Thư Viện Hoa Sen

4. Học Tập

15/12/20204:46 SA(Xem: 2612)
4. Học Tập
ĐỨC PHẬT TRONG BA LÔ
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA GIỚI TRẺ TRONG THẾ KỶ 21
Daisaku Ikeda
Nhà xuất bản Phương Đông

HỌC TẬP

MỤC ĐÍCH CỦA HỌC TẬP

Học tập chăm chỉ ở trường để làm gì? Có gì sai trái nếu hưởng thụ cuộc sống khi còn trẻ chứ?

Những câu hỏi đó nhắc tôi nhớ lại một câu chuyện hài hước. Một doanh nhân người Nhật đến một hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương và thấy những đứa trẻ địa phương đang chơi đùa trên biển. Anh nói với chúng: “Các cháu đừng phí phạm thời gian của mình như vậy. Hãy đến trường ngay lập tức và bắt đầu học tập đi!”

Chúng trả lời: “Tại sao chúng cháu phải đến trường?”

“Nếu các cháu đến trường và học tập thật chăm chỉ,” người đàn ông nói: “các cháu sẽ được điểm cao.”

“Tại sao chúng cháu lại cần điểm cao?” những đứa trẻ hỏi.

“À, nếu các cháu có nhiều điểm tốt, các cháu có thể vào một trường đại học tốt.”

“Vậy nếu chúng cháu vào một trường đại học tốt thì điều gì sẽ xảy ra ạ?”

“Nếu các cháu tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, các cháu có thể làm việc tại một công ty lớn hoặc làm nhân viên tại một cơ quan nhà nước quan trọng. Các cháu còn có thể kiếm được nhiều tiền và sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc.”

“Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ạ?”

“Các cháu có thể sống trong một ngôi nhà đẹp và hưởng thụ cuộc sống.”

“Và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo ạ?”

“Các cháu có thể làm việc thật chăm chỉ, cho những đứa con của mình đi học ở một trường học tốt và sau đó nghỉ hưu.”

“Và?” những đứa trẻ thắc mắc

“Các cháu có thể đến một nơi đẹp đẽ, ấm áp và nghỉ ngơi cả ngày”.

“Nếu đó là mục đích,” những đứa trẻ trả lời: “thì chúng cháu chẳng cần phải chờ đợi. Chúng cháu đã đạt được nó rồi đây ạ!”

Vậy tại sao chúng ta sử dụng rất nhiều thời giannăng lượng của mình vào việc học tập? Chúng ta sống trên cuộc đời này vì mục đích gì? Tiền bạc có ý nghĩa gì?

Nếu lý do sống duy nhất của chúng ta là khiến cho cuộc sống dễ thở hơn, chúng ta không cần thiết phải nỗ lực hết mình để vào một trường học tốt hoặc tìm một công việc tốt. Các trường học tốt và các công việc tốt không tự nhiên làm chúng ta hạnh phúcthoải mái. Ngay cả khi bạn theo đuổi những điều này, cũng chẳng có gì đảm bảo là bạn sẽ hạnh phúc khi đạt được chúng.

Chỉ bằng cách đối diện với những thử thách của cuộc đời, bạn mới có thể phát huy hết tiềm năng của mình và trải nghiệm hạnh phúc thực sự. Mục đích của cuộc sống là để hoàn thành một nhiệm vụ của chúng ta – chỉ của chúng ta và làm hết sức mình để giúp đỡ những người gặp khó khăn. Để làm được như vậy, bạn cần có sức mạnhnghị lực. Điều này giải thích tại sao tôi luôn nhấn mạnh đến việc chúng ta sẽ thu được gì bằng cách làm việc chăm chỉ và thử thách bản thân ngay bây giờ.

Khi còn là một thanh niên, tôi có một cậu bạn vượt trội trong mọi lĩnh vực và được mọi người ngưỡng mộ. Bởi vậy, bạn có thể tưởng tượng sự ngạc nhiên của tôi khi 25 năm sau, tôi nhận được một bức thư từ một người bạn khác kể với tôi rằng cậu bạn kia kết cục lại trải qua “một cuộc đời bất hạnh mà chỉ có thể được mô tả bằng hình ảnh của địa ngục, đầy rẫy những thất bại về tài chính và rắc rối trong gia đình”.

Bạn có thể đặt ra câu hỏi là tại sao việc này lại xảy ra với một người có những thành công khi còn trẻ. Tôi tin rằng điều này là do quen được nuông chiều và được đặc biệt chú ý trong những năm tháng đầu đời, cậu bạn tôi đã không học cách làm việc chăm chỉ hay học cách đấu tranh để giành lấy một điều gì đó. Anh ấy đã không biết một cuộc sống có chiều sâu và giá trị thực sự là như thế nào. Với suy nghĩ là mọi thứ mình mong muốn sẽ đạt được một cách dễ dàng, anh ấy không bao giờ thử thách bản thân, ngay cả việc thoát ra khỏi con đường của mình để tránh những cố gắng quá mức.

ĐÒI HỎI VỀ THỜI GIAN

Nào trường học, bài tập về nhà, nào các công việc gia đình và các nhu cầu khác, cháu chẳng có thì giờ rảnh rỗi. Điều này khiến cháu cảm thấy thật tù túng.

Mặc dù không thể phủ nhận áp lực của thời gian biểu lên mỗi người, nhưng tôi tin rằng, mọi thứ bạn nói đến chỉ đơn thuần là những đòi hỏi khó chịu về thời gian là một cách nhìn nhận không đúng. Tôi nghĩ đơn giản là bạn đang được hưởng sự tự do tuyệt vời, đó là bạn có cơ hội để đến trường và học tập.

Bạn coi đến trường là một quyền lợi hay bị ép buộc? Là một hoạt động tự do hay một điều cản trở bạn làm những gì bạn muốn? Tất cả những điều này phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của bạn, sự hiểu biết của bạn. Nếu là người thụ động, bạn sẽ luôn cảm thấy bị gò bó và không hạnh phúc ngay cả trong một môi trường tự do nhất. Nhưng nếu bạn tiếp cận một cách chủ động và thách thức hoàn cảnh của mình, bạn sẽ cảm thấy tự do bất kể hoàn cảnh của bạn thực sự gò bó đến đâu.

Bạn càng mạnh mẽ, bạn sẽ càng tự do hơn. Một người không có khả năng chịu đựng tốt có thể gặp phải những khó khăn rất lớn ngay cả khi leo lên một quả đồi nhỏ. Đó là một người ốm yếu không thể xoay xở được chút nào. Nhưng một người mạnh mẽ, tự tin có thể dễ dàng leo lên thậm chí là một quả núi, vui vẻthích thú. Để leo lên các ngọn núi mục tiêu của đời mình, điều quan trọng là phải nâng cao sự mạnh mẽ của bản thân. Tự mình tạo ra sự mạnh mẽ để bạn trở nên năng động ở trường và trong các hoạt động ngoại khóa. Nếu bạn mạnh mẽ và có năng lực, bạn sẽ có tự do.

Điều này tương tự như đối với các môn thể thao hay âm nhạc. Để chơi một cách chuyên nghiệp và dễ dàng một môn thể thao hoặc nhạc cụ mà bạn lựa chọn, bạn phải đạt được một mức độ thành thạo nhất định, bạn phải xác định từ bỏ một số thứ để có thể luyện tập đến một mức độ cần thiết.

Những bạn trẻ bị bệnh hiểm nghèo hay phải sống ở các quốc gia có chiến tranh thường không được đi học dù các bạn ấy rất muốn. Rất nhiều bạn trẻ sống trong những hoàn cảnh may mắn hơn, có cơ hội được đến trường, không bao giờ nhận thức đúng sự tự do mà họ thực sự đang có. Có cơ hội được đến trường - nơi bạn có thể rèn luyện cuộc đời của mình để bạn có thể làm những điều mình mong muốn trong tương lai - là một biểu hiện của sự tự do lớn nhất. Sẽ là một sai lầm nếu bạn không nhận ra được điều này.

Tôi xin kể lại câu chuyệngần đây tôi được nghe về một thanh niên có nhiều khối u ở tuỷ, một dạng của căn bệnh ung thư xương làm mất khả năng hoạt động và gây đau đớn. Trong hai năm cuối đời, với toàn bộ cơ thể bị bó bột do nhiều chỗ xương bị gãy, anh đến thăm các trường trung học ở địa phương trên chiếc xe lăn của mình để nói chuyện về các tác hại khủng khiếp do việc lạm dụng thuốc. Anh nói với những học sinh: “Bạn có muốn phá hủy cơ thể của mình bằng nicôtin hoặc rượu hay hêrôin? Bạn muốn đâm vào một chiếc ô tô? Bạn chán nản và muốn nhảy cầu tự tử? Khi đó hãy mang cơ thể bạn đến cho tôi! Hãy mang nó cho tôi! Tôi muốn chúng! Tôi sẽ lấy nó! Tôi muốn sống!”

Trong thời gian chiến tranh ở Nam Tư cũ, những đứa trẻ đã nói về ước mơ của mình. Một em nói: “Cháu có nhiều ước mơ, nhưng chiến tranh đã lấy đi của cháu tất cả”. Và một em khác nói: “Ước mơ của chúng cháu là được sống một cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác, để có thể được đến trường.”

Trong những năm gần đây, quốc gia châu Phi Rwanda trải qua một cuộc nội chiến tàn khốc và ác liệt. Trong một gia đình nọ, những đứa trẻ đã mất cả bố lẫn mẹ, chỉ còn lại các em và bà. Một trong những đứa lớn đã phải bỏ học để lo cho những đứa còn lại. Nỗi buồn vì không được đến trường khiến cậu thường khóc hàng đêm. Các anh chị em của cậu vẫn được đến trường sẽ chia sẻ những bài học của chúng với cậu khi công việc của cậu kết thúc.

Nhưng nếu đó là toàn bộ câu chuyện, chúng ta sẽ đưa ra một kết luận rằng mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường sống của chúng ta. Không hoàn toàn là như vậy. Cuộc sống và các điều kiện sống của con người không hề đơn giản. Đạo Phật dạy chúng ta rằng tự do thực sự xuất phát từ các điều kiện sống bên trong của mỗi con người. Một người sẽ sống thoải mái ngay cả khi bị giam trong một nhà tù nghiêm ngặt nhất trên trái đất.

Tôi chắc rằng bạn biết câu chuyện về Helen Keller. Khi 18 tháng tuổi, cô không thể nhìn và nghe. Việc mất khả năng nghe còn gây khó khăn cho cô khi nói. Nhưng nhờ học tập cùng với cô giáo của mình là Anne Sullivan, cô đã học đọc, viết và nói, và cô đã tốt nghiệp Đại học Radcliffe ở Boston.

Rõ ràng là không một ai gặp phải những khó khăn như Helen Keller – không thể nói, nghe và nhìn. Thế giới của cô hoàn toàn là bóng tối và sự im lặng. Nhưng cô đã đẩy lùi bóng tối ra khỏi trái tim mình. Khi 9 tuổi, cô đã nói được câu đầu tiên: “Thời tiết thật ấm áp.” Trong suốt phần cuộc đời còn lại của mình, cô không bao giờ quên sự ngạc nhiênthích thú mà cô đã trải qua ở thời điểm đó. Cô đã thành công trong việc giải thoát mình ra khỏi nhà tù mà sự im lặng đã giam cầm cô.

Tuy nhiên, có những lúc cô cũng cảm thấy tuyệt vọng và chán nản bởi những giờ đồng hồ dài đằng đẵng cô phải vất vả học tập, cần cù học cách phát âm từ đủ loại sách giáo khoa cầm trên tay, trong khi đó những học sinh khác đang ca hát, nhảy múa và cười đùa với nhau. Trong cuốn tự truyện của mình, cô viết:

Tôi từ bỏ nhiều lần, tôi suy sụp, tôi lại đứng dậy, tôi quay trở lại nơi mình gặp khó khăn. Tôi rũ bỏ tâm trạng mất bình tĩnh, làm lại và cố gắng làm tốt hơn. Tôi bước những bước thật chậm, tôi tiến bộ từng chút một, tôi cảm thấy phấn khích, tôi háo hức hơn và leo lên cao hơn và bắt đầu nhìn thấy chân lý. Mỗi sự nỗ lực là một thắng lợi.

BỎ HỌC

Cháu biết một người bạn bỏ học và cháu băn khoăn điều gì sẽ đến với bạn ấy?

Quan tâm đến hạnh phúc của người khác là biểu hiện của một con người tân tiến. Có nhiều cách thể hiện sự quan tâm của bạn. Tùy vào từng hoàn cảnh, bạn có thể cho người bạn đó biết rằng bạn lo lắng cho cậu ấy hoặc mong được thấy cậu ấy trở lại trường học. Bạn có thể đến thăm, viết thư hoặc gọi điện cho cậu bạn đó. Tình hìnhthể không thay đổi ngay lập tức. Nhưng các từ ngữ đơn giản như: “Tớ mong cậu sẽ quay trở lại trường, mọi thứ sẽ không còn như xưa nếu không có cậu” có thể khiến việc cậu ấy quay trở lại khi thấy sẵn sàng trở nên dễ dàng hơn. Nói cách khác bạn hãy giúp cho con đường của bạn ấy thuận lợi hơn và làm cho bạn ấy cảm thấy được chào đón.

Một thiếu nữ nói với tôi rằng cô ghét năm đầu tiên ở trường trung học bởi cô không thể kết bạn được với ai. Cô quyết định bỏ học lúc bắt đầu học kỳ hai vì cảm thấy chán nản, nhưng sau đó một người bạn trong lớp gọi đến để động viên và mời cô đến để cùng ăn trưa ở trường. Được tiếp xúc và khích lệ bởi lòng tốt của người bạn cùng lớp - và không muốn làm cô bạn thất vọng - từ đó cô đến trường hàng ngày. Bây giờ, cô nói, họ là những người bạn thân có thể chia sẻ cho nhau tất cả mọi chuyện.

Có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả bệnh tật, khiến mọi người không thể đến trường. Một số người không muốn theo đuổi con đường học hành hoặc hoàn cảnh không cho phép họ làm điều này. Tôi có biết một sinh viên thấy chán trường trung học và đã tìm một công việc mà anh yêu thích. Anh đã trở thành một công nhân xuất sắc.

Giống như anh chàng này, nhiều người sống rất mãn nguyện với những lựa chọn của mình. Và điều đó là tốt. Tuy nhiên, cá nhân tôi hy vọng bạn sẽ học hết trung học và nếu có thể là cả đại học. Bạn có thể tham gia một khóa học tương ứng hoặc học ở các trường dạy nghề.

Nhưng một vài bạn trẻ, vì một số lý do khác nhau, rời bỏ trường học và tìm kiếm những thách thức ở một nơi khác. Điều quan trọng đối với họ là luôn giữ được sự cầu tiến. Chúng ta nên là chính con người mình, chúng ta không nên so sánh mình với những người khác. Luôn luôn phấn đấu, ngay cả khi chỉ là một hay hai bước trên con đường thực sự dành cho mình. Những người sống hết mình, không bị ảnh hưởng bởi trào lưu xung quanh, là những người chiến thắng trong cuộc đời. Không bao giờ từ bỏ. Không bao giờ mất hy vọng.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐIỂM SỐ

Mặc dù cháu đã rất cố gắng nhưng điểm tổng kết học tập của cháu lại thấp. Điều đó có nghĩa cháu là đồ bỏ đi không ạ?

Tất nhiên, mặc dù học hành là quan trọng nhưng khả năng của con người không hạn chế ở chỗ nó chỉ đơn thuần được đánh giá qua điểm số. Điểm số chỉ là một phương pháp để qua đó phát hiện ra phẩm chất đặc biệt của chúng ta. Bởi vậy tôi hy vọng rằng bạn sẽ không đánh giá bản thân chỉ dựa trên điểm số hay ngôi trường mà bạn học.

Chỉ số EQ (Emotional quotient - chỉ số xúc cảm) quan trọng hơn so với chỉ số IQ (intelligence quotient - chỉ số thông minh). Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá phẩm chất con người theo nhiều khía cạnh như lòng thương hay tinh thần đấu tranh không ngừng nghỉ, đây là những điều mà chỉ số IQ không thể đánh giá được. Vì lý do này, thật ngốc nghếch khi cho rằng điểm số của bạn khi bạn 16 hoặc 18 tuổi hay bất kỳ lúc nào, sẽ đánh giá phần còn lại cuộc đời của bạn. Tiềm năng của con người còn lớn hơn những điều này.

Dĩ nhiên, việc học hành của bạn là quan trọng. Nhưng điểm số hiện tại của bạn không quyết định việc bạn có tương lai sáng lạn hay không. Nếu bạn nghĩ được như vậy, bạn sẽ tự mình phát triển những khả năng của bản thân. Nếu bạn từ bỏ nỗ lực tìm kiếm viên ngọc trong cuộc đời của mình, sự phát triển của cá nhân bạn sẽ bị đình trệ. Bằng bất cứ giá nào, bạn cũng nên tránh để xảy ra việc này.

Một số người đỗ vào các trường đại học nhưng không học tập chăm chỉ. Vì thế, một trong số họ trở nên hống háchkiêu căng. Thế giới cần những nhà lãnh đạo – không phải những người kiệt xuất. Có những người không nỗ lực phấn đấu để phát triển bản thân sau khi vào một công ty lớn hay khi trở thành quan chức nhà nước, bác sỹ hay luật sư. Một số người tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu thậm chí còn trở thành tội phạm. Nhiều người, đạt được mục đích công việc cá nhân của mình, quên đi mình còn những công việc khác nữa phải làm.

Thực ra, tốt nghiệp và kiếm được một công việc chỉ là sự bắt đầu, không phải là mục đích cuối cùng. Nhưng nhiều người chỉ nghĩ đến điều mình mong muốn, mà không nghĩ rằng mình phải cống hiến cho xã hội. Sự cao quý với tư cách một con người không được quy định bởi trình độ văn hóa hay địa vị xã hội.

Tương lai của bạn phụ thuộc vào những nỗ lực mà bạn thực hiện và liệu bạn có đang đi đúng con đường hay không. Điều quan trọng không phải là so với những người khác thì bạn thế nào, mà là bạn như thế nào so với bản thân mình của ngày hôm qua.

Câu hỏi là làm thế nào chúng ta có thể sống hạnh phúc, theo cách đúng đắn của riêng mình, nơi chúng ta có thể luôn hướng đến và tiến bộ? Giả sử bạn bị lạc trong một khu rừng. Bạn muốn tìm đường để thoát ra ngoài và đi ra biển nhưng bạn không biết đường nào để đi. Bạn sẽ làm gì? Câu trả lờitiếp tục tiến lên phía trước. Cuối cùng, bạn sẽ gặp một dòng sông và khi bạn xuôi theo dòng chảy của con sông đó, bạn sẽ ra được biển cả.

Bạn còn trẻ nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều vấn đề. Điều đó có nghĩa là giải quyết được chúng, bất chấp mọi khó khăn, đẩy lùi những đám mây đen tối của sự tuyệt vọng và tiến về phía mặt trời, về phía hy vọng. Sức mạnh và sự kiên cường này chính là tiêu chuẩn vàng của tuổi trẻ.

Các Phật tử luôn tâm niệm rằng điều quan trọng là phải hướng về phía trước. Khi vật lộn với những khó khăn, điều quan trọng là bạn tiến bộ - ngay cả khi nó chỉ là một vài centimet. Nếu bạn làm như vậy, thì khi bạn nhìn lại, bạn sẽ thấy mình thực sự tạo ra con đường của riêng mình để băng qua khu rừng một cách nhanh chóng.

THI ĐỖ VÀO MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT

Ngay cả khi bạn học tập thật sự chăm chỉ, thật khó để có thể đỗ vào một trường đại học tốt.

Không được học tại trường đại học mà bạn yêu thích tất nhiên là thất vọng. Nhưng, về lâu dài, tốt nghiệp một trường học tốt không có nhiều ý nghĩa lắm. Nền tảng kiến thức không phải là tất cả, những người khởi nghiệp trong những hoàn cảnh khó khăn và phấn đấu trở thành những người đầy nghị lực, họ có thể mang lại hy vọng và nguồn cảm hứng cho nhiều người khác. Điều cơ bản là bạn tiếp tục nghiên cứu và học tập.

Khi bạn được nhận vào một trường học – ngay cả khi nó không phải là lựa chọn đầu tiên của mình và không quan tâm đến việc xã hội đánh giá nó như thế nào – điều quan trọng là bạn xác định rằng ngôi trường bạn sẽ học là một nơi hoàn hảo để học tập tất cả những gì bạn muốn học. Thái độ này sẽ có tác dụng tích cực hơn nhiều trong dài hạn. Và đừng để sự tự tin của bạn bị thui chột vì ý kiến của những người khác.

Như đã nói ở trên, nếu bạn muốn được học tại một trường đại học, thì hãy học tập thật chăm chỉ, chăm chỉ gấp nhiều lần so với những người khác. Vui chơi và mơ ước không mang lại cho bạn những gì bạn muốn. Những suy nghĩ như: “Tụ tập với đám bạn quan trọng hơn” hay “Mình sẽ không quan tâm đến các bài tập làm thêm” sẽ không đưa bạn đến đâu cả. Những thành công sẽ không đạt được nếu không thực sự cố gắng. Không có con đường nào là dễ dàng. Hãy học tập chăm chỉ. Nỗ lực đó sẽ trở nên tuyệt vời, cao quý, khiến ký ức tuổi trẻ của bạn được trọn vẹn. Nó sẽ là tấm huy chương danh dự đáng tự hào.

Quyền của bạn là ấp ủ một giấc mơ về điều mà bạn muốn làm – điều dành cho chính bạn – và sau đó nghĩa vụ của bạn là liên tục thử thách bản thân để đạt được nó.

Mục đích của học tập không phải là ngôi trường bạn học mà là phải thật giỏi một thứ nào đó để đóng góp cho sự tự làm giàu bản thân của bạn. Có một câu nói trong Đạo Phật: “Không học tập là tự hạ thấp giá trị của bản thân”. Điều tạo nên con người chúng ta chính là khả năng học tập.

Chúng ta hiện đang sống trong kỷ nguyên thông tin. Nếu bạn không liên tục học tập trong suốt cuộc đời mình, bạn sẽ sớm trở nên lạc hậu. Hình thành nguyên tắc học tập suốt đờiđiều kiện cần thiết đối với các nhà lãnh đạo tương lai. Bộ mặt xã hội đình trệ ngày nay thực chất là sự đình trệ của các nhà lãnh đạo nó. Và nguyên nhân thường được giải thích cho điều này là họ đã ngừng học tập. Họ thiếu tinh thầntư tưởng thoáng để lắng nghe ý kiến của thế hệ trẻ, để kết hợp cũng như thực hiện những ý tưởnggiá trị.

Giáo dục là sự nỗ lực suốt đời, tốt nghiệp một trường đại học là chưa đủ. Có ai đó nói rằng chúng ta chỉ học khoảng 10% những thứ chúng ta cần trong cuộc sống từ trường đại học, dù trường đó có nổi tiếng đến đâu. Các bạn đều đối mặt với thử thách phải chiến thắng trong một xã hội đòi hỏi thực lực hơn bao giờ hết.

Đôi khi, nó đơn giản như câu chuyện về thỏ và rùa. Một số người là thỏ và những người khác là rùa. Những người chiến thắng cuối cùng là những người vững vàng và không ngừng tiến về phía trước trên con đường của mình tới tận khi họ đạt đến vạch đích. Hoàn thành cuộc đua, bản thân nó cũng đã là một niềm vinh quang.

SỢ THẤT BẠI

Cháu hay lo lắng sợ người khác xoi mói về thành tích học tập của cháu ở trường.

Kẻ thù lớn nhất của học tập – bất kể chúng ta đang học kỹ thuật, toán học, nghệ thuật, ngoại ngữ hay bất cứ môn học nào khác – là sự sợ hãi. Khi chúng ta sợ bị những người khác cười chê, khinh thường bởi những hạn chế của mình, sự tiến bộ sẽ trở nên rất khó khăn. Chúng ta phải dũng cảm. Vậy điều gì khiến người khác cười chê? Bất cứ ai cười cợt những cố gắng của người khác đều nên cảm thấy xấu hổ.

Không cần thiết phải so sánh bản thân với những người khác. Điều quan trọng là sự tiến bộ của bản thân chúng ta, ngay cả khi chỉ là mỗi lúc một chút xíu. Chúng ta phải luôn biết phấn đấu để phát hiện rađánh bóng viên ngọc trong chính mình. Có vô số ví dụ về những người không xuất sắc ở trường trung học nhưng lại phát lộ một khả năng tiềm tàng vô cùng dồi dào khi họ ra ngoài xã hộitích lũy kinh nghiệm cuộc sống.

ĐI LÀM SO VỚI HỌC ĐẠI HỌC

Cháu cho rằng mình nên làm việc và kiếm tiền sau khi tốt nghiệp trung học hơn là đi học tại một trường đại học.

Nên hay không nên làm việc sau khi tốt nghiệp trung học là một quyết định mà bạn phải lựa chọn sau khi thảo luận cẩn thận với gia đình của mình. Tôi biết nhiều người chỉ tốt nghiệp trung học và hiện đang đóng góp lớn cho xã hội.

Tuy nhiên đối với các học sinh trung học hiện nay, tôi hy vọng các bạn sẽ tiếp tục việc học tập của mình. Tôi rất khuyến khích bạn học lên đại học. Tuổi trẻthời gian lý tưởng cho học tập. Chắc chắn, kiến thứctài sản vô giá của cuộc sống.

Khi tôi còn là một sinh viên, Nhật Bản đang chìm trong chiến tranh. Mặc dù tôi muốn đi học, nhưng đó là việc cực kỳ khó khăn. Trong suốt thời gian chiến tranh, học tiếng Anh bị cấm vì nó được coi là “ngôn ngữ của kẻ thù”. Sau chiến tranh, việc đi học cũng vẫn rất khó khăn vì chúng tôi phải dành phần lớn thời gian để kiếm sống. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn đi học, bởi vậy tôi tham gia lớp học buổi tối. Tôi ngấu nghiến bất cứ cuốn sách nào vớ được. Những điều tôi được học về sau đồng hành cùng tôi, và tôi sử dụng kiến thức đó mọi lúc.

KHÔNG CÓ TIỀN HỌC ĐẠI HỌC

Gia đình cháu quá nghèo để chu cấp cho cháu học đại học.

Nếu những học sinhgia đình khó khăn về tài chính vẫn muốn học đại học, họ có thể xin học bổng để bắt đầu quá trình học tập, đến các lớp học buổi tối hoặc tham gia các khóa học tương đương - hoặc họ có thể tự xoay sở khi đang học tại trường, làm các công việc bán thời gian. Cũng có các chương trình đặc biệt cho sinh viên vay tiền. Rốt cuộc, điều đó phụ thuộc vào nỗ lực bản thân của chính bạn.

Làm việc chăm chỉ và cố hết sức có thể là một thử thách. Thử thách càng lớn, sự hồ hởi và cảm giác hoàn thành khi chúng ta thành công càng lớn. Bằng cách nỗ lực hết mình, chúng ta có thể trở thành những người chiến thắng, chúng ta có thể trở thành con ngườinghị lực mạnh mẽ. Khi những thân cây phải chịu những cơn gió mạnh, rễ của chúng sẽ bám sâu hơn. Mọi thứ hoạt động theo nguyên lý như vậy. Không có thử thách, chúng ta lớn lên một cách lười biếng và hư hỏng, cuộc sống của chúng ta trở nên trống rỗng và khô cằn. Và sự trống rỗng đó cũng có nghĩa là không hạnh phúc.

Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ không rơi vào cái bẫy của việc quá ngượng mà không dám đi vay tiền đóng học hay sợ công việc phải làm để trả khoản nợ đó. Những người không có mong muốn học tập là những người nghèo khổ. Những người đầy nhiệt huyết học hành là những người giàu có.

TRƯỜNG DẠY NGHỀ

Bố mẹ cháu muốn cháu đi học tại một trường đại học, nhưng cháu thực sự muốn đi học ở một trường dạy nghề.

Bạn rất may mắn khi có bố mẹ như vậy!

Các trường dạy nghề và các trường đại học đều có điểm mạnh riêng của nó. Trong xã hội ngày nay, các chuyên gia có thể có những lợi thế khi tìm việc. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng thật tuyệt vời đối với các bạn trẻ sau khi học xong tại một trường đại họctiếp tục theo đuổi một lĩnh vực chuyên môn sâu hơn.

Học đại học là một cách tốt để trau dồi trí tuệ và phát triển con người. Học tập ở mức cao hơn cũng là công cụ quan trọng để xây dựng tính cách.

Chính việc sống ở ký túc xá cũng là một bài học trong cuộc sống – bài học mà bạn học được cách thắt chặt tình bạnxây dựng các mối quan hệ bền vững.

Những người được giáo dục và trau dồi ở trình độ cao khắp nơi trên thế giới chia sẻ một mẫu số chung về kiến thức rộng và sự uyên bác. Giáo dục mang lại cơ hội nâng cao bản thân lên mức phát triển con người cao hơn.

Điều này giống như là trèo lên một ngọn núi. Càng trèo lên cao, tầm nhìn của bạn càng được mở rộngthế giới càng trải rộng ra trước mắt bạn. Bạn bắt đầu nhìn thấy những thứ mà bạn không thể nhìn thấy trước đây.

Ở bất kỳ mức độ nào, câu hỏi bạn học ở đâu – tại một trường dạy nghề, trường cao đẳng hay đại học – là điều mà chỉ bạn mới có thể quyết định được dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm hoàn cảnh gia đình, khả năng học tập và mong muốn của bản thân. Tất nhiên, khi quyết định nên làm gì, điều quan trọng bạn cần tham khảo ý kiến của những người khác – bố mẹ, thầy cô, bạn bè của mình. Nhưng khi bạn đã quyết địnhthực hiện, thì không nên quay đầu nhìn lại. Bạn không nên sống cuộc đời của mình với sự do dự và chần chừ hối tiếc.

Thành công hay thất bại trong cuộc sống được quyết định ở chương cuối, không phải ở trang đang mở.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH

Cháu chưa bao giờ hứng thú với việc đọc sách.

Nhiều người cho rằng đọc sách là một việc vặt vãnh. Vô tuyến có thể kéo con người ta ra khỏi những cuốn sách. Hay có thể là máy vi tính và các trò chơi hình ảnh hấp dẫn hơn. Dù thế nào đi nữa, một số bạn trẻ thích đọc sách và một số thì không. Nhưng có một điều rõ ràng là: Những người hứng thú với việc đọc sách có cuộc sống phong phú và tầm nhìn bao quát hơn.

Sách giới thiệu với bạn về những bông hoa thơm ngát của cuộc đời, về những dòng sông, con đường và những cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Bạn có thể tìm thấy những ngôi sao và ánh sáng, cảm thấy vui tươi hay trào lên tức giận trước những bất công. Bạn được thả trôi lênh đênh trong một biển lớn cảm xúc trên một con thuyền lý trí, được đưa đẩy nhờ những cơn gió thơ ca vô tận. Những giấc mơ và những vở kịch mở ra. Toàn bộ thế giới trở nên sống động.

Đọc là một đặc ân mà chỉ con người mới có. Không một sinh vật sống nào khác trên hành tinh này biết đọc. Đọc một quyển sách hay cũng giống như gặp một giáo viên tốt. Thông qua việc đọc, chúng ta biết đến hàng trăm và hàng nghìn cuộc đời và giao cảm với những nhà hiền triết và nhà triết học sống cách đây đến 2000 năm.

Đọc sách là một cuộc du hành. Bạn có thể đi về phương Đông hoặc Tây, Bắc hoặc Nam và khám phá những con người và địa danh mới.

Đọc sách vượt lên thời gian. Bạn có thể lần theo cuộc viễn chinh của Alexander Đại Đế hoặc làm bạn với Socrates, Victor Hugo và đối thoại cùng họ.

Gần như không có ngoại lệ, những vĩ nhân trong lịch sử đều có một cuốn sách họ yêu thích khi họ còn trẻ - một cuốn sách như là một chỉ dẫn, một nguồn động viên, một người bạn thân thiết và người thầy thông thái.

Để tăng niềm vui thích thực sự với bất cứ thứ gì thì đều cần phải luyện tập, học tập và nỗ lực. Bạn không thể trở thành một vận động viên trượt tuyết hay một vận động viên trượt ván giỏi mà không luyện tập môn đó. Cũng giống như với việc chơi piano hay sử dụng máy tính. Tương tự, cần phải có sự kiên trì và nhẫn nại đối với việc đọc sách.

Đọc sách đưa bạn đến những kho báu tinh thần của con người – từ tất cả các thời kỳ và từ tất cả mọi nơi trên thế giới. Khi có được kho báu đó bạn sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ có. Nó giống như bạn làm chủ rất nhiều ngân hàng mà từ đó bạn có thể rút tiền không hạn chế.

HỌC CÁCH THÍCH ĐỌC SÁCH

Làm thế nào cháu có thể thích thú với việc đọc sách?

Bước đầu tiên là tạo ra thói quen đọc sách. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm một cuốn sách với bất kỳ chủ đề nào mà bạn thích. Một tiểu thuyết trinh thám là một cách tốt để duy trì việc đọc sách của bạn – các thư viện và hiệu sách chất đầy những quyển sách mà cốt truyện của nó, khi được khám phá, tự nhiên thôi thúc bạn tìm hiểu điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Sau khi quyết định, hãy dành thời gian rảnh rỗi để đọc hàng ngày, có thể là khi bạn đang đi xe buýt đến trường hoặc trước khi đi ngủ. Bạn sẽ ngạc nhiên về sự tiến bộ nhanh chóng của mình.

Về cơ bản đọc sách là để suy ngẫm. Thậm chí có thể nói rằng, đọc sách là một biểu hiện cho tính nhân văn của loài người chúng ta. Chúng ta đừng nên giới hạn cuộc sống của mình vào một lĩnh vực mà loại bỏ tất cả các lĩnh vực khác. Bất kể người ta có địa vị xã hội cao đến đâu, nếu họ chưa từng đọc các tiểu thuyết nổi tiếng của những nhà văn danh tiếng trên thế giới, họ không thể hy vọng trở thành những nhà lãnh đạo xuất chúng. Để tạo nên xã hội nhân văn, nơi con người sống cần lòng nhân đạo, các nhà lãnh đạo cần phải biết đến những tác phẩm văn học lớn. Đây là điều cực kỳ quan trọng.

 TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỊCH SỬ

Tại sao chúng ta phải học lịch sử? Các tiết học lịch sử thật tẻ nhạt với một danh sách dài các sự việc và ngày tháng phải nhớ.

Lịch sử quan trọng bởi nó mang lại cho chúng ta một tầm nhìn rộng hơn.

Hãy xem xét điều này: Nếu luôn nhìn xuống đất khi đi trên đường, chúng ta sẽ bị lạc. Bằng cách nhìn về phía trước và lựa chọn những dấu mốc nhất định để định hướng bản thân, chúng ta có thể chắc chắn mình đang tiến đúng đường. Hoặc hãy hình dung bạn đang nhìn xuống từ một ngọn núi cao. Từ vị trí thuận lợi ở trên cao, thật dễ dàng để chọn ra con đường mà bạn cần đi.

Điều tương tự cũng đúng với cuộc đời. Nếu bạn luôn có một tầm nhìn hạn chế và chỉ chú ý đến những chi tiết vặt vãnh, chắc chắn bạn sẽ sa vào những lo âu tầm thường và không bao giờ tiến bộ. Ngay cả những khó khăn nhỏ dường như sẽ không thể vượt qua được. Nhưng nếu bạn có một tầm nhìn rộng về cuộc sống, tự nhiên bạn sẽ tìm ra được giải pháp cho những vấn đề dù chúng là những vấn đề của cá nhân, xã hội hay thậm chí là những vấn đề của toàn thế giới.

Bạn càng gặp nhiều vấn đề, bạn càng nên đọc lịch sử nhiều hơn. Học lịch sử đưa bạn trở lại các sự kiện và cuộc sống của những con người có thể chiếu rọi cho cuộc sống của chính bạn. Bạn gặp những nhà cách mạng đầy nhiệt huyết và những kẻ phản bội đê hèn, những bạo chúa kiêu ngạo và những anh hùng có số phận bi thương. Bạn đọc để biết những người theo đuổi cuộc sống hòa bình nhưng bị ép buộc phải lang thang ở những nơi hoang vắng. Bạn trải qua những khoảnh khắc ngắn ngủi của hòa bình, giống như bóng râm dịu mát giữa ánh mặt trời thiêu đốt, giữa những khoảng thời gian kéo dài dường như vô tận của chiến tranh.

Qua việc học lịch sử, bạn sẽ thấy được rằng, rất nhiều đã người hy sinh vì những điều mà bây giờ chúng ta biết chỉ là những dị đoan ngu ngốc, cũng như những con ngườilý tưởng đã cống hiến cuộc đời họ với tình yêu dành cho những người cùng thời. Bạn gặp những con người vĩ đại, những người đã vươn lên từ những vực thẳm khổ đau để biến điều không thể thành có thể. Bạn có thể xem tấn kịch này từ xa hay nhìn nhận nó như thể bạn đang tham gia vào đó. Quan sát những hình ảnh đó dần hiện ra trong tâm trí, bạn sẽ học được cách quan sát cuộc sống từ một tầm nhìn rộng hơn một cách rất tự nhiên. Bạn có thể thấy mình đang cưỡi lên đỉnh cao của dòng sông lịch sử hùng tráng. Chúng ta nhìn thấy được chúng ta tới từ đâu, đang ở đâu và đang đi tới đâu.

Hiểu lịch sử là hiểu được con người ai đó. Chúng ta càng biết rõ về bản thânbản chất con người, bức tranh về lịch sửchúng ta có được càng chính xác. Từ quan điểm Đạo Phật, lịch sử là một bản ghi chép những khuynh hướng của nhân loại, của luật nhân quả. Đó là khoa học về hoạt động của loài người, là những thống kê về loài người.

Ví dụ, dù không thể dự đoán được thời tiết một cách hoàn toàn chính xác, chúng ta có thể dự báo các xu hướng dựa trên khả năng và các số liệu thống kê. Trái tim con người luôn luôn khó đoán định, nhưng lịch sử cho phép chúng ta nhận ra các xu hướng và các thống kê giúp chúng ta thấu hiểu được tương lai.

Do vậy, học lịch sử cũng là học về bản chất của con người. Lịch sử là một tấm gương hướng dẫn chúng ta định hình tương lai. Thanh niên là những người đảm nhiệm chính, người sẽ viết nên những trang sử tươi mới của ngày mai. Bạn cần một tấm gương để soi gương mặt của chính mình. Tương tự như vậy, được trang bị tấm gương lịch sử, bạn có thể thấy điều cần phải thực hiện cho thế giới xung quanh mình.

Thầy của tôi – Josei Toda – dạy rằng, lịch sử là một tấm biển chỉ đường giúp chúng ta dấn bước tự tin hơn nhiều từ quá khứ tới hiện tại, từ hiện tại tới tương lai, về phía những mục đích vì hòa bình và chung sống hòa thuận của toàn thể loài người.

Vì có rất nhiều sự kiện lịch sử được ghi lại, một người không thể mong lĩnh hội được tất cả. Cơ bản là phải có được quan điểm lịch sử vững chắc, sự hiểu biết về những nguyên tắc lịch sử. Nếu chúng ta có thể học, qua việc nghiên cứu lịch sử, về những xu hướng tiêu cực của loài người, chúng ta có thể cảnh giác chúng và tránh đi vào vết xe đổ của quá khứ đen tối, hủy hoại của chính mình. Lập lại những méo mó của lịch sử nghĩa là chúng ta đã thất bại trong việc rút ra bài học của lịch sử. Như triết gia George Santayana nói: “Những người không thể ghi nhớ quá khứ sẽ bị xô đẩy đến chỗ lặp lại nó.”

Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 9461)
11/01/2014(Xem: 17357)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: