỉ cần họ có thể chuyển lại thành nam giới thì được phép
xuất gia thọ giới.
Những gì mà những trình bày
vắn tắt này
chứng minh là, trong những
cộng đồng Phật giáo hiện nay, có nơi việc
quyết định nhận người
xuất gia dựa vào trải nghiệm
thực tiễn hơn là
dựa vào giáo lý, và có khuynh hướng xem
vấn đề giới
tính không phải là điều đáng bàn đến; nhưng có những
cộng đồng khác
sử dụng giáo pháp làm căn cứ cho việc chỉ nhận người nam
xuất gia thọ giới, và cũng
bao gồm những người mà họ có thể
chứng minh bản thân là người nam. Những ngôi chùa khác ở Nhật, Mông Cô,
Tây Tạng và
Giáo hội Phật giáo Hoa Kỳ (Buddhist Church of America) đã được người viết
liên hệ để
tìm hiểu quan điểm chính thức của họ về
vấn đề xuất gia thọ giới của những người chuyển giới, nhưng công việc vẫn chưa đến đâu.
Nghiên cứu thêm là
cần thiết trước khi có bất kỳ
kết luận nào đưa ra về khuynh hướng mà những tổ chức
Phật giáo đang theo trong việc
giải quyết vấn đề chuyển giới trong
Tăng đoàn.