Kỹ năng sống thích nghi trong mùa đại dịch covid-19

20/04/20202:01 SA(Xem: 4500)
Kỹ năng sống thích nghi trong mùa đại dịch covid-19

KỸ NĂNG SỐNG THÍCH NGHI
TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID-19
Sakya Sông Lam

I - THỰC TRẠNG

Đại dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã lan rộng ra khắp thế giới. Mấy tháng ròng cả nhân loại ai ai cũng hoang mang, lo lắng, sợ hãi, căng thẳng vì loại chủng virus mới này là “một kẻ khó trị”. Nền kinh tế các nước bị ảnh hưởng rất lớn, lâm vào khủng hoảng và trở nên tụt hậu vì sản xuất ngừng trệ. Đời sống nhân loại như đang bị bao trùm trong bóng tối, ai ai cũng lo lắng cho cuộc sống không biết rồi sẽ ra sao, không biết khi nào cơn đại dịch mới qua đi để mọi người được bình an, để mọi hoạt động của đời sống được trở lại bình thường? Tất cả mọi người, từ nguyên thủ quốc gia cho đến người ăn xin vô gia cư, từ ông chủ doanh nghiệp đến người công nhân, từ ông tỉ phú sống nơi cung vàng điện ngọc cho đến anh nông dân chân đất, từ ông giáo sư cho đến em nhỏ học sinh... tất cả mọi người không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, già trẻ, gái trai, giàu nghèo, ngu trí... ai ai cũng hoang mang lo sợ.

Người chủ doanh nghiệp thì đa phần phải ngưng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh khiến hao hụt doanh thu, mặc dù biết vậy nhưng họ phải đành chấp nhận, bởi lẽ trong giai đoạn này thì sự an toàn cho tính mạng của mình và người khác mới là quan trọng hơn. Đó là tâm lý của những người chưa bị mắc dịch bệnh hay khả năng bị chưa cao. Còn với những người chủ mà đang ở vùng tâm điểm dịch có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc tệ hơn là đã nhiễm dịch cúm, thì đối với họ lúc này doanh nghiệp có làm sao họ còn chẳng tâm lý nào nghĩ đến nữa, mà họ lại đang lo lắng cho tính mạng của mình liệu rồi sẽ ra sao, nếu chết đi thì chẳng còn gì nữa, nên lúc này tiền bạc, tài sản chẳng còn nghĩa lý gì. Bằng chứng là trên Facebook có những video quay cảnh những người có nhiều tiền ở vùng có tâm dịch rơi vào hoảng loạn và ném tiền xuống đường phố.

Còn với những người công nhân, người làm công ăn lương, người trực tiếp sản xuất làm ra sản phẩm thì đời sống ngày thường vốn đã không được thoải mái trong việc chi tiêu, nay lại càng trở nên khó khăn hơn bội phần. Không sản xuất thì lấy đâu ra tiền mà chi tiêu cho cuộc sống? Vậy nên ai cũng lo lắng, sợ hãi cầu mong cho dịch qua nhanh. Họ phải chi tiêu dè xẻn lại theo kiểu “thắt lưng buộc bụng” để mong vượt qua giai đoạn khó khăn. Thêm nữa, họ cũng càng trở nên hoang mang, lo lắng liệu dịch có đến với mình không, lỡ như bị nhiễm dịch và không qua khỏi thì cuộc sống gia đình sẽ trở nên ra sao khi nguồn thu nhập chính của gia đình không còn? Ai sẽ lo cho các con nhỏ chưa đến tuổi lao động?

Đối với người nông dân thì có vẻ như đỡ căng thẳng hơn chút bởi vì đời sống ở nông thôn người sống thưa hơn, không khí đỡ ô nhiễm hơn, điều kiện mắc bệnh cũng ít nguy cơ xảy ra hơn so với chốn thành thị. Thế nhưng về đời sống kinh tế cũng ảnh hưởng rất nhiều vì các mặt hàng tiêu dùng cũng trở nên khan hiếm hơn nên giá cả cũng đắt đỏ hơn, nhất là các hàng thực phẩm cũng tăng giá cao hơn. Vậy nên họ cũng phải thắt chặt chi tiêu.

Với học sinh, sinh viên thì cũng phải nghỉ học nên việc học tập cũng ảnh hưởng ít nhiều. Nhà trường đóng cửa thì giáo viên cũng ở nhà và cũng chẳng dạy thêm được gì.

Đặc biệt, với những đối tượng bị cách ly, họ sẽ rơi vào những tình trạng bí bách, khó chịu do không được tự do. Họ sẽ cảm thấy rất khó chịu với một môi trường cách ly không khả ý, với những điều kiện vật chất thiếu thốn hẳn so với đời thường. Do họ mang một tâm lý "mình là người mắc dịch bệnh, là đối tượng BỊ cách ly" nên họ sống trong sự hổ thẹn, lo âu, hoang mang, phiền toái. Với 14 ngày "bị cách ly", đối với họ có thể như là 14 năm vậy, vì bị bí bách, tù túng, vì hoang mang, sợ hãi, lo lắng cho tính mạng của mình. Sự thật là trên Facebook có lan truyền thông tin về những người tìm cách trốn cách ly khi từ trung tâm vùng dịch trở về khiến cộng đồng mạng lên tiếng chỉ trích, hay những người tỏ thái độ "bất hợp tác" với cán bộ khu cách ly, thái độ không bằng lòng về những điều kiện nơi cách ly.

Với các hoạt động du lịch, tâm linh cũng ảnh hưởng rất nhiều. Mỗi năm đến mùa lễ hội như lễ hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Kho, ngày giỗ Tổ Hùng Vương... đều diễn ra tấp nập, khi lễ hội chưa đến thì người người đã đến trước chuẩn bị đông nghịt rồi... nhưng năm nay thì các hoạt động đều trở nên im ắng. Các chùa chiền cũng vắng hẳn người đến viếng thăm để cầu phước, giải vong hay tu tập...

Nhìn rộng ra hơn trên tình hình chiến sự thế giới, từ khi có đại dịch Virus Corona, thì các điểm nóng trên thế giới cũng trở nên im lặng như Biển Đông, Triều Tiên, Trung Đông, Nga... (cái này Sông Lam không quan tâm nên không rõ lắm). Tất cả đều sợ con Corona mà không còn căng thẳng tranh chấp và thách thức nhau vũ trang nữa.

Nói tóm lại, mọi hoạt động của đời sống của xã hội đều bị đảo lộn, tất cả mọi lực lượng đều chỉ tập trung vào chống lại cơn đại dịch Virus, bóng ma đen tối đang bao trùm lên đời sống nhân loại.

II - NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân dẫn đến những tình trạng trên là do con virus Corona, toàn thể nhân loại ai cũng mặc định với hiểu biết như vậy. Từ khi có con virus này xuất hiện, người nào cũng lo âu, sợ hãi, mất ăn, mất ngủ... từ cơ quan, chính phủ cho đến ông chủ, người làm công... từ giai cấp công, nông cho đến tầng lớp doanh nhân, trí thức. Và chỉ khi nào con virus Corona này được tiêu diệt thì mọi lo toan, sợ hãi mới được chấm dứt, mới không còn Khổ như hiện nay nữa.

Nhưng liệu khi con virus này bị tiêu diệt thì có thật là mọi lo lắng, sợ hãi sẽ hết không? Mọi người sẽ thoát ra những nỗi Khổ như hiện nay không? Có chắc chắn không?

Xin trả lời rằng đó chỉ là hiểu biết sai lầm không đúng sự thật, là hiểu biết vô minh, tà kiến. Cái Khổ này đâu phải do con virus! Con virus chẳng có tội tình gì cả! Và khi con virus Corona bị tiêu diệt, thì cái Khổ của nhân loại vẫn không bao giờ thoát ra được, hết cái Khổ này lại tiếp đến cái Khổ khác. Đó không phải là lời nguyền, mà đó là sự thật đang diễn ra hàng ngày. Sự thật là từ khi có sự hiện hữu của chúng hữu tình, thì cái Khổ chưa bao giờ được chấm dứt nơi những chúng hữu tình đó (con người và muôn loài). Vậy nghĩa là sao?

Vì lộ trình tâm chung của con người (trừ các bậc giác ngộ viên mãn) thì khi tiếp xúc với một đối tượng dễ chịu thì trở nên thích thú, khi tiếp xúc với đối tượng khó chịu thì đưa đến chán ghét, khi tiếp xúc với đối tượng không dễ chịu cũng không khó chịu thì đưa đến thái độ không thích không ghét mà lại phát sinh hành vi tìm kiếm đối tượng dễ chịu để thay thế vào đối tượng trung tính đó. Mà khi đã thích thì sẽ muốn có được đối tượng, muốn sở hữu nó, chiếm giữ nó, không muốn nó bị mất đi, nhưng đối tượng dễ chịu đâu có thể tồn tại mãi được, nên Khổ sẽ khởi lên nơi nội tâm, Khổ này trong Phật học gọi là Hoại Khổ. Khi ghét đối tượng khó chịu thì đương nhiên là sẽ Khổ rồi, ví dụ như ghét con virus Corona vậy, Khổ do ghét này trong Phật học gọi là Khổ Khổ (Khổ chồng lên Khổ). Khi tìm kiếm đối tượng dễ chịu để thay thế đối tượng trung tính thì cũng sẽ lại phát sinh Khổ nơi nội tâm, Khổ này trong Phật học gọi là Hành Khổ. Cụ thể như sơ đồ sau:

Dễ chịu => Thích (Tham) => Nắm giữ (Biến hoại) => Hoại Khổ
Khó chịu => Ghét (Sân) => Xua đuổi => Khổ Khổ
Trung tính => Không thích không ghét (Si) => Tìm kiếm => Hành Khổ

Vậy là đối với nhân loại nói chung (trừ khi ngủ say không mộng mị) thì đời sống hàng ngày luôn phải sống chung với Khổ, không bao giờ hết Khổ. Nhưng đọc đến đây, có người sẽ nói rằng đối tượng dễ chịu nó sẽ tồn tại lâu dài đâu có mất nhanh chóng được, phải trải qua một thời gian dài nó mới mất, thì hãy nên cố gắng thay đổi hoàn cảnh để đối tượng dễ chịu luôn thường có cho mình thì đến lúc đó đâu còn khổ. Vậy nên hãy cố gắng làm lụng, tích trữ để có được thật nhiều những hoàn cảnh tốt đẹp như sắc đẹp, tiếng hay, vị ngon, xúc chạm êm ái... Thực chất thì đó cũng chính là một hiểu biết sai lầm, vô minh của con người nói chung. Nó là vô minh gốc, nguồn gốc của mọi vô minh khác.

Thực tại đang xảy ra nơi đời sống thế gian là do con người (6 căn) tiếp xúc với thế giới (6 trần) mà phát sinh, nó chính là 6 loại cảm giác (6 thọ), nhưng nhân loại ai ai cũng có hiểu biết mặc định rằng thực tại đó chính là thế giới, nên hạnh phúc hay khổ đau là sẵn có, thường có, luôn luôn có nơi thế giới, vậy nên muốn chấm dứt Khổ thì phải không ngừng thay đổi thế giới từ hoàn cảnh khó chịu thành hoàn cảnh dễ chịu. Nhưng sự thật đang xảy ra là từ khi loài người xuất hiện đến nay, con người không ngừng thay đổi thế giới ngoại cảnh, từ hoàn cảnh ăn lông ở lỗ, sống nơi hang núi, lạc hậu nghèo nànthiếu thốn... đến nay thì hoàn cảnh đó đã trở nên hiện đại, tân tiến, không gì là không có, muốn gì cũng được, nhưng mà nỗi Khổ mà nhân loại đang sống chung thì không hề giảm bớt, mà trái lại có khi lại càng trở nên trầm trọng hơn. Tại vì sao?

Như trên đã nói, thực tại đời sống thế gian là 6 loại cảm thọ do duyên 6 căn tiếp xúc 6 trần mà phát sinh, cụ thể là:

- Nhãn căn (mắt)+ Sắc trần (vật thể) => Cảm giác hình ảnh
- Nhĩ căn (tai) + Thanh trần (tiếng động) => Cảm giác âm thanh
- Tỉ căn (mũi) + Hương trần (mùi hương) => Cảm giác mùi
- Thiệt căn (lưỡi) + Vị trần (thức ăn) => Cảm giác vị
- Thân căn (thân) + Xúc trần (đối tượng xúc chạm) => Cảm giác xúc chạm
- Ý căn (ý) + Pháp trần (thông tin) => Cảm giác pháp trần

(Cái được gọi là căn này không phải là toàn bộ cơ quan trên cơ thể mà chỉ là nhóm tế bào thần kinh nơi cơ quan đó, ví dụ như Nhẵn căn là tế bào thần kinh thị giác)

Trong 6 loại cảm thọ này, mỗi loại tuỳ vào tính chất mà lại chia thành 3 loại là Lạc thọ (cảm giác dễ chịu), Khổ thọ (cảm giác khó chịu), Bất khổ bất lạc thọ (cảm giác trung tính). Vậy thì thực tại thế gian chỉ là 3 loại cảm giác. Hết! Không còn gì hơn! Mà cảm giác là do duyên xúc, nó sinh lên khi có duyên xúc giữa con người (căn) và thế giới (trần), và sẽ diệt đi ngay khi không có sự tiếp xúc đó nữa, trước khi sinh nó không có ở đâu, sau khi diệt không đi về đâu, không thường hằng thường trú ở đâu cả, nên cảm giác đó là Vô Thường. Lại nữa, làm gì có một ai có thể làm chủ được các cảm giác đó, hễ có duyên xúc là nó phát sinh, có xúc mà cảm giác không phát sinh là điều không xảy ra, khi xúc diệt thì cảm giác diệt, không ai có thể níu giữ cho cảm giác đó tồn tại khi xúc đã diệt cả, nên gọi cảm giác đó là Vô Ngã.

Với lộ trình tâm của nhân loại nói chung thì khi căn tiếp xúc với trần sẽ phát sinh cảm giác, đồng thời cũng phát sinh tâm biết trực tiếp (tưởng) ghi nhận cảm giác đó. Tiếp đó, niệm (trí nhớ) sẽ kích hoạt những thông tin (là những hiểu biết sai lạc) trong bộ nhớ tâm thức mà đưa đến hành vi tư duy so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, phán đoán... mà đưa đến cái biết ý thức (cái biết gián tiếp) để xác định đối tượng đó là gì, tính chất ra sao (dễ chịu, khó chịu hay trung tính). Từ việc xác định đó mà đưa đến thái độ thích (Tham), ghét (Sân) hay tìm kiếm (Si). Do có thái độ với đối tượng mà đưa đến sự chú tâm (Định), do chú tâm mà khởi lên ý muốn nắm giữ, xua đuổi hay tìm kiếm đối tượng thay thế (Dục) để phát sinh sự tích cực với ý muốn (Tinh tấn) rồi dẫn đến sự quyết định (Tác ý) đưa ra hành động như thế nào để đối xử với đối tượng (lời nói, việc làm, ăn uống nuôi mạng). Rồi từ hành động đó mà sẽ phát sinh là kết quả Khổ hay Vui. Sơ đồ như sau:

Căn + Trần => Thọ - Tưởng => Tà niệm => Tà tư duy (Ta, của Ta) => Ý thức tà kiến => Tham Sân Si => Tà định => Dục => Tà tinh tấn => Phi như lý tác ý => Tà ngữ, Tà nghiệp, Tà mạng => Khổ, Vui (Khổ)

Như vậy, có thể kết luận rằng đối với lộ trình tâm của nhân loại nói chung đều có Khổ và Nguyên nhân phát sinh Khổ đó. Khổ và Nguyên nhân Khổ là thuộc về lộ trình tâm chứ không phải nơi thế giới ngoại cảnh như hiểu biết đã mặc định của nhân loại. Cụ thể là:

- Sự thật về Khổ là 3 loại Khổ gồm Hoại Khổ, Khổ KhổHành Khổ. Khổ là Vô thường, Vô ngã. Nghĩa là Khổ cũng không thường hằng thường trú ở đâu cả, sinh lên và diệt đi ngay, nó khởi lên theo từng xung khi có sự tiếp xúc giữa con ngườithế giới; cũng không ai làm chủ, điều khiển được Khổ, Khổ là vô chủ, vô sở hữu.

- Sự thật về Nguyên nhân Khổ là Ý thứctri kiến; là sự chấp thủ 5 uẩn Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là Ta, là của Ta (5 Thủ uẩn); là Tham Sân Si.

Khổ và Nguyên nhân Khổ là thuộc về lộ trình tâm, là cái cần phải thay đổi, nhưng do hiểu biết Vô minh, Tà kiến đã mặc định nên nhân loại lại đi thay đổi hoàn cảnh sống, thay đổi thế giới ngoại cảnh. Như vậy thì Khổ không bao giờ chấm dứt.

***

Bây giờ quay lại nói về nỗi Khổ của con người trong trận đại dịch Virus Corona này.

Do hiểu biết Vô minh, Tà kiến rằng thực tạithế giới vạn hữu, nên hạnh phúc hay khổ đau cũng là sẵn có, thường xuyên có, luôn luôn có nơi thế giới đó. Hạnh phúc là sẵn có nơi những hoàn cảnh dễ chịu như tiền tài, địa vị, danh tiếng, quyền lực, sức khoẻ... tóm lại là sắc đẹp, tiếng hay, vị ngon, hương thơm, xúc chạm dễ chịu... Do hiểu biết như vậy nên trên lộ trình tâm của họ phát sinh yêu thích (Tham) với đối tượng, mà thực chất là yêu thích cảm giác dễ chịu khi tiếp xúc (sở hữu) với những hoàn cảnh khả ái đó, chứ không phải yêu thích chính hoàn cảnh đó. Sự yêu thích đó gọi là tham ái dục lạc hay còn gọi là Dục ái.

Không những yêu thích những hoàn cảnh dễ chịunhân loại này còn yêu thích sự sống, sự hiện hữu, ai ai cũng yêu thích sự sống, mong muốn sống, ca ngợi sự sống, tôn vinh sự sống, xem sự sống là kỳ diệu, là màu nhiệm, là món quà quý giá mà tạo hoá đã ban tặng cho mọi người. Sự yêu thích sự sống, sự hiện hữu đó gọi là Hữu ái. Thông tin Hữu ái này luôn được lưu giữ trong bộ nhớ tâm thức của con người từ vô thuỷ kiếp đến giờ không bao giờ có thể mất. Bình thường, thông tin đó nằm sâu nơi kho chứa, nên mọi người thấy nó là bình thường, chỉ khi có những hoàn cảnh (xúc) đe doạ đến mạng sống, thì những thông tin đó mới được kích hoạt lên.

Và ngày bình thường, khi chưa có dịch, con người mải mê kiếm sống và sinh hoạt với những sự yêu thích, ham muốn, ước muốn hưởng thụ niềm vui, hạnh phúc (lạc thọ) ở nơi những hoàn cảnh dễ chịu. Nhưng sự ước muốn đó có lúc được thoả mãn, mà phần lớn thì bất thoả mãn, nên con người luôn luôn sống chung với Khổ đau (có cả hạnh phúc). Còn trong những ngày tháng có đại dịch Covid-19 này, với sự tiếp xúc với những thông tin, hình ảnh đe doạ đến mạng sống thì thông tin Hữu ái lưu trữ trong kho chứa tâm thức (nằm nơi ADN của các tế bào). Hơn bao giờ hết, tâm lý con người ta lại trở nên thiết tha với sự sống, yêu thích sống, mong muốn sống, lo sợ cái chết, nghĩ đến cái chết, lo sợ hoang mang sẽ phải bị chết. Đối với họ, chết là một cái gì đó vô cùng Khổ sở, vô cùng kinh hãi, chết là mất hết, chẳng còn gì nữa mà mong muốn, mà hy vọng, tương lai sau khi chết là một màu u ám, xám xịt. Vậy nên những yêu thích hưởng thụ về dục lạc (Dục ái) tạm thời được lắng xuống. Có người nghĩ đến phải chết mà cũng chẳng còn thiết tha gì ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi nữa. Và sự thật đang diễn ra là bây giờ vẫn đang mùa lễ hội, nhưng các địa điểm du lịch, các điểm vui chơi giải trí đều vắng ngắt như chùa bà Đang. Đó là đối với những người duy vật, không tin vào thế giới tâm linh.

Còn với những người tin theo các thuyết duy tâm, tin rằng sau khi chết còn luân hồi tái sanh sang một kiếp sống khác thì sao? Họ ra sức tụng kinh, niệm Phật, làm phước, từ thiện, tu hành... với hy vọng rằng nếu có phải chết thì sẽ được tái sinh vào những nơi có hoàn cảnh tốt đẹpđời sau. Ở những người này thì nỗi sợ chết có giảm hơn 1 ít, nhưng đa phần là vẫn rất hoang mang, lo sợ, lo sợ vì biết đâu sự làm phước, sự bố thí, sự tu tập liệu có đủ “độ” để mà tái sinh vào nơi tốt đẹpkiếp sau không?

Tóm lại, trong thời gian có đại dịch Corona này nhân loại cũng trải qua Khổ, bản chất của Khổ này là Khổ khổ (tiếp xúc các hình ảnh, thông tin khó về con virus và những điều liên quan) và Hành Khổ (do nghỉ làm việc và các hoạt động, nên không có việc gì làm, khiến khởi lên nhiều suy nghĩ (tâm hành Si) tìm kiếm sự sống) là chủ yếu. Nguyên nhân Khổ ngày thường là do Dục ái (Dục hỷ Dục lạc), nhưng thời gian này Nguyên nhân Khổ chủ yếu là Hữu ái (Dục hỷ Hữu).



III - GIẢI PHÁP

Như những phân tích ở trên đã cho thấy Khổ và Nguyên nhân Khổ là thuộc về lộ trình tâm chứ không phải do thế giới ngoại cảnh, Khổ không phải do đại dịch Virus Corona mà là do Tham Sân Si. Vậy thì muốn chấm dứt Khổ thì chỉ việc thay đổi lộ trình tâm của nhân loạiBát Tà Đạo có Khổ và Nguyên nhân Khổ sang lộ trình tâm của các bậc giác ngộBát Chánh Đạo có sự chấm dứt Khổ và con đường chấm dứt Khổ thôi. Vậy lộ trình tâm Bát Chánh Đạo của bậc giác ngộ là thế nào mà không có Khổ, và cách thay đổi lộ trình tâm từ Bát Tà Đạo sang Bát Chánh Đạo?

Với lộ trình tâm Bát Chánh Đạo của bậc giác ngộ, thì khi con người (căn) tiếp xúc với thế giới (trần) cũng sẽ phát sinh cảm giác (thọ) và tâm biết trực tiếp (tưởng), nhưng tiếp đó trí nhớ (niệm) sẽ kích hoạt những thông tin đúng sự thật (Minh) được lưu trong bộ nhớ tâm thức (do quá trình học hỏitư duy những điều do bậc giác ngộ thuyết giảng). Do có niệm tích cực (tinh tấn) mà phát sinh sự chú tâm liên tục vào các đối tượng được thấy, được nghe, được cảm nhận (các cảm giác), sự chú tâm liên tục đó gọi là Chánh Định. Bởi có Định như vậy mà cái biết trực tiếp sẽ được trở nên rõ ràng, minh bạch, sáng suốt mà không hề khởi lên ý thức phân biệt. Lộ trình tâm dừng lại đây được gọi là trạng thái Tỉnh Giác. Lộ trình tâm như vậy không có Khổ xuất hiện, nên hành giả kinh nghiệm được trạng thái Khổ chấm dứt. Sơ đồ như sau:

Căn + Trần => Thọ - Tưởng => Chánh niệm => Chánh Tinh tấn => Chánh định [Tỉnh giác]

Sự thực hành để dừng lại cái biết Tỉnh giác như vậy gọi là pháp tu Chỉ. Thực hành pháp tu Chỉ cũng chính là Quán thân trên thân trong Tứ niệm xứ, bằng cách khi đi, đứng, nằm, ngồi hay kể cả lúc làm việc... đều "nhớ đến chú tâm quán sát (ghi nhận) các cảm giác nơi thân". Với người mới bắt đầu tu tập, thì áp dụng tư thế tọa thiền sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất, đó là ngồi kiết già hoặc bán già, lưng thẳng, cổ thẳng, đầu thẳng, hai tay đặt lên nhau trước bụng, hai hàm răng hơi siết chặt, đầu lưỡi chạm vào hàm răng trên để tạo cảm giác nổi trội. Mới ngồi thì hãy chú tâm theo dõi các cảm giác hơi thở vào, cảm giác hơi thở ra, cảm giác nơi răng lưỡi, các cảm giác xúc chạm nơi thân và để tâm tự nhiên. Nếu thực hành đúng thì hành giả sẽ trải nghiệm việc an trú các trạng thái từ Sơ thiền đến Tứ thiền, với cái biết trực tiếp giác quanthuật ngữ Phật học gọi là Tỉnh giác. Do an trú tỉnh giác, là cái biết có tính chất vô niệm, vô ngôn, vô phân biệt xảy ra nơi các giác quanhành giả cảm nhận được những hỷ lạc của nội tâm, đầu óc trống rỗng, vắng bặt mọi suy nghĩ, mọi tư tưởng.

Tiếp theo, với các đối tượng nổi trội, sau khi dừng lại ở cái biết trực tiếp giác quan (Tỉnh Giác) sẽ phát sinh hành vi tư duy (so sánh, đối chiếu, phân tích giữa những điều đã học và thông tin là cảm thọ do tâm biết trực tiếp vừa ghi nhận) để đưa đến cái biết gián tiếp, biết đúng sự thật đối tượng đó là cảm giác, nó do duyên khởi mà phát sinh, nó Vô ThườngVô Ngã. Do biết đúng sự thật như vậy mà đưa đến sự quyết định (tác ý) đưa ra hành động đối xử với đối tượng. Lộ trình tâm kết thúc ở đó mà không phát sinh Khổ. Sơ đồ như sau:

Căn + Trần => Thọ - Tưởng => Chánh niệm => Chánh Tinh tấn => Chánh định [Tỉnh giác] => Chánh Tư Duy => Chánh Tri kiến => Như lý tác ý => Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng

Như vậy là đầy đủ cả 8 chi phần của lộ trình tâm Bát Chánh Đạo. Trên toàn bộ lộ trình tâm Bát Chánh Đạo của bậc giác ngộ không hề tồn tại khái niệm Khổ. Sự thực hành để đưa đến hiểu biết đúng sự thật, là trí tuệ, là Minh đó gọi là pháp tu Quán. Pháp tu Quán này chính là sự thực hành 3 đề mục "quán thọ nơi các cảm thọ", quán tâm nơi tâm", "quán pháp trên các pháp" của Tứ niệm xứ.

Tóm lại là để thoát Khổ thì phải thực hành sự tu tập thay đổi lộ trình tâm Bát Tà Đạo có Khổ và Vui sang lộ trình tâm Bát Chánh Đạo vắng mặt cả Khổ lẫn Vui. (Nói là vắng mặt cả Khổ lẫn Vui nhưng trên lộ trình tâm đó có 2 chi phầnChánh Tinh Tấn, Chánh Định sẽ vẫn có cái vui nơi nội tâm, vui do 4 bậc Thiền của Chánh định mang lại. Còn Khổ thì Khổ nơi nội tâmchấm dứt, 18 cái Khổ nơi nội tâm, nhưng cái Khổ thọ trên thân vẫn còn do thân tiếp xúc với môi trường không khả ý, ví dụ như bị nhiễm Virus Corona. Vậy nên dù có thay đổi lộ trình tâm từ Bát Tà Đạo sang Bát Chánh Đạo thì vẫn phải dập dịch Virus Corona, chứ không phải cứ để cho nó lây nhiễm tự do). Sự tu tập Bát Chánh Đạo phải đạt được ở 3 cấp độ trí tuệ thì mới chấm dứt Khổ được, đó là Văn tuệ do nghe giảng hoặc đọc sách, Tư tuệ do Tư duy điều đã học, Tu tuệ do thực hành Tứ Niệm Xứ để Bát Chánh Đạo trở thành một lối sống hàng ngày. Khi thực hành tu tập lộ trình tâm là Bát Chánh Đạo thì khi đó Khổ liền chấm dứt chứ không phải dập dịch xong mới hết Khổ, hay phải tu để sau này mới hết Khổ, vì Phật phápthiết thực hiện tại không bị chi phối bởi thời gian, Khổ chấm dứtpháp vô vi, không phải là pháp hữu vi nên hễ có tu tập là có sự chấm dứt Khổ, chứ không phải tu tập xong mới chấm dứt Khổ.

Khi có lộ trình tâm Bát Chánh Đạo thì có sự hiểu biết Virus Corona là thế giới, nhưng cái mà con người cảm nhận là cảm thọ, nên nó Vô thường, Vô ngã nên không yêu thích, không chán ghét, nguyên nhân Khổ được đoạn trừ thì Khổ chấm dứt. Hơn nữa, dù cái chết có đến, thì ý thức Chánh Tri kiến cũng hiểu biết rằng sống hay chết cũng đều do nhân duyên, nên nó cũng Vô thường, Vô ngã, không ai có thể làm chủ hay điều khiển được nên không ràng buộc, dính mắc, không hoan hỷ thích thú, không chán ghét sợ hãi thì Khổ cũng vắng mặt. Lại nữa, với ý thức Chánh kiến hiểu biết được Hữu áinguyên nhân Khổ, sẽ đưa đến những thống Khổ vô cùng tận của sinh già bệnh chết, của đời sống Hoá sanh... còn hiện hữu là còn khổ, nên sự tu tập đưa đến viên mãn mà đoạn tận Hữu ái mới là sự chấm dứt Khổ hoàn toàn, là sự “vô thượng an ổn khỏi mọi khổ ách”.

Xin được dẫn đoạn kinh sau trong kinh Pháp cú làm phần kết đoạn này:

Loài người sợ hoảng hốt,
Tìm nhiều chỗ quy y,
Hoặc rừng rậm, núi non,
Hoặc vườn cây, đền tháp.

Quy y ấy không ổn,
Không quy y tối thượng.
Quy y các chỗ ấy,
Không thoát mọi khổ đau.”

Ai quy y Đức Phật,
Chánh phápchư tăng,
Ai dùng chánh tri kiến,
Thấy được bốn Thánh đế.”

Thấy khổ và khổ tập,
Thấy sự khổ vượt qua,
Thấy đường Thánh tám ngành,
Đưa đến khổ não tận.”

“Thật quy y an ổn,
Thật quy y tối thượng,
quy y như vậy,
Mới thoát mọi khổ đau.”

(Trích Tiểu Bộ kinh, Kinh pháp cú, Phẩm Phật đà, Hoà thượng Thích Minh Châu dịch Việt)

IV - KẾT LUẬN

Khổ và Nguyên nhân của Khổ là thuộc lộ trình tâm, là do ý thứctri kiến hiểu biết thực tạithế giới vật chất. Hiểu biết đó còn gọi là ý thức nhị nguyên tâm cảnh gồm 2 nội dung: có chủ thể biết có một cái Ta và đối tượng được biết là thế giới ngoại cảnh. Do hiểu biết sai lầm về thực tại đó mà phát sinh thái độ Thích, Ghét hoặc tìm kiếm (Tham Sân Si). Do có thái độ Tham Sân Si với đối tượng mà có sự dính mắc, ràng buộc với đối tượng, từ đó đưa đến kết quả là phát sinh Khổ. Vì vậy, muốn chấm dứt Khổ thì phải thay đổi lộ trình tâm từ Bát Tà Đạo có Khổ và nguyên nhân Khổ sang lộ trình tâm Bát Chánh Đạo có sự chấm dứt Khổ chứ không phải thay đổi thế giới ngoại cảnh.

Đối với những ai đã thực sự đã hiểu đúng về Khổ Tập Diệt Đạo, tức đã thực sự thấy pháp và ngộ pháp thì họ sẽ chẳng còn muốn cố gắng, nỗ lực để thay đổi điều kiện sống nữa, mà sự cố gắng đó họ để dành cho việc thay đổi lộ trình tâm từ Bát Tà Đạo sang Bát Chánh Đạo thôi. Như vậy thì dù trong hoàn cảnh nào, có đại dịch hay không có đại dịch, họ đâu có bị rơi vào hoang mang, sợ hãi, khủng hoảng tinh thần. Mà trái lại, khoảng thời gian có đại dịch này họ được nghỉ ngơi, nên đó là cơ hội để thực hành thay đổi lộ trình tâm, để cài đặt những thông tin Chánh kiến, Minh, Trí tuệ vào bộ nhớ tâm thức và để đi đến xóa bỏ Vô minh, đoạn tận mọi Khổ đau. Và đây cũng là dịp để họ kiểm nghiệm lại kết quả của việc tu tập, xem mình tu tập đến mức độ nào, có còn bị chi phối bởi những hoàn cảnh không khả ý hay không, sự tham sống sợ chết (Hữu ái) có còn chi phối tâm nhiều nữa hay không? Đây là dịp để những người trí trải nghiệm "sống một mình, không phóng dật" để đi đến sự đoạn tận mọi Khổ đau như trong bài kinh Con tê ngưu một sừng có nói.

Nghệ An _ 25.03.2020 _ Sākya Sông Lam


MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS


Bài kinh
CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG

"Đối với các hữu tình
Từ bỏ gậy và trượng,
Chớ làm hại một ai
Trong chúng hữu tình ấy.
Con trai không ước muốn,
Còn nói gì bạn bè,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Do thân cận giao thiệp
Thân ái từ đấy sanh,
Tùy thuận theo thân ái,
Khổ này có thể sanh.
Nhìn thấy những nguy hại,
Do thân ái sanh khởi
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Do lòng từ thương mến,
Đối bạn bè thân hữu,
Mục đích bị bỏ quên,
Tâm tư bị buộc ràng,
Do thấy sợ hãi này,
Trong giao du mật thiết,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Ai nhớ nghĩ chờ mong,
Đối với con và vợ,
Người ấy bị buộc ràng,
Như cành tre rậm rạp.
Còn các ngọn tre cao,
Nào có gì buộc ràng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Như nai trong núi rừng,
Không gì bị trói buộc,
Tự đi chỗ nó muốn
Để tìm kiếm thức ăn.
Như các bậc hiền trí,
Thấy tự do giải thoát,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Giữa bạn bè thân hữu,
Bị gọi lên gọi xuống,
Tại chỗ ở trú xứ,
Hay trên đường bộ hành.
Thấy tự do giải thoát,
Không có gì tham luyến,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Giữa bạn bè thân hữu
Ưa thích, vui cười đùa,
Đối với con, với cháu,
Ái luyến thật lớn thay!
Nhàm chán sự hệ lụy,
Với những ai thân ái,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Khắp cả bốn phương trời,
Không sân hận với ai,
Tự mình biết vừa đủ,
Với vật này vật khác,
Vững chịu các hiểm nguy,
Không run sợ giao động,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Có số người xuất gia,
Chung sống thật khó khăn,
Cũng như các gia chủ,
Ở tại các cửa nhà,
Sống vô tư vô lự
Giữa con cháu người khác
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Từ bỏ để một bên,
Mọi biểu tượng gia đình,
Như loại cây san hô,
Tước bỏ mọi lá cây,
Bậc anh hùng cắt đứt,
Mọi trói buộc gia đình,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Nếu tìm được bạn lành,
Thận trọngsáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú hiền trí,
Cùng nhau đồng nhiếp phục,
Tất cả mọi hiểm nạn.

"Nếu không được bạn lành,
Thận trọngsáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú hiền trí,
Hãy như vua từ bỏ
Đất nước bị bại vong,
Hãy sống như voi chúa
Một mình trong rừng sâu.

Thật chúng ta tán thán,
Các bằng hữu chu toàn,
Bậc hơn ta, bằng ta,
Nên sống gần thân cận,
Nếu không gặp bạn này,
Những bậc không lầm lỗi,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Thấy đồ trang sức vàng,
Lấp lánh và sáng chói,
Được con người thợ vàng,
Khéo làm, khéo tay làm,
Hai chúng chạm vào nhau
Trên hai tay (đeo chúng)
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Như vậy nếu ta cùng,
Với một người thứ hai,
Tranh luận cãi vã nhau,
Sân hận, gây hấn nhau,
Nhìn thấy trong tương lai,
Sợ hãi hiểm nguy này,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Các dục thật mỹ miều,
Ngọt thơm và đẹp ý,
Dưới bình sắc, phi sắc,
Làm mê loạn tâm tư,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Đây là một mụn nhọt,
Và cũng là tai họa,
Một tật bệnh, mũi tên,
sợ hãi cho ta,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Lạnh lẽo và nóng bức,
Đói bụng và khát nước,
Gió thổi, ánh mặt trời,
Muỗi lằn và rắn rết,
Tất cả xúc phạm này,
Đều chịu đựng vượt qua,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Như con voi to lớn,
Từ bỏ cả bầy đàn,
Thân thể được sanh ra,
To lớn tợ hoa sen,
Tùy theo sự thích thụ
Sống tại chỗ rừng núi.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Ai ưa thích hội chúng,
Sự kiện không xảy ra,
Người ấy có thể chứng,
Cảm thọ thời giải thoát,
Cân nhắc lời giảng dạy,
Đấng bà con mặt trời.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Được giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Đạt được quyết định tánh,
Chứng đắc được con đường,
Nơi ta trí được sanh
Không cần nhờ người khác
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Không tham không lừa đảo,
Không khát dục, gièm pha,
Mọi si mê ác trược,
Được gạn sạch quạt sạch,
Trong tất cả thế giới,
Không tham ác ước vọng.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Với bạn bè độc ác,
Hãy từ bỏ lánh xa,
Bạn không thấy mục đích,
Quen nếp sống quanh co,
Chớ tự mình thân cận,
Kẻ đam mê phóng dật,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Bậc nghe nhiều trì pháp,
Hãy gần gũi người ấy,
Bạn nghe tâm rộng lớn,
Người thông minh biện tài,
Biết điều không nên làm,
Nhiếp phục được nghi hoặc.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Mọi du hí vui đùa
dục lạc ở đời,
Không điểm trang bày hiện
Không ước vọng mong cầu,
Từ bỏ mọi hào nhoáng
Nói lên chân thật
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Với con và với vợ,
Với cha và với mẹ,
Tài sản cùng lúa gạo,
Những trói buộc bà con,
Hãy từ bỏ buộc ràng,
Các dục vọng như vậy.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Chúng đều là trói buộc,
Lạc thú thật nhỏ bé,
Vị ngọt thật ít oi,
Khổ đau lại nhiều hơn,
Chúng đều là câu móc,
Bậc trí biết như vậy.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Hãy chặt đứt, bẻ gãy,
Các kiết sử trói buộc,
Như các loài thủy tộc,
Phá hoại các mạng lưới,
Như lửa đã chảy xong,
Không còn trở lui lại.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Với mắt cúi nhìn xuống,
Chân đi không lưu luyến,
Các căn được hộ trì,
Tâm ý khéo chế ngự.
Không đầy ứ, rỉ chảy,
Không cháy đỏ bừng bên.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Hãy trút bỏ, để lại,
Các biểu tướng gia chủ,
Như loại cây san hô,
Loại bỏ các nhành lá,
Đã đắp áo cà sa,
Xuất gia bỏ thế tục.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Không tham đắm các vị.
Không tác động, không tham,
Không nhờ ai nuôi dưỡng,
Chỉ khất thực từng nhà,
Đối với mọi gia đình,
Tâm không bị trói buộc.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Từ bỏ năm triền cái,
Che đậy trói buộc tâm,
Đối với mọi kiết sử,
Hãy trừ khử, dứt sạch,
Không y cứ nương tựa,
Chặt đứt ái sân hận.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Hãy xoay lưng trở lại,
Đối với lạc và khổ,
Cả đối với hỷ ưu,
Được cảm thọ từ trước,
Hãy chứng cho được xả,
An chỉ và thanh tịnh.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Tinh cần và tinh tấn,
Đạt đượcchân đế,
Tâm không còn thụ động,
Không còn có biếng nhác,
Kiên trì trong cố gắng,
Dõng lực được sanh khởi.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Không từ bỏ độc cư,
Hạnh viễn ly thiền định,
Thường thường sống hành trì,
Tùy pháp trong các pháp,
Chơn chánh nhận thức rõ,
Nguy hiểm trong sanh hữu.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Mong cầu đoạn diệt ái,
Sống hạnh không phóng dật,
Không đần độn câm ngọng.
Nghe nhiều, giữ chánh niệm,
Các pháp được giác sát,
Quyết định, chánh tinh cần.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Như sư tử, không động.
An tịnh giữa các tiếng,
Như gió không vướng mắc,
Khi thổi qua màn lưới,
Như hoa sen không dính,
Không bị nước thấm ướt.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Giống như con sư tử,
Với quai hàm hùng mạnh,
Bậc chúa của loài thú,
Sống chinh phục chế ngự.
Hãy sống các trú xứ,
Nhàn tịnh và xa vắng.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Từ tâm, sống trú xả,
Bi tâm, hạnh giải thoát,
Sống hành trì thực hiện,
Hỷ tâm, cho đúng thời,
Không chống đối va chạm,
Với một ai ở đời.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Đoạn tận lòng tham ái,
Sân hậnsi mê,
Chặt đứt và cắt đoạn,
Các kiết sử (lớn nhỏ),
Không có gì sợ hãi,
Khi mạng sống gần chung.
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

"Có những bạn vì lợi,
Thân cận và chung sống,
Những bạn không mưu lợi,
Nay khó tìm ở đời,
Người sáng suốt lợi mình,
Không phải người trong sạch,
Hãy sống riêng một mình
Như Tê ngưu một sừng!"

(Trích Tiểu Bộ kinh, Kinh Tập (Sutta Nipata), Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng, Hòa Thương Thích Minh Châu dịch Việt)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 8674)
11/01/2014(Xem: 15302)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.