Phật Nói Kinh Diên Mệnh Địa Tạng Bồ Tát

01/10/20212:26 SA(Xem: 8543)
Phật Nói Kinh Diên Mệnh Địa Tạng Bồ Tát
PHẬT NÓI KINH DIÊN /DUYÊN MỆNH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT
Hán dịch: Không rõ tên người dịch
[PN: Ngài Bất-Không Tam-Tạng phụng chiếu dịch]
Việt dịch: HUYỀN THANH
Pram Nguyễn chú giải
{gạch bỏ thay vào, hay chú thích bằng []}
15/12/2018
 

 

Như vậy tôi nghe. Một thời, Đức Phật [Shakyamuni] ngự tại núi Khư Đà La (Khadiraka: còn dịch là Già-La-Đà) cùng với chúng Đại Tỳ Khưu gồm một vạn hai ngàn người đến dự. Bồ Tát gồm có ba vạn sáu ngàn người đến dự. Tất cả chư Thiên (Deva) với hàng Rồng (Nāga), Dạ Xoa (Yakṣa), Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya)…các hàng Luân Vương (cakra- varti-rājan: Chuyển Luân Vương), Kim Luân, Ngân Luân từ mười phương đi đến

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói Hạnh Vô Y [(anālambya: không có dính mắc, không có chỗ nương dựa)] của Đại Thừa đó xong.

Thời có vị Đế Thích (Indra) tên là Vô Cấu Sinh (Vimala-saṃbhava) bạch Phật rằng: “Con muốn hộ giúp cho đời. Nếu sau khi Đức Phật diệt độ, làm thế nào để nhổ bứt cứu giúp cho chúng sinh trong thời Mạt Pháp?”

 

Đức Phật bảo Đế Thích: “Có một vị Bồ Tát tên là Diên/Duyên Mệnh Địa Tạng Bồ Tát [Janitam Ksitigarbha Bodhisattva]. Mỗi ngày, vào buổi sáng sớm nhập vào các Định (Samādhi) dạo chơi hóa độ rồi đi giáo hóa các nẻo, nhổ bứt nỗi khổ, ban cho niềm vui. Nếu bị rơi lại trong ba đường [ác], đối với Bồ Tát này mà nhìn thấy hình thể, nghe được tên gọi, thì sẽ sinh vào cõi Người, Trời hoặc sinh về Tịnh Thổ. Người ở trong ba đường lành, nghe tên vị ấy sẽ được quả báo ngay trong đời này, đời sau sinh về cõi Phật. Huống chi là nhớ nghĩ, tâm mắt Tâm-nhãn được mở, quyết định thành tựu.

Cũng với Bồ Tát đó sẽ được mười loại Phước

  1. Người nữ sinh đẻ thuận lợi
  2. Đầy đủ thân căn
  3. Đều trừ hết mọi bệnh
  4. Thọ mệnh lâu dài
  5. Thông minh Trí Tuệ
  6. Tài bảo dư thừa
  7. Mọi người kính yêu
  8. Lúa gạo được mùa
  9. Thần Minh gia hộ
  10. Chứng Đại Bồ Đề

Cũng trừ diệt tám sự sợ hãi lớn

  1. Gió mưa tùy theo thời
  2. Nước khác chẳng khởi binh
  3. Nước của mình chẳng có kẻ làm phản
  4. Mặt Trời Mặt Trăng chẳng bị ăn nuốt (tức là không có hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực)
  5. Tinh Tú chẳng biến đổi sai với lẽ thường
  6. Quỷ Thần chẳng đi đến
  7. Đói khát chẳng hưng khởi
  8. Người dân không có bệnh

Đức Phật bảo Đế Thích: “Ở đời vị lai, nếu có chúng sinh thọ trì Kinh này, cung kính, cúng dường vị Bồ Tát đó thì bên trong một trăm do tuần không có các tai vạ, mộng ác, tướng ác, các điều chẳng tốt lành.

Hàng Võng Lượng, Quỷ Thần, Cưu Bàn Đồ vĩnh viễn chẳng được dịp thuận tiện để hãm hại; Thiên Cẩu, Thổ Công, Đại Tuế Thần Cung, Sơn Thần, Mộc Thần, Giang Hải Thần, Thủy Thần, Hỏa Thần, Cầm Ngạ Thần, Trủng Thần, Xà Thần, Chú Trớ Thần, Linh Thần, Lộ Thần, Táo Trạch Thần… nếu nghe Kinh này, tên của vị Bồ Tát [Janitam Ksitigarbha Bodhisattva] đó, sẽ nôn ra khí tà, tự ngộ bổn Không [sunyata], mau chứng Bồ Đề

Khi ấy, Đế Thích bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Diên Mệnh [Địa Tạng] Bồ Tát làm thế nào để cảm hóa sáu nẻo, cứu độ cho chúng sinh?”

Đức Phật bảo Đế Thích: “Này Thiện Nam Tử ! Tất cả Pháp Không-tịch (Sunyta- sama), chẳng trụ sinh diệt, tùy theo duyên sinh cho nên sắc thân chẳng giống nhau, tính dục vô lượng. Vì cứu độ khắp cả nên Diên/Duyên Mệnh Bồ Tát

1)                 hoặc hiện thân Phật,

2)                 hoặc hiện thân Bồ Tát,

3)                 hoặc hiện thân Bích Chi Phật,

4)                 hoặc hiện thân Thanh Văn,

5)                 hoặc hiện thân Phạm Vương,

6)                 hoặc hiện thân Đế Thích,

7)                 hoặc hiện thân Diễm Ma Vương,

8)                 hoặc hiện thân Tỳ Sa Môn,

9)                 hoặc hiện thân mặt trời, mặt trăng,

10)            hoặc hiện thân năm vì sao (ngũ tinh),

11)            hoặc hiện thân bảy vì sao (thất tinh),

12)            hoặc hiện thân chín vì sao (cửu tinh),

13)            hoặc hiện thân Chuyển Luân Thánh Vương

14)            hoặc hiện các thân Tiểu Vương,

15)            hoặc hiện thân Trưởng Giả,

16)            hoặc hiện thân Cư sĩ,

17)            hoặc hiện thân Tể Quan,

18)            hoặc hiện thân phụ nữ,

19)            hoặc hiện thân Tỳ Khưu, thân Tỳ Khưu Ni, thân Ưu Bà Tắc, thân Ưu Bà Di,

20)            hoặc hiện thân của hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Người, Phi Nhân…

21)            hoặc hiện thân Y Vương,

22)            hoặc hiện thân cỏ thuốc (dược thảo),

23)            hoặc hiện thân người đi buôn,

24)            hoặc hiện thân người làm ruộng,

25)            hoặc hiện thân voi chúa,

26)            hoặc hiện thân sư tử chúa,

27)            hoặc hiện thân bò chúa,

28)            hoặc hiện thân hình con ngựa,

29)            hoặc hiện hình Đại Địa,

30)            hoặc hình núi vua,

31)            hoặc hiện hình biển lớn…

32)            Hết thảy năm loại hình thuộc bốn cách sinh (trứng, thai, ẩm thấp, biến hóa) trong ba cõi, không có gì chẳng biến hiện được.

Như thế là tự thể của Pháp Thân (Dharma-kāya) của Diên/Duyên Mệnh Địa tạng Bồ-Tát biến ra. Hiện chủng chủng thân [hóa thân bời bời] du hành giáo hóa sáu ngả, độ thoát chúng sinh, hay dùng một tâm thiện, phá ba cõi [Dục, Sắc và Vô-Sắc] hữu lậu, cũng bởi một thiện tâm.

Nếu chúng-sinh đời vị lai, không hay phát tâm tin hướng, chỉ cần một lòng lễ bái, cúng dường Diên Mệnh [Địa Tạng] Bồ Tát thì dao gậy chẳng thể chạm đến, chất độc chẳng thể gây hại. Nhóm Yểm Mỵ, Chú Trớ, Khởi Thi Quỷ quay trở lại dính vào người gây ra (bản nhân) như nhổ nước miếng lên trời, ném tro hướng về gió đều quay lại dính vào thân kẻ ấy”

Lúc đó, Đế Thích [Indra] bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Vì sao gọi là Diên Mệnh [Địa Tạng] Bồ Tát [Janitam Ksitigarbha Bodhisattva]? Tướng ấy như thế nào?”

Đức Phật bảo Thiên Đế: “Này Thiện Nam Tử! Tâm của Bồ Tát chân thiện vốn tròn sáng, vì tỏ rõ Như Ý Luân [Cintamani-chakra] trong sạch không có trở ngại cho nên gọi là Quán Tự Tại [Avalokitesvara].

-         Vì Tâm khôngsinh diệt cho nên gọi là            Diên Mệnh.

-         Vì Tâm không có tồi phá cho nên gọi là               Địa Tạng.

-         Vì Tâm không có bờ mé cho nên gọi là                Đại Bồ Tát     [Mahasattva Bodhisattva].

-         Vì Tâm khôngsắc tướng cho nên gọi là          Ma Ha Tát      [Mahasattva].

Các ông nên tin nhận, tâm không có chỗ khác, đừng khiến cho quên mất”

Khi ấy, Đại Địa chấn động theo sáu cách, Diên Mệnh [Địa Tạng] Bồ Tát [Janitam Ksitigarbha Bodhisattva] [bản dịch của ngài Bất-Không], từ mặt đất hiện lên, gối bên hữu quỳ thẳng, cánh tay và bàn tay ngang vai, gối bên tả duỗi xuống, tay cầm Tích-trượng mà bạch Phật rằng:

“Con mỗi ngày cứ buổi sáng sớm, thì nhập Thiền Định [Samadhi], đi vào các Địa Ngục, khiến cho chúng sinh ly hết khổ nạn. Đời này và đời sau, thế giới [lokadhatu] nào không có Phật, con cũng có thể dắt dẫn chỉ đườngtế độ cho chúng.

Nếu Phật diệt độ về sau này, tất cả nam nữ, muốn được con ban phúc/phước cho, không cần hỏi ngày xấu hay tốt, sạch hay không sạch, chỉ cần người ấy hiếu dưỡng với phụ mẫu, kính thờ Sư trưởng, nói năng và khí sắc lúc nào cũng thường hòa, không làm oan người dân, không giết hại sinh mạng, không phạm tà dâm.

Hoặc mười ngày Trai, hoặc sáu ngày Trai, ngày 18, ngày 24, chí tâm thành kính, chuyển đọc Kinh này, xưng tên của con, thời con lấy Pháp-nhãn và uy-thần liền chuyển nghiệp báo, khiến được [phúc] quả trong đời này, trừ dứt tội Vô Gián [Ngũ Nghịch], lại được chứng đạo Bồ Đề.

 

Con từ quá khứ, không biết bao nhiêu kiếp số tới nay, thấy tất cả chúng sinh trong lục đạo [sad gati], đồng một thể Pháp-tánh [Dharmata], không trước không sau, không sai không khác, bởi nghiệp vô minh, mà thấy các tướng khác nhau, sanh, trụ, dị, diệt, lúc được lúc mất, khởi niệm bất thiện, tạo mọi nghiệp ác, vòng quanh lục thú [sad gati], kiếp kiếp cùng làm cha mẹ với nhau, đời đời cùng là anh em quyến thuộc, hết thảy đều thành Phật cả. Sau khi con thành Phật, nếu còn sót một người nào chưa độ, con thề chưa thành Phật. Nếu chúng sinh nào biết được bổn nguyện của con, đời này và đời sau, có sở cầu sự gì, không được thỏa mãn thì con thề không thành Chánh Giác.”

Bấy giờ, Đức Phật khen Diên Mệnh [Địa Tạng] Bồ Tát: “Lành thay! Lành thay! Chân Thiện nam tử! Sau khi Ta diệt độ, chúng sinh có tội khổ trong đời ác của thời vị lai, Ta giao phó cho ông. Đời này đời sau khéo hay dẫn lối, chẳng bị rơi vào nẻo ác trong khoảng búng ngón tay, huống chi là bị rơi vào Địa Ngục A Tỵ (Avīci)”

Diên Mệnh [Địa Tạng] Bồ Tát bạch Phật rằng: “Xin Đức Thế Tôn đừng lo! Con sẽ cứu vớt chúng sinh trong sáu nẻo [sad gati]. Nếu có tội khổ thì con sẽ nhận thay nỗi khổ ấy. Nếu chẳng như thế thì con chẳng nhận lấy Chính Giác”

Thời Đức Thế Tôn lại dùng Kệ khen rằng:

Lành thay! Lành thay!

Diên Mệnh Địa Tạng Bồ Tát!                     [Janitam Ksitigarbha Bodhisattva]

Coi hữu tình như bạn.

Chúng sinh lúc sanh thời,

Ông sẽ là mạng chúng,

Chúng-sinh khi mạng chung,                      [mạnh]

Ông lại làm Đạo Sư.

Chúng-sinh chẳng hiểu biết

Vô phước mà chết yểu (yểu tử)

Ta [Shakyamuni] diệt độ về sau

Ở trong thời Mạt-Pháp

Quốc độ nhiều tai-khởi

Nhân Vương bất-chính loạn

Giặc phương khác kéo đến

Đao binh khởi chiến trận

Chỉ nên nhớ tưởng niệm

Diên Mệnh Địa Tạng Bồ Tát                       [Janitam Ksitigarbha Bodhisattva]      

Đời này và đời sau

Cầu gì không mãn nguyện

Không đúng Ta thuyết giáo

Thực là không có lý

Khi ấy, Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới [1.000.000.000 tiểu thiên thế giới] chấn động sáu lần. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát [Manjusri], Phổ Hiền Bồ Tát [Samantabhadra], Kim Cương Tạng Bồ Tát [Vajragarbha], Hư Không Tạng Bồ Tát [Akasagarbha], Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát [Arya Avalokitesvara], nhóm Ma Ha Tát [Mahasattva: Đại Hữu Tình]… khác miệng cùng lời bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chúng sinh đời vị lai, nếu nghe thấy Kinh này, và danh hiệu Bồ Tát Diên Mệnh Địa Tạng [(Janitam Ksitigarbha Bodhisattva)], thời chúng con cũng đều tùy thuận người đó và hiện ở trước người đó, làm cho Tâm-nhãn thấy rõ, có cầu việc gì cũng được viên mãn. Nếu không được như thế, thì lũ chúng con thề không thành Chánh Giác”.

Lúc đó, Phạm Vương, Đế Thích, bốn vị Đại Thiên Vương tuôn mưa hoa của các cõi Trời, cúng dường Đức Như Lai rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Chúng sinh đời vị lai, nếu tự tâm chính, chẳng tranh giành phải trái, chẳng buông bỏ thưởng phạt, trì Kinh này, niệm Bồ Tát này [Diên Mạng Địa Tạng (Ksitigarbha)] thì chúng con và quyến thuộc đều ủng hộ người đó, ngày đêm chẳng lìa, khiến cho đất nước ấy trong một trăm do tuần, không có các tai nạn. Người dân của nước ấy khiến được an ổn, lúa má được mùa, đầy đủ sự mong cầu.

Nếu chẳng như thế thì chúng con chẳng đáng được tên gọi Hộ Thế, chẳng quay về Bản Giác [và cũng không bao giờ trở lại được tánh Bản giác]”.

[TÂM CỦA DIÊN MẠNG ĐỊA TẠNG BỒ TÁT]

[Lúc đó có] hai vị Đồng Tử đứng hầu hai bên trái phải [của Diên Mạng Địa Tạng Bồ Tát].

Một vị tên là Chưởng Thiện ở bên trái, màu trắng, cầm hoa sen trắng, điều ngự Pháp Tính.

Một vị tên là Chưởng Ác ở bên phải, màu đỏ, cầm chày Kim Cương, giáng phục Vô Minh.

Đức Phật bảo Đại Chúng: “Các ngươi nên biết hai vị Đồng Tử đó là Pháp TínhVô Minh, [cũng như] hai bàn tay, hai bàn chân [của Diên Mạng Địa Tạng Bồ Tát].

Tâm bất động của Diên Mệnh [Địa Tạng] Bồ TátBản Thể của chữ A.         [唒]

Nếu có chúng sinh biết Tâm đó, quyết định thành tựu. Liền diệt tam độc và được lực tự tại, muốn nguyện sanh cõi Phật nào, tùy nguyện sanh.

Nếu tất cả chúng sinh đời vị lai, cung kính cúng dường Diên Mệnh [Địa Tạng] Bồ Tát mà chẳng sinh nghi ngờ thì sự mong cầu của đời này đều khiến cho đầy đủ, đời sau sinh về Tịnh Thổ, được Vô Sinh Pháp Nhẫn”

Đức Phật nói Kinh này xong thời tất cả Đại Hội, tâm rất vui vẻ, tin nhận phụng hành.

PHẬT NÓI KINH DIÊN MỆNH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT                 (Hết)

 


 

Nam mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn, Người nữ sinh dễ, tâm an ổn

Nam mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn, Đầy đủ thân căn, ý tự tại

Nam mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn, Mọi bệnh đều trừ, Thể bền chắc

Nam mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn, Thọ mệnh lâu dài, nguyện thành tựu

Nam mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn, Thông minh, Trí Tuệ giữ Giới Cấm

Nam mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn, Tài bảo dư thừa, giúp nghèo túng
Nam mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn, Mọi người yêu kính, không sợ hãi

Nam mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn, Lúa gạo được mùa, dân an vui

Nam mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn, Thần minh gia hộ, trừ tai nạn

Nam mô Diên Mệnh Địa Tạng Tôn, Chứng Đại Bồ Đề, thành Phật Đạo


Chân Ngôn:

“Án, ha ha ha, vĩ sa ma duệ, sa bà hạ”/

Oṃ Ha ha ha Vismaye Svāhā


Tán:

Địa Tạng Đại Sĩ

Thề Nguyện rộng sâu

Ngọc sáng soi chiếu

Phá thành Thiết Vi

Gậy vàng chấn U Minh

Mưa hoa tuôn thơm phức

Đại Địa bày xuân tươi (dương xuân)


Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
               (xưng 3 lần)


Hồi hướng
: Nay Công phu đọc tụng kinh Phật nói Kinh Diên Mệnh Địa Tạng Bồ tát con xin hồi hướng cho

-          Nguyện hồi hướng đến các dịch giả [Ngài Bất-Không Tam-Tạng dịch Phạn-Hán nguyện thường tùy hành cùng ngài Địa tạng và chư Thiện Tri Thức khắp 10 phương, Cư sĩ Huyền Thanh người dịch kinh ra Việt văn tùy duyên cõi phật sớm được Nhiên đăng phật quốc, Cư sĩ Pram Nguyễn giảo đính và chú giải kinh này cửu trụ lâu dài để ], những người in ấn Kinh văn, viết vẽ thảy đều nhờ ân Phật đồng được Thân Chánh Pháp Tạng

-          Nguyện Chánh Pháp nầy cửu trụ ở đời; đời không có Phật, Thánh Hiền vắng bóng, con sẽ hoằng truyền Kinh nầy, phổ độ chúng sanh, nhập biển trí tuệ của Như-Lai.

-          Nguyện cho con và tất cả chư Thiên, quỷ thần, vong linh, chúng hữu tình đồng đọc Kinh nầy, mau chóng nhập lý thú của Kinh

....tuỳ theo nguyện của người học





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :