7. Cách mạng Nhân bản

24/04/20223:42 CH(Xem: 880)
7. Cách mạng Nhân bản

HOMO DEUS: 
MỘT LỊCH SỬ NGẮN GỌN CỦA NGÀY MAI
HOMO DEUS: A BRIEF HISTORY OF TOMORROW

Tác giả: Yuval Noah Harari | Dịch giả: Lê Dọn Bàn

 

PHẦN II
Homo Sapiens đem Ý nghĩa cho Thế giới

7
Cuộc cách mạng nhân bản
Thỏa thuận thời nay tặng cho chúng ta sức mạnh, với điều kiện rằng chúng ta chối bỏ tin tưởng của chúng ta vào một kế hoạch vũ trụ vĩ đại vốn đem ý nghĩa cho đời sống. Thế nhưng khi bạn xem xét thoả thuận này tỉ mỉ, bạn tìm thấy một điều khoản thoát thân tài tình. Nếu bằng cách nào đó con người thành công để tìm thấy ý nghĩa nhưng không bắt nguồn từ một kế hoạch vũ trụ vĩ đại, việc này không xem là một sự vi phạm hợp đồng.

Điều khoản thoát thân này đã là cứu tinh của xã hội ngày nay, vì để duy trì trật tự nhưng với không ý nghĩa là điều không thể được. Dự án lớn lao về chính trị, nghệ thuật và tôn giáo của thời nay đã từng là để tìm một ý nghĩa cho đời sống nhưng không bắt gốc từ một vài kế hoạch vũ trụ vĩ đại nào đó. Chúng ta không phải là những diễn viên trong một vở kịch siêu phàm của thần linh, và không ai quan tâm đến chúng ta và những hành động của chúng ta, vì vậy không ai đặt định những giới hạn cho quyền lực của chúng ta – nhưng chúng ta vẫn được thuyết phục rằng đời sống của chúng taý nghĩa.
Tính đến năm 2016, loài người quả thực thành công để giữ cây gậy bằng cả hai đầu. Chúng ta không chỉ thực sự có được sức mạnh rất nhiều hơn so với trước đây, nhưng còn vượt quá tất cả mong đợi, cái chết của Gót đã không dẫn đến sự sụp đổ xã ​​hội. Trong suốt lịch sử, những nhà tiên tri và những nhà triết học đã lập luận rằng nếu con người thôi không tin vào một kế hoạch vũ trụ vĩ đại, tất cả những luật pháptrật tự sẽ tan biến. Tuy nhiên, ngày nay những người đặt ra sự đe dọa lớn nhất đối với luật pháptrật tự thế giới là chính là những người tiếp tục tin tưởng vào Gót và kế hoạch bao gồm tất cả của Gót. Syria kính sợ Gót là một xứ sở bạo động hơn nhiều so với đất nước Netherland không-tin-có-gót.
Nếu khôngkế hoạch vũ trụ, và chúng ta không cam kết với bất cứ luật lệ tự nhiên nào của thần linh hay tự nhiên, điều gì ngăn cản sự sụp đổ xã ​​hội? Tại sao bạn có thể đi hàng ngàn cây số, từ Amsterdam đến Bucharest, hoặc từ New Orleans đến Montreal, mà không bị những người chuyên mua bán nô lệ bắt cóc, hay bị những kẻ sống ngoài vòng pháp luật phục kích, hay bị những bộ tộc tranh chấp nhau giết chết?
Nhìn vào bên trong
Thuốc giải độc cho một hiện sinh không ý nghĩa và không luật lệ đã được lập trường sống nhân bản cung cấp, một tín ngưỡng mới mang tính cách mạng đã chinh phục thế giới trong vài thế kỷ trước đây. Tôn giáo nhân bản tôn thờ loài người, và mong đợi loài người đóng vai của Gót đã đóng trong đạo Kitô và Islam, và của những định luật của thiên nhiên đã đóng trong đạo Phậtđạo Lão. Trong khi đó, kế hoạch vũ trụ vĩ đại, theo như truyền thống, đã đem ý nghĩa cho đời sống của con người, lập trường sống nhân bản đảo ngược vai trò, và mong đợi những kinh nghiệm của con người đem ý nghĩa cho vũ trụ lớn lao. Theo tư tưởng nhân bản, con người phải rút ra từ bên trong những kinh nghiệm nội tâm của họ, không chỉ ý nghĩa cho đời sống của riêng họ, nhưng cũng cả ý nghĩa cho toàn thể vũ trụ. Đây là điều răn chính yếu tôn giáo nhân bản đã đem cho chúng ta: hãy tạo ra ý nghĩa cho một thế giới không ý nghĩa.
Theo đó, cuộc cách mạng tôn giáo trung tâm của thời nay đã không phải là sự đánh mất tin tưởng vào Gót; đúng hơn, nó đã là sự giành được tin tưởng vào loài người. Phải mất nhiều thế kỷ làm việc cực nhọc. Những nhà tư tưởng viết những tập sách biện luận ngắn, những nghệ sĩ sáng tác những bài thơ và những symphony, những nhà chính trị đạt những thỏa hiệp – và cùng nhau họ đã thuyết phục loài người rằng nó có thể làm đầy vũ trụ với ý nghĩa. Để hiểu thấu những ý nghĩa sâu và ngầm của cuộc cách mạng nhân bản, hãy xem xét văn hóa Europe ngày nay khác với văn hóa Europe trung cổ như thế nào. Người dân ở London, Paris hay Toledo vào năm 1300 đã không tin rằng con người có thể tự xác định được những gì là tốt lành và những gì là xấu ác, những gì là đúng và và những gì là sai, những gì là đẹp đẽ và những gì là xấu xí. Chỉ Gót mới có thể tạo ra và xác định được tốt lành, công bình và đẹp đẽ.
Mặc dù con người được xem như được hưởng những khả năng và những cơ hội độc nhất, họ cũng bị xem như những sinh vật ngu dốt và hư hỏng. Nếu không có sự giám sát và hướng dẫn từ bên ngoài, con người không bao giờ có thể hiểu được chân lý vĩnh cửu, và thay vào đó sẽ bị cuốn hút vào những lạc thú phù du và những ảo tưởng trần tục. Ngoài ra, những nhà tư tưởng thời trung cổ đã chỉ ra rằng con người thì phải chết, và những ý kiến ​​và cảm xúc của họ thì thay đổi cũng nhanh như gió. Hôm nay tôi yêu một gì đó với tất cả lòng tôi, ngày mai tôi ghê tởm nó, và tuần sau tôi chết và đã chôn rồi. Do đó bất kỳ ý nghĩa nào nếu phụ thuộc vào quan điểm của con người, nhất thiết phải là mong manh và phù du. Những sự thật tuyệt đối, và ý nghĩa của đời sống và của vũ trụ, do đó phải được dựa trên một số luật vĩnh cửu khởi phát từ một nguồn siêu nhân.
Quan điểm này đã làm Gót là nguồn gốc tối cao, không chỉ của ý nghĩa, nhưng cũng của thẩm quyền. Ý nghĩathẩm quyền luôn đi đôi với nhau. Ai là người xác định ý nghĩa của những hành động của chúng ta – cho dù là tốt hay xấu, đúng hay sai, đẹp hay xấu – cũng giành được uy quyền để bảo cho chúng ta biết suy nghĩcư xử như thế nào.
Vai trò của Gót như là nguồn gốc của ý nghĩathẩm quyền đã không chỉ là một lý thuyết triết học. Nó tác động trên mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Giả sử rằng vào năm 1300, trong một thị trấn nhỏ nào đó ở England, một người đàn bà đã có chồng phải lòng một người đàn ông hàng xóm và có quan hệ tình dục với ông ta. Khi bà lẻn trở về nhà, giấu một nụ cười và kéo váy của bà lại cho thẳng, não thức bà bắt đầu chạy tứ tán: “Tất cả những chuyện đó là gì? Tại sao tôi lại làm điều đó? Nó thì tốt hay xấu? nó ngụ ý gì về tôi? Tôi có nên làm điều đó nữa không?” Để trả lời những câu hỏi như vậy, đã được giả định là người phụ nữ đến gặp nhà chăn chiên địa phương, thú nhận và xin được ‘người cha thánh thiện’ hướng dẫn. Nhà chăn chiên đã là người thành thạo những sách thánh, và những văn bản thiêng liêng này đã vén lên hé lộ cho ông thấy chính xác những gì Gót đã nghĩ về tội ngoại tình. Dựa trên tiếng nói vĩnh cửu của Gót, nhà chăn chiên có thể xác định chắc chắn rằng người phụ nữ đã phạm một tội nặng, rằng nếu bà ấy không sửa chữa, cuối cùng bà sẽ vào hỏa ngục, và rằng bà phải ăn năn ngay lập tức, tặng mười đồng tiền vàng cho cuộc thập tự chinh sắp tới, tránh ăn thịt trong sáu tháng kế tiếp, và làm một chuyến hành hương đến viếng mộ của thánh chiên ‘Thomas à Becket’ tại Canterbury. Và không cần nói thêm rằng bà phải không bao giờ được tái phạm tội lỗi khủng khiếp này của bà.
Ngày nay mọi sự vật việc đều rất khác biệt. Trong hàng trăm năm, tư tưởng nhân bản đã thuyết phục chúng ta rằng chúng ta là nguồn gốc sau cùng của ý nghĩa, và rằng ý chí tự do của chúng ta do đó là thẩm quyền cao nhất của tất cả. Thay vì chờ đợi cho một vài thực thể nào đó bên ngoài để bào cho chúng ta biết những gì là hữu ích, những gì là quan trọng, chúng ta có thể dựa vào những cảm xúc và những ham muốn của chúng ta. Từ thời thơ ấu, chúng ta đã bị tấn công với một loạt những khẩu hiệu nhân bản, chúng khuyên chúng ta: “Hãy tự nghe mình, hãy đi theo trái tim của bạn, hãy thành thật với chính mình, hãy tin tưởng chính mình, hãy làm những gì mình cảm thấy tốt” Jean-Jacques Rousseau đã tổng kết tất cả trong tiểu thuyết Émile của ông, quyển sách thánh về cảm xúc của thế kỷ XVIII. Rousseau cho rằng khi tìm kiếm những quy tắc ứng xử trong đời sống, ông đã tìm thấy chúng “trong sâu thẳm trái tim của tôi, bắt nguồn từ bản chất trong cá tính mà không gì có thể xóa bỏ. Tôi chỉ cần tham khảo ý kiến của ​​chính tôi đối với những gì tôi muốn làm; những gì tôi cảm thấy là tốt là tốt, những gì tôi cảm thấy là xấu là xấu”.[1]
Theo đó, khi một người phụ nữ thời nay muốn hiểu ý nghĩa của một cuộc phiêu lưu tình ái ngoài hôn nhân bà đang trải qua, rất hiếm khi bà dễ dàng mù quáng chấp nhận những phán xét của một nhà chăn chiên hay một quyển sách cổ. Thay vào đó, bà sẽ cẩn thận xem xét những cảm xúc của mình. Nếu cảm xúc của bà không phải là rất rõ ràng, bà sẽ tìm một người bạn thân, hẹn gặp trong một quán cà phê, và dàn trải tâm sự của bà với bạn. Nếu những sự việc vẫn còn mơ hồ, bà sẽ đi đến y sĩ trị liệu tâm lý của bà, và kể với ông về tất cả sự việc. Về mặt lý thuyết, những nhà trị liệu tâm lý ngày nay chiếm cùng một vị trí như nhà chăn chiên thời trung cổ, và nó là một cliché đã dùng quá nhiều để so sánh hai ngành nghề. Tuy nhiên, trong thực tế, một vực thẳm lớn ngăn cách chúng. Nhà trị liệu tâm lý không có một quyển sách thánh nào dùng để xác định tốt và xấu. Khi người phụ nữ kể xong câu chuyện của mình, khó có thể tưởng tượng chuyện xảy ra là người y sĩ chuyên khoa sẽ la toáng lên: “Bà là một phụ nữ đồi bại! Bà đã phạm một tội lỗi khủng khiếp!” Cũng xác xuất như thế, chắc chắn rằng ông sẽ không nói, “Tuyệt vời! bà hay quá!” Thay vào đó, bất kể người phụ nữ có thể đã làm và nói những gì, rất nhiều xác xuất xảy ra là nhà trị liệu tâm lý sẽ hỏi bằng một giọng quan tâm, “Vâng, bà cảm nhận thế nào về những gì đã xảy ra?”
Đúng, người y sĩ chuyên khoa trị liệu tâm lý bị đè nặng dưới những kệ sách của Freud, Jung và Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê những Rối loạn Tâm thần (DSM). Tuy nhiên, đây không phải là những sách thánh. Sách hướng dẫn DSM chuẩn đoán những chứng chứng bệnh của đời sống, không phải ý nghĩa của đời sống. Hầu hết những nhà tâm lý học tin rằng chỉ những cảm xúc của con người mới có thẩm quyền xác định ý nghĩa đích thực của những hành động của chúng ta. Do đó bất kể những gì nhà trị liệu tâm lý nghĩ về chuyện ngoại tình của người bệnh của mình, và bất kể những gì Freud, Jung và DSM nghĩ về vấn đề này nói chung, nhà trị liệu tâm lý không nên áp đặt những quan điểm của mình về người bệnh. Thay vào đó, ông nên giúp bà xem xét những ngõ ngách thầm kín nhất của trái tim bà. Ở đó và chỉ ở đó, bà mới sẽ tìm thấy những trả lời. Trong khi đó, nhà chăn chiên thời trung cổ đã có một ‘đường dây liên lạc trực tiếp’ với Gót, và có thể phân biệt cho chúng ta giữa thiện và ác, những nhà trị liệu tâm lý ngày nay chỉ giúp chúng ta liên hệ được với những cảm xúc bên trong của chúng ta.
Điều này phần nào giải thích sự thay đổi số phận của thể chế hôn nhân. Trong thời Trung cổ, hôn nhân được coi là một thể nguyền được Gót ban định, và Gót cũng ủy quyền cho người cha gả cưới những đứa con của ông theo như những mong muốn và những lợi ích của mình. Một vụ ngoại tình theo đó là một cuộc nổi loạn trắng trợn chống lại thẩm quyền của cả thiêng liêng lẫn cha mẹ. Đó là một tội lỗi nghiêm trọng, bất kể những người yêu nhau cảm và nghĩ gì về nó. Ngày nay người ta lấy nhau vì tình yêu, và đó là cảm xúc bên trong của họ đã đem giá trị cho sự ràng buộc này. Do đó, nếu cùng những cảm xúc một lần đã đưa bạn vào vòng tay của một người, nay chúng lại đẩy bạn vào vòng tay của một người khác, có gì là sai trái với điều đó? Nếu một cuộc tình ngoài hôn nhân cung cấp một lối thoát cho những ham muốn về tình cảm và tình dục vốn đã không được người bạn đời của hai mươi năm hôn nhân làm thỏa mãn, và nếu người yêu mới của bạn thì tử tế, đam mênhạy cảm với những nhu cầu của bạn – tại sao không vui hưởng nó?
Nhưng khoan đã, bạn có thể nói. Chúng ta không thể bỏ qua những cảm xúc của những người liên hệ khác. Người phụ nữ và người yêu của bà có thể có những cảm xúc tuyệt vời trong vòng tay nhau, nhưng nếu vợ hoặc chồng của họ biết được, tất cả mọi người có thể sẽ cảm thấy khó chịu thất vọng trong một thời gian khá lâu. Và nếu nó dẫn đến ly dị, những đứa con của họ có thể mang những vết thương tình cảm hàng chục năm. Ngay cả khi sự việc nếu không bao giờ bị khám phá, sự dấu diếm gồm rất nhiều căng thẳng, và có thể dẫn đến những cảm xúc ngày càng tăng của chán ghét, bất hòa và oán giận.
Những thảo luận thú vị đáng chú ý nhất trong đạo đức của tư tưởng nhân bản quan tâm với  những tình cảnh giống như trong những vụ ngoại tình, khi những cảm xúc con người va chạm nhau. Điều gì xảy ra khi cùng một hành động khiến một người cảm thấy sung sướng thích thú, và một người khác cảm thấy khó chịu khổ sở? Chúng ta cân đo thế nào về những cảm xúc đối nghịch nhau? Có phải những tình cảm sung sướng hạnh phúc của hai người yêu nhau thì lớn hơn những tình cảm khó chịu khổ sở của vợ hay chồng và con cái của họ?
Những gì bạn suy nghĩ về câu hỏi cụ thể này là điều không quan trọng . Để hiểu được những loại lập luận cả hai bên khai triển mới là điều quan trọng hơn nhiều. Con người ngày nay có những ý tưởng khác nhau về những vụ ngoại tình, nhưng bất kể vị trí của họ là gì, họ có khuynh hướng biện minh cho nó nhân danh những cảm xúc con người chứ không phải nhân danh những quyển sách thánh, hay những điều răn của Gót.[2] Tư tưởng nhân bản đã dạy chúng ta rằng một gì đó có thể là xấu chỉ nếu khi nó gây cho một ai đó cảm thấy bất hạnh đau khổ. Giết người là sai không phải vì một số gót đã từng nói: “Ngươi chớ giết người.” Thay vào đó, giết người là sai vì nó gây muôn vàn đau khổ cho nạn nhân, cho những người trong gia đình, cho những bạn bè và những người quen biết nạn nhân. Trộm cắp là sai, không phải vì một vài bản văn cổ xưa nào đó đã nói, “Ngươi không được trộm cắp.” Thay vào đó, trộm cắp là sai vì khi bạn bị mất tài sản của bạn, bạn cảm thấy khổ sở về nó. Và nếu một hành động không gây cho bất cứ ai cảm thấy bất hạnh đau khổ, có thể không có gì sai về nó. Nếu cùng một bản văn cổ xưa nói rằng Gót đã truyền lệnh cho chúng ta không được tạo bất kỳ hình ảnh nào, hoặc của người hoặc của thú vật (Exodus 20: 4), nhưng tôi thích khắc tạc những ảnh tượng như vậy, và tôi không làm hại bất cứ một ai khi thực hành điều đó – vậy có gì có thể là sai trái với điều đó?
Cùng một lôgích tác động vào những tranh luận hiện nay về đồng tính luyến ái. Nếu hai người đàn ông trưởng thành thích có quan hệ tình dục với nhau, và họ không làm hại bất cứ ai trong khi làm như vậy, tại sao nó phải là sai, và tại sao chúng ta nên cấm nó? Đó là một vấn đề riêng tư giữa hai người này, và họ có tự do để quyết định về nó theo như những cảm xúc bên trong của họ. Trong thời Trung cổ, nếu hai người đàn ông thú nhận với một nhà chăn chiên rằng họ yêu thương nhau, và rằng họ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc như thế, những tình cảm sung sướng của họ sẽ không thay đổi được bản án kết tội của nhà chăn chiên – thực vậy, hạnh phúc của họ sẽ chỉ làm cho tình trạng trở nên được được phán đoán tồi tệ thêm hơn. Ngày nay, ngược lại, nếu hai người yêu nhau, người ta bảo họ: “Nếu cảm thấy sung sướng – hãy làm điều đó! Đừng để bất kỳ một nhà chăn chiên nào quấy động não thức của bạn. Cứ làm theo trái tim của bạn. Bạn biết rõ nhất những gì là tốt lành cho bạn.”
Ngày nay có điều thú vị là ngay cả những người cuồng tín tôn giáo cũng tiếp nhận lối nói năng nhân bản này khi họ muốn gây ảnh hưởng dư luận. Lấy thí dụ, hàng năm trong mười năm qua, cộng đồng LGBT [3] Israel tổ chức một cuộc diễn hành của những người đồng tính luyến ái trên những đường phố Jerusalem. Đó là một ngày độc nhất của hài hòa trong thành phố đầy xung đột chia rẽ này, vì nó là một cơ hội khi người đạo Juda, Islam và Kitô đột nhiên thấy một nguyên nhân chung  – tất cả họ đều hết sức tức bực trong sự đồng thuận chống lại cuộc diễn hành của những người đồng tính luyến ái. Dẫu vậy, điều thực sự thú vị, là luận chứng họ dùng. Họ không nói, “Các bạn không nên tổ chức một cuộc diễn hành đồng tính vì Gót cấm đồng tính luyến ái.” Thay vào đó, họ giải thích cho mỗi microphone và máy ảnh truyền hình nào họ có thể có được rằng “nhìn một cuộc diễn hành đồng tính đi qua thành phố thánh Jerusalem làm đau đớn những cảm xúc của chúng tôi. Cũng đúng như những người đồng tính muốn chúng tôi tôn trọng những cảm xúc của họ, họ nên tôn trọng những cảm xúc của chúng tôi”.
Vào ngày 7 tháng 1 năm 2015, những  người Muslim cuồng tín đã tàn sát một số những nhân viên của tạp chí Charlie Hebdo ở France, vì tạp chí này cho in những tranh vẽ khôi hài tiên tri Muhammad. Trong những ngày tiếp theo, nhiều tổ chức Islam đã lên án vụ tấn công, nhưng một số vẫn không thể cưỡng lại việc phải thêm một mệnh đề bắt đầu với “nhưng”. Lấy thí dụ, những nhà báo của tờ Egypt Syndicate đã lên án những người khủng bố vì họ dùng bạo lực, và trong cùng một giọng điệu cũng lên án tạp chí vì đã làm “tổn thương tình cảm của hàng triệu người Muslim trên khắp thế giới.[4] Lưu ý rằng tờ Syndicate đã không đổ lỗi cho tạp chí vì đã bất tuân ý Gót. Đó là những gì chúng ta gọi là tiến bộ.
Những cảm xúc của chúng ta cung cấp ý nghĩa không chỉ cho đời sống riêng tư của chúng ta, mà cũng còn cho những tiến trình xã hội và chính trị. Khi chúng ta muốn biết ai sẽ cai trị đất nước, chấp nhận chính sách đối ngoại nào, và kinh tế phải theo những bước nào, chúng ta không tìm được câu trả lời trong những kinh điển tôn giáo. Chúng ta cũng không chấp hành những mệnh lệnh của vua Chiên, hoặc Hội đồng những người đoạt giải Nobel. Thay vào đó, trong hầu hết những quốc gia, chúng ta tổ chức những cuộc bầu cử dân chủ, và hỏi mọi người họ nghĩ gì về những vấn đề đang có trong  tay. Chúng ta tin rằng những cử tri biết điều nào  tốt nhất, và rằng những  lựa chọn tự do của những con người cá nhânthẩm quyền chính trị cuối cùng.
Tuy nhiên, làm thế nào để người bỏ phiếu biết chọn lựa gì? Về mặt lý thuyết, người bỏ phiếu ít nhất được giả định là  phải tham khảo ​​những cảm xúc sâu thẳm nhất của mình, và theo dẫn dắt của chúng. Đó không phải luôn luôn là dễ dàng. Để có được liên lạc với những cảm xúc đích thực của tôi, tôi cần phải lọc bỏ những khẩu hiệu tuyên truyền trống rỗng, những dối trá vô tận của những nhà chính trị tàn nhẫn, những dư luận ồn ào nhằm đánh lạc hướng dân chúng do những những tay bình luận xảo quyệt của những đảng phái tạo ra, và những ý kiến ​​thông thái của những nhà chuyên môn đã bán lấy tiền. Tôi cần phải bỏ qua tất cả những lớn giọng cả tiếng khó chịu này, và chỉ chú tâm vào tiếng nói bên trong đích thực của tôi. Và sau đó tiếng nói bên trong của tôi thì thầm vào tai tôi “Bỏ phiếu cho Cameron” hoặc “Bỏ phiếu cho Modi” hoặc “Bỏ phiếu cho Clinton”, hoặc một người ứng cử bất kỳ nào đó, và tôi đánh dấu một chữ X vào ô bên cạnh tên người đó trên phiếu bầu – và đó là cách chúng ta biết ai sẽ cai trị đất nước .
Trong thời Trung cổ, việc này sẽ được coi là tột đỉnh của ngu xuẩn. Những cảm xúc thoáng qua của những người dân thường dốt nát, khó mà coi là một nền tảng vững chắc cho những quyết định chính trị quan trọng. Khi England bị Cuộc chiến của những Hoa hồng xé nát [5], không ai nghĩ đến việc chấm dứt xung đột bằng cách mở một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, trong đó mỗi người nhà quê ngu dốt và đám gái non, đầy tớ, đĩ điếm lại có thể đi bỏ phiếu chọn một trong hai giòng vua, Lancaster  hoặc York. Tương tự như vậy, khi Vua Chiên Urban II phát động cuộc Thập tự chinh đầu tiên trong năm 1095, ông đã không tuyên bố đó là ý của dân chúng. Đó đã là ý của Gót. Uy quyền chính trị đã từ trên trời cao đi xuống – nó không nổi lên từ những con tim và khối óc của những con người trần thế.



[Gót Ma (Holy Spirit), giả dạng một con chim bồ câu, cung cấp một bầu đầy dầu thánh cho lễ bắp-tít của vua Clovis, người sáng lập của vương quốc Frankish (tranh vẽ từ Grandes Chroniques de France, c.1380). Theo huyền thoại sáng lập của France, bầu dầu thánh này từ đó giữ trong Nhà thờ Rheims, và tất cả những vua France tiếp theo đều đã được xức dầu thánh trong lễ đăng quang của họ. Mỗi lễ đăng quang như thế lại có một ‘phép lạ’, khi bầu đựng dầu thánh này lại tự đầy lên. Điều này chỉ ra rằng chính Gót đã chọn nhà  vua và ban cho vua phúc lành. Nếu Gót đã không muốn những Louis IX, hay Louis XIV, hay Louis XVI lên làm vua, dầu thánh trong bầu này đã không đầy lên.]



Những gì là đúng thực về đạo đức và chính trị thì cũng đúng thực về thẩm mỹ. Trong thời Trung Cổ nghệ thuật được những thước đo ngoài-con người cai quản. Những tiêu chuẩn của cái đẹp đã không phản ảnh những ham mê nhất thời của con người. Thay vào đó, những thị hiếu của con người được giả địnhphù hợp với những mệnh lệnh siêu nhân. Điều này hoàn toàný nghĩa trong một thời kỳ khi người ta tin rằng nghệ thuật đã được cảm hứng từ những sức mạnh siêu nhân chứ không phải từ những cảm xúc con người. Những bàn tay của những họa sĩ, nhà thơ, nhà soạn nhạc và nhà kiến ​​trúc được cho là xúc động bởi những muses, thiên thần và Gót Ma. Đã có nhiều thời, khi một nhạc sĩ sáng tác một bài ca hay, vinh dự đã không trao cho nhà soạn nhạc, với cùng lý do nó không trao cho những người cầm bút. Ngòi bút đã được những ngón tay của con người nắm giữ và điều khiển, nhưng những ngón tay con người tiếp đó đã được bàn tay Gót nắm giữ và điều khiển.
Những học giả thời Trung Cổ vẫn đã theo một lý thuyết Greek cổ điển, theo đó những chuyển động của những ngôi sao trên vòm trời tạo ra âm nhạc siêu phàm lan khắp tất cả vũ trụ. Con ngườithể chất tráng kiệntinh thần minh mẫn khi những chuyển động bên trong của cơ thể và tâm lý của họ hòa điệu với âm nhạc siêu phàm do những ngôi sao đã tạo ra. Thế nên, âm nhạc của con người nên là tiếng vang của giai điệu thiêng liêng của vũ trụ, chứ không phải phản ảnh những ý tưởng và tâm trạng thất thường của những nhà soạn nhạc bằng xương bằng thịt. Những bài thánh ca, bài hát và giai điệu đẹp nhất thường được gán không với tài năng siêu phàm của một số con người nghệ sĩ nhưng với những cảm hứng có nguồn thần thánh.
[Vua chiên Gregory I soạn những bài thánh ca đơn điệu, sau được gọi theo tên ông (Gregorian chant). Gót Ma, trong trang phục chim bồ câu yêu thích của mình, ngồi trên vai phải của vua chiên, thì thầm những bài hát vào tai của ông. Gót Ma là tác giả thực sự của bài thánh ca, trong khi Gregory chỉ là một ống dẫn. Gót là nguồn cuối cùng của nghệ thuật và cái đẹp.]

Những quan điểm như vậy thôi không còn thịnh hành. Ngày nay những người có tư tưởng nhân bản đều tin rằng nguồn duy nhất cho sáng tạo nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ là những cảm xúc của con người. Âm nhạc được tạo ra và đánh giá bằng tiếng nói bên trong của chúng ta, không cần đi theo những nhịp điệu của những ngôi sao cũng không phải tuân những mệnh lệnh của những nàng muses và thiên thần. Vì những ngôi sao thì câm, trong khi những muses và thiên thần chỉ là-có trong trí tưởng tượng của chúng ta. Những nghệ sĩ ngày nay tìm cách liên lạc với chính mình và những cảm xúc của họ, chứ không với Gót. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta đi đến đánh giá nghệ thuật, chúng ta không còn tin vào bất kỳ thước đo khách quan nào. Thay vào đó, chúng ta quay về với những cảm xúc chủ quan của chúng ta. Trong đạo đức, phương châm của người theo tư tưởng nhân bản là “nếu nó gây xúc cảm tốt – làm nó đi”. Trong chính trị, tư tưởng nhân bản dạy chúng ta rằng “người đi bầu biết đúng nhất”. Trong thẩm mỹ, tư tưởng nhân bản nói, “cái đẹp thì trong mắt người nhìn”.

Riêng một định nghĩa của nghệ thuật theo đó đã sẵn đấy để nắm lấy. Năm 1917, Marcel Duchamp đã đem một bồn đi tiểu, thứ sản xuất hàng loạt, kiểu thông thường, ký tên của mình ở phía dưới, đặt tên nó là Fountain (Đài Phun nước), và tuyên bố đó là một tác phẩm nghệ thuật, và đặt nó trong một nhà bảo tàng ở Paris. Những người thời Trung cổ tất đã không đoái hoài, ngay cả để chỉ bàn luận về nó. Ai mà phí hơi với việc cực kỳ vô lý như vậy? Tuy nhiên, trong thế giới nhân bản ngày nay, công trình của Duchamp được xem là một mốc quan trọng ghi dấu nghệ thuật. Trong vô số những lớp học trên khắp thế giới, những sinh viên nghệ thuật năm thứ nhất được cho xem một hình ảnh Fountain của Duchamp, và khi giáo sư vừa ra dấu hiệu hãy bàn luận, cả lớp học bùng nổ cãi vã tán loạn trong nóng nảy và kịch liệt. Nó là nghệ thuật! Không, nó không là! Có, nó là! Không đời nào! .... Sau khi để những sinh viên nguội bớt nóng nảy, giáo sư tập trung cuộc thảo luận bằng cách hỏi “Nghệ thuật thì chính xác là gì ? Và làm thế nào để chúng ta xác định một gì đó là hay không là một tác phẩm nghệ thuật?” Sau vài phút tới lui, giáo sư lái cả lớp theo hướng đúng: “Nghệ thuật là bất cứ gì người ta nghĩ là nghệ thuật, và cái đẹp thì trong mắt người nhìn”. Nếu mọi người nghĩ rằng một bồn đi tiểu là một tác phẩm đẹp của nghệ thuật – khi đó nó là. Có thẩm quyền nào cao hơn để có thể nói với mọi người là họ sai? Ngày nay, những bản sao của kiệt tác của Duchamp được trình bày trong một số những bảo tàng quan trọng nhất trên thế giới, trong đó có Bảo tàng San Francisco của Nghệ thuật Ngày nay, Phòng Triển lãm Quốc gia Canada, Phòng Triển lãm Tate ở London và Trung tâm Pompidou ở Paris. (Những bản sao được đặt trong những phòng trưng bày của những bảo tàng, không phải trong những phòng vệ sinh.)

Những tiếp cận theo tư tưởng nhân bản như vậy cũng đã có tác động sâu xa trên những lĩnh vực kinh tế nữa. Trong thời Trung cổ, những phường nghề [6] kiểm soát tiến trình sản xuất, để lại rất ít những gì dành cho sáng kiến ​​hay thị hiếu cá nhân của những nghệ nhân và những khách hàng. Phường nghề của những  thợ mộc ấn định một chiếc ghế tốt là gì, phường hội của những  người thợ bánh mì định nghĩa bánh mì thế nào thì ngon, và phường nghề của những người làm thơ hay soạn nhạc [7] quyết định bài hát nào là thượng hạng và bài nào là rác rưởi. Trong khi đó những vương hầu và những hội đồng thành phố quy định mức lương và giá cả, đôi khi buộc dân chúng mua một lượng cố định hàng hoá nào đó với giá ấn định. Trong thị trường tự do ngày nay, tất cả những phường hội, những hội đồng và những vương hầu đã được một cơ quan tối cao mới thay thế – ý chí tự do của khách hàng.

Giả sử Toyota quyết định chế tạo chiếc xe toàn hảo. Nó thành lập một ủy ban gồm những nhà chuyên môn từ những lĩnh vực khác mhau: thuê những kỹ sư và nhà vẽ kiểu tài giỏi nhất, tập hợp những nhà vật lý và kinh tế giỏi nhất, và ngay cả tham khảo ý kiến của một số nhà xã hội họctâm lý học. Để được thêm chắc chắn, họ đưa vào ủy ban này một hoặc hai người từng đoạt giải Nobel, một nữ diễn viên màn bạc  từng đoạt giải Oscar, và một số nghệ sĩ nổi tiếng thế giới. Sau năm năm nghiên cứu và phát triển, họ công bố chiếc xe toàn hảo. Hàng triệu xe được sản xuất và vận chuyển đến những đại lý khắp thế giới. Tuy nhiên, không ai mua xe này cả. Có phải điều đó có nghĩa rằng những khách hàng đang phạm một sai lầm, và rằng những người này không biết những gì là tốt cho họ? Không, Trong một thị trường kinh tế tự do, những khách hàng luôn luôn đúng. Nếu những khách hàng không muốn nó, điều đó có nghĩa nó không phải là một chiếc xe tốt. Bất kể nếu tất cả những giáo sư đại học, tất cả những nhà chăn chiên và những mullah  Islam đều kêu gọi từ mọi bục giảng rằng đây là một chiếc xe tuyệt vời – nếu những khách hàng từ chối nó, nó là một chiếc xe tệ. Không ai có quyền nói với những khách hàng rằng họ là sai, và không bao giờ có thể xảy ra chuyện  chính phủ nào đó sẽ cố bắt buộc dân chúng để mua một chiếc xe đặc biệt nào đó ngược lại với ý muốn của họ.

Những gì là đúng với những chiếc ô tô thì cũng  đúng với tất cả những sản phẩm khác. Để làm thí dụ, hãy  nghe giáo sư Leif Andersson ở trường Đại học Uppsala. Ông chuyên về di truyền học ứng dụng để làm tăng chất lượng của những thú nuôi, để tạo những con lợn lớn nhanh hơn, bò sữa sản xuất nhiều sữa hơn, và gà có thêm nhiều thịt dính vào xương hơn. Trong một cuộc phỏng vấn cho nhật báo Haaretz, phóng viên Naomi Darom chất vấn trực tiếp Andersson với thực tế là những ứng dụng di truyền như vậy có thể gây rất nhiều đau khổ cho những con vật. Ngày nay đã có rồi những con bò sữa được làm lớn bầu vú, nặng đến nỗi chúng khó mới có thể bước nổi, trong khi những con gà được “nâng cấp” (thêm nhiều thịt) khó có thể đứng lên cho thẳng. Giáo sư Andersson đã có một câu trả lời chắc nịch: “Tất cả mọi thứ quay về với những cá nhân khách hàng và với câu hỏi khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để có thịt ăn. . . chúng ta phải nhớ rằng không thể nào duy trì được mức tiêu thụ thịt như hiện nay trên thế giới nếu không [làm tăng lượng thịt trong con vật như con] gà ngày nay. . . nếu khách hàng chỉ đòi hỏi chúng ta cung cấp những loại thịt rẻ nhất có thể có được – đó là những gì khách hàng sẽ nhận được. . . Những khách hàng cần phải quyết định những gì là quan trọng nhất đối với họ – giá cả, hoặc một gì đó khác.” [8]

Đêm về, giáo sư Andersson có thể đi ngủ với một lương tâm thanh thản. Thực tế là khách hàng đang mua những thực phẩm từ những gia súc được làm cho thêm nặng thịt của ông, có nghĩa là ông đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của họ và như thế ông đang làm điều tốt. Bởi cùng một lôgích, nếu một số tập đoàn nhiều quốc gia muốn biết liệu nó có theo đúng phương châm “Đừng ác độc” của nó hay không, nó chỉ cần  có một cái nhìn vào kết toán lời hay lỗ sau cùng của nó. Nếu nó làm được rất nhiều tiền, có nghĩa là hàng triệu người ưa thích những sản phẩm của nó, hàm ý rằng đó là một điều tốt đẹp. Nếu ai đó phản đối và nói rằng người ta có thể làm lựa chọn sai lầm, nó sẽ nhanh nhảu nhắc nhở rằng “khách hàng luôn luôn đúng”, và rằng những cảm xúc của con người là nguồn gốc của tất cả những ý nghĩathẩm quyền. Nếu hàng triệu dân chúng với tự do đã lựa chọn mua sản phẩm của công ty, bạn là ai để nói với họ rằng họ là sai?

Cuối cùng, sự nổi lên của những ý tưởng nhân bản cũng đã cách mạng cả hệ thống giáo dục nữa. Trong thời Trung cổ, nguồn gốc của tất cả những ý nghĩathẩm quyền đều đến từ bên ngoài, do đó giáo dục tập trung vào việc rèn đúc sự vâng phục, nhớ thuộc lòng những sách thánh, và học tập những truyền thống cổ điển. Thày giáo hỏi học trò một câu hỏi, và những học trò phải nhớ xem triết gia Aristotle, vua Solomon hoặc thánh chiên Thomas Aquinas đã trả lời nó như thế nào.

Tư tưởng nhân bản trong 5 hình ảnh

Chính trị Nhân bản: người bỏ phiếu biết giỏi nhất.


Kinh tế Nhân bản: người mua luôn luôn đúng



Thẩm mỹ Nhân bản: cái đẹp thì trong mắt người nhìn. (Fountain của Marcel Duchamp trong một cuộc triển lãm.)


Đạo đức Nhân bản: nếu nó làm mình hạnh phúc  – làm đi!


Giáo dục Nhân bản: hãy tự suy nghĩ cho mình!


Ngược lại, giáo dục nhân bản ngày nay tin tưởng vào việc dạy những học sinh để suy nghĩ cho bản thân họ. Biết những gì Aristotle, Solomon và Aquinas nghĩ về chính trị, nghệ thuật và kinh tế là điều tốt; nhưng vì nguồn gốc tối cao của ý nghĩathẩm quyền đều nằm bên trong chính chúng ta, để biết những gì chính bạn suy nghĩ về những vấn đề này là điều quan trọng hơn nhiều. Hỏi một nhà giáo  – cho dù ở trường mầm non, trung học hay cao đẳng – những gì cô đang cố gắng để dạy. “Vâng”, cô sẽ trả lời, “Tôi dạy cho các em về lịch sử, hay vật lý quantum, hay nghệ thuật – Nhưng trên hết, tôi cố gắng để dạy cho họ suy nghĩ cho bản thân họ”. Nó có thể không luôn luôn thành công, nhưng đó là những gì giáo dục nhân bản tìm cách để thực hiện.

Khi nguồn gốc của ý nghĩathẩm quyền đã được dời chỗ từ trời cao xuống những cảm xúc của con người, bản chất của tất cả vũ trụtrật tự đã thay đổi. Vũ trụ vòng ngoài – cho đến nay vẫn đầy ắp những gót, những thần linh, những nàng muse, tiên nữ và thần tinh – đã trở thành không gian trống rỗng. Thế giới bên trong  – cho đến nay vẫn là một vùng đất không đáng kể của những đam mê thô sống – đã trở thành sâu xaphong phú vượt khỏi mức độ có thể đo lường. Những thiên thầnquỷ thần đã được chuyển đổi từ những (những gì xem như những) thực thể vẫn lang thang đó đây khắp những khu rừng và sa mạc của thế giới, vào thành những sức mạnh bên trong tâm lý của chúng ta. Thiên đườnghỏa ngục cũng thế, chúng thôi không còn là những nơi chốn xem như có thực ở đâu đó, trên những đám mây và dưới những núi lửa, và thay vào đó đã được hiểu như những trạng thái tâm thần bên trong con người. Bạn có kinh nghiệm thế nào hỏa ngục mỗi khi bạn đốt cháy ngọn lửa của sự tức giận và hận thù trong lòng bạn; và bạn tận hưởng hạnh phúc trên thiên đường mỗi khi bạn tha thứ cho những kẻ thù của bạn, ăn năn những hành động sai trái của riêng bạn và chia sẻ sự giàu có của bạn với những người nghèo.

Khi Nietzsche tuyên bố rằng Gót đã chết, đây là những gì ông muốn nói. Ít nhất là ở phương Tây, Gót đã trở thành một ý tưởng trừu tượng mà một số người còn chấp nhận và một số người khác đã từ chối, nhưng cả hai cách đều không tạo nên chút khác biệt nào nữa cả. [9] Trong thời Trung cổ, nếu không có một gót, tôi không có đâu là nguồn gốc của quyền lực chính trị, đạo đức và thẩm mỹ cho tôi. Tôi không thể nói những gì là đúng, là tốt hay là đẹp. Ai có thể sống như thế? Ngày nay, ngược lại, rất dễ dàng để không phải tin vào Gót, vì tôi không phải trả giá nào cho sự không tin tưởng của tôi. Tôi có thể là một người vô thần trọn vẹn, hoàn toàn không tin có gót, và vẫn rút ra một kết hợp rất phong phú của những giá trị về chính trị, đạo đức và thẩm mỹ từ kinh nghiệm nội tâm của tôi.

Nếu tôi có tin vào Gót chăng nữa, nó là sự lựa chọn của tôi để tin tưởng. Nếu bản ngã bên trong tôi tự nói với tôi hãy tin vào Gót – thì tôi tin. Tôi tin vì tôi cảm thấy có sự hiện diện của Gót, và lòng tôi nói với tôi rằng Ông thì có đó. Nhưng nếu tôi không còn cảm thấy sự hiện diện của Gót, và nếu lòng tôi đột nhiên nói với tôi rằng không có Gót – Tôi sẽ ngừng tin tưởng. Dù bằng cách nào, nguồn gốc thực sự của thẩm quyền là những cảm xúc của riêng tôi. Vì vậy, ngay cả khi nói rằng tôi tin vào Gót, sự thật là tôi có một tin tưởng mạnh mẽ hơn vào chính tiếng nói bên trong của riêng tôi.

Đi theo Con đường lát Gạch Màu vàng

Giống như tất cả mọi nguồn khác của thẩm quyền, những cảm xúc có những thiếu xót của chúng. Tư tưởng nhân bản giả định rằng mỗi người đều có bên trong chính mình một tự ngã đích thực duy nhất, nhưng khi tôi cố gắng lắng nghe nó, tôi thường gặp hoặc là sự im lặng hoặc một sự lộn xộn gồm những tiếng nói đối nghịch nhau. Để khắc phục vấn đề này, tư tưởng nhân bản đã chủ trương không chỉ một nguồn mới của thẩm quyền, nhưng cũng một phương pháp mới để tiếp xúc được với thẩm quyềnđạt được kiến ​​thức đích thực. [1]
Thời trung cổ Europe, công thức chủ yếu cho kiến ​​thức đã là: Hiểu biết = Sách Thánh Kitô, × Lôgích. * Nếu chúng ta muốn biết câu trả lời cho một số câu hỏi quan trọng, chúng ta nên đọc những tập sách trong quyển sách Thánh Kitô, và dùng lôgích của chúng ta để hiểu được ý nghĩa chính xác của văn bản.. Lấy thí dụ, những học giả là người muốn biết hình dạng của trái đất, đã dò dẫm trong những tập sách Thánh Kitô tìm kiếm những câu ghi chép có liên quan để tham khảo. Một câu nói đến điều đó, trong tập Job 38:13, nói rằng Gót có thể “nắm chặt những cạnh của đất, và giũ mạnh cho những kẻ ác bị bắn ra khỏi nó”. Điều này ngụ ý – lý luận của người thông thái – rằng vì đất có “những cạnh” mà chúng ta có thể “nắm lấy” chúng, nó phải là một hình vuông bằng phẳng. Một nhà thông thái khác từ chối giải thích này, bảo hãy chú ý đến đoạn khác trong tập Isaiah 40:22, nói rằng Gót “ngồi trên ngai ở trên vòng cao của đất”; không phải đó là bằng chứng cho thấy rằng đất thì tròn? Trong thực tế, điều đó có nghĩa rằng những học giả đã tìm kiếm kiến thức bằng dành trọn  những năm dài ở những trường học và thư viện, đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm nhiều và ngày càng  thêm nhiều những văn bản hơn , và dùi mài lôgích của họ, để họ có thể hiểu những văn bản một cách chính xác.
Cuộc Cách mạng Khoa học đã đề xuất một công thức rất khác biệt về kiến ​​thức: Hiểu biết = dữ liệu thực nghiệm × Toán học. Nếu chúng ta muốn biết câu trả lời cho một số câu hỏi, chúng ta cần phải thu thập dữ liệu thực nghiệm liên quan, và sau đó dùng những dụng cụ toán học để phân tích dữ liệu. Lấy thí dụ, để đo lường hình dạng thực sự của trái đất, chúng ta có thể quan sát mặt trời, mặt trăng và những hành tinh từ những địa điểm khác biệt trên khắp thế giới. Một khi chúng ta đã tích lũy đủ những quan sát, chúng ta có thể dùng lượng giác để suy ra không chỉ hình dạng của trái đất, mà còn cấu trúc của tất cả hệ thái dương. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là những nhà khoa học tìm kiếm kiến ​​thức thức bằng dành trọn những năm dài ở những đài thiên văn, những phòng thí nghiệm, và trong những cuộc thám hiểm nghiên cứu, thu thập nhiều và ngày càng thêm nhiều những dữ liệu thực nghiệm hơn, và dùi mài những dụng cụ toán học của họ để họ có thể giải thích những dữ liệu một cách chính xác.
Những công thức khoa học đem lại kiến ​​thức dẫn đến những khám phá sững sờ trong thiên văn học, vật lý học, y học và vô số những ngành học khác. Nhưng nó có một hạn chế rất lớn: nó không thể đối phó được những câu hỏi về giá trịý nghĩa. Những nhà thông thái thời trung cổ có thể xác định một cách tuyệt đối chắc chắn rằng giết người và ăn cắp là điều sai lầm, và rằng mục đích của đời người là để làm theo lệnh đòi của Gót, vì những sách thánh nói thế. Những nhà khoa học không thể đưa ra những phán đoán về đạo đức loại như vậy. Không có số lượng dữ liệu và không có toán học thần kỳ nào có thể chứng minh rằng giết người là sai. Thế nhưng, xã hội con người không thể tồn tại mà không có những phán đoán giá trị như vậy.
Một cách để vượt qua khó khăn này đã là tiếp tục dùng công thức thời trung cổ bên cạnh phương pháp khoa học mới. Khi chạm mặt với một vấn đề thực tiễn – chẳng hạn như xác định hình dạng của trái đất, xây một cây cầu, hay chữa một chứng bệnh – chúng ta thu thập dữ liệu thực nghiệm và phân tích nó theo toán học. Khi chạm mặt với một vấn đề đạo đức – chẳng hạn như xác định xem có nên cho phép ly dị, phá thai và đồng tính luyến ái hay không – chúng ta đọc những tập sách thánh. Giải pháp này đã được chấp nhận đến một vài mức độ nào đó trong những xã hội thời nay, từ England thời Victoria đến Iran của thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, tư tưởng nhân bản đã đem cho một chọn lựa thay thế. Khi con người đã đạt được tự tin vào bản thân, một công thức mới để đạt được kiến ​​thức đạo đức đã xuất hiệnHiểu biết = Kinh nghiệm × sự Nhạy cảm. Nếu chúng ta muốn biết câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào về đạo đức, chúng ta cần phải kết nối với những kinh nghiệm bên trong của chúng ta, và quan sát chúng với sự nhạy cảm tột cùng. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là chúng ta tìm kiếm kiến ​​thức bằng bằng dành trọn những năm dài để thu thập kinh nghiệm, và mài dũa cho bén nhọn sự nhạy cảm của chúng ta, để chúng ta có thể hiểu được những kinh nghiệm này một cách chính xác.
Vậy “những kinh nghiệm” chính xác là gì? Chúng không phải là những dữ liệu thực nghiệm. Một kinh nghiệm không được làm bằng những atom, molecule, hay protein, hay những con số. Thay vào đó, một kinh nghiệm là một hiện tượng chủ quan gồm ba nguyên liệu chính: những cảm giác, những cảm xúc và những suy nghĩ. Ở bất kỳ một thời điểm cụ thể nào, kinh nghiệm của tôi gồm tất cả mọi sự vật việc tôi có cảm giác (nhiệt độ, niềm vui, sự căng thẳng, vv), mọi xúc cảm tôi cảm nhận (yêu thương, sợ hãi, giận dữ, vv) và bất cứ ý nghĩ nào nảy sinh trong não thức của tôi.
Và “sự nhạy cảm” là gì? Nó có nghĩa hai sự việc. Thứ nhất, dành chú ý đến những cảm giác, những cảm xúc và những suy nghĩ của tôi. Thứ hai, hãy để cho những cảm giác, cảm xúcsuy nghĩ này ảnh hưởng vào tôi. Cho là vậy nhưng, tôi không nên để cho mỗi gì như gió thoảng qua cuốn hút tôi đi. Tuy nhiên, tôi phải cởi mở đón nhận những kinh nghiệm mới, và cho phép chúng thay đổi nhưng quan điểm của tôi, hành vi của tôi và thậm chí cả cá tính, hay nhân cách của tôi.
Những kinh nghiệm và sự nhạy cảm xây dựng chất chồng cao lên, trong một chu kỳ không bao giờ kết thúc. Tôi không thể kinh nghiệm bất cứ gì nếu tôi không có sự nhạy cảm, và tôi không thể phát triển sự nhạy cảm, trừ khi tôi trải qua một loạt những kinh nghiệm khác biệt. Sự nhạy cảm không phải là một năng khiếu trừu tượng có thể phát triển được bằng đọc sách hoặc nghe giảng giải. Đó là một kỹ năng thực tiễn có thể chín mùi và trưởng thành, chỉ bằng áp dụng nó vào thực hành.
Hãy lấy trà, để thí dụ. Tôi bắt đầu bằng uống trà thông thường pha rất ngọt trong khi đọc tờ báo buổi sáng. Trà thì không gì nhiều hơn một cái cớ để chất ngọt của đường vội vã tăng thêm tỉnh táo. Một ngày, tôi nhận ra rằng giữa chất ngọt và tờ báo, tôi hoàn toàn chẳng nếm hương vị nào của trà hết cả. Vì vậy, tôi giảm lượng đường, đặt tờ báo sang bên, nhắm mắt lại và tập trung vào chính trà. Tôi bắt đầu ghi nhận được mùi và vị độc đáo của nó. Chẳng bao lâu tôi thấy mình thử nghiệm với những loại khác nhau, trà đen và trà xanh, so sánh vị đậm đàmùi thơm tinh tế của chúng. Trong vòng một vài tháng, tôi thôi không mua trà có những nhãn hiệu của siêu thị, và mua trà của tôi ở Harrods ‘sang trọng’. Tôi phát triển một thích thú riêng với “Trà Phân Panda”, sản xuất ở vùng núi Ya’an, tỉnh Sichuan, làm từ lá những cây trà đặc biệt được bón bằng phân của loài gấu Panda. Đó là cách, mỗi lần từng tách trà một, lần lượt theo thời gian, tôi trau dồi sự nhạy cảm của tôi về trà, và trở thành một người sành trà. Trong những ngày uống trà thời ban đầu của tôi, nếu như bạn đã cho tôi uống trà Phân Panda trong một tách bằng sứ tráng men đời Ming, tôi hẳn đã không cho là quí gì hơn nhiều so với trà rẻ tiền pha đậm đặc trong một cốc giấy. Bạn không có thể kinh nghiệm một gì đó nếu bạn không có sự nhạy cảm cần thiết, và bạn không thể phát triển sự nhạy cảm của bạn ngoại trừ bằng cách trải qua một chuỗi dài của những kinh nghiệm.
Những gì là đúng với trà thì đúng với tất cả kiến ​​thức thẩm mỹ và đạo đức khác. Chúng ta không được sinh ra với một lương tâm đã làm sẵn. Khi chúng ta trải qua đời sống, chúng ta làm tổn thương người và người làm tổn thương chúng ta, chúng ta hành động với lòng thương người và những người khác cho thấy lòng thương người với chúng ta. Nếu chúng ta dành cho chúng sự chú ý, sự nhạy cảm đạo đức của chúng ta sắc bén, và những kinh nghiệm này trở thành một nguồn tri thức đạo đứcgiá trị về những gì là tốt, những gì là đúng và  tôi thực sự là ai. 
Tư tưởng nhân bản như vậy, thấy cuộc sống là một quá trình dần dần thay đổi nội tâm, dẫn đi từ mắt nhắm thiếu hiểu biết tăm tối đến mắt mở đầy hiểu biết trong sáng bằng phương tiện của những kinh nghiệm. Mục đích cao nhất của đời sống nhân bản là phát triển trọn vẹn kiến ​​thức của bạn thông qua một lượng lớn những kinh nghiệm khác nhau về trí tuệ, tình cảm và thể chất. Vào đầu thế kỷ XIX, Wilhelm von Humboldt [2]– một trong những nhà kiến ​​trúc chính yếu của hệ thống giáo dục thời nay – nói rằng mục đích của cuộc hiện sinh là “một sự chưng cất tinh lọc những kinh nghiệm rộng rãi nhất có thể có được của đời sống vào thành trí tuệ khôn ngoan”. Ông cũng đã viết rằng “chỉ có một đỉnh cao trong cuộc đời – là để có phán đoán, có ý kiến, hay đo lường được cảm xúc của tất cả mọi thứ thuộc con người”.  [3]  Câu này cũng rất có thể là phương châm của những người nhân bản.
Theo tư tưởng Tàu, thế giới được duy trì bởi tác động qua lại của hai sức mạnh đối nghịch nhưng bổ sung gọi là yin và yang [4]. Điều này có thể không đúng với thế giới vật lý, nhưng nó chắc chắn khá đúng với thế giới thời nay đã được tạo ra bởi giao ước của khoa học và tư tưởng nhân bản. Mỗi Yang khoa học (Khoa học có tính Dương) chứa đựng bên trong nó một Yin nhân bản (Tư tưởng nhân bảntính Âm), và ngược lại. Yang cung cấp cho chúng ta sức mạnh, trong khi Yin cho chúng ta ý nghĩa và những phán đoán đạo đức. Yang và Yin của tính thời nay là lý trícảm xúc, phòng thí nghiệm và viện bảo tàng, dây chuyền sản xuất và siêu thị. Mọi người thường chỉ thấy Yang, và tưởng tượng rằng thế giới ngày nay là khô khan, khoa học, hợp lýtiện dụng – giống đúng như một phòng thí nghiệm hay một nhà máy. Nhưng thế giới ngày nay cũng là một siêu thị phung phí vung vãi. Không có văn hóa nào trong lịch sử đã từng đem cho những cảm xúc, những ham muốn và những kinh nghiệm của con người có được tầm quan trọng như vậy. Quan điểm nhân bản về đời sống như một chuỗi của những kinh nghiệm đã trở thành huyền thoại sáng lập của nhiều ngành kỹ nghệ thời nay, từ du lịch đến nghệ thuật.  Những đại lý du lịch và những đầu bếp nhà hàng không bán vé máy bay, khách sạn hoặc những bữa ăn lạ miệng cho chúng ta – họ bán cho chúng ta những kinh nghiệm mới lạ. Tương tự như vậy, trong khi hầu hết những truyện kể trước-thời nay tập trung vào những sự kiện và hành động bên ngoài, tiểu thuyết ngày nay, phim ảnh và thơ ca thường xoay quanh những tình cảm. Những sử thi Graeco-Roma và tiểu thuyết mã thượng  thời Trung Cổ đã là những danh mục của những sản phẩm của những hành động anh hùng, không phải của những cảm xúc. Một chương kể lại người  hiệp sĩ dũng cảm đã đánh nhau với một yêu tinh khổng lồ chuyên ăn thịt người như thế nào, và giết chết yêu tinh. Một chương khác kể lại người hiệp sĩ đã giải cứu một nàng công chúa xinh đẹp khỏi  một con rồng phun lửa, và giết chết con rồng. Một chương thứ ba thuật lại một phù thủy độc ác đã bắt cóc nàng công chúa như thế nào, nhưng hiệp sĩ đã đuổi theo phù thủy, và giết chết phù thủy. Không có gì ngạc nhiên khi người anh hùng đã luôn luôn là một hiệp sĩ, chứ không phải là một người thợ mộc, hay một nông dân, vì những nông dân không thực hiện những hành động anh hùng.
Điều quan trọng thiết yếu, những anh hùng đã không trải qua bất kỳ một quá trình quan trọng nào của sự thay đổi bên trong họ. Achilles, Arthur, Roland và Lancelot là những tráng sĩ dũng cảm với một thế giới quan hào hiệp trước khi họ bắt đầu những cuộc phiêu lưu của họ, và họ vẫn là những tráng sĩ dũng cảm với cùng một thế giới quan cùng cho đến kết thúc. Tất cả những yêu tinh họ trừ khử và tất cả những nàng công chúa họ cứu đều khẳng định lòng can đảm và sự kiên trì của họ, nhưng sau cùng tất cả đã dạy họ rất ít ỏi.
Trọng tâm của tư tưởng nhân bản hướng về những tình cảm và những kinh nghiệm, chứ không phải là những hành động, nghệ thuật đổi dạng. Wordsworth, Dostoevsky, Dickens và Zola không quan tâm chút với những hiệp sĩ dũng cảm và những hành động gan dạ, và thay vào đó đã mô tả cách thức những người bình thường và những người nội trợ xoàng xĩnh cảm nhận như thế nào. Một số người tin rằng Ulysses của Joyce đại diện cho đỉnh cao của sự tập trung thời nay này vào trong đời sống nội tâm hơn là những hành động bên ngoài – trong 260.000 chữ, Joyce mô tả độc nhất chỉ một ngày trong đời của những người thành Dublin là Stephen Dedalus và Leopold Bloom, những người trong quá trình xuốt một ngày, họ  làm . . . vâng, không gì nhiều cả. [5]
Rất ít người đã thực sự đọc hết Ulysses, nhưng cũng cùng một nguyên tắc làm nền tảng cho nhiều nền văn hóa đại chúng của chúng ta. Tại USA, loạt phim TV Survivor thường được ghi công (hoặc đổ lỗi) là đã chuyển (đời sống) thực tại sang thành một cơn sốt điên dại, bốc đồng. Survivor là chương trình TV ‘thực tại’ đầu tiên thành công được xếp hàng đầu theo sự xếp hạng của Nielsen, và trong năm 2007, tạp chí Time liệt kê nó trong số hàng trăm những chương trình TV hay/nổi tiếng nhất của tất cả mọi thời. [6] Trong mỗi mùa TV, hai mươi người tranh giải, trong những bộ quần áo tắm ít vải nhất,  sống cô lập trên một hòn đảo nhiệt đới. Họ phải chạm mặt với tất cả những loại thách đố, và mỗi tập phim, họ bỏ phiếu loại bớt một trong những thành viên của họ. Người ‘sống xót’ cuối cùng là người thắng cuộc, đoạt giải thưởng $1 triệu đôla.
Những khán giả trong Hellas thời Homer, trong đế quốc Rome, hoặc trong thời trung cổ Europe tất sẽ thấy ý tưởng này quen thuộc và rất hấp dẫn. Hai mươi người thách đố đi vào – chỉ một anh hùng đi ra. “Tuyệt vời!” Một hoàng tử thời Homer, một quý tộc thành Rome, hoặc một hiệp sĩ thời những thập tự chinh hẳn đã có thể tự nghĩ như thế khi ngồi xuống để xem. “Chắc chắn chúng ta sắp sửa thấy những cuộc phiêu lưu tuyệt vời, những trận tranh hùng sống mái, chém giết chí tử, những hành vi vô song của cả mã thượng anh hùng lẫn đê hèn phản bội. Những dũng sĩ có thể sẽ đâm lén nhau ở sau lưng, hoặc chém xổ ruột của họ cho mọi người cùng xem”.
Nhưng thất vọng biết chừng nào! Đâm lén sau lưng và đường hoàng chém xổ ruột vẫn chỉ là ẩn những ẩn dụ văn chương. Mỗi tập phim kéo dài khoảng một giờ. Trong số đó, đã mất mười lăm phút dành cho quảng cáo, từ kem đánh răng, đến dầu gội đầu hay những loại bột ngũ cốc ăn sáng. Năm phút được dành riêng cho những thách đố vô cùng trẻ con, chẳng hạn như người nào có thể ném nhiều những quả dừa nhất vào trong một vòng tròn, hoặc người nào có thể ăn những con sâu nhiều nhất trong một phút. Phần thời gian còn lại những ‘anh hùng’ chỉ nói về những cảm xúc của họ! Ông nói, bà nói, cô nói, và tôi cảm thấy thế này và tôi cảm thấy thế kia. Nếu một hiệp sĩ thời thập tự chinh đã thực sự ngồi xuống để xem phim TV Survivor, ông có lẽ đã phải vớ lấy chiếc rìu đánh trận của mình và đập vỡ ngay chiếc TV vì buồn chánthất vọng lẫn tức bực.
Ngày nay chúng ta có thể nghĩ về những hiệp sĩ thời trung cổ như người cư xử thô bạo vô cảm. Nếu họ sống giữa chúng ta, chúng ta sẽ gửi họ đến một y sĩ trị liệu tâm lý, người có thể giúp họ liên lạc với bản thân họ. Đây là những gì Người Thiếc (Tin Man) làm trong phim The Wizard of Oz. Anh đi dài theo con đường gạch màu vàng với Dorothy và những người bạn của cô, hy vọng rằng khi họ đến gặp được Oz, nhà wizard lớn [7] này sẽ cho anh một trái tim, trong khi Người Rơm (Scarecrow) muốn có một bộ óc, và Sư Tử (Lion) muốn có sự can đảm. Đến cuối cuộc hành trình, họ khám phá ra rằng nhà wizard tuyệt vời là một charlatan, người chuyên môn hứa dối nói cuội, và ông ta không thể đem cho họ bất cứ gì của những điều này. Nhưng họ khám phá được một gì đó quan trọng hơn nhiều: tất cả mọi điều mà họ ao ước đều đã có sẵn trong bản thân họ. Không cần phải có một wizard nào đó, loại giống như gót, hay thần thánh, để có được sự nhạy cảm, trí tuệ hoặc sự dũng cảm. Bạn chỉ cần đi theo con đường lát gạch màu vàng, và mở rộng bản thân bạn với bất cứ kinh nghiệm nào gặp trên đường bạn đi.
Cũng đúng cùng một bài học được thuyền trưởng Kirk và thuyền trưởng Jean-Luc Picard đã học, khi họ du hành đến những thiên hà trên con thuyền không gian Enterprise, được Huckleberry Finn và Jim đã học, khi họ xuôi thuyền dọc sông Mississippi [8], được Wyatt và Billy đã học khi họ cỡi xe mô tô Harley-Davidsons của họ trong phim Easy Rider, và vô số những nhân vật khác trong vô số phim kể chuyện những hành trình, những rong ruổi trên vô vàn những con đường khác, những người đã rời thị trấn quê nhà của họ ở Pennsylvania (hoặc có lẽ ở New South Wales), đi du lịch trong một xe ô tô không mui cũ (hoặc có lẽ một chiếc xe buýt), trải qua đủ loại khác nhau những kinh nghiệm làm thay đổi đời sống, liên lạc được với chính mình, nói về những cảm xúc của họ, và cuối cùng đến được San Francisco (hoặc có lẽ Alice Springs) như những cá nhân tốt hơn và khôn ngoan hơn.
Sự thật về chiến tranh
Công thức Hiểu biết = Kinh nghiệm × sự Nhạy cảm đã thay đổi không chỉ văn hóa đại chúng của chúng ta, nhưng ngay cả nhận thức của chúng ta về những vấn đề trọng đại như chiến tranh. Trải qua hầu hết chiều dài lịch sử, khi người ta muốn biết liệu một cuộc chiến tranh đặc biệt nào đó là chính đáng hay không, họ đã hỏi Gót, họ đã hỏi quyển Sách Thánh Kitô, và họ đã hỏi những vua, quý tộc và những nhà chăn chiên. Rất ít quan tâm đến những ý kiến​​và kinh nghiệm của một người lính thông thường hoặc một người dân thường. Những tường thuật chiến tranh như của những Homer, Virgil và Shakespeare đều tập trung vào những hành động của những vị vua, những tướng lĩnh, những anh hùng xuất sắc, và mặc dù họ đã không giấu diếm đau khổ của chiến tranh, điều này đã được một thực đơn đầy những vinh quangchủ nghĩa anh hùng bù trừ hơn rất nhiều. Những người lính bình thường xuất hiện hoặc như những đống thi thể đã bị một vài Goliath nào đó tàn sát, hoặc một đám đông cổ vũ khiêng một David chiến thắng trên vai của họ.
Jean-Jacques Walter, Gustav Adolph của Sweden trong trận Breitenfeld (1631).
Hãy nhìn, lấy thí dụ, vào bức tranh ở trên, về Trận Breitenfeld, đã diễn ra vào 17 /Tháng Chín /1631. Người vẽ tranh, Jean-Jacques Walter, đã tôn vinh vua Gustav Adolph của Sweden, người đã dẫn quân đội của ông đến một chiến thắng quyết định ngày hôm đó. Gustav Adolph cao sừng sững như một ngọn tháp trên chiến trường, như thể ông là một vị thần chiến tranh nào đó. Người ta có ấn tượng rằng nhà vua điều khiển trận chiến như một người chơi cờ di chuyển những quân cờ. Những quân cờ chính họ chủ yếu là những khuôn mặt chung chung, hoặc những dấu chấm tí hon trong nền của bức tranh. Walter đã không quan tâm đến việc họ cảm thấy thế nào khi đuổi theo, chạy trốn, giết người hoặc bị chết. Họ là một tập thể không được vẽ khuôn mặt.
Ngay cả khi những họa sĩ tập trung với bản thân cuộc chiến, chứ không phải với người chỉ huy, họ vẫn nhìn nó từ trên cao, và đã quan tâm rất nhiều với những thao tác tập thể hơn với những cảm xúc cá nhân. Lấy thí dụ, bức tranh Trận Núi Trắng tháng 11 năm 1620 của Pieter Snayers.
Bức tranh mô tả một trận chiến nổi tiếng trong Chiến tranh Ba mươi năm, quân đội Catô thắng những quân nổi loạn Thệ Phản ‘rối đạo’. Snayers đã muốn kỷ niệm chiến thắng này bằng cách ghi lại nhiều những đội hình, diễn tập, chuyển quân thật kỹ lưỡng. Bạn có thể dễ dàng đếm kể những đơn vị khác biệt, vũ khí trang bị của họ và vị trí của họ trong trật tự của trận chiến. Snayers đã ít quan tâm hơn nhiều đến những kinh nghiệmcảm xúc của những người lính thông thường. Giống như Jean-Jacques Walter, ông đã làm cho chúng ta quan sát cuộc chiến từ điểm nhìn thuận lợi, như từ đỉnh Olympius của những vị gót và những vị vua, và cho chúng ta ấn tượng rằng chiến tranh là một trò chơi cờ chess khổng lồ.
Pieter Snayers, The Battle of White Mountain.
Nếu bạn có một cái nhìn gần hơn – như thế bạn có thể cần một kính lúp – bạn nhận ra rằng The Battle of White Mountain thì phức tạp hơn một chút so với một trò chơi cờ chess. Những gì nhìn thấy đầu tiên dường như là những trừu tượng hình học nhưng khi xem xét gần hơn chuyển sang thành những cảnh đẫm máu của cuộc tàn sát. Chỗ này và chỗ kia, bạn thậm chí có thể nhận ra những khuôn mặt của những người lính đang đuổi theo hoặc đang chạy trốn, đang bắn súng hoặc đang xiên kẻ thù trên những cọc nhọn của họ. Tuy nhiên, những cảnh này nhận được ý nghĩa của chúng từ vị trí của chúng trong bức tranh tổng thể. Khi chúng ta nhìn thấy một quả đạn can nông nghiền một người lính nát vụn, chúng ta hiểu nó như một phần của phe chiến thắng Catô. Nếu người lính đang chiến đấu ở phía Thệ Phản, cái chết của người này là một hậu quả xứng đáng cho sự nổi loạn và ‘gây rối đạo’. Nếu người lính đang chiến đấu trong quân đội Catô, cái chết của người này là một hy sinh cao cả cho một cứu cánh xứng đáng. Nếu chúng ta nhìn ngước lên, chúng ta có thể nhìn thấy những thiên thần đang lơ lửng cao trên chiến trường. Họ đang cầm một bảng giải thích bằng tiếng Latinh những gì đã xảy ra trong trận chiến này, và tại sao nó là rất quan trọng như thế. Thông điệp này nói rằng Gót đã giúp Hoàng đế Ferdinand II đánh bại những kẻ địch của ông, vào ngày 08 Tháng Mười Một 1620.
Trong hàng nghìn năm, khi người ta nhìn vào chiến tranh, họ đã nhìn thấy những gót, những hoàng đế, những tướng lãnh, và những anh hùng vĩ đại. Nhưng trong hơn hai trăm năm vừa qua, những vị vua và những tướng lãnh đã ngày càng bị đẩy sang bên cạnh, và ánh đèn rọi đã chuyển qua chiếu trên những người lính bình thường và những kinh nghiệm của người này. Những tiểu thuyết chiến tranh loại như All Quiet on the Western Front [9] và những phim chiến tranh loại như Platoon,[10] bắt đầu với một người lính mới nhập ngũ, trẻ và ngây thơ, người hiểu biết rất ít về bản thânthế giới, nhưng mang một gánh nặng của những hy vọng và những ảo tưởng. Anh tin rằng chiến tranh là vinh quang, và chính nghĩa là ở phía mình, và tướng lãnh cầm quân có tài năng. Một vài tuần của cuộc chiến thực sự – của bùn và máu, và mùi của cái chết – làm vỡ những ảo tưởng của anh, cái này tan sau cái kia, tất cả cho đến sạch. Nếu sống sót, người lính mới ngây thơ sẽ rời khỏi cuộc chiến như một người khôn ngoan hơn, người không còn tin vào những lời sáo rỗng và những lý tưởng rập khuôn của những thày giáo, những nhà làm phim và những nhà chính trị hùng hồn.
Nghịch lý thay, truyện kể này đã trở nên rất ảnh hưởng đến nỗi ngày nay nó được kể đi kể lại ngày càng nhiều hơn nữa, ngay cả bởi những thày giáo, những nhà làm phim và những nhà chính trị hùng hồn. Những bộ phim ăn khách thu được rất nhiều tiền vé của Hollywood, như Apocalypse Now, Metal Jacket Full  Blackhawk Down, đều đã báo trước rằng “Chiến tranh không phải là những gì bạn nhìn thấy trong phim!”,  Được đặt cao lên tôn thờ trong phim ảnh, văn xuôi hay thơ ca, những cảm xúc của những người lính tầm thường đã trở thành thẩm quyền sau cùng về chiến tranh, vốn tất cả mọi người đã được học để tôn trọng. Như câu đùa cợt vẫn nói, “Bao nhiêu cựu chiến binh Việt Nam cần có để thay một bóng đèn?” “Bạn tất sẽ không biết đâu, bạn đã không có ở đó”.[11]
Những hoạ sĩ cũng đã mất đi sự quan tâm với hình ảnh của những vị tướng trên lưng ngựa và những thao diễn chiến thuật. Thay vào đó, họ cố gắng để vẽ xem người lính thường cảm thấy thế nào. Xem lại The Battle of Breitenfeld  The Battle of White Mountain. Bây giờ nhìn vào hai hình ảnh sau đây, được coi là những kiệt tác của nghệ thuật chiến tranh của thế kỷ XX: The War (Der Krieg) của Otto Dix, và That 2,000 Yard Stare của Tom Lea.
Dix đã phục vụ như là một trung sĩ trong quân đội Germany trong Thế chiến thứ Nhất. Lea là phóng viên trường thuật Trận đảo Peleliu năm 1944 cho tạp chí Life. Trong khi Walter và Snayers đã nhìn chiến tranh như một hiện tượng quân sự và chính trị, và đã muốn chúng ta biết những gì đã xảy ra trong những trận chiến đặc biệt, Dix và Lea nhìn chiến tranh như một hiện tượng cảm xúc, và muốn chúng ta biết nó gây cảm xúc nào. Họ không quan tâm đến tài năng của những tướng lãnh hay về những chi tiết về chiến thuật của trận đánh này hay trận kia. Người lính của Dix của có thể là ở trận Verdun, hay Ypres, hay Somme – chỗ nào thì không quan trọng, vì chiến tranh là hỏa ngục ở khắp mọi nơi. Người lính của Lea chỉ ngẫu nhiên là một anh lính USA trơn, xảy ra ở Peleliu, nhưng bạn có thể thấy chính xác cùng một cái nhìn 2,000 yard trên khuôn mặt của một người lính Japan ở Iwo Jima, một người lính Germany ở Stalingrad hay một người lính England ở Dunkirk.



Otto Dix, Der Krieg (The War 1929-1932).
Tom Lea, That 2,000 Yard Stare  (1944).
Trong những bức tranh của Dix và Lea, ý nghĩa của chiến tranh không toát lên từ những di động chiến thuật hay tuyên ngôn của Gót. Nếu bạn muốn hiểu chiến tranh, đừng nhìn lên vị tướng lẫm liệt trên đỉnh đồi, hay những thiên sứ trên trời. Thay vào đó, hãy nhìn thẳng vào mắt của những người lính trơn, tầm thường. Trong bức tranh của Lea, những con mắt mở lớn, bất động nhìn chăm chăm, của một người lính bị chấn động tâm thần mở một cửa sổ nhìn vào sự thật khủng khiếp của chiến tranh. Trong bức tranh của Dix, sự thật thì không thể nào chịu đựng nổi nữa, khiến nó phải được giấu bớt một phần sau một mặt nạ chống khí độc. Không có thiên thần bay trên chiến trường – chỉ một xác chết thối rữa, lửng lơ cao trên một kèo nhà đổ nát, và vươn một ngón tay buộc tội.
Những nghệ sĩ như Dix và Lea như thế đã lật ngược những hệ thống phân cấp truyền thống của chiến tranh. Trong những thời trước, chiến tranh đã có thể cũng khủng khiếp như trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, ngay cả những kinh nghiệm tàn bạo ác độc đã được đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn vốn đem cho chúng ý nghĩa tích cực. Chiến tranh có thể là hỏa ngục, nhưng nó cũng là cửa ngõ vào thiên đàng. Một người lính Catô chiến đấu trong Trận chiến White Mountain có thể nói với chính mình: “Đúng, tôi đang đau khổ. Nhưng vua Chiên Kitô và những vị hoàng đế nói rằng chúng ta đang chiến đấu cho chính nghĩa, vì vậy đau khổ của tôi có ý nghĩa”. Otto Dix đã dùng một thứ lôgích đối nghịch. Ông đã nhìn những kinh nghiệm cá nhân như là nguồn gốc của tất cả những ý nghĩa, thế nên đường lối suy nghĩ của ông cho biết: “Tôi đang đau khổ – và điều này thì xấu – vì thế toàn bộ chiến tranh là xấu. Và nếu nhà vua và giới chăn chiên vẫn cứ ủng hộ chiến tranh, họ phải là bị sai lầm.”[12]


Sự Phân Ly lớn của Tư tưởng Nhân bản
Cho đến giờ, chúng ta đã thảo luận về tư tưởng nhân bản như thể nó là một cái nhìn kết hợp mạch lạc duy nhất về thế giới. Trong thực tế, tư tưởng nhân bản chia sẻ số phận của mỗi tôn giáo thành công, như đạo Kitô và đạo Phật. Vì khi nó đã lan truyền và đã phát triển, nó đã bị phân nhánh vào thành nhiều hệ phái xung đột nhau. Tất cả những hệ phái nhân bản tin đều rằng kinh nghiệm của con người là nguồn gốc tối thượng của thẩm quyềný nghĩa, nhưng chúng giải thích kinh nghiệm của con người theo những cách khác biệt.
Tư tưởng nhân bản chia thành ba nhánh chính. Nhánh chính thống cho rằng mỗi con người là một cá nhân, vốn duy nhất sở hữu một giọng nói bên trong đặc biệt và một chuỗi gồm những kinh nghiệm không-bao-giờ-được-lập-lại. Mỗi con người là một tia sáng đơn độc, nó chiếu sáng thế giới từ một viễn cảnh khác biệt, và nó thêm màu sắc, độ sâu và ý nghĩa cho vũ trụ. Do đó chúng ta nên để cho mỗi cá nhân càng nhiều tự do càng tốt để trải nghiệm thế giới, đi theo tiếng nói bên trong của mỗi người, và thể hiện sự thật từ bên trong của mỗi người. Bất kể trong chính trị, kinh tế, nghệ thuật, ý chí tự do của cá nhân nên có sức nặng rất nhiều hơn so với những quyền lợi của nhà nước hoặc những học thuyết tôn giáo. Những cá nhân càng được hưởng tự do nhiều bao nhiêu, thế giới càng xinh đẹp, phong phú và có ý nghĩa nhiều hơn bấy nhiêu. Do sự nhấn mạnh này vào tự do, nhánh chính thống của tư tưởng nhân bản được gọi là “tư tưởng nhân bản tự do” hoặc đơn giản là “chủ nghĩa tự do”. *[13]
Đó là chính trị tự do vốn tin rằng người bỏ phiếu có những ý kiến cần được chấp nhậntôn trọng. Nghệ thuật tự do chủ trương rằng cái đẹp nằm trong mắt của người nhìn. Kinh tế tự do cho rằng những khách hàng luôn luôn đúng. Đạo đức tự do khuyên chúng ta rằng nếu điều gì ta thấy tốt đẹp, gây hạnh phúc, chúng ta nên tiến tới và làm điều đó đi. Giáo dục tự do dạy chúng ta hãy tự suy nghĩ cho bản thân chúng ta, vì chúng ta sẽ tìm thấy tất cả những giải đáp bên trong chúng ta.
Trong suốt thế kỷ XIX và XX, khi tư tưởng nhân bản đã đạt được uy tín xã hộiquyền lực chính trị tăng cao, nó đã nảy ra hai nhánh khác biệt: tư tưởng nhân bản xã hội, vốn bao trùm một loạt những phong trào xã hội và cộng sản, và tư tưởng nhân bản tiến hóa, có những người ủng hộ nổi tiếng nhất của nó là đảng Nazis. Cả hai nhánh đã đồng ý với tư tưởng nhân bản tự do rằng kinh nghiệm của con người là nguồn gốc tối hậu của ý nghĩathẩm quyền. Không nhánh nào tin vào bất cứ quyền lực siêu việt hay sách luật nào của Gót. Nếu, lấy thí dụ, bạn hỏi Karl Marx có gì là sai với đứa bé mới mười tuổi nhưng làm việc ca mười hai giờ trong những nhà máy đặc khói than, ông sẽ trả lời rằng nó làm cho đứa trẻ cảm thấy cực nhọc, không hài lòng. Chúng ta nên tránh bóc lột, áp bức và đối xử bất bình đẳng không phải vì Gót nói như vậy, nhưng vì chúng làm cho người ta đau khổ.
Tuy nhiên, cả những người theo tư tưởng xã hộinhân bản tiến hóa chỉ ra rằng sự hiểu biết về kinh nghiệm con người của nhánh tự dothiếu sót. Những người theo tư tưởng nhân bản tự do nghĩ rằng kinh nghiệm con người là một hiện tượng cá nhân. Nhưng có rất nhiều cá nhân trên thế giới, và họ thường cảm thấy những điều khác biệt, và có những ham muốn trái ngược nhau. Nếu tất cả những thẩm quyềný nghĩa đều tuôn ra từ những kinh nghiệm cá nhân, bạn giải quyết những mâu thuẫn giữa những kinh nghiệm khác biệt loại như vậy như thế nào?
Ngày 17/7/2015,  Thủ tướng Germany, bà Angela Merkel đã chạm mặt với một cô gái tuổi teen, người tị nạn Palestine từ Lebanon, gia đình cô muốn lánh nạn ở Germany nhưng phải đối phó với lệnh trục xuất sắp xảy ra. Cô gái, Reem, đã nói với bà Merkel bằng tiếng Germany thông thạo “Thực là rất khó khăn để nhìn xem những người khác có thể vui hưởng đời sống như thế nào, trong khi bản thân bạn lại không thể. Tôi không biết tương lai tôi sẽ đi về đâu”. Merkel đã trả lời rằng “chính trị có thể là cứng rắn” và đã giải thích rằng có hàng trăm ngàn người tị nạn Palestine ở Lebanon, và Germany không thể tiếp nhận tất cả được. Choáng váng trước câu trả lời không phải là không có nghĩa lý này, Reem đã bật khóc. Bà Merkel đã tới gần, vỗ vào lưng cô gái tuyệt vọng như an ủi, nhưng giữ vững lập trường của mình.
Trong cơn bão công luận nổi lên sau đó, nhiều người đã kết án Merkel là vô cảm, không có lòng thương người. Để làm dịu bớt những lời chỉ trích, bà Merkel đã thay đổi đường lối, và Reem và gia đình cô đã được cho tị nạn. Trong những tháng sau, bà Merkel đã mở cửa rộng hơn, chào đón hàng trăm ngàn người tị nạn đến Germany. Nhưng bạn không thể làm vừa lòng tất cả mọi người. Chẳng bao lâu, bà đã bị tấn công mạnh mẽ rằng bà đã lọt hố đa cảm và không giữ được một lập trường cho đủ vững chắc. Vô số những người làm cha mẹ ở Germany đã sợ rằng sự xoay vòng chữ U của bà Merkel có nghĩa là con cái của họ sẽ có một mức sống thấp hơn, và có lẽ sẽ bị một làn sóng thủy triều của sự Islam hoá. Tại sao họ nên đánh liều với sự an bìnhthịnh vượng của gia đình của họ cho những người hoàn toàn xa lạ, những người thậm chí có thể không tin vào những giá trị của chủ nghĩa nhân bản tự do? Mọi người đều cảm nhận rất mạnh mẽ về vấn đề này. Làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn giữa những tình cảm của những người tị nạn tuyệt vọng và của những người Germany lo âu? [14]
Những người theo chủ nghĩa tự do vĩnh viễn cảm thấy khổ sở về những mâu thuẫn loại như vậy. Những nỗ lực tốt nhất của Locke, Jefferson, Mill và những đồng nghiệp của họ đã thất bại trong việc cung cấp cho chúng ta một giải pháp nhanh chóng và dễ dàng với những vấn đề hóc búa loại như vậy. Tổ chức những cuộc bầu cử dân chủ sẽ không giúp được gì, vì sau đó câu hỏi sẽ là ai là người sẽ được bỏ phiếu trong những cuộc bầu cử này – chỉ những công dân Germany, hay cũng cả hàng triệu người Asia và Africa, những người muốn di cư vào Germany? Tại sao dành đặc ân với những tình cảm của một nhóm người này thay vì nhóm người khác? Tương tự như vậy, bạn không thể giải quyết cuộc xung đột Arab-Israel bằng cách làm cho 8 triệu công dân Israel và 350 triệu công dân của những quốc gia Arab bỏ phiếu về nó. Vì những lý do hiển nhiên, những người Israel sẽ không cảm thấy phải cam kết với kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý  như vậy.
Người ta cảm thấy bị ràng buộc bởi những cuộc bầu cử dân chủ, chỉ khi họ chia sẻ một liên kết cơ bản với hầu hết những cử tri khác. Nếu kinh nghiệm của những cử tri khác là xa lạ với tôi, và nếu tôi tin rằng họ không hiểu được những tình cảm của tôi, và không quan tâm đến những lợi ích sống còn của tôi, sau đó thậm chí nếu tôi có bị thua phiếu với tỷ số 100 chọi 1, tôi tuyệt đối không có lý do gì để chấp nhận phán quyết bầu cử. Những cuộc bầu cử dân chủ thường chỉ làm được việc trong những quần thể dân cư từ trước đã có một số ràng buộc chung, chẳng hạn như chia sẻ cùng những tin tưởng tôn giáo và những huyền thoại dân tộc. Chúng là một phương pháp để giải quyết những bất đồng giữa những người đã đồng ý về những điều cơ bản.
Theo đó, trong nhiều trường hợp, chủ nghĩa tự do đã trộn lẫn với những bản sắc tập thể có tự lâu đời và những tình cảm (thấy trong những) bộ tộc, để hình thành chủ nghĩa dân tộc ngày nay. Ngày nay, nhiều người liên kết chủ nghĩa dân tộc với những lực lượng chống lại chủ nghĩa tự do, nhưng ít nhất trong thế kỷ XIX, chủ nghĩa dân tộc đã đồng hành chặt chẽ với chủ nghĩa tự do. Những người Tự do  tuyên xưng những kinh nghiệm độc đáo của những cá nhân con người. Mỗi con người đều có những tình cảm, thị hiếu và thói tật ứng xử đặc biệt, mà người đó phải được tự do để thể hiệnkhám phá, miễn là họ không làm tổn thương bất cứ một ai khác. Tương tự như vậy, những người theo chủ nghĩa dân tộc ở thế kỷ XIX, như Giuseppe Mazzini đã tuyên xưng sự độc đáo của mỗi quốc gia. Họ đã nhấn mạnh rằng nhiều những kinh nghiệm con người là có tính cộng đồng. Bạn không thể nhảy điệu polka chỉ một mình bạn, và bạn không thể tạo ra tiếng mới và bảo tồn tiếng Germany bởi chính bạn. Khi dùng từ ngữ, điệu múa, thức ăn và uống, mỗi quốc gia vun trồng những kinh nghiệm khác biệt trong những thành viên của nó, và phát triển những sự nhạy cảm đặc biệt của riêng nó.
Những người theo chủ nghĩa dân tộc tự do như Mazzini đã tìm cách để bảo vệ những kinh nghiệm quốc gia độc đáo này, để chúng không bị những đế quốc thiếu khoan dung đàn áp và làm tiêu ma, và đã dự kiến ​​một cộng đồng hòa bình của những quốc gia, trong đó mỗi quốc gia đều tự do thể hiệnkhám phá những tình cảm cộng đồng của nó, mà không làm tổn thương những nước láng giềng của nó. Đây vẫn là hệ ý thức chính thức của Liên hiệp Europe, mà Hiến pháp năm 2004 của nó nói rằng Europe đang “thống nhất trong đa dạng” và rằng những dân tộc khác biệt của Europe vẫn giữ tự hào về “những bản sắc dân tộc của mình”. Giá trị của sự bảo tồn những kinh nghiệm cộng đồng xã hội độc đáo của dân tộc Germany cũng thậm chí đem cho những người Germany tự do có được khả năng để phản đối việc mở toang những cánh cửa di dân khiến những người nhập cư sẽ như nước lũ tràn ngập Germany.
Dĩ nhiên sự liên minh với chủ nghĩa dân tộc khó mà giải quyết được tất cả những câu hỏi hóc búa, trong khi nó tạo ra một loạt những vấn đề mới. Làm thế nào bạn so sánh giá trị của những kinh nghiệm cộng đồng với những kinh nghiệm cá nhân? Có phải bảo tồn điệu nhảy polka, xúc xích bratwurst và ngôn ngữ Germany biện minh chính đáng cho sự bỏ mặc hàng triệu người tị nạn chịu phơi ra với nghèo đói và thậm chí với cả cái chết? Và điều gì sẽ xảy ra khi những xung đột cơ bản bùng nổ bên trong những quốc gia về những định nghĩa về bản sắc dân tộc của họ, như đã xảy ra ở Germany vào năm 1933, ở USA vào năm 1861, ở Spain vào năm 1936, hoặc ở Egypt vào năm 2011? Trong những trường hợp như thế, tổ chức những cuộc bầu cử dân chủ thì khó có thể là một liều thuốc chữa bá bệnh,  vì những phe phái đối lập đều không có lý do gì để phải tôn trọng những kết quả.
Cuối cùng, khi bạn nhảy điệu polka dân tộc, một bước nhỏ nhưng quan trọng có thể đem bạn từ tin tưởng  rằng đất nước của bạn thì khác biệt với tất cả những quốc gia khác, đến tin tưởng rằng đất nước của bạn thì tốt hơn tất cả. Chủ nghĩa dân tộc tự do thế kỷ XIX  đã đòi hỏi đế quốc Habsburg, và đế quốc Russia của những tsar phải tôn trọng những kinh nghiệm độc đáo của những dân Germany, Italy, Poland và Slovenes. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan của thế kỷ XX đã tiến hành những cuộc chiến xâm lược và đã xây những trại tập trung dành cho những người nhảy theo một giai điệu khác biệt.
Chủ nghĩa nhân bản xã hội đã đưa ra giải quyết theo chiều hướng rất khác biệt. Những người theo tư tưởng nhân bản xã hội đổ lỗi cho những người theo tư tưởng nhân bản tự do đã tập trung sự chú ý của chúng ta vào những tình cảm của riêng chính mình, thay vì vào những gì những người khác kinh nghiệm. Đúng, kinh nghiệm của con người là nguồn gốc của tất cả những ý nghĩa, nhưng có hàng tỉ người trên thế giới, và tất cả họ đều có giá trị như tôi có. Trong khi chủ nghĩa tự do quay cái nhìn của tôi vào bên trong, nhấn mạnh vào tính độc đáo của tôi và sự độc đáo của dân tộc tôi,  chủ nghĩa xã hội đòi hỏi tôi phải ngưng lại, đừng quá ám ảnh về chính tôi và những tình cảm của riêng tôi, thay vào đó hãy tập trung vào những gì những người khác đang có cảm xúc, và về những hành động của tôi có ảnh hưởng thế nào đến kinh nghiệm của họ. Hòa bình thế giới sẽ đạt được không bằng tuyên dương, ăn mừng những sự  khác biệt của mỗi quốc gia, nhưng bằng đoàn kết thống nhất tất cả những công nhân của thế giới; và sự hòa đồng xã hội sẽ không thể đạt được bằng cách mỗi người chỉ tự kỷ, ngắm nhìn chính mình, khám phá chiều sâu nội tâm của riêng mình, nhưng đúng hơn là bằng cách mỗi người phải đặt những nhu cầu và kinh nghiệm của người khác ưu tiên trên những ham muốn riêng của chính họ.
Một người  tự do có thể trả lời rằng bằng cách khám phá thế giới nội tâm của chính mình, người ấy phát triển lòng thương người và sự hiểu biết những người khác của mình, nhưng lập luận như vậy sẽ chẳng lay chuyển được gì với Lenin hay Mao. Họ đã có thể giải thích rằng những thăm dò khám phá cá nhân là một thói xấu của giới tư sản được nuông chiều, và khi tôi cố gắng để tiếp xúc với tự thân bên trong tôi, tôi thì hầu như rất dễ rơi vào một cái bẫy này hay một cái bẫy kia của chủ nghĩa tư bản. Quan điểm hiện nay của tôi về chính trị, những gì tôi thích và không thích, và những thú tiêu khiển và những tham vọng của tôi đều không phản ảnh tự ngã đích thực của tôi. Thay vào đó, chúng phản ảnh sự giáo dục và xã hội xung quanh của tôi. Chúng phụ thuộc vào giai cấp của tôi, và được định hình bởi khu phố  và trường học của tôi. Giàu và nghèo như nhau đều bị tẩy não từ khi mới sinh. Những người giàu được dạy để xem khinh những người nghèo, trong khi người nghèo được dạy để xem khinh những lợi ích thực sự của chính họ. Ngay cả tự phản ảnh hay tâm lý trị liệu, dẫu nhiều đến đâu đi nữa, cũng sẽ không giúp được gì, vì những nhà tâm lý trị liệu cũng đang làm việc cho hệ thống tư bản.
Thật vậy, tự phản ảnh thì chỉ có khả năng đẩy tôi xa hơn nữa với sự hiểu biết đích thực về tự thân, vì nó gán quá nhiều công trạng cho những quyết định cá nhân và quá ít công trạng cho những điều kiện xã hội. Nếu tôi giàu có, nhiều xác xuất xảy ra là tôi kết luận rằng đó là vì tôi đã làm được những lựa chọn khôn ngoan. Nếu tôi chịu nghèo đói, đó phải là tôi đã phạm phải một số sai lầm. Nếu tôi bị thất vọng chán nản, một nhà trị liệu tâm lý theo tư tưởng nhân bản tự do có nhiều phần sẽ đổ lỗi cho cha mẹ tôi, và khuyến khích tôi hãy thiết lập một số những mục tiêu mới trong đời sống. Nếu tôi cho rằng có lẽ tôi chán nản thất vọng vì tôi bị những nhà tư bản bóc lột, và do hệ thống xã hội hiện hành tôi không có cơ hội nào để thực hiện được những mục tiêu của tôi, những y sĩ chuyên khoa cũng có thể nói rằng tôi đang phóng chiếu lên ‘những hệ thống xã hội’ những khó khăn bên trong của riêng tôi, và tôi đang phóng chiếu lên ‘những nhà tư bản’ những vấn đề chưa giải quyết được với mẹ tôi.
Theo chủ nghĩa xã hội, thay vì đã dành nhiều năm để nói về mẹ tôi, những cảm xúc của tôi, và những mặc cảm  của tôi, tôi nên hỏi chính mình: Ai nắm giữ những phương tiện sản xuất trong nước tôi? Những hàng xuất cảng và nhập cảng chính của nó là gì? Sự kết nối giữa những nhà chính trị cầm quyền và giới ngân hàng quốc tế là gì? Chỉ bằng sự hiểu biết hệ thống kinh tế-xã hội xung quanh và tính đến những kinh nghiệm của tất cả những người khác, tôi mới có thể thực sự hiểu những gì tôi cảm thấy, và chỉ bằng hành động thông thường chúng ta có thể thay đổi hệ thống. Tuy nhiên, những gì một cá nhân có thể đưa vào tính toán những kinh nghiệm của tất cả mọi con người, và cân nhắc chúng với nhau một cách công bằng?
Đó là tại sao chủ nghĩa xã hội khuyến khích sự tự thăm dò, và ủng hộ việc thành lập những tổ chức tập thể mạnh mẽ – chẳng hạn như những đảng xã hội và những công đoàn – mà mục đích của chúng là để khai mở bí mật của thế giới cho chúng ta. Trong khi đó, trong chính trị tự do cử tri biết tốt nhất, và trong kinh tế tự do khách hàng luôn luôn đúng, chính trị xã hội chủ nghĩa đảng biết tốt nhất, và trong kinh tế xã hội chủ nghĩa công đoàn luôn luôn đúng. Thẩm quyềný nghĩa vẫn đến từ kinh nghiệm của con người – cả đảng lẫn công đoàn đều được cấu tạo gồm những con người và làm việc để giảm bớt đau khổ của con người – nhưng những cá nhân phải lắng nghe đảng và công đoàn chứ không phải là những tình cảm cá nhân của họ.
Tư tưởng nhân bản tiến hóa có một giải pháp khác biệt cho vấn đề mâu thuẫn của những kinh nghiệm con người. Bắt rễ chính nó trong cơ sở vững chắc của thuyết tiến hóa Darwin, nó nói rằng mâu thuẫn là một gì đó để hoan nghênh hơn là để than vãn. Mâu thuẫn là chất liệu thô sống của sự đãi lọc tự nhiên, vốn nó đẩy sự tiến hóa đi tới. Một số người chỉ đơn giảnvượt trội hơn những người khác, và khi những kinh nghiệm con người va chạm, những con người đã thích nghi nhất nên vượt đè lên trên mọi người khác. Cùng một lôgích vốn đẩy loài người tiêu diệt những con sói hoang và tàn nhẫn khai thác những con cừu đã thuần hóa cũng uỷ quyền cho những con người vượt trội hơn được áp bức những con người thấp kém hơn. Đó là một điều hay mà những người Europe chinh phục những người Africa và rằng một doanh nhân tinh khôn đẩy kẻ buôn bán gà mờ đến phá sản. Nếu chúng ta theo lôgích tiến hóa này, loài người sẽ dần dần trở nên mạnh mẽ hơn và thích ứng hơn, cuối cùng dẫn đến sự ra đời của những người-vượt-người. Sinh vật tiến hóa đã không ngừng lại với loài Homo sapiens – và vẫn còn một con đường dài để đi. Tuy nhiên, nếu nhân danh nhân quyền hay sự bình đẳng của con người chúng ta thiến hoạn những con người thích nghi nhất, làm họ thành yếu nhược, nó sẽ ngăn cản sự nổi lên của những người-vượt-người, và thậm chí có thể là nguyên nhân của sự thoái hóatuyệt chủng của những Homo sapiens.
Ai đích xác là những con người siêu việt này, những người loan báo sự xuất hiện của loài người mới, những người-vượt-người? Họ có thể là toàn bộ chủng tộc, những bộ tộc đặc thù nào đó, hoặc những cá nhân thiên tài xuất chúng. Trong mọi trường hợp, những gì làm cho họ vượt trội là họ có những khả năng tốt hơn, thể hiện trong sự tạo ra những kiến ​​thức mới, kỹ thuật tân tiến hơn, những xã hội thịnh vượng hơn, hay nghệ thuật đẹp hơn. Kinh nghiệm của một Einstein hay một Beethoven thì giá trị rất nhiều hơn so với của một kẻ lười biếng, vô dụng; và là điều lố bịch nếu đối xử với họ như thể họ đều có tài cán công trạng ngang nhau. Tương tự như vậy, nếu một quốc gia đặc biệt nào đó đã liên tục dẫn đầu sự tiến bộ của con người, chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận, và công bằng xem nó là vượt trội hơn những quốc gia khác vốn đóng góp rất ít hoặc không đóng góp gì cả vào  sự tiến hóa của loài người.
Do đó, trái ngược với những nghệ sĩ tự do như Otto hay Dix, tư tưởng nhân bản tiến hóa cho rằng những kinh nghiệm con người về chiến tranh là có giá trị và thậm chí cần thiết. Phim The Third Man [15] diễn ra tại Vienna ngay sau khi Thế chiến II kết thúc. Phản ánh về những cuộc xung đột gần đây, nhân vật Harry Lime nói: “Dù sao chăng nữa, thế cũng không phải là khủng khiếp. . . Ở Italy, trong ba mươi năm dưới đời Borgias, họ có chiến tranh, khủng bố, giết người và đổ máu, nhưng họ đã sản xuất được Michelangelo, Leonardo da Vinci và phong trào Phục hưng. Ở Switzerland họ đã có tình huynh đệ, họ đã có 500 năm của dân chủ và hòa bình, nhưng họ đã sản xuất được gì với thế? Những đồng hồ treo tường với chim cúc cu! Lim đã sai lầm gần như về tất cả những sự kiện của mình – Switzerland có lẽ là góc đẫm máu nhất trong buổi đầu thời hiện nay của Europe (xuất khẩu chính của nó là những lính đánh thuê), và người Germany đã phát minh đồng hồ cúc cu – nhưng sự kiện thì kém quan trọng hơn chính ý tưởng của Lime, cụ thểkinh nghiệm của chiến tranh đẩy loài người đến những thành tựu mới. Chiến tranh cuối cùng đã cho phép sự chọn lọc tự nhiên được tự do hoàn toàn. Nó triệt tiêu kẻ yếu và thưởng kẻ khốc liệt và kẻ tham vọng. Chiến tranh phơi bày sự thật về đời sống, và đánh thức ý dục cho quyền lực, cho vinh quang và cho chinh phục. Nietzsche tóm gọn nó lên bằng cách nói rằng chiến tranh là ‘trường học của đời sống’ và rằng ‘những gì không giết chết tôi làm cho tôi mạnh mẽ hơn’. [16]
Những ý tưởng tương tự cũng đã được trung úy Henry Jones của quân đội Anh bày tỏ. Ba ngày trước khi chết trong Mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ Nhất, Jones hai mươi mốt tuổi, đã gửi một bức thư cho anh trai mình, mô tả kinh nghiệm của chiến tranh trong những thuật ngữ toả sáng:
Anh có bao giờ suy ngẫm về thực tại, mặc dù sự kinh hoàng của chiến tranh, rằng ít nhất nó là một sự việc lớn lao? Tôi muốn nói rằng trong nó, một người được mang đối mặt với thực tại. Những điên rồ, ích kỷ, hào hoa và nhỏ nhen chung của cuộc hiện sinh thuộc loại thấp hèn (loanh quanh với những lời lãi)  thương mại, đến chín phần mười người ta trên thế giới trong thời bình đều sống, đã được thay thế trong chiến tranh bởi một sự dã man nhưng ít nhấttrung thựcthẳng thắn. Nhìn nó theo cách này: trong thời bình một người chỉ sống cuộc sống nhỏ nhoi của mình, tham gia vào những tầm phào, lo lắng chỉ về tiện nghi dễ chịu của mình, về những chuyện tiền bạc, và tất cả những điều thuộc loại đó – chỉ sống cho bản thân của một người. Nó thật là một đời sống bần tiện! Trong chiến tranh, mặt khác, ngay cả khi anh có bị giết chết, bạn dự vào điều không thể tránh khỏi này trong chỉ một vài năm trong mọi trường hợp, và anh có được sự thỏa mãn của biết rằng mình đã “chết” trong nỗ lực cứu giúp đất nước của bạn. Anh đã, trên thực tế, thực hiện được một lý tưởng, vốn xa đến mức như tôi có thể thấy, anh rất hiếm khi làm được trong đời sống bình thường. Lý dođời sống bình thường hoạt động trên một cơ sở thương mạiích kỷ; nếu anh muốn “khôn lớn lên” như người ta vẫn nói, anh không thể giữ những bàn tay anh sạch sẽ mãi mãi.
Cá nhân, tôi thường vui mừng rằng chiến tranh đã đến như ý tôi muốn. Nó đã làm cho tôi nhận ra điều rằng cuộc sống thì nhỏ nhoi chừng nào. Tôi nghĩ rằng chiến tranh đã ban cho tất cả mọi người một cơ hội để “ra khỏi chính mình”, như tôi có thể nói. . . Chắc chắn, nói về bản thân mình, tôi có thể nói rằng trong tất cả đời sống của tôi, tôi chưa bao giờ đã trải qua một niềm vui cuồng nhiệt đến như thế, như việc bắt đầu của một màn trình diễn lớn, giống như tháng Tư vừa qua, một lấy thí dụ. Sự phấn khích trong khoảng nửa giờ cuối cùng hoặc lâu hơn trước khi nó diễn ra, không có gì trên mặt đất này giống được như thế [17]
Trong quyển sách bán chạy Black Hawk Down của ông, nhà báo Mark Bowden nhắc lại trong những thuật ngữ tương tự kinh nghiệm chiến đấu của Shawn Nelson, một người lính USA, ở Mogadishu năm 1993:
Thật khó để diễn tả cảm xúc của anh. . . nó giống như một sự hiển linh. Gần với cái chết, anh đã chưa bao giờ cảm thấy đang sống trọn vẹn như thế. Đã có những nháy mắt trong đời, khi anh cảm được cái chết lướt qua thật nhanh, giống như khi một chiếc xe khác chạy nhanh, chệch hướng quanh một chỗ rẽ gắt, và chỉ thiếu một chút, đã đâm thẳng vào anh. Trong ngày này, anh đã sống với cảm xúc như thế, với hơi thở của cái chết ngay trên khuôn mặt anh. . . khoảnh khắc trước sang khoảnh khắc sau, trong khoảng ba tiếng đồng hộ,  hoặc lâu hơn. . . Chiến đấu đã là. . . một trạng thái của sự tỉnh thức hoàn toàn về tinh thầnthể chất. Trong những giờ phút đó trên đường đi, anh đã không là Shawn Nelson, anh không có kết nối nào với thế giới lớn hơn, không có biên lai phải thanh toán, không có liên hệ xúc cảm, không có gì hết cả. Anh đã chỉ là một con người sống từ một nano này sang nano sau, thở vào một hơi này sau một hơi khác, nhận thức trọn vẹn rằng mỗi hơi thở đều có thể là hơi thở cuối cùng của anh. Anh đã cảm thấy anh sẽ không bao giờ còn là một (như trước).[18]
Adolf Hitler cũng thế, đã được những kinh nghiệm chiến tranh của ông thay đổi và soi sáng. Trong Mein Kampf, ông đã kể lại ngay sau khi đơn vị của ông đạt đến tiền phương, những nhiệt tình ban đầu của những người lính đã chuyển sang sợ hãi như thế nào, mỗi người lính đã phải tiến hành một cuộc chiến tranh nội tâm chống trả với nó không ngừng, căng thẳng tất cả mọi dây thần kinh để tránh bị nó làm choáng ngợp. Hitler nói rằng đến mùa đông năm 1915-1916, ông đã thắng trận chiến bên trong này. “Cuối cùng,” ông viết, “ý chí của tôi là người chủ không thể tranh cãi. . . bây giờ tôi đã bình tĩnhkiên định. Và điều này là lâu dài. Bây giờ Định mệnh có thể mang lại những thử thách cuối cùng mà không dây thần kinh nào của tôi tan vỡ hay lý trí của tôi thất bại.[19]
Kinh nghiệm của chiến tranh đã tiết lộ với Hitler sự thật về thế giới: đó là một khu rừng hoang điều hành bởi những luật lệ tàn nhẫn, không bao giờ hối hận của chọn lọc tự nhiên. Những ai là người từ chối nhìn nhận sự thật này không thể sống sót. Nếu bạn mong ước thành công, bạn phải không chỉ hiểu những luật lệ của rừng xanh, nhưng cũng phải hân hoan ôm trọn lấy chúng. Cũng nên nhấn mạnh rằng giống như những nghệ sĩ tự do chống chiến tranh, Hitler cũng đã thánh hoá kinh nghiệm của những người lính bình thường. Thật vậy, sự nghiệp chính trị của Hitler là một trong những thí dụ tốt nhất chúng ta đã có về thẩm quyền to lớn theo như kinh nghiệm cá nhân của những người dân thường trong chính trị của thế kỷ XX. Hitler không phải là một sĩ quan cao cấp – trong bốn năm chiến tranh, ông đã không thăng cấp cao hơn bậc hạ sĩ. Ông học chưa xong trung học,, không có kỹ năng chuyên nghiệp và không từng có kinh nghiệm chính trị. Ông không phải là một doanh nhân thành đạt hay một nhà hoạt động công đoàn, ông không có bạn bè hoặc người thân ở những nơi quyền thế, hoặc bất kỳ tiền bạc nào để có thể bàn đến. Lúc đầu, ông thậm chí còn không có quốc tịch Germany. Ông đã là một người di dân không một xu dính túi.
Khi Hitler kêu gọi những cử tri Germany và yêu cầu sự tin tưởng của họ, ông có thể tập hợp chỉ một luận chứng thuận lợi cho mình: những kinh nghiệm của ông trong những chiến hào đã dạy ông những gì bạn không bao giờ có thể được học ở trường đại học, ở tổng hành dinh quân đội, hay ở một bộ của chính phủ. Những người theo ông, và bỏ phiếu cho ông, vì họ đã đồng nhất với ông, và vì họ cũng tin rằng thế giới là một rừng hoang, và rằng những gì không giết chết chúng ta chỉ làm cho chúng ta mạnh hơn.
Ngược lại, trong khi khi chủ nghĩa nhân bản tự do kết hợp với những phiên bản nhẹ hơn của chủ nghĩa dân tộc để bảo vệ những kinh nghiệm độc đáo của mỗi cộng đồng loài người, những người nhân bản tiến hóa như Hitler đã xác định những quốc gia đặc biệt như những động cơ của sự tiến bộ của con người, và đã kết luận rằng những quốc gia này nên dùng gậy đánh gục hoặc thậm chí tiêu diệt bất cứ ai đứng cản đường của họ . Nên nhớ, mặc dù, rằng Hitler và Nazis đại diện chỉ một phiên bản cực đoan của chủ nghĩa nhân bản tiến hóa. Cũng như những gulag của Stalin không tự động vô hiệu hóa mọi ý tưởngbiện luận về chủ nghĩa xã hội, thế nên cũng vậy, những khủng khiếp của chủ nghĩa phát xít Nazis không nên bịt mắt chúng ta đến mù quáng trước bất cứ những cái nhìn sâu xa nào chủ nghĩa nhân bản tiến hóa có thể cung cấp. Chủ nghĩa phát xít Nazis ra đời từ sự ghép đôi của chủ nghĩa nhân bản tiến hóa với những lý thuyết chủng tộc đặc biệt, và những tình cảm dân tộc cực đoan. Không phải tất cả những tư tưởng nhân bản tiến hóa đều là kỳ thị chủng tộc, và không phải tất cả tin tưởng vào tiềm năng của con người đối với sự tiến hoá xa hơn nữa đều nhất thiết kêu gọi sự thiết lập những nhà nước cảnh sát và những trại tập trung.
Auschwitz nên được dùng như là một dấu hiệu báo trước có màu đỏ của máu, hơn là một bức màn đen che giấu tất cả những phần (mở ra xa rộng đến tận) đường chân trời của con người. Tư tưởng nhân bản tiến hóa đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình văn hóa thời ngày nay, và có nhiều phần xảy ra rằng nó có thể đóng một vai trò ngay cả còn lớn hơn trong sự định hình của thế kỷ XXI.


Có phải Beethoven hay hơn Chuck Berry?
Để chắc chắn rằng chúng ta hiểu sự khác biệt giữa ba nhánh của tư tưởng nhân bản, chúng ta hãy so sánh một vài kinh nghiệm của con người.
Kinh nghiệm số 1: Một giáo sư âm nhạc học ngồi trong nhà hát Opera Vienna, đang nghe đến đoạn mở đầu của Symphony số 5 của Beethoven. “Pa pa pa PAM!” Khi những làn sóng âm thanh chạm màng nhĩ trong tai ông, những tín hiệu truyền đi dọc thần kinh thính giác đến não, và những tuyến thượng thận xả ngập mạch máu của ông với adrenaline. Nhịp tim ông đập tăng mạnh, hơi thở ông dồn dập, những lông cổ ông dựng đứng, và một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng ông. “Pa pa pa PAM!”
Kinh nghiệm số 2: Đó là năm 1965. Một xe Mustang mui trần đang xả tốc độ trên con đường Pacific, từ San Francisco đến LA, nhấn hết ga. Người lái xe trẻ tuổi đầy nam tính vặn nhạc của Chuck Berry [1] đến hết âm lượng: “Đi! Đi đi, Johnny, tới đi, tới đi!” Khi những làn sóng âm thanh chạm màng nhĩ trong tai anh, những tín hiệu truyền đi dọc thần kinh thính giác đến não, và những tuyến thượng thận xả ngập mạch máu của anh với adrenaline. Nhịp tim anh đập tăng mạnh, hơi thở anh dồn dập, những lông cổ anh dựng đứng, và một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng anh. “Đi! Đi đi, Johnny, tới đi, tới đi!”
Kinh nghiệm số 3: Sâu trong rừng nhiệt đới Congo, một thợ săn người pygmy đứng sững. Từ ngôi làng gần đó, anh nghe tiếng đồng ca của những cô gái hát bài kết nạp dẫn nhập của họ [2]. “Ye oh, oh. Ye oh, eh.” Khi những làn sóng âm thanh chạm màng nhĩ trong tai anh, những tín hiệu truyền đi dọc thần kinh thính giác đến não, và những tuyến thượng thận xả ngập mạch máu của anh với adrenaline. Nhịp tim anh đập tăng mạnh, hơi thở anh dồn dập, những lông cổ anh dựng đứng, và một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng anh. “Ye oh, oh. Ye oh, eh.”
Kinh nghiệm số 4: Đó là một đêm trăng tròn, đâu đó trong rặng Rockies ở Canada. Một con sói đang đứng trên một đỉnh đồi, nghe tiếng hú của một con sói cái động tình. “Awoooooo! Awoooooo!” Khi những làn sóng âm thanh chạm màng nhĩ trong tai nó, những tín hiệu truyền đi dọc thần kinh thính giác đến não, và những tuyến thượng thận xả ngập mạch máu của nó với adrenaline. Nhịp tim nó đập tăng mạnh, hơi thở nó dồn dập, những lông cổ nó dựng đứng, và một cơn rùng mình chạy dọc sống lưng nó. “Awoooooo! Awoooooo!”
Trong bốn kinh nghiệm này, kinh nghiệm nào quý giá nhất?
Nếu bạn là một người nhân bản tự do, bạn sẽ nghiêng sang để nói rằng những kinh nghiệm của vị giáo sư âm nhạc học, của người lái xe trẻ tuổi và của người thợ săn Congo là tất cả đều có giá trị ngang nhau, và tất cả nên được quí trọng ngang nhau. Mỗi kinh nghiệm của con người đóng góp một gì đó độc đáo, và làm thế giới thêm giàu có với ý nghĩa mới. Một số người thích âm nhạc cổ điển, những người khác yêu ‘rock và roll’, và vẫn còn những người khác thích những khúc hát truyền thống Africa. Những sinh viên âm nhạc nên được tiếp xúc với phạm vi rộng rãi nhất có thể có được của những thể loại, và cuối cùng, tất cả mọi người có thể đi đến cửa hàng iTunes, bấm những con số của thẻ tín dụng của họ và mua những gì họ muốn. Vẻ đẹp là trong tai những người nghe, và khách hàng thì luôn luôn đúng. Những con chó sói, tuy nhiên, không phải là con người, do đó kinh nghiệm của nó thì có ít giá trị. Đó là tại sao sự sống của một con sói thì có giá trị thấp hơn sự sống của một con người, và tại sao là điều hoàn toàn bình thường khi phải giết một con chó sói để cứu một con người. Sau cùng, dù gì đi nữa, con sói không được bỏ phiếu ở bất kỳ cuộc thi hoa hậu nào, và cũng không có một thẻ tín dụng bất kỳ nào.
Giải quyết theo tư tưởng nhân bản tự do này được thể hiện, lấy thí dụ, trong đĩa nhạc bằng vàng trên con thuyền vũ trụ Voyager. Năm 1977, người USA phóng Voyager I vào một cuộc hành trình thăm dò không gian. Đến bây giờ, nó đã rời hệ mặt trời, khiến nó thành vật thể nhân tạo đầu tiên vượt khoảng không gian giữa những chòm sao. Ngoài những máy móc khoa học tối tân nhất, NASA còn đặt trên thuyền một đĩa nhạc bằng vàng, nhằm giới thiệu trái đất với bất kỳ những người ngoài trái đất tò mò nào nếu có thể gặp phải con thuyền thăm dò không gian này.
Dĩa nhạc này có chứa nhiều loại thông tin khác nhau về khoa học, văn hóa và cư dân của Trái đất, một số những hình ảnh và tiếng nói, và vài chục tác phẩm âm nhạc chọn từ khắp nơi trên thế giới, vốn giả định như đại diện cho một loạt những thí dụ khá tốt về những thành tựu nghệ thuật của con người trái đất. Những mẫu thí dụ âm nhạc gồm những tác phẩm cổ điển rõ ràng được xếp đặt không theo thứ tự nào, gồm đoạn mở đầu Symphony số 5 của Beethoven [3], nhạc phổ thông nổi tiếng đương thời gồm bài “Johnny B. Goode” của Chuck Berry, và nhạc truyền thống từ khắp thế giới, trong đó có một bài hát kết nạp (vào lớp tuổi trưởng thành trong bộ lạc) của những cô gái pygmy Congo. Mặc dù đĩa nhạc cũng chứa một số tiếng chó sói hú, chúng không phải là một phần của những thí dụ về âm nhạc, nhưng đúng hơn chuyển xuống một phần khác, trong đó gồm những âm thanh của gió, mưa và sóng biển. Thông điệp đến những người nghe có thể đâu đó trong chòm sao (gần nhất với hệ mặt trời) Alpha Centauri là Beethoven, Chuck Berry và khúc hát kết nạp của người Pygmy là đều có giá trị ngang nhau, trong khi đó tiếng sói hú thuộc một thể loại hoàn toàn khác biệt.
Nếu bạn là người theo chủ nghĩa xã hội, có thể bạn sẽ đồng ý với những người theo chủ nghĩa tự do rằng kinh nghiệm của sói thì ít có giá trị. Nhưng thái độ của bạn đối với ba kinh nghiệm của con người sẽ là khá khác biệt. Một người tin tưởng chân thực của chủ nghĩa xã hội sẽ giải thích rằng giá trị thực của âm nhạc không tùy thuộc vào những kinh nghiệm của cá nhân người nghe, nhưng vào tác động của nó trên những kinh nghiệm của những người khác và của xã hội như một tổng thể. Như Mao đã nói: “Không có thứ gọi là nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật đứng bên trên những giai cấp, nghệ thuật mà tách biệt với hoặc độc lập với chính trị”. [4]
Vì vậy, khi đi đến đánh giá những kinh nghiệm âm nhạc, một người theo chủ nghĩa xã hội, lấy thí dụ, sẽ chú trọng trên sự kiện là Beethoven đã viết Symphony số 5 cho những thính giả thuộc giai cấp thượng lưu, da trắng, ở Europe, vào ngay thời điểm khi Europe sửa soạn chinh phục Africa [5]. Symphony của ông phản ảnh những lý tưởng của thời được gán tên là ‘Khai sáng’, vốn tôn vinh (tư tưởng của) giai cấp da trắng thượng lưu, và dán nhãn hiệu cho sự chinh phục Africa là “gánh nặng của người da trắng”. [6]
Rock and roll – những người theo tư tưởng nhân bản xã hội sẽ nói – do những nhạc sĩ USA gốc Africa từng bị áp bức đặt những bước đi đầu tiên; những người này lấy cảm hứng từ nhiều thể loại như nhạc blues, và jazz lẫn nhạc gospel nhà thờ. Tuy nhiên, trong những năm 1950 và 1960; tầng lớp da trắng đa số ở USA đã ‘bắt cóc’ Rock and roll, và đẩy nó vào trong dịch vụ của chủ nghĩa tiêu thụ, và của chủ nghĩa đế quốc USA và của sự bành trướng văn hóa bình dân USA kiểu ‘Coca cola’ khắp thế giới [7]. Rock and roll được thương mại hóa và giới tuổi teen được ưu đãi da trắng đã tiếp thụ và chiếm đoạt với sự tưởng tượng của họ về cuộc nổi loạn của giới tiểu tư sản thành thị. Tự thân Chuck Berry đã cúi mình tuân theo những mệnh lệnh của sức mạnh tàn phá vô địch tư bản. Trong khi ông ban đầu đã hát về “một cậu bé da màu tên là Johnny B. Goode”, nhưng dưới áp lực từ những đài radio chủ nhân da trắng, Berry thay đổi lời bài hát “một cậu bé miền quê tên là Johnny B. Goode”. [8]
Về phần bản đồng ca của những cô gái pygmy Congo – những bài hát kết nạp của họ là phần của một cấu trúc quyền lực gia trưởng vốn đã tẩy não cả nam lẫn nữ giới, để họ thích ứng với một trật tự áp bức dự trên phái tính. Và nếu một đĩa hát ghi âm một bài hát kết nạp như vậy có bao giờ lọt vào thị trường của thế giới, nó chỉ đơn thuần dùng vào việc củng cố những tưởng tượng của thực dân phương Tây về Africa nói chung và phụ nữ Africa nói riêng.
Như thế, âm nhạc nào là tốt nhất: Symphony số 5 của Beethoven, '”Johnny B. Goode”, hay bài đồng ca về kết nạp của những cô gái pygmy Congo? Chính phủ có nên tài trợ cho việc xây dựng nhà hát opera, những địa điểm trình diễn rock and roll, hay những phòng triển lãm di sản Africa? Và chúng ta nên dạy những gì sinh viên âm nhạc trong những trường học và những trường cao đẳng? Tốt, xin đừng hỏi tôi. Hãy hỏi người chính trị viên văn hóa của Đảng.
Trong khi đó, chủ nghĩa tự do cẩn thận từng đầu ngón chân dón dén quanh bãi mìn của sự so sánh văn hóa, sợ phạm vào một số bước sai lầm, không đúng đường lối chính trị, và trong khi chủ nghĩa xã hội để cho đảng tìm ra con đường đúng đắn qua bãi mìn, những người theo chủ nghĩa tiến hóa hân hoan nhảy ngay vào, gỡ tất cả những quả mìn và thưởng thức tình trạng hỗn loạn. Họ có thể bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng cả hai phe tự doxã hội đều kẻ đường ranh giới với những động vật khác, và không có vấn đề gì khi thừa nhận rằng con người thì vượt cao hơn con sói, và rằng âm nhạc con người do đó thì giá trị hơn rất nhiều so với tiếng sói hú. Tuy nhiên, loài người chính nó thì không thoát khỏi quyền lực của sự tiến hóa. Cũng như con người thì vượt cao hơn con sói,, vì vậy một số văn hóa con người thì tiến bộ hơn một số khác, . Có một hệ thống đẳng cấp không hàm hồ gì cả về những kinh nghiệm của con người, và chúng ta không nên ngượng ngùng, không phải bào chữa, rào đón xin lỗi gì gì về điều đó. Taj Mahal thì đẹp hơn nhiều so với một túp lều rơm, tượng David của Michelangelo thì siêu việt hơn bức tượng đất sét mới làm của đứa cháu gái năm tuổi của tôi, và Beethoven đã soạn những bài nhạc hay hơn nhiều so với Chuck Berry hay những người lùn pygmy Congo. Đó, chúng ta đã nói thẳng ra điều đó!
Theo những người nhân bản tiến hóa, bất cứ ai lập luận rằng tất cả những kinh nghiệm của con người đều có giá trị như nhau, nếu không là kẻ khờ dại thì là người hèn nhát. Sự thô thiểnrụt rè loại như vậy sẽ chỉ dẫn đến sự thoái hóa và sự tuyệt chủng của loài người, vì nhân danh chủ nghĩa tương đối văn hoá, hay bình đẳng xã hội đã ngăn trở sự tiến bộ của con người. Nếu những người theo chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa xã hội đã từng sống trong thời đồ đá, họ có lẽ đã thấy chỉ chút công trình trong những hình vẽ trên tường ở hang đá Lascaux và Altamira, và đã có thể khẳng định rằng chúng không có cách nào được xem là khéo hơn những nét vẽ nguệch ngoạc của những người Neanderthal.
Những Chiến tranh Nhân bản về Tôn giáo
Ban đầu, những khác biệt giữa tư tưởng nhân bản tự do, nhân bản xã hộinhân bản tiến hóa xem dường khá phù phiếm. Đem so với khoảng cách lớn lao tách biệt tất cả những ‘môn phái’ của tư tưởng nhân bản với đạo Kitô, Islam, hay đạo Hindu, những tranh luận giữa những phiên bản khác biệt của tư tưởng nhân bản đã là tầm thường, không đáng kể. Cho đến chừng nào tất cả chúng ta đều đồng ý rằng Gót đã chết và chỉ kinh nghiệm con người mới đem lại ý nghĩa cho vũ trụ, có là điều quan trọng thực sự hay không nếu chúng ta nghĩ rằng tất cả những kinh nghiệm của con người hoặc đều có giá trị ngang nhau, hoặc có một số thì cao hơn, vượt trên những số khác? Tuy nhiên, khi tư tưởng nhân bản đã chinh phục thế giới, những phân rẽ nội bộ này đã mở rộng, và cuối cùng đã bùng lên vào thành chiến tranh (loại như của) tôn giáo đẫm máu nhất trong lịch sử[9]
Trong mười năm đầu của thế kỷ XX, chủ nghĩa tự do chính thống vẫn tự tin vào sức mạnh của nó. Những người theo chủ nghĩa tự do đã tin chắc rằng nếu chúng ta đã chỉ mang tự do tối đa đến cho những cá nhân để thể hiện bản thân họ, và đi theo con tim họ, thế giới tất đã được hưởng sự hòa bình và thịnh vượng chưa bao giờ từng có. Có thể cần mất một thời gian để tháo gỡ hoàn toàn những xiềng xích của những hệ thống giai tầng truyền thống xã hội, những tôn giáo làm ngu đần con người, và những đế quốc tàn bạo, nhưng mỗi mười năm sẽ mang lại những tự do và những thành tựu mới, và cuối cùng chúng ta sẽ tạo được thiên đường trên trái đất. Trong những ngày thanh bình sung sướng của tháng 6/1914, những người tự do nghĩ rằng lịch sử đã đứng về phía họ. [10]
Đến Noel năm 1914, [11] những người tự do đã bị sốc nặng như trúng bom, và trong những mười năm sau  đó những ý tưởng của họ đã hứng chịu một cuộc tấn công kép từ cả hai cánh tả và hữu. Những người xã hội biện luận rằng trong thực tế, chủ nghĩa tự do cũng giống như một lá sung bé tí – loại thấy vẫn che chỗ kín của tranh tượng khoả thân để đừng quá lộ liễu – cho một hệ thống tàn nhẫn, bóc lột và kỳ thị chủng tộc. Đối với ‘tự do’ vốn được tán tụng, hãy đọc ‘tài sản’. Bảo vệ những quyền của cá nhân để làm những gì cảm thấy là tốt, trong hầu hết những trường hợp, đều đi đến là để bảo vệ tài sản và những đặc quyền của giai cấp trung và thượng lưu. Tự do ‘cư trú’ được sống bất cứ nơi nào bạn muốn, nhưng để làm gì khi bạn không trả nổi tiền thuê nhà; tự do giáo dục được học những gì bạn quan tâm, nhưng để làm gì khi bạn không kham nổi tiền học phí; và tự do đi lại được đến nơi nào tùy ý bạn thích, nhưng có nghĩa gì khi bạn không thể mua nổi một chiếc ô tô? Dưới chủ nghĩa tự do, đã lưu hành một lời châm biếm chua cay nổi tiếng, ‘tất cả mọi người được tự do chết đói’. Thậm chí còn tệ hơn, bằng cách khuyến khích mọi người tự xem mình như những cá nhân cô lập, chủ nghĩa tự do phân ly họ với những thành viên khác trong cùng giai cấp của họ, và ngăn ngừa họ thành không đoàn kết được để chống lại hệ thống áp bức họ. Do đó, chủ nghĩa tự do kéo dài tình trạng  bất bình đẳng, đày ải đa số quần chúng vào sự nghèo khổ, bần cùng hoá; và thiểu số thượng lưu vào sự tự cô lập hoá [12]
Trong khi chủ nghĩa tự do bị lảo đảo dưới cú đấm này từ cánh tả, tư tưởng nhân bản tiến hóa đã giáng đòn từ cánh hữu. Những người theo lý thuyết kỳ thị chủng tộc và phát xít đã chê trách cả hai chủ nghĩa tự doxã hội cho sự phá vỡ làm suy yếu sự chọn lọc tự nhiên và gây nên sự thoái hóa của loài người. Họ báo trước rằng nếu tất cả mọi người đều được gán cho giá trị bình đẳng và những cơ hội sinh sản như nhau, tiến trình chọn lọc tự nhiên sẽ ngừng hoạt động. Những con người thích ứng nhất sẽ bị nhấn chìm trong một đại dương của sự tầm thường, và thay vì sự tiến hóa thành siêu nhân, loài người sẽ trở nên bị tuyệt chủng.
Từ 1914 đến 1989, một cuộc chiến tranh tàn sát về tôn giáo, giết người hàng loạt, đã nổ ra giữa ba hệ phái nhân bản, và chủ nghĩa tự do lúc đầu chịu đựng thất bại này sau thất bại khác. Không chỉ những chế độ theo chủ nghĩa cộng sản và phát xít đã chiếm được chính quyền trong nhiều quốc gia, nhưng những ý tưởng tự do cốt lõi đã sau cùng bị phơi bày như nếu khônghết sức nguy hiểm, cũng chẳng qua là ngây thơ nhất. Chỉ cần đem tự do cho những cá nhânthế giới sẽ được hưởng hòa bình và thịnh vượng? Ối chà, đúng đấy nhỉ!
Thế chiến thứ Hai, vốn nhìn lại chúng ta nhớ như là một chiến thắng tự do tuyệt vời, nhưng khó mà được nhìn như thế vào thời điểm đó. Cuộc chiến đã bắt đầu như một xung đột giữa một liên minh tự do hùng mạnh và một Nazis cô lập. (Cho đến tháng 6 năm 1940, ngay cả những người phát xít Ý đã chọn chơi một trò chơi chờ đợi.) Phe đồng minh tự do nắm áp đảo về số đông và vượt trội về kinh tế. Trong khi GDP của Germany năm 1940 đứng ở mức $387 triệu, GDP của những đối thủ Europe của Germany đạt $ 631 triệu (chưa kể GDP của những lãnh địa của England ngoài Europe, và của chính đế quốc England, France, Dutch và Belgium.) Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 1940, Germany đã vỏn vẹn chỉ mất ba tháng để đối phó một đòn quyết định với liên minh tự do, và chiếm France, những nước Netherlands và Belgium, Norway và Denmark. England đã thoát khỏi số phận tương tự chỉ nhờ eo biển Channel ngăn cách [13].
Những gười Germany cuối cùng đã bị đánh bại chỉ khi những nước tự do đã tự liên minh với Soviet Union, vốn Russia đã chịu đựng gánh nặng của xung đột, và phải trả một giá cao hơn nhiều: 25 triệu công dân Soviet Union đã chết trong chiến tranh, so với nửa triệu người England và nửa triệu người USA. Phần lớn công lao cho việc đánh bại chủ nghĩa Nazis nên được trao cho chủ nghĩa Cộng sản. Và ít nhất là trong ngắn hạn, chủ nghĩa cộng sản cũng là người được hưởng lợi lớn lao của chiến tranh.
Soviet Union đã tham chiến như một người pariah cộng sản bị cô lập. Nó đã nổi lên như là một trong hai siêu cường thế giới, và người lãnh đạo của một khối bành trướng quốc tế. Đến 1949 miền đông Europe đã trở thành một vệ tinh của Soviet Union, Đảng Cộng sản Tàu đã thắng trận Nội chiến nước Tàu, và nước USA đã bị chứng mê cuồng ‘chống cộng’ ghìm chặt. Những phong trào cách mạng và chống thực dân trên toàn thế giới đều khao khát nhìn về Moscow và Beijing, trong khi chủ nghĩa tự do trở nên bị đồng hoá với những đế quốc Europe kỳ thị chủng tộc. Khi những đế quốc này sụp đổ, chúng thường được thay thế bởi một trong hai: hoặc là chế độ độc tài quân sự, hoặc là chế độ chủ nghĩa xã hội, chứ không phải những chế độ dân chủ tự do. Năm 1956, Thủ tướng Soviet Union, Nikita Khrushchev, tự tin nói với phe tự do phương Tây rằng “Cho dù bạn có thích hay không, lịch sử đang đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ chôn các bạn!”
Khrushchev đã thành thực tin vào điều này, và cũng đã tin như thế là số lượng ngày càng tăng của những nhà lãnh đạo thế giới thứ ba và những trí thức của thế giới Thứ Nhất. Trong những năm 1960 và 1970 từ “tự do” đã trở thành một thuật ngữ bị lạm dụng trong nhiều trường đại học phương Tây. Bắc America và Tây Europe đã trải qua tình trạng bất ổn xã hội ngày càng tăng, khi những phong trào cánh tả cấp tiến tranh đấu để phá hoại trật tự (xã hội) tự do. Sinh viên ở Paris, London, Rome và ‘nước Cộng hòa nhân dân Berkeley’ lật từng trang quyển ‘Sách Đỏ’ nhỏ của Chủ tịch Mao, và treo bức chân dung anh hùng Che Guevara của trên đầu giường của họ. Trong năm 1968, làn sóng đã dâng tới đỉnh với sự bùng nổ của những cuộc biểu tình và bạo loạn trên khắp thế giới phương Tây. Lực lượng an ninh Mexico đã giết chết hàng chục sinh viên trong vụ tàn sát khét tiếng Tlatelolco, sinh viên tại Rome đã chiến đấu với cảnh sát Ý trong cái gọi là Trận Valle Giulia, và vụ ám sát Martin Luther King đã gây ra những ngày bạo loạn và phnr đối trong hơn một trăm thành phố ở USA. Trong tháng Năm, sinh viên đã chiếm những đường phố Paris, Tổng thống de Gaulle đã chạy trốn sang một căn cứ quân sự của France ở Germany, và cũng những công dân giàu có France đã run rẩy trên giường ngủ, có những cơn ác mộng với máy chém.
Năm 1970, thế giới gồm 130 quốc gia độc lập, nhưng chỉ có 30 trong số này là những nhà nước dân chủ tự do, hầu hết trong số chúng đã được nhét cứng trong một góc Tây Bắc của Europe. India là nước quan trọng của thế giới thứ ba duy nhất đã cam kết với con đường tự do sau khi giành được độc lập của mình, nhưng ngay cả India cũng tự nó xa lánh khối phương Tây, và nghiêng về phía Soviet Union.
Năm 1973, phe tự do (với gánh nặng của di sản thực dân) phải chịu sự thảm bại nhục nhã nhất của tất cả: Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với người tí hon David Bắc Việtnam chiến thắng gã khổng lồ Goliath USA. Nhanh chóng tiếp sau đó, lực lượng cộng sản chiếm nốt miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Vào ngày 17/4/1975 thủ đô Campuchia, Phnom Penh, rơi vào tay Khmer Đỏ. Hai tuần sau đó, dân chúng trên khắp thế giới theo dõi trên màn ảnh tivi, khi những máy bay trực thăng bốc những người di tản Yankees cuối cùng rời khỏi sân thượng (vẫn được xem như) của toà sứ quán USA tại Sài Gòn. Nhiều người đã chắc chắn rằng đế quốc USA đang xụp đổ. Trước khi bất cứ ai có thể nhắc “lý thuyết domino”, vào ngày 25 tháng 6, Indira Gandhi tuyên bố tình trang khẩn cấp ở India, và điều xảy ra có vẻ như là nền dân chủ lớn nhất thế giới đã đang trên đường của nó để lại trở thành một chế độ độc tài xã hội khác.
Dân chủ tự do ngày càng trông giống như một câu lạc bộ đặc biệt dành riêng cho những người thực dân da trắng già lão, những người có rất ít để đóng góp cho phần còn lại của thế giới, hoặc ngay cả giới trẻ của chính họ. Washington đã trình bày chính nó như là nhà lãnh đạo của thế giới tự do, nhưng hầu hết những đồng minh của nó đã là một trong hai: hoặc là những nhà vua độc tài (như King Khaled của Arab Saudi, Vua Hassan của Morocco và vị shah của Persia) hay những nhà độc tài quân sự (như những đại tá ở Greece, Tướng Pinochet ở Chile, Tướng Franco ở Spain, Tổng thống Park ở Nam Korea, Tướng Geisel ở Brazil và Thống chế Chiang Kai-shek ở Taiwan).
Mặc dù có sự hỗ trợ của tất cả những tướng tá này, hiệp ước Warsaw đã có một ưu thế quân sự khổng lồ về số lượng vượt trên NATO. Để đạt được sự tương đương trong trang bị vũ khí qui ước thông thường, những nước phương Tây có lẽ đã phải bỏ dân chủ tự do và thị trường tự do, và trở thành những quốc gia độc tài toàn trị trên một cơ sở chắc chắn sửa soạn chiến tranh vĩnh viễn. Dân chủ tự do đã được cứu chỉ bởi vũ khí nguyên tử. NATO đã chấp nhận học thuyết của MAD (bảo đảm hủy diệt lẫn nhau) [14], theo đó, ngay cả đối với những cuộc tấn công của Soviet Union với vũ khí qui ước thông thường, sẽ được trả lời bằng một cuộc tấn công nguyên tử toàn diện. “Nếu các ông tấn công chúng tôi”, phe tự do đe dọa, “chúng tôi sẽ bảo đảm rằng không ai thoát khỏisống sót.” Đằng sau lá chắn khổng lồ này, dân chủ tự do và thị trường tự do đã thành công để kéo dài trong những pháo đài cuối cùng của họ, và người phương Tây có thể vui hưởng quan hệ tình dục, ma túy và nhạc rock ‘n’ roll, cũng như máy giặt, tủ lạnh và TV. Nếu không có vũ khí nguyên tử, thì sẽ có không Woodstock, không có Beatles và không có những siêu thị tràn ngập hàng hoá. Nhưng vào giữa những năm 1970 dường như rằng dẫu có vũ khí nguyên tử chống trả, tương lai thuộc về chủ nghĩa xã hội.
 
Tháo chạy ở Đại sứ quán USA tại SàiGòn.
Và sau đó tất cả mọi thứ đã thay đổi. Dân chủ tự do đã bò ra khỏi thùng rác của lịch sử, tự làm sạch bản thân, và đã chinh phục thế giới. Những siêu thị đã chứng minh mạnh hơn những gulag. Những blitzkrieg bắt đầu ở miền nam Europe, nơi mà những chế độ độc tài ở Greece, Spain và Portugal sụp đổ, nhường chỗ cho những chính phủ dân chủ. Năm 1977, Indira Gandhi chấm dứt Tình trạng khẩn cấp, tái lập nền dân chủ ở India. Trong những năm 1980 chế độ độc tài quân sự ở Đông Á và America Latinh đã được thay thế bởi những chính phủ dân chủ ở những nước như Brazil, Argentina, Taiwan và Nam Korea. Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, làn sóng tự do đã biến thành một cơn tsunami thực, quét đi đế quốc Soviet Union hùng mạnh và nâng cao những mong đợi về sự tận cùng của lịch sử. Sau nhiều những mười năm thất bại và chậm hụt, chủ nghĩa nhân bản tự do đã giành được một khải hoàn quyết định trong Chiến tranh Lạnh, nổi lên chiến thắng từ những cuộc chiến tranh nhân bản của tôn giáo, mặc dù tồi tệ hơn một chút vì mệt mỏi.
Khi đế quốc Soviet Union nổ tung, những chế độ dân chủ tự do thay thế chế độ cộng sản không chỉ ở Đông Europe, mà còn trong rất nhiều những nước cộng hòa thuộc Soviet Union cũ, chẳng hạn như những nước vùng Baltic, Ukraine, Georgia và Armenia. Ngay cả Russia ngày nay cũng giả vờ là có một nền dân chủ. Chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh đã đem cho động lực đổi mới cho sự lan truyền của những mô hình tự do ở những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là ở châu America Latinh, Nam Asia và Africa. Một số những thí nghiệm tự do đã kết thúc trong thất bại khốn khổ, nhưng số lượng những truyện kể thành công rất mạnh mẽ thuyết phục. Lấy thí dụ, Indonesia, Nigeria và Chile đã được cai trị bởi những ‘người hùng’ quân sự trong nhiều những mười năm, nhưng nay tất cả đều là những nền dân chủ đang hoạt động.
Nếu một người theo chủ nghĩa nhân bản tự do đã thiếp đi trong tháng Sáu năm 1914, và thức dậy vào tháng Sáu năm 2014, anh ta hoặc cô ấy sẽ cảm thấy rất nhiều quen thuộc như vẫn ở nhà. Một lần nữa, người ta tin rằng nếu bạn chỉ cho những cá nhân nhiều tự do hơn, thế giới sẽ được hưởng hòa bình và thịnh vượng. Tất cả thế kỷ XX trông giống như một sai lầm lớn. Trở lại mùa hè năm 1914, loài người đã đang phóng hết tốc độ trên con đường cao tốc của chủ nghĩa tự do, khi nó đã bị lạc một ngã rẽ, và đâm vào một chỗ cùng không lối ra. Sau đó nó cần tám mươi năm và ba cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp để nó tìm lối quay trở lại con đường cao tốc. Dĩ nhiên, những mười năm này không phải là một lãng phí hoàn toàn, vì chúng đã đem cho chúng ta thuốc kháng sinh, năng lượng nguyên tử, và máy computer, cũng như nam nữ bình quyền, giải tán chế độ thực dân, và tự do tình dục. Ngoài ra, chủ nghĩa tự do tự đã khôn ngoan hơn từ kinh nghiệm, và ít tự phụ hơn so với một trăm năm trước. Nó đã tiếp nhận những ý tưởng và nhiều những cơ chế tổ chức chức khác biệt từ những đối thủ của nó trong chủ nghĩa xã hộichủ nghĩa phát xít, đặc biệt trong sự cam kết cung cấp cho dân chúng những dịch vụ giáo dục, y tế và phúc lợi công cộng. Tuy nhiên, gói hàng tự do trong cốt lõi đã thay đổi rất ít đến ngạc nhiên. Quan trọng hơn cả, chủ nghĩa tự do vẫn thánh hóa quyền tự do cá nhân, và vẫn đặt một tin tưởng vững chắc trong những cử tri và những khách hàng. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, đây là ‘màn trình diễn sẵn sàng có duy nhất trong thị trấn’.
Điện khí, Di truyền học và Islam Cực đoan
Tính đến năm 2016, không có thay thế chọn lựa nghiêm trọng nào với gói hàng có nhãn hiệu ‘tự do’, gồm chủ nghĩa cá nhân, nhân quyền, dân chủ và thị trường tự do. Những cuộc biểu tình xã hội vốn tràn lan thế giới phương Tây trong năm 2011 – như Chiếm đóng đường Wall ở NewYork, và phong trào 15-M ở Spain [15] – hoàn toàn không có gì chống lại dân chủ, chủ nghĩa cá nhânnhân quyền, hoặc thậm chí chống lại những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường tự do. Chỉ có sự ngược lại – họ khiển trách nặng nề những chính phủ đã không thực hiện được đến mức những lý tưởng tự do này. Họ đòi hỏi rằng thị trường phải là tự do thực sự, thay vì bị những công ty và ngân hàng “quá lớn đến không thể đổ” kiểm soátthao túng. Họ kêu gọi phải có những tổ chức đại diện dân chủ thật sự, vốn chúng sẽ sẽ phục vụ những lợi ích của những công dân bình thường chứ không phải là của những nhóm vận động hành lang giàu có, và những nhóm lợi ích nhiều quyền lực. Ngay cả những người đó lớn tiếng phê bình những thị trường chứng khoán và những nghị viện cũng không có một mô hình chọn lựa thay thế để hoạt động nào cho sự điều hành thế giới. Trong khi đi tìm sai lầm với gói hàng tự do là một trò tiêu khiển ưa thích của những học giả và những nhà hoạt động chính trị phương Tây, nhưng đến nay họ đã thất bại, không đưa ra được gì tốt hơn.
Nước Tàu xem dường đem lại một thách thức nghiêm trọng hơn nhiều so với những người biểu tình phản đối xã hội ở phương Tây. Mặc dù đã tự do hóa chính trị và kinh tế của nó, nước Tàu vẫn không phải là một quốc gia dân chủ, cũng chẳng phải là một nền kinh tế thị trường tự do thực sự, nhưng điều đó đã không ngăn cảntrở thành gã khổng lồ kinh tế của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, gã khổng lồ kinh tế này đã chiếu xuống một bóng râm rất nhỏ về tư tưởng. Không ai có vẻ biết người Tàu tin tưởng những gì trong những ngày này – gồm ngay cả chính những người Tàu. Về lý thuyết, nước Tàu vẫn là cộng sản, nhưng trong thực tế nó thì không là một gì của loại này. Một vài nhà tư tưởnglãnh đạo nước Tàu loay hoay định thử quay trở lại tư tưởng của Confucius, nhưng đó thì khó mà khác hơn là chuyện tô vẽ một lớp sơn thuận tiện bên ngoài. Sự trống rỗng về ý thức hệ này làm cho nước Tàu thành vùng đất nảy sinh có triển vọng nhất cho những tôn giáo-kỹ thuật mới đang nổi lên từ Thung lũng Silicon (chúng ta sẽ thảo luận trong những chương sau). Tuy nhiên, những tôn giáo-kỹ thuật này, với tin tưởng của chúng vào sự không-chết và những thiên đường ảo của những con số, sẽ mất ít mười hoặc hai mươi năm để chúng có thể tự thiết lập. Thế nên hiện nay, nước Tàu không dựng lên như một sự lựa chọn thực sự khác cho chủ nghĩa tự do. Nếu những người Greek bị phá sản đã tuyệt vọng với mô hình tự dotìm kiếm một thay thế, ‘bắt chước theo người Tàu’ không có ý nghĩa gì cho lắm.
Thế còn về Islam cực đoan, khi đó? Hoặc đạo Kitô trào lưu chính thống, đạo Juda tin Messiah, và đạo Hindu phục hưng? [16] Trong khi người Tàu không biết họ tin gì, những trào lưu tôn giáo cực đoan biết điều đó rất rõ. Hơn một thế kỷ sau khi Nietzsche tuyên bố rằng Gót đã chết, Gót có vẻ như đang quay trở lại. Nhưng đây là một ảo ảnh. Gót đã chết – chỉ là phải mất một thời gian để cái xác chết đó thối rữa hết và rồi được dọn sạch hoàn toàn. Islam cực đoan không dựng lên mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với gói hàng tự do, vì với tất cả nhiệt tình của họ, những người cuồng tín không thực sự hiểu biết thế giới của thế kỷ XXI, và họ không có gì liên quan để nói về những nguy hiểm và những cơ hội mới lạ vốn những kỹ thuật mới đang tất cả tạo ra xung quanh chúng ta.
                                                                                      
Tôn giáo và kỹ thuật luôn luôn khiêu vũ một điệu tango tinh tế. Chúng đẩy lẫn nhau, tùy thuộc lẫn nhau và không thể bước chệch quá xa nhau. Kỹ thuật tùy thuộc vào tôn giáo, vì mỗi sáng chế đều có nhiều những ứng dụng trong tiềm năng, và những kỹ sư cần một số tiên tri để làm sự lựa chọn quan trọng và trỏ hướng đến đích đòi hỏi. Thế nên, trong thế kỷ XIX, những kỹ sư đã sáng chế ra đầu máy xe lửa, radio và động cơ đốt trong. Nhưng như thế kỷ XX đã chứng minh, bạn có thể dùng những dụng cụ rất giống nhau này để tạo ra những chế độ xã hội phát xít, những chế độ độc tài cộng sản và những chế độ dân chủ tự do. Nếu không có một số tin tưởng tôn giáo nào đó, những đầu máy xe lửa không thể tự quyết định để đi đến nơi nào.
Mặt khác, kỹ thuật thường ấn định phạm vi những giới hạn của những tầm nhìn tôn giáo của chúng ta, giống như một người hầu bàn vốn đánh dấu phạm vi khẩu vị của chúng ta bằng trao cho chúng ta một mơnu. Những kỹ thuật mới giết những gót cũ và cho ra đời những gót mới. Đó là tại sao những thần linh thời nông nghiệp khác biệt với những thần tinh của những người thời săn bắn hái lượm, tại sao những thợ thuyền nhà máy mơ về những thiên đường khác biệt với của những nông dân, và tại sao những kỹ thuật mang tính cách mạng của thế kỷ XXI thì có nhiều khả năng sinh nở những trứng nước cho những phong trào tôn giáo chưa từng có, hơn là để làm sống lại những tín ngưỡng thời trung cổ. Islam cực đoan có thể lập lại câu thần chú rằng “Islam là câu trả lời”, nhưng những tôn giáo đã mất tiếp xúc với những thực tại kỹ thuật của thời nay, đều mất khả năng của chúng ngay cả chỉ để hiểu những câu hỏi đang được hỏi. Điều gì sẽ xảy ra với thị trường nhân lực một khi trí tuệ nhân tạo vượt thắng con người trong những công việc đòi hỏi khả năng nhận thức nhiều nhất? Điều gì sẽ ảnh hưởng vào chính trị nếu có một giai cấp đông đảo mới của người vô dụng về kinh tế? Điều gì sẽ xảy ra với những quan hệ, những gia đình và những quỹ hưu bổng một khi công nghệ nano và y học tái tạo làm tuổi-tám mươi thành mới tuổi-năm mươi? Điều gì sẽ xảy ra cho xã hội loài người khi công nghệ sinh học cho phép chúng ta để có những trẻ em được sinh sản theo những kiểu mẫu chọn lựa thiết kế, và để mở ra những khoảng cách lớn lao chưa từng có giữa giàu và nghèo?
Bạn sẽ không tìm thấy những trả lời cho những câu hỏi này trong Qur'an hoặc luật Sharia, cũng không trong Sách Thánh Kitô hay trong Luận Ngữ của Confucius, vì không ai ở Trung Đông thời trung cổ hay nước Tàu thời cổ đã biết gì nhiều về computer, di truyền học hay công nghệ nano. Islam Cực đoan có thể hứa hẹn một neo tàu của ‘an tâm vững lòng’ trong một thế giới của những giông bão công nghệ và kinh tế – nhưng để đi dưới một cơn bão, bạn cần một bản đồ và một bánh lái chứ không phải chỉ là một neo tàu. Do đó Islam cực đoan có thể kêu gọi những người sinh ra và lớn lên quen trong khuôn nếp của nó, nhưng nó có rất ít điều quý giá để cung cấp cho giới trẻ thất nghiệp nói tiếng Spain, hay những tỉ phú lo lắng của nước Tàu.
Đúng, hàng trăm triệu người có thể dù sao đi nữa vẫn tiếp tục tin vào Islam, đạo Kitô, hay đạo Hindu. Nhưng chỉ những con số mà thôi thì không giá trị gì nhiều cho lắm trong lịch sử. Lịch sử thường được định hình bởi một nhóm nhỏ những nhà sáng tạo hướng tới tương lai chứ không phải bởi đám đông quần chúng lạc hậu mãi nhìn về quá khứ. Mười ngàn năm trước hầu hết đã là những người săn bắn hái lượm và chỉ có một vài người tiên phong ở Trung Đông là những nông dân. Thế nhưng, tương lai khi ấy thuộc về những người nông dân. Năm 1850, hơn 90 phần trăm của loài người là những nông dân, và trong những làng nhỏ dọc theo những sông Ganges, Nile và Yangtze không ai biết gì về động cơ hơi nước, đường sắt hoặc đường dây điện báo. Thế nhưng, số phận của những người nông dân này đã được quyết định ở Manchester và Birmingham bởi số ít những kỹ sư, nhà chính trị và những nhà tài chính, những người dẫn đầu trong cuộc cách mạng kỹ nghệ. Những động cơ hơi nước, đường sắt và điện báo đã chuyển đổi sự sản xuất thức ăn, dệt may, xe cộ và vũ khí, đem cho những cường quốc kỹ nghệ một lợi thế cạnh tranh quyết định vượt thắng  những xã hội nông nghiệp truyền thống.
Ngay cả khi cuộc Cách mạng Kỹ Nghệ lan rộng khắp thế giớithâm nhập lên những nguồn sông Ganges, sông Nile và Yangtze, hầu hết mọi người đã vẫn tiếp tục tin tưởng vào những kinh Vedas, Sách Thánh Kitô, Kinh Koran, và Luận ngữ hơn vào những động cơ hơi nước. Giống như ngày nay, cũng như thế trong thế kỷ XIX, đã không thiếu những nhà chăn chiên, thần bí và những guru, những người đã lập luận rằng họ và chỉ mình họ, nắm giữ giải pháp cho tất cả những tai họa của loài người, bao gồm cả những vấn đề mới đã được cách mạng công nghiệp tạo ra. Lấy thí dụ, giữa những năm 1820 và 1880 Egypt (được Britain hậu thuẫn) đã xâm chiếm Sudan, và cố gắng hiện đại hoá và kết hợp nó vào mạng lưới thương mại quốc tế mới. Điều này đã làm mất cân bằng xã hội Sudan truyền thống, tạo phẫn uất rộng rãi, và khích lệ những nổi dậy. Năm 1881, một người lãnh đạo tôn giáo địa phương, Muhammad Ahmad bin Abdallah, [17] đã tuyên bố rằng ông là Mahdi (Messiah), đã được gửi xuống để thiết lập luật của Gót trên trái đất. Những người ủng hộ ông đánh bại quân Britain-Egypt, và đã chặt đầu người chỉ huy của nó – Tướng Charles Gordon – trong một động tác làm chấn động Enagland thời Victoria. Sau đó, họ đã thành lập ở Sudan một chính thể thần quyền Islam, cai trị theo luật sharia, vốn kéo dài cho đến năm 1898.
Trong khi đó tại India, Dayananda Saraswati đứng đầu một phong trào phục hưng Hindu, có nguyên tắc cơ bản là kinh sách Vedas là không bao giờ sai. Năm 1875 ông đã thành lập Arya Samaj (Hội Quí tộc), dành riêng cho việc truyền bá kiến ​​thức Vedas – mặc dù sự thật mà nói, Dayananda thường diễn dịch Vedas theo một cách tự do đáng ngạc nhiên, thí dụ như ủng hộ quyền bình đẳng cho phụ nữ rất lâu trước khi ý tưởng này đã trở thành phổ biến ở phương Tây. [18]
Người đương thời với Dayananda, vua Chiên Kitô Pius IX, đã có nhiều quan điểm về phụ nữ còn bảo thủ hơn, nhưng có chung sự ngưỡng mộ thẩm quyền siêu nhân như Dayananda. Pius đã dẫn đầu một loạt những cải cách trong tín điều Catô, và đã thiết lập một nguyên lý mới mẻ về Vua Chiên, theo đó vua Chiên Kitô không bao giờ có thể sai lầm trong những vấn đề thuộc tin tưởng tôn giáo (ý tưởng xem dường như thuộc thời trung cổ này thực ra đã trở thành giáo điều Catô chỉ vào năm 1870, mười một năm sau khi Charles Darwin đã xuất bản On The Origin of Species). [19]
Ba mươi năm trước khi vua Chiên Kitô đã ‘khám phá’ rằng ông không có khả năng để làm những sai lầm, một học giả bất đắc chí Tàu, tên là Hong Xiuquan đã có một loạt những thị kiến ​​tôn giáo. Trong những thị kiến này, Gót đã ‘vén lên cho thấy’[20] rằng Hong không ai khác hơn là người em trai của Jesus Christ. Sau đó Gót đã trao một sứ mệnh thiêng liêng cho Hong. Gót nói với Hong phải đánh đuổi những ‘quỉ’ Manchu đã cai trị nước Tàu từ thế kỷ XVII, và thiết lập Thái Bình Thiên Quốc (Taiping Tiānguó) trên mặt đất. Thông điệp của Hong bốc dậy lửa tưởng tượng của hàng triệu người Tàu tuyệt vọng, những người đã bị chấn động bởi sự bai trận của nước Tàu trong những cuộc Chiến tranh Nha phiến và bởi sự ra đời của kỹ thuật mới và chủ nghĩa đế quốc Europe. Nhưng Hong đã không dẫn họ đến một vương quốc hòa bình. Thay vào đó, ông đã dẫn họ chống lại triều đại Manchu Qing trong cuộc Nổi loạn Taiping – cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của thế kỷ XIX. Từ năm 1850 đến năm 1864, ít nhất có 20 triệu người chết; quá nhiều hơn so với những chiến tranh Napoleon ở Europe, hay cuộc Nội chiến ở USA.
Hàng trăm triệu người đã bám vào những tin tưởng tôn giáo của Hong, Dayananda, Pius và Mahdi. Ngay cả khi những nhà máy công nghiệp, đường sắt và tàu thuỷ động cơ hơi nước đã đầy khắp thế giới. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không nghĩ về thế kỷ XIX như thời đại của tin tưởng tôn giáo. Khi chúng ta nghĩ về những người có viễn kiến của thế kỷ XIX, có rất nhiều xác xuất rằng chúng ta sẽ nhớ đến Marx, Engels và Lenin hơn Mahdi, Pius IX hay Hong Xiuquan. Và đúng như vậy. Mặc dù năm 1850, chủ nghĩa xã hội chỉ là một phong trào nằm ở vòng ngoài, nó đã nhanh chóng tập hợp được khí thế, và đã thay đổi thế giới trong những cách thức sâu xa hơn nhiều so với những messiah tự xưng của nước Tàu và Sudan. Nếu bạn trông cậy vào những dịch vụ y tế quốc gia, những quỹ hưu trí và giáo dục phổ thông miễn phí, bạn cần phải cảm ơn Marx và Lenin (và Otto von Bismarck) nhiều hơn với Hong Xiuquan hay Mahdi.
Tại sao Marx và Lenin thành công trong khi Hong và Mahdi đã thất bại? Không phải vì tư tưởng nhân bản xã hội là triết lý phức tạp hơn gót học Islam và Kitô, nhưng đúng hơn là vì Marx và Lenin đã dành nhiều thời gian của họ hơn vào sự hiểu biết những thực tại về kỹ nghệ và kinh tế thay vì vào việc nghiềm ngẫm những văn bản cổ xưa và những giấc mơ tiên tri. Những động cơ hơi nước, đường sắt, điện tín và điện lực tạo những vấn đề khó khăn chưa từng có, nhưng cũng tạo những cơ hội chưa từng có. Những kinh nghiệm, nhu cầu và hy vọng của giai cấp lao động vô sản mới ở thành thị đã chỉ đơn giản là quá khác biệt với của những nông dân trong sách thánh Kitô. Để trả lời những nhu cầu và hy vọng này, Marx và Lenin đã nghiên cứu xem một động cơ hơi nước vận hành thế nào, một mỏ than hoạt động thế nào, những đường sắt định hình nền kinh tế thế nào và điện lực ảnh hưởng chính trị thế nào.
Lenin một lần đã được hỏi để xác định chủ nghĩa cộng sản trong một câu duy nhất. “Chủ nghĩa cộng sản là quyền lực cho những hội đồng công nhân,” ông nói, “cộng với điện khí hóa cả nước.” Không thể có chủ nghĩa cộng sản nếu không có điện, không có đường sắt, không có radio. Bạn không thể thiết lập một chế độ cộng sản ở Russia trong thế kỷ XVI, vì chủ nghĩa cộng sản đòi hỏi phải có sự tập trung của thông tin và những nguồn lực trong một trung tâm. “Từ mỗi người tuỳ theo khả năng của mình, đến mỗi người tuỳ theo nhu cầu của mình”, chỉ hoạt động khi sản phẩm có thể dễ dàng thu thập và phân phối trên những khoảng cách rộng lớn, và khi những hoạt động có thể được giám sát và phối hợp trên tất cả những quốc gia.
Marx và những người theo ông đã hiểu những thực tiễn kỹ thuật mới và những kinh nghiệm con người mới, vì vậy họ đã có những câu trả lời liên quan đến những vấn đề mới của xã hội kỹ nghệ, cũng như những ý tưởng ban đầu về làm thế nào để hưởng được lợi ích từ những cơ hội chưa từng có. Những người theo chủ nghĩa xã hội đã tạo ra một tôn giáo mới dũng cảm cho một thế giới dũng cảmthế giới của sự chuyển đổi triệt để, với kết quả tích cực lẫn tiêu cực của sự tiến bộ kỹ nghệ [21]. Họ hứa hẹn sự ‘cứu rỗi’ thông qua kỹ nghệ và kinh tế, do đó thiết lập tôn giáo-kỹ thuật [22] đầu tiên trong lịch sử, và thay đổi những nền tảng của sự luận bàn về hệ ý thức. Trước Marx, người ta đã xác định và phân chia bản thân họ theo như những quan điểm của họ về Gót, không phải về những phương pháp sản xuất. Kể từ Marx, những câu hỏi về kỹ thuật và cơ cấu kinh tế đã trở thành quan trọng và gây chia rẽ hơn rất nhiều so với những tranh luận về hồn người và thế giới bên kia. Trong nửa sau của thế kỷ XX, loài người suýt nữa đã tự xóa sạch chính mình trong một tranh luận về những phương pháp sản xuất. Ngay cả những chỉ trích Marx và Lenin gay gắt nhất cũng đã chấp nhận quan điểm cơ bản của họ về lịch sửxã hội, và đã bắt đầu suy nghĩ về kỹ thuật và sự sản xuất kỹ lưỡng nhiều hơn về Gót và thiên đàng.
Vào giữa thế kỷ XIX, rất ít người đã nhận thức được sâu sắc như Marx, thế nên chỉ có một số ít những quốc gia đã nhanh chóng trải qua kỹ nghệ hóa. Ít ỏi những quốc gia này đã chinh phục thế giới. Hầu hết những xã hội đã thất bại, đã không hiểu được những gì đang xảy ra, và do đó chúng đã lỡ chuyến tàu của tiến bộ. Dayananda của India và Mahdi của Sudan đã vẫn còn bận tâm quá nhiều với Gót hơn với những động cơ hơi nước, do đó đất nước họ đã bị England kỹ nghệ chiếm đóng và khai thác. Chỉ trong vài năm vừa qua India đã thành công để làm được những tiến bộ đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách về kinh tế và địa chính trị vốn đã phân tách nó nvớinước Anh. Sudan vẫn còn gắng gỏi rất xa ở phía sau.
Vào đầu thế kỷ XXI, đoàn tàu của tiến bộ lại một lần nữa kéo nhau rời ga – và đây có lẽ sẽ là chuyến tàu cuối cùng từng bao giờ rời khỏi nhà ga đã gọi là Homo sapiens. Những người bỏ lỡ chuyến tàu này sẽ không bao giờ có được một cơ hội thứ hai. Để có được một chỗ ngồi trên đó, bạn cần phải hiểu công nghệ của thế kỷ XXI, và đặc biệt là những quyền hạn của công nghệ sinh học và những algorithm của computer. Những năng lực này mạnh hơn nhiều so với hơi nước và điện tín, và chúng sẽ không được dùng chỉ để sản xuất thức ăn, vải may, xe cộ và vũ khí. Những sản phẩm chính của thế kỷ XXI sẽ là những cơ thể, những bộ óc và những não thức, và khoảng cách giữa những ai là người biết thế nào để chế tạo những cơ thể, những bộ óc và những não thức và những ai không biết sẽ lớn hơn nhiều so với khoảng cách giữa Dickens của Britain và Mahdi của Sudan. Thật vậy, nó sẽ lớn hơn so với khoảng cách giữa Sapiens và Neanderthal. Trong thế kỷ XXI, những người ngồi trên chuyến tàu của tiến bộ sẽ có được khả năng thần thánh thiêng liêng của sự sáng tạo và hủy diệt, trong khi những người bị bỏ lại đằng sau sẽ phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Chủ nghĩa xã hội, vốn rất cập nhật một trăm năm trước, đã không theo kịp với công nghệ mới. Leonid Brezhnev và Fidel Castro bám chặt vào những ý tưởng mà Marx và Lenin đã thành hình trong thời đại của máy hơi nước, và đã không hiểu được sức mạnh của computer và công nghệ sinh học. Những người tự do, ngược lại, thích ứng giỏi hơn với thời đại thông tin. Điều này phần nào giải thích tại sao tiên đoán của Khrushchev năm 1956 không bao giờ thành hiện thực, và tại sao đã là những người theo chủ nghĩa tư bản tự do là những người cuối cùng đã chôn vùi những người theo chủ nghĩa Marx. Nếu Marx sống lại ngày hôm nay, ông có thể sẽ hối thúc những học trò ít ỏi còn lại của mình hãy bớt thời giờ đọc Das Kapital nhưng dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu Internet và genome con người.
Islam cực đoan thì ở một vị trí còn tồi tệ hơn nhiều so với chủ nghĩa xã hội. Nó ngay cả còn chưa đi đến tiếp nhận và thoả hiệp được với Cách mạng Kỹ nghệ – không ngạc nhiên rằng nếu nó có được chút gì liên quan để nói về kỹ thuật di truyềntrí tuệ nhân tạo. Đạo Islam, đạo Kitô và những tôn giáo truyền thống khác vẫn đóng những vai quan trọng trên thế giới. Tuy nhiên, vai trò của chúng bây giờ phần lớn là phản ứng. Trong quá khứ, chúng đã là một lực lượng sáng tạo. Kitô, lấy thí dụ, truyền bá ý tưởng cho đến nay vẫn chưa được tán thành hẳn, rằng tất cả mọi người đều bình đẳng trước mặt Gót, do đó làm thay đổi cơ cấu chính trị, hệ thống thứ bậc xã hội và thậm chí quan hệ giới tính của con người. Trong Bài Giảng Trên Núi của ông, Jesus đã đi xa hơn, nhấn mạnh rằng những ai hiền lành dễ bào và chịu đựng đàn áp là những người được Gót ưa chuộng, thế nên đã xoay ngược đầu pyramid của hệ thống quyền lựccung cấp súng đạn cho hàng thế hệ của những người làm cách mạng.
Ngoài những cải cách xã hộiđạo đức, đạo Kitô đã chịu trách nhiệm cho những đổi mới kinh tế và công nghệ quan trọng. Hội Nhà Thờ Catô đã thiết lập hệ thống hành chính tinh vi phức tạp nhất thời trung cổ Europe, và đã tiên phong trong việc lưu trữ tài liệu trong văn khố, lập danh mục liệt kê, những biểu thời gian và những kỹ thuật khác của sự tiến hành-dữ liệu. Vatican là điều gần nhất của Europe trong thế kỷ XII với Thung lũng Silicon. Hội Nhà Thờ đã thành lập những tập đoàn kinh tế đầu tiên của Europe – những tu viện – trong đó đã dẫn đầu nền kinh tế Europe trong 1.000 năm, và giới thiệu những phương pháp nông nghiệp và hành chính tiên tiến. Những tu viện đã là những tổ chức đầu tiên dùng đồng hồ, và trong nhiều thế kỷ những tu viện và những trường học của nhà thờ là những trung tâm học tập quan trọng nhất của Europe, giúp vào sự thành lập rất nhiều những trường đại học đầu tiên của Europe, chẳng hạn như Bologna, Oxford và Salamanca.
Ngày nay, hội Nhà thờ Kitô vẫn tiếp tục vui hưởng lòng trung thành và sự đóng góp tài chính [23] của hàng trăm triệu giáo dân. Tuy nhiên, nó và những tôn giáo tin có gót khác đều đã chuyển từ một sức mạnh sáng tạo thành một sức mạnh phản động từ lâu. Chúng đều bận rộn với những hoạt động hầu hết nhất thời để bám giữ hiện trạng và chống trả những tấn công đến từ sau lưng hơn là bận rộn với những kỹ thuật tiên phong mới lạ, những phương pháp kinh tế sáng tạo, hay những ý tưởng xã hội đột phá. Chúng bây giờ hầu hết cảm thấy khổ sở phải vật lộn với những kỹ thuật, những phương pháp và những ý tưởng được những phong trào khác gieo mầm và phổ biến. Những nhà sinh học phát minh ra thuốc ngừa thai – và vua chiên Kitô không biết phải làm gì về nó. Những nhà khoa học computer phát triển Internet – và những rabbi tranh luận liệu những tín đồ Jew chính thống có được được phép ‘lướt’ Internet hay không. Những nhà tư tưởng chủ trương nam nữ bình quyền kêu gọi những phụ nữ giành lại quyền sở hữu cơ thể của chính họ – và những luật giả muftis Islam tranh luận làm thế nào để đương đầu với những ý tưởng ‘lửa đốt’ như vậy.
Bạn hãy tự hỏi: khám phá, sáng chế, hay sáng tạoảnh hưởng nhất của thế kỷ XX là gì? Đó là một câu hỏi khó trả lời, vì phải chọn từ một danh sách dài những sự vật việc là điều khó khăn, trong đó có những khám phá khoa học như thuốc kháng sinh, những sáng chế công nghệ như computer, và những sáng tạo ý thức như nam nữ bình quyền. Bây giờ bạn hãy tự hỏi: khám phá, sáng chế, sáng tạoảnh hưởng nhất từ những tôn giáo truyền thống như Islam và Kitô trong thế kỷ XX là gì? Đây cũng là một câu hỏi rất khó trả lời, vì có rất ít để chọn. Những nhà chăn chiên, những rabbi và những muftis đã khám phá được gì trong thế kỷ XX vốn có thể nhắc đến được ngay lập tức, không phải nghĩ ngợi, như thuốc kháng sinh, computer hoặc  nam nữ bình quyền? Sau khi nghiền ngẫm hai câu hỏi này, bạn thử nghĩ xem những thay đổi lớn của thế kỷ XXI sẽ xuất hiện từ đâu: từ Nhà nước Islam, hay từ Google? Đúng, Nhà nước Islam [24] biết cách làm thế nào để đưa những video lên YouTube; nhưng nếu đặt kỹ nghệ tra tấn qua bên, gần đây có bao nhiêu những công ty mới khởi nghiệp đã nổi lên từ Syria hay Iraq?
Hàng tỉ người, trong đó có nhiều nhà khoa học, tiếp tục dùng kinh sách tôn giáo như là một nguồn của thẩm quyền, nhưng những văn bản này không còn là một nguồn của sự sáng tạo. Hãy suy nghĩ, lấy thí dụ, về việc chấp nhận hôn nhân đồng tính hay chăn chiên phái nữ của những nhánh tiến bộ hơn của đạo Kitô. sự chấp nhận này bắt nguồn từ đâu? Không phải từ việc đọc sách thánh Kitô, thánh chiên Augustine hay Martin Luther. Nhưng đúng hơn, nó đến từ việc đọc những văn bản như The History of Sexuality của Michel Foucault [25] hay A Cyborg Manifesto của Donna Haraway [26].Thế nhưng những tín đồ thực sự của đạo Kitô – dù cấp tiến bao nhiêu – cũng không thể thừa nhận việc rút được những nguyên tắc đạo đức của họ từ Foucault và Haraway. Vì vậy, họ quay trở lại với sách thánh Kitô, thánh chiên Augustine hay Martin Luther, và thực hiện một tìm kiếm rất kỹ lưỡng. Họ đọc trang trước tiếp trang sau và truyện kể này nối những truyện kể khác, với chăm chú tối đa, cho đến khi họ tìm thấy những gì họ cần: một vài châm ngôn, ngụ ngôn, hay phán quyết nào đó mà nếu giải thích một cách đủ ‘sáng tạo’ sẽ có nghĩa rằng Gót cũng ban phươc cho hôn nhân đồng tính và rằng phụ nữ cũng có thể được thụ phong chức chăn chiên. Khi đó, họ giả vờ rằng ý tưởng bắt nguồn từ trong Sách Thánh Kitô, trong khi thực sự nó bắt nguồn từ Foucault. Sách Thánh Kitô được giữ như là một nguồn của thẩm quyền, mặc dù nó đã thôi không còn là một nguồn thực sự của hứng khởi.
Đó là tại sao những tôn giáo truyền thống không đem cho được gì để làm chọn lựa thay thế thực sự cho chủ nghĩa tự do. Những sách thánh, kinh điển của họ không có gì để nói về kỹ thuật di truyền hay trí tuệ nhân tạo, và hầu hết những nhà chăn chiên, rabbi và muftis đều không hiểu được những bước tiến đột phá mới nhất trong sinh học và khoa học computer. Vì nếu bạn muốn hiểu những đột phá này, bạn không có nhiều lựa chọn – bạn cần phải dành thời gian đọc những bài báo khoa học và tiến hành những thí nghiệm khảo cứu thay vì ghi nhớ và tranh luận về những bản văn cổ.
Điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa tự do có thể nghỉ ngơi trên những vinh quang của mình. Đúng, nó đã thắng được những chiến tranh ‘tôn giáo’ của những người nhân bản, và như năm 2016 hiện nay, không có chọn lựa thay thế nào có thể thực hiện được cho nó. Nhưng chính những thành công của nó có thể chứa đựng những mầm mống của sự hủy hoại chính nó. Những lý tưởng tự do chiến thắng bây giờ đang đẩy loài người đạt đến sự không chết, hạnh phúc và khả năng thần thánh. Được kích động bởi những mong ước được gán cho là không thể sai lầm của những khách hàng và những cử tri, những nhà khoa học và những kỹ sư dành nhiều và nhiều hơn nữa những năng lực cho những dự án tự do này. Tuy nhiên, những gì những nhà khoa học đang khám phá và những gì những kỹ sư đang phát triển vô tình để lộ cả những khiếm khuyết cố hữu trong thế giới quan tự do và sự mù quáng của những khách hàng và những cử tri. Khi kỹ thuật di truyềntrí tuệ nhân tạo cho thấy trọn vẹn tiềm năng của chúng, chủ nghĩa tự do, dân chủ của họ và thị trường tự do có thể cũng trở nên lỗi thời như dao đá lửa, băng cassette, Islam và chủ nghĩa cộng sản.
Quyển sách này đã bắt đầu bằng việc dự đoán rằng trong thế kỷ XXI, con người sẽ cố gắng để đạt được sự không chết, hạnh phúcquyền năng thần thánh. Dự đoán này không phải là rất độc đáo hoặc viễn kiến. Nó đơn giản chỉ phản ảnh những lý tưởng truyền thống của chủ nghĩa nhân bản tự do. Kể từ khi tư tưởng nhân bản từ lâu đã thánh hóa sự sống, những cảm xúc và những mong muốn của con người, hầu như là điều không ngạc nhiên khi một nền văn minh nhân bản sẽ muốn tối đa hóa tuổi thọ con người, hạnh phúc con ngườiquyền lực con người. Tuy nhiên, phần thứ ba và cuối cùng của quyển sách sẽ biện luận rằng sự cố gắng để thực hiện ước mơ nhân bản này sẽ làm suy yếu chính những nền móng của nó, bằng cách tháo mở sự kiềm hãm những công nghệ mới sau-nhân-bản. Tin tưởng nhân bản vào những cảm xúc đã khiến chúng ta có thể nhận được phúc lợi từ những thành quả của sự giao ước thời ngày nay mà không phải trả giá của nó. Chúng ta không cần bất kỳ vị gót nào để giới hạn quyền lực của chúng ta và cho chúng ta ý nghĩa – Những lựa chọn tự do của những khách hàng và những cử tri cung ứng cho chúng ta tất cả ý nghĩa chúng ta đòi hỏi. Sau đó, những gì sẽ xảy ra một khi chúng ta nhận ra rằng những khách hàng và những cử tri không bao giờ làm những lựa chọn tự do, và một khi chúng ta có kỹ thuật để tính toán, thiết kế hoặc hiểu biết khôn ngoan hơn những cảm xúc của họ? Nếu tất cả vũ trụ được neo buộc vào kinh nghiệm của con người, những gì sẽ xảy ra một khi kinh nghiệm con người trở thành chỉ là một sản phẩm có thể thiết kế được, trong bản chất nó không có gì khác biệt với ​​bất kỳ hạng mục hay vật dụng nào khác trong siêu thị?
 Bộ óc như những computer – những computer như bộ óc. Trí tuệ nhân tạo hiện đang sẵn sàng để vượt qua trí tuệ con người.


[1] Chuck Berry (1926-2017): Nhạc sĩ người USA, da đen, sinh quán St. Louis, Missouri. Được xem như ‘cha đẻ’ của nhạc “rock ‘n’ roll”. Chuck là nghệ sĩ trình diễn nhạc rock ‘n’ roll nổi tiếng nhất (vừa hát, vừa chơi solo guitar điện, vừa nhảy, đặc biệt lối nhảy ‘vịt đi’ (duck walk) độc đáo của ông); với những bài hát gắn liền với tên tuổi ông, nay thành lịch sử gồm: ‘Maybellene’(1955), ‘Roll Over Beethoven’ (1956), ‘Rock and Roll Music’ (1957) and ‘Johnny B. Goode’ (1958). Chuck Berry mới là thực là ‘Vua của Rock and Roll’ (không phải E. Presley, như giới trẻ ngày nay (da trắng) vẫn hiểu nhầm).
[2] initiattion song
[3] The Symphony No. 5 in C minor of Ludwig van Beethoven, Op. 67, was written between 1804–1808
[4] [Evan Osnos, Age of Ambition: Chasing Fortune, Truth and Faith in the New China (London: Vintage, 2014), 95.]
[5] Thực ra Euurope đã xâm lăng/chinh phục Africa từ thời đế quốc Rome. Nhưng giữa những năm 1870 và 1900, Africa đối diện với một Europe hùng cường sau cuộc các mạng kỹ nghệ (bắt đầu từ giữ thế kỷ XVIII) gồm những đế quốc hung hãn, tung ra những áp lực ngoại giao, chiến tranh gây hấn, và cuối cùng xâm lăng và thuộc địa tất cả Africa.
[6] The white man’s burden: Nghĩa vụ tự nhận của những người thực dân da trắng, tự gán trách nhiệm chăm sóc (“Take up the White Man's burden – Send forth the best ye breed – Go bind your sons to exile -To serve your captives' need”) những đối tượng bản xứ không da trắng (“Your new-caught sullen peoples, Half devil and half child”) trong những thuộc địa của họ. Lấy từ nhan đề một bài thơ của Rudyard Kipling (1899) với những câu dẫn trên. Khái niệm tương tựmission civilisatrice” của những người thực dân France đem ‘văn minh’ đến những xứ thuộc địa, đặc biệt biện minh cho sự có mặt tàn nhẫn và hà khắc của họ ở Africa và Indo-China.
Khái niệm “mission civilisatrice” và the white man’s burden đều là những biện hộ của chế độ thực dân về mặt chính trị và xã hội bằng ‘sứ mạng truyền bá văn minh’, nhưng gốc rễ đích thực của khái niệm này có gốc nguồn từ khái niệm truyền giáo trong đạo Kitô: sứ mạng truyền bá ‘ánh sáng phúc âm’. Thế nên những đoàn truyền giáo và những đoàn quân viễn chinh thực dân thường đồng hành và tựa vào nhau vì nhằm một mục đích chung: áp đặt nô lệ trên dân bản xứ: nô lệ tinh thần (tôn giáo/tín ngưỡng) và vật chất của họ (quốc gia/lãnh thổ ). Tiêu biểu nhất là sự xâm lăng những dân tộc và đất nước ở Trung và Nam châu America.
Tự tin những gì thấy trong sinh hoạt của mình mới đích thực là văn minh, lại tự giao cho mình có gánh nặng trách nhiệm phải đem văn minh tiến bộ đó đến cho những người khác, với bất cứ giá nào; đến từ khái niệm khẳng định rằng những tin tưởng hay tôn giáo của mình mới là duy nhất chân chính, mới là tôn giáo với gót đích thực, còn tất cả những tín ngưỡng tôn giáo khác, trước đã có và sau chưa có, đều là sai lầm, đều là ‘tà đạo’, phải huỷ diệt và thay thế. Sự cuồng tín đến mù quáng hiển nhiên như thế, đã đem sức mạnh chinh phục lớn lao cho những tôn giáo Abraham, đặc biệt là Kitô và Islam. Những tôn giáo của máu và gươm, với sức mạnh của chém giết!
[7] Coca-Colonisation: Xâm thực văn hoá bình dân của USA, với quần blue-jean, áo pull, nước giải khát coca, Hamburger của McDonald's, mũ base-ball,...Một người mặc một cái quần jean (dù không làm việc lao động) hay đội một cái mũ kiểu baseball lối ngược trước ra sau,.... phản ảnh một trạng thái tinh thần nào đó; có thể là nô lệ (chỉ làm theo, bắt chước, nghĩ rằng mặc/đội như thế là đẹp hay, nhưng hỏi đẹp /hay chỗ nào thì không biết, và dĩ nhiên không hiểu rằng có những đẹp hay ở người và mắt người, nhưng không hẳn là đẹp hay hơn trong ta với mắt nhìn của ta – nên người ta mặc trông đẹp, nhưng mình mặc thì không đẹp (gầy gò, mảnh khảnh, thấp,..) nên ‘áo đi đằng áo, người đi đằng người’) hay cũng có thể là thán phục rồi tiếp nhận (hiểu biếtý thức được giá trị nhân văn của chúng).
[8] Berry viết bài hát này năm 1955, về một đứa trẻ (chính ông) thất học ở New Orleans, đứa trẻ là ‘da đen’ ( colored boy), nhưng sau ông đổi thành ‘trẻ quê’ (country boy) để mọi đài radio thời ấy, ở US, đều có thể đem vào chương trình nhạc phát thanh.
[9] Đến đây, người đọc đã nhận ra, và quen thuộc với tác giả khi ông dùng ‘tôn giáo’ với một nghĩa không những rất rộng rãi, nhưng cũng lỏng lẻo, qua đó ông cho rằng những tư tưởng mạnh mẽ và bao trùm vào thành những hệ ý thức (như phát xít, xã hội, cộng sản, hay tự do) đều là những dạng mới của tôn giáo (trong đó người ta tôn thờ, sống chết với một lý tưởng nào đó được nâng lên tầm của tuyệt đối )
[10] May 1913 – Chiến tranh vùng Balkan chấm dứt, nhưng sang July 28, 1914 thế chiến I bùng nổ, liên minh Austria-Hungary Empire tuyên chiến với Serbia.
[11] Ngưng bắn đầu tiên giữa quân đội Germany và England/France ở mặt trận phía Tây của Thế chiến I
[12] alienation: trạng thái hay kinh nghiệm bị cô lập, phân tách với một nhóm hay một sinh hoạt mà một người vốn thuộc về, hay đáng lẽ nên tham dự. Không phải alienation (trong lý thuyết Mácxít) là một điều kiện (chính trị xã hội) của người thợ thuyền trong xã hội tư bản, là hệ quả đến từ thiếu vắng sự liên kết đáng lẽ tự nhiên phải có với những sản phẩm do mình tạo ra, chúng như xa lạ, và một cảm nhận bị kiểm soát hay bóc lột.
[13] [Mark Harrison (ed), The Economics of World War II: Six Great Powers in International Comparison (Cambridge: Cambridge University Press, 1998), 3–10; John Ellis, World War II: A Statistical Survey (New York: Facts on File, 1993); I. C. B. Dear (ed.) The Oxford Companion to the Second World War (Oxford: Oxford University Press, 1995).]
[14] MAD: muatual assured destruction
[15] Phong trào chống kinh tế khắc khổ (anti-austerity movement) ở Spain, cũng còn gọi là Phong trào 15-M (Spanish: Movimiento 15-M), với những biểu tình bắt đầu ở Madrid ngày 15/05/2011.
Chiếm đóng đường Wall (Occupy Wall Street: OWS) đã trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến ở NY và những thành phố khác ở US và nước ngoài. Tham dự chủ yếu là hàng ngàn giới trẻ thất nghiệp và đã bị mất hết những quyền tự doưu tiên xã hội. Những cuộc biểu tình chiếm đóng được xem như một phản ứng dễ hiểu đối với sự hỗn loạn kinh tế diễn ra trong năm 2008. Phong trào chiếm đóng là một phong trào chính trị-xã hội quốc tế chống sự bất bình đẳng xã hội và thiếu ‘dân chủ thực sự’ trên toàn thế giới, mục tiêu chính là thúc đẩy công lý xã hội và kinh tế và những hình thức dân chủ mới.
[16] Radical Islam, fundamentalist Christianity, messianic Judaism.
[17] Al-Mahdī, (Arabic: “Người được Hướng dẫn Đúng”) ”) tên thực là Muḥammad Aḥmad ibn al-Sayyid ʿAbd Allāh (1844 – 1885), đã dựng Sudan thành một quốc gia Islam rộng lớn trải dài từ biển Đỏ (Red Sea/Hồng hải) đến vùng Giữa Africa, và sáng lập một phong trào rất ảnh hưởng ở Sudan, kéo dài đến 100 năm sau..
[18] Dayananda Sarasvati, tên thực là Mula Sankara (1824 -1883), nhà tu khổ hạnhcải cách xã hội Hindu,. Năm 1875 đã sáng lập Arya Samaj ((Sanskrit: Hội đồng những người Quí phái): một phong trào cải cách Hindu chủ trương quay trở lại với thẩm quyền tinh thầnthế tục của Vedas, những sách thánh cổ nhất của India, nền tảng triết họctôn giáo của cả Brahmanism and Hinduism.
Arya Samaj đã luôn luôn có những người theo đông đảo nhất ở miền tây và miền bắc India. Nó được tổ chức thành những samajas địa phương (“hội”), những samajas này gửi những đại diện đến những samajas tỉnh và đến một samaja toàn-India. Mỗi samaja địa phương bầu chọn những viên chức của mình theo phương cách dân chủ. Arya Samaj phản đối sự thờ phượng những hình tượng (murtis), hiến sinh thú vật, cúng giỗ tổ tiên (shraddha), tấn công sự phân định một giai cấp thấp hèn nhất, và sự phân chia giai cấp dựa trên giòng dõi thay vì nhân cách, chống tục tảo hôn, hành hương, dâng cúng đền thờ, tài thuật thiêng liêng dành riêng cho giới tu sĩ. Nó chủ trương tính chất không thể sai lầm của những Vedas, lý thuyết karma (tác động tích lũy của những hành động quá khứ) và luân hồi (quá trình chết và tái sanh), sự thánh linh của loài bò, tầm quan trọng của những samskaras (thanh tẩy cá nhân), hiệu quả của sự dâng hiến theo Vedas cho lửa, và những chương trình cải cách xã hội. Những hoạt động của nó gồm thúc đẩy giáo dục phụ nữhôn nhân giữa giai cấp; xây dựng những giáo đoàn, trại mồ côi, và nhà ở cho những người góa bụa; thành lập một mạng lưới những trường học và cao đẳng; thực hiện cứu trợ đói nghèo và y tế. Ngay từ khởi đầu, nó đã là một thành tố quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc India. Tuy nhiên, nó đã bị chỉ trích là quá giáo điều và hiếu chiến, và đã thể hiện một sự thiếu khoan nhượng với cả Kitô và Islam.
[19] The doctrine of infallibility: lý thuyết chủ trương tính chất không thể sai lầm trong những giảng dạy của vua chiên Ki tô. Theo hội đồng Vatican I năm 1870; định nghĩa rằng khi vị vua chiên chính thức định nghĩa những giáo điều của hội Nhà thờ, đó cũng là định nghĩa của vị Chúa Ma (Holy Spirit). Có 3 đòi hỏi để tính không thể sai lầm có thể được viện dẫn: (a) Tuyên bố phải đến từ người chính thức kế tục Peter. (b) Nội dung vấn đề phải nằm trong lĩnh vực của lòng tin Kitô và đạo đức. (c) Vua chiên phải phát biểu từ ‘ghế ngồi’ hay trong tư thế (ex cathedra) của Peter, và phải trong ý định tuyên bố một học thuyết vốn ràng buộc toàn thể hội nhà thờ đi đến đồng thuận.
[20] reveal: vén tấm màn lên để cho thấy gì vẫn che dấu ở đằng sau.
[21] ‘a brave new world’: (a) theo The Tempest, là thế giới đông đảo, đẹp đẽ, tốt lành;  ‘O, wonder! – How many goodly creatures are there here! – How beauteous mankind is! – O brave new world, – That has such people in’t! ; (b) Nhưng cũng là nhan đề của một tiểu thuyết (1932) của Aldous Huxley nói về một tương lai trong đó xã hội được tổ chức chặt chẽ và mọi người đều bị theo dõi nghiêm ngặt. Tác giả dùng với cả 2 nghĩa. Chúng ta đã đi từ (a) đến (b)..
[22] techno-religion
[23] tithe: một phần mười của hoa lợi sản xuất hay lợi tức hàng năm của mỗi cá nhân phải đặt riêng ra để trợ giúp (cúng cho) hội nhà thờ và giáo đoàn, trước đây vẫn thực hiện như một hình thức đánh thuế lợi tức vào dân chúng trong những quốc gia theo đạo Ki tô.
[24] Islamic State: Nhà nước Islam: Một nhóm Muslim giáo điều cực đoan Islam chủ chiến đặc biệt đang hoạt động ở Syria và Iraq. Cũng còn được gọi là ISIL, ISIS. Kể từ khi thành lập, Nhà nước Islam đã tìm cách thiết lập một quốc gia dưới quyền cai trị của một thủ lĩnh Islam (caliphate) dựa trên những diễn giải cực đoan về Islam và Shariah. Trong các hình thức trước đó của nó như JTJ (Jama'at al-Tawhid wa'al-Jihad) và AQI (Al Qaeda), nhóm này tập trung vào những mục tiêu cụ thể hơn như đánh đuổi những quân đội nước ngoài khỏi Iraq, nhưng khi nó lớn mạnh, nó đã nhấn mạnh việc thành lập một nhà nước độc lập.
[25] Michel Foucault. Histoire de la sexualité
[26] [Donna Haraway, ‘A Cyborg Manifesto: Science, Technology, and Socialist-Feminism in the Late Twentieth Century’, in Simians, Cyborgs and Women: The Reinvention of Nature, ed. Donna Haraway (New York: Routledge, 1991), 149–81.]




[1] the Yellow Brick Road: Con đường lát Gạch Màu vàng: một tiến trình hành động mà một cá nhân nào đó chấp nhận với tin tưởng rằng nó sẽ dẫn đến những điều tốt đẹp. (trong phim The Wizard of Oz, cô bé Dorothy và những người bạn của cô đã đi theo con đường lát gạch màu vàng để đến Thành phố Vĩnh cửu)
* [Công thức dùng dấu nhân vì những thừa số tác động lẫn nhau. Ít nhất, theo như những học giả thời trung cổ, bạn không thể hiểu Sánh Thánh Kitô nếu không hiểu lôgích. Nên, nếu lôgích=0, dù bạn có đọc mọi trang của quyển sách Thánh, con số thành của kiến thức của bạn, tích số vẫn là zero, hiểu biết = 0; Hiểu biết = sách Thánh × 0 = 0. Tương tự như vậy, khi bạn không hiểu được những gì trong mỗi trang của quyển sách Thánh, lôgích của bạn có sắc bén đến đâu, hiểu biết của bạn cũng vẫn là vẫn là zero, Hiểu biết = 0 × Lôgích = 0. Không thể dùng dấu cộng, vì như thế hiểu biếttổng số, có nghĩa là một ai đó biết rất nhiều lôgích, nhưng không đọc quyển sách Thánh, người ấy vẫn được xem nhưkiến thứctrường hợp này, chúng ta không thấy có gì là không đúng, nhưng các học giả trung cổ đã không nghĩ như thế.]
[2] Wilhelm von Humboldt (1767–1835): nhà giáo dục, nhà ngữ văn học, lý thuyết chính trị, chính khách người Germany. Ông đã cải cách hệ thống giáo dục Prussia và là người sáng lập trường đại học Berlin.
[3] [Walter Horace Bruford, The German Tradition of Self-Cultivation: ‘Bildung’ from Humboldt to Thomas Mann (London and New York: Cambridge University Press, 1975), 24, 25.]
[4] Yin và Yang: Ỏ đây, tôi dùng từ phiên âm của bản tiếng Anh, thay vì ‘âm’ và ‘dương’ như chúng ta vẫn dùng (陰 陽) để nhấn mạnh một vài điều. (a) Trong tư tưởng Tàu (không phải triết học, vì Tàu không thực sự có ‘triết học’, triết học, môn học như hiểu là nội dung của từ ‘philosophy’, triết học như một hệ thống như thế (gồm siêu hình và lôgích, vốn Tàu không có) chỉ xuất hiện trong lịch sử con người một lần ở thời cổ Hellas, với những Thales, Protagoras, Socrates, Plato, Aristotle,… và sau đó phát triển ở phương Tây).
(b) Yin và Yang như tác giả nhắc ở đây, là những khái niệm phổ thông trong tư tưởng Tàu, được giải thích là hai sức mạnh, hay năng lực, chúng bổ túc lẫn nhau và tạo thành tất cả mọi khía cạnh và hiện tượng của sự sống. Cũng như nhiều những khái niệm trừu tượng khác trong tư tưởng Tàu, chúng thường là những khái niệm không được định nghĩa rõ ràng, nhưng chỉ được dẫn đến bằng giải thích cho thí dụ để quan sát. Yin là dấu hiệu của (kể những gì là chính, phổ thông): tối/bóng tối/không có ánh mặt trời, đất, nữ/giống cái, tiêu cực/thụ động/tĩnh, và thu hút/lan thấm. Nó hiện diện trong những số chẵn, thung lũng (thế đất trũng) và những giòng nước (sông, suối); Nó được biểu hiện (bằng những hình ảnh, như của): mặt trăng, con hổ, màu vàng, và đường vạch đứt/không liền. Yang được xem là thuộc/trong: sáng/có ánh mặt trời, trời/vòm trời, nam/giống đực, tích cực/hoạt động/động và thâm nhập/xuyên qua. Nó hiện diện trong những số lẻ, núi cao; Nó được biểu hiện (bằng những hình ảnh, như của): mặt trời, con rồng, màu xanh(hay trắng), và đường vạch liền. Cả hai (lưỡng nghi) được cho là đến từ Thái Cực (the Great Ultimate 太極).
[5] Đặc biệt kỹ thuật ‘dòng chảy nội tâm’ hay ‘độc thoại nội tâm” (stream-of-consciousness technique) trong Ulysses của James Joyes (1882-1941). Kỹ thuật này được đề cao vì cho là nó trình bày được trung thực dòng chảy của suy tưởng, tình cảm, hồi tưởng, và những chuyển đổi trạng thái tâm lý của nhân vật. Ulysses đã được tuyên xưng (và nhiều đồng ý) là “dấu mốc lỗi lạc của văn chương ngày nay”. Một tác phẩm trong đó sự phức tạp của đời người được mô tả với văn phong xuất chúng, của một ngòi bút chưa từng có trước đó, không gì ngang bằng sau này!
[6] [All-Time 100 TV Shows: Survivor’, Time, 6 September 2007, retrieved 12 August 2015, http://time.com/3103831/survivor/..]
[7] Wizard: là người có pháp thuật, thuật sĩ, gần như sorcerer (phù thuỷ), nhưng hiền lành, hay giúp người và thông thái hơn (pháp thuật do học hỏi, trau luyện mà có, không từ bí truyền, thừa tự)
[8] Adventures of Huckleberry Finn tiểu thuyết của Mark Twain,
[9] Erich Maria Remarque, Im Westen Nichts Neues (1929) nguyên văn tiếng Germany, All Quiet on the Western Front là nhan đề bản dịch tiếng England. Tiểu thuyết nói về kinh nghiệm của những người lính Germany trong thế chiến I.
[10] Platoon: Phim về chiến tranh Mỹ-Việt của Oliver Stone (viết và đạo diễn), trong đó, Adagio for Strings của Samuel Barber, motif ngậm ngùiđau thương, như tiếng những oan khuất không tan trong ký ức của những người lính chiến, tuy sống xót trở về nhưng sẽ bị những gì trong cuộc chiến sai lầm ở xứ sở xa lạ này ám ảnh đến hết đời. Được xem là phim thuộc thể loại chiến tranh hay nhất từ trước đến nayPlatoon là phim đầu tiên trong bộ ba phim về Chiến tranh Việt Nam của Oliver Stone. Hai phim nổi tiếng kia là Born on the Fourth of July (1989) và Heaven & Earth (1993). Platoon dựa trên những hoạt động và những kinh nghiệm của chính Oliver Stone, trong thời gian ông tham dự cuộc chiến (ông tình nguyện nhập ngũ), trong vai một người lính bộ binh, từng hai lần bị thương, và đoạt rất nhiều huy chương cao quí. Stone trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường Vietnam trong giai đoạn có những giao tranh ác liệt nhất (1967-1968).
[11] [Phil Klay, Redeployment (London: Canongate, 2015), 170.]
[12] [Yuval Noah Harari, The Ultimate Experience: Battlefield Revelations and the Making of Modern War Culture, 1450–2000 (Houndmills: Palgrave Macmillan, 2008); Yuval Noah Harari, ‘Armchairs, Coffee and Authority: Eye-witnesses and Flesh-witnesses Speak about War, 1100–2000’, Journal of Military History 74:1 (January 2010), 53–78.]
[13] [* Trong chính trị nước US, chủ nghĩa tự do (liberalism) thường hiểu theo nghĩa chật hẹp hơn nhiều, và xem như phản lại với ‘bảo thủ’ (conservatism). Tuy nhiên, trong nghĩa rộng hơn của thuật ngữ,  hầu hết những người trong khối ‘bảo thủ’ ở US, cũng là những người theo chủ nghĩa tự do cá nhân.”]
[14] [Angela Merkel Attacked over Crying Refugee Girl’, BBC, 17 July 2015, accessed 12 August 2015, http://www.bbc.com/news/world-europe-33555619.]
[15] The Third Man, phim ‘đen’ (film noir) England, 1949 đạo diễn Carol Reed, truyện phim Graham Greene.
[16] Xem những bản dịch của tôi (LDB):   Nietzsche – Buổi Chạng vạng của những Tượng thần  (‘Rút ra từ trường đời về chiến tranh: Những gì không hủy hoại tôi, làm tôi mạnh hơn.’)  và Ý Dục Quyền Lực
[17] [Laurence Housman, War Letters of Fallen Englishmen (Philadelphia: University of Pennsylvania State, 2002), 159.]
[18] [Mark Bowden, Black Hawk Down: The Story of Modern Warfare (New York: New American Library, 2001), 301–2].
[19] [Adolf Hitler, Mein Kampf, trans. Ralph Manheim (Boston: Houghton Mifflin, 1943), 165.]



[1] [Jean-Jacques Rousseau, Émile, ou de l’éducation (Paris, 1967), 348.]
[2] Nhân đây, không thể không nhắc đến xã hội cổ điển của chúng ta – còn kể lại về những lệ làng – đã trừng phạt nặng nề những tình duyên ngoài hôn nhân (gọt gáy bôi vôi, thả bè trôi sông,..) chủ yếu vì quan điểm của cộng đồng nhìn những vụng trộm này như sự thách thức và phá vỡ trật tự xã hội, không như vi phạm những luật lệ thiêng liêng nào đó, hay ít nhất không dựa vào răn dạy ‘đạo đức’ thần linh nào để biện minh sự trừng phạt, như thấy trong xã hội phương Tây. Theo dòng suy nghĩ này, có thể giải thích tại sao người ta thường làm ngơ với phái nam (trai năm thê bảy thiếp) nhưng không tha thứ cho người phụ nữ đa tình (gái chính chuyên chỉ một chồng) – có thể đến từ hệ luận rằng vợ là ‘sở hữu’ của chồng, người vợ ‘thuộc’ về người chồng/gia đình chồng, do đó; ngoại tình là một thứ vi phạm tư hữu!. Tương tự, trường hợp ‘chửa hoang’, không ai mất quyền tư hữu (nhân vật nam vắng mặt), nên tình duyên vắng mặt hôn nhân này chỉ xem là trái với tục lệ, hương ước, nên người nữ bị tội nhẹ hơn, đuổi khỏi làng hay chỉ bị phạt vạ.
[3] LGBT: từ viết tắt ghép những chữ đầu của lesbian, gay, bisexual, transgender (đồng tính nữ, nam,  lưỡng tính, chuyển giới tính)
[4] [Journalists Syndicate Says Charlie Hebdo Cartoons “Hurt Feelings”, Washington Okays’, Egypt Independent, 14 January 2015, accessed 12 August 2015,
http://www.egyptindependent.com/news/journalists-syndicate-says-charlie-hebdo-cartoons-percentE2percent80percent98hurt-feelings-washington-okays.]
[5] Wars of the Roses: nội chiến trong thế kỷ XV, giữa hai giòng vua: House of York (hoa hồng trắng) và House of Lancaster (hoa hồng đỏ) ở England.
[6] guild: phường hội những nghề chuyên môn
[7] Meistersinger (=master singer: người hát chính, trưởng ca đoàn)
[8] [Naomi Darom, ‘Evolution on Steroids’, Haaretz, 13 June 2014.]
[9] xem thêm bài dịch của tôi: Friedrich Nietzsche – Kẻ Điên







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 8754)
11/01/2014(Xem: 15467)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.