Từ “Phiên Bản” Chuyện Con Cá Và Cần Câu Nghĩ Đến Thái Độ Sống Của Teen

06/06/20223:32 CH(Xem: 1442)
Từ “Phiên Bản” Chuyện Con Cá Và Cần Câu Nghĩ Đến Thái Độ Sống Của Teen
TỪ “PHIÊN BẢN” CHUYỆN CON CÁ VÀ CẦN CÂU
NGHĨ ĐẾN THÁI ĐỘ SỐNG CỦA TEEN
Nguyễn Cảnh Chương

Con Cá và Cần CâuCâu chuyện Con cá và cần câu là câu chuyện ngụ ngôn xưa, tùy từng giai đoạn nó được chế tác thành “phiên bản” mới, mang ý nghĩa của thời đại đó. Từ “phiên bản” cũ đề cao công cụ, rồi đề cao phương pháp, nay tôi giới thiệu thêm “phiên bản” mới đề cao thái độ sống.

Chuyện kể rằng, A đi câu cá, trên đường trở về, gặp một người ăn xin sắp chết đói. A thương tình nên bắt trong giỏ cá của mình vừa đi câu về cho người ăn xin một con cá. Người ăn xin đã nướng ăn và thoát được cơn đói. A về rất vui, gặp bạn mình là B, kể lại chuyện mình đã làm được một việc thiện. B lắc đầu bảo rằng A làm như vậy là không chắc tốt. “Không chỉ cho cá, cậu nên cho người ăn xin cần câu để anh ta có thể tự mình đi câu kiếm sống. Không tin ngày mai cậu đi qua sẽ thấy người ăn xin đó vẫn bị cơn đói hành hạ” – B nói.

Ngày hôm sau A rủ B cùng đi câu. Khi trở về, quả đúng như lời B nói, hai anh em gặp lại người ăn xin đang nằm lả bên vệ đường. A lại cho người ăn xin cá và B cho người ăn xin cần câu. A và B trở về nhà trong tâm trạng vui vẻ vì đã làm được việc thiện. Trên đường về A và B gặp bạn là C. Cả A và B hào hứng kể cho C nghe chuyện vừa xảy ra. C lắc đầu nói: “Các cậu làm như vậy chưa chắc đủ. Cho người ăn xin cần rồi nếu không chỉ cho anh ta phương pháp câu thì chưa chắc anh ta đã câu được cá. Có thể ngày mai trở lại các cậu sẽ thấy người ăn xin vẫn bị đói”.

Ngày hôm sau A và B rủ C cùng đi câu. Khi trở về, quả đúng như lời C nói, ba anh em gặp lại người ăn xin đang nằm còng queo, quắp chiếc cần câu lả đi bên vệ đường. Thế là A lại cho cá, B sửa lại cần, C giảng giải tỉ mỉ phương pháp câu cá, từ ngoắc mồi câu đến phương pháp câu từng loại cá, v.v… Thế rồi cả ba ra về trong tâm trạng đầy hưng phấn, tin chắc từ nay người ăn xin sẽ không sợ đói nữa. Khi ba người về gặp D, cả ba lại hào hứng kể lại chuyện người ăn xin. D ngẫm nghĩ một lát rồi lắc đầu nghi hoặc: “Các cậu đã làm đúng, thế nhưng tớ nghĩ chưa đủ. Tớ chỉ sợ thiếu một điều có lẽ còn quan trọng hơn đó là các cậu chưa chỉ cho anh ta thái độ sống tích cực, phù hợp. Chỉ e rằng anh ta sẽ chỉ lo bản thân trước mắt, không lo đến lâu dài, “tích cốc phòng cơ” khi mùa hạn tới không có cá để câu; thậm chí có khi anh ta còn có thái độ tiêu cực, không chịu đi câu, lại trở lại với nghề ăn xin”.

Cả A, B và C không tin lắm vào lời D, nhưng để kiểm tra, ngày hôm sau nữa, A, B và C rủ D cùng đi câu. Không ngờ rằng, trên đường về nhà, cả bốn anh em lại gặp người ăn xin ngày nọ trở về với nghề cũ của mình. A, B và C kéo D lại bảo D chỉ cho người ăn xin thái độ sống. D ngần ngại: “Thái độ sống phải được tự đào luyện thường xuyên nhờ sự định hướng, tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, không thể ngày một ngày hai mà có được”…

Câu chuyện giản dị nhưng cốt yếu đem lại một sự khẳng định về tầm quan trọng của thái độ sống. Gần đây, báo chí truyền thông đưa tin nhiều về thái độ sống của tuổi teen, thế hệ 9x, đặc biệt là những vụ nữ sinh đánh nhau liên tiếp, nó phản ánh một hiện tượng suy thoái về thái độ sống. Chưa phải là tất cả nhưng nó là một cảnh báo đáng lo ngại.

Người viết bài này, không dưới một lần đi ăn sáng, gặp cảnh những cậu con mang trên mình đồng phục học sinh của trường trung học phổ thông chúi mũi vào truyện tranh, trong khi bố gọi phở lên, ngắt lá rau, vắt chanh, phụ tương ớt, v.v… đầy đủ “thủ tục” rồi… năn nỉ con ăn nhanh kẻo muộn giờ. Rồi chuyện gia đình cùng xóm của tôi, gia cảnh cũng không lấy gì gọi là khá giả, nhưng vì thương con nên anh chị vẫn dốc hết sức mình để nuôi con ăn học. Để con bằng bạn bằng bè, anh chị thường nhờ tôi hỏi dùm có ai có thể dạy kèm hoặc dạy thêm chất lượng để mời về hoặc gửi cho con đến học. Trong cuộc sống hàng ngày, cô con gái lớn của anh chị đã học lớp chín nhưng chị không hề cho con đụng chân, đụng tay. Quả là Sinh con ai nỡ sinh lòng/ Sinh con ai cũng vun trồng cho con. Một lần tôi đến nhà, bố nhờ con gái pha ấm trà, cô bé đã phụng phịu đổ cả nửa gói trà vào tách khiến cho anh phải phát ngượng với khách…

Những câu chuyện trên về thái độ sống là có thực, nó chưa phải là tất cả nhưng nó đang cảnh báo, đòi hỏi đến sự kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Phiên bản tân trang câu chuyện ngụ ngôn trên nghe có vẻ giản dị nhưng thật sâu sắc. Hóa ra công cụ, phương pháp quan trọng nhưng thái độ sống là điều quan trọng hơn cả. Có khi thái độ sống là khởi điểm cho châm ngôn của người xưa: Thái độ (sống) thúc đẩy suy nghĩ; suy nghĩ thúc đẩy hành động; hành động tạo nên thói quen; thói quen tạo nên tính cách; tính cách tạo nên số phận…

(Theo chungta.com)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 8757)
11/01/2014(Xem: 15469)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.