Vì sao số đông phản đối việc ăn thịt chó?

19/10/20183:23 CH(Xem: 10105)
Vì sao số đông phản đối việc ăn thịt chó?

VÌ SAO SỐ ĐÔNG PHẢN ĐỐI VIỆC ĂN THỊT CHÓ?
Thích Phước Tiến

thich phuoc tienNhìn chung, chỉ vì nhu cầu ăn uống “lạ” của một bộ phận mà nó kéo theo một chuỗi hệ lụy tiêu cực liên can đến số đông, chưa nói đến mặt tình cảm xã hội Việt Nam cũng như các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới.

Vài tuần trước, khi đọc được tin “Hà Nội dự kiến cấm bán thịt chó vì sức khỏe cộng đồng cũng như nếp sống văn minh của người dân thủ đô trong mắt du khách quốc tế”, được đại đa số người dân trong và ngoài nước đồng tình, vì đây là mấu chốt khởi sắc cho vị thế người Việt trong mắt bạn bè năm Châu. Nhưng gần đây sau khi đọc nhiều bài phản biện liên quan đến bài viết trên, chúng tôi có chút suy tư. Dự kiến trên được nhiều người đồng tình không phải vì bị xu hướng số đông mà mọi người nhận thấy rằng ý thức và phẩm chất người Việt Nam đang được nâng cao, tự thấy mình cần thể hiện vị thế trong thời kỳ văn minh và hội nhập. Người Việt Nam có nhiều loại thực phẩm gây phản cảm trong mắt cộng đồng quốc tế mà nhất là món thịt chó.

Nhìn chung, chỉ vì nhu cầu ăn uống “lạ” của một bộ phận mà nó kéo theo một chuỗi hệ lụy tiêu cực liên can đến số đông, chưa nói đến mặt tình cảm xã hội Việt Nam cũng như các tổ chức bảo vệ động vật trên thế giới. Mặc dù nhu cầu ăn uống là việc cá nhân được luật pháp cũng như mọi người tôn trọng nhưng việc ăn thịt chó không có gì đáng để tự hào hay quảng bá như một số người bào chữa và thách thức. Chúng ta nên nhớ, có những việc không bị ràng buộc pháp lý nhưng về tình nó lại là cái “sĩ” tế nhị của dân tộc.

dog_meat_2_528361648Trước đây, trên mạng truyền nhau thông điệp 1 triệu chữ ký trình quốc hội để chấm dứt nạn săn bắt và giết chó. Đại đa số người đồng tình, tán thành nhiệt liệt nhưng một số người lại phản đối. Tôi đọc các bình luận trên mạng có ý kiến cho rằng, thịt nào cũng là thịt, ăn heo bò gà vịt không ai kêu ca nhưng sao lại trách mắng việc ăn thịt chó? Và họ cho rằng những người chống đối việc ăn thịt chó là đạo đức giả…

Thật ra, kêu gọi việc từ bỏ ăn thịt chó chỉ vì nhân đạo, vì tôn trọng tâm trạng (bị sốc) của số đông, không thuộc về luật pháp khi chưa được quy định. Ví dụ, khi bạn cười cợt trong một đám tang mọi người sẽ chỉ trích bạn là thiếu lịch sự, vô lương tâm! Chúng ta phản bác rằng, tôi cười miệng tôi, tôi không vi phạm luật pháp, đó là thói quen của tôi. Câu nói này thật là càng bướng, cố chấp vì mình bảo thủ rằng tôi không vi phạm luật pháp nghĩa là tôi không sai. Đúng là về lý (luật pháp) bạn không sai, nhưng về tình bạn đã làm tổn thương người trong cuộc, tự hạ thấp phép lịch sự và nhân cách của mình. Cũng vậy, cười nào cũng là cười sao lại không nên cười cợt tại đám tang; thịt nào cũng là thịt sao lại chỉ trích thịt chó?

Hơn nữa, vì sao phần lớn mọi người lên án và kêu gọi chấm dứt món thịt “phản cảm” này? Vì ngoài các vấn nạn trong xã hội, tính nhân đạo, nhân văn, và sức khỏe cộng đồng thì về tình cảm ai nỡ giết thịt một “người bạn” gần gũi con người như loài chó! Loài chó luôn trung thành dù bạn giàu hay nghèo, dù bạn đánh đập, mắng nhiếc nó thế nào, nó vẫn không bao giờ rời xa bạn, luôn bảo vệđồng hành cùng bạn. Đó là lý do chính yếu mà từ ngàn xưa loài người đã thuần chủng chó để phục vụ nhiều việc lợi ích cho con người như săn bắt, ngăn thú dữ, giữ nhà hay ngày hôm nay chó phục vụ trong ngành cảnh sát hoặc làm “thú cưng”…

Tại sao việc chọn lựa thức ăn lại là một phần văn minh? Chúng ta thử nhìn nguồn thực phẩm của một số bộ tộc làm chúng ta sợ hãi, vì cách giết mổ tàn nhẫn, cách chế biến và sử dụng thịt bừa bãi, kém vệ sinh… nhưng, nếu chúng ta nói việc này với họ thì họ sẽ trố mắt nhìn chúng ta rất quái lạ và khinh ghét? Vì đời sống còn hoang dã nên cách sốngsinh hoạt của họ còn kém văn minh hơn chúng ta. Nếu cùng một môi trường sống chúng ta cũng không khác họ. Như vậy, thấy người hoang dã giết mổ và ăn mình sợ nhưng tại sao mình giết mổ và ăn “hoang dã” trong mắt mọi người thì chúng ta bào chữa, đó là truyền thống, là văn hóa ẩm thực, là quyền tự do....

Nếu chúng ta cho việc ăn thịt chó là văn hóa thì tra lại sách sử về ẩm thực cung đình từ nhiều thế kỷ trước vua chúa Việt Nam có ăn món thịt chó không? Và, khi tiếp đãi thượng khách, nhất là khách quốc tế chúng ta có dùng món ăn truyền thống (thịt chó) để tiếp đãi không? Đừng cho nhu cầu của một bộ phận là văn hóa, vì nó không đủ các giá trị thẩm mỹ, đáng quý, đáng trân trọng để đại diện cho một quốc gia; dù có những thói quen lâu đời thì chúng ta cũng cần phải được chọn lọc cho nó phù hợp trong thời đạicon người đang ở đỉnh cao của nền văn minh.

Thật ra, từ khi con người văn minh thì loài chó là vật nuôi không phải thực phẩm, nhưng trong quá khứ một số người Việt Nam ăn chỉ vì nghèo đói. Nhưng lạ thay, ngày hôm nay, chúng ta không nghèo đói sao lại ăn tạp hơn? Dường như bất cứ loài động vật nào kể cả những loại côn trùng nguy hiểm như: bò cạp, bù xít, nhền nhện, trùng, dế… thì cũng có một số người Việt Nam ăn. Đáng suy nghĩ hơn là những loại cá cảnh, thú nuôi, chim lạ, động vật quý hiếm… được giới thiệu thông qua báo chí thì cũng có một số bình luận muốn tìm cách để ăn chúng. Điều này không phản ánh cái nhân cách cao quý vì chỉ biết ăn thôi!

Các nhà khoa học Đức cảnh báo, loài người ăn uống tạp không có chọn lọc sẽ dẫn đến việc biến đổi gen (ADN hay DNA) và con người trở nên thú tính hơn. Nhìn vào tháp nhu cầu của Maslow thì ăn uống là một trong những nhu cầu thấp nhất của con người, nhưng nhu cầu đỉnh cao là được tôn trọng, sự thể hiện giá trị của mình trước mọi người…

Ngày hôm nay, nhằm thể hiện đỉnh cao của văn minhlòng nhân đạo khi đã có quá nhiều loại động vật phục vụ cho nhu cầu thực phẩm con người thì loài nào tha thứ được chúng ta hãy cho chúng một con đường sống, như loài chó hay các loài động vật hoang dã quý hiếm cần được bảo tồn, để chúng trở thành những sinh vật đa dạng cùng đồng hành một cách an lành với con người trên hành tinh này!

Thích Phước Tiến

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 8699)
11/01/2014(Xem: 15340)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.