Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

02/02/20163:53 SA(Xem: 25598)
Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

MỤC LỤC ĐẠI TẠNG KINH TIẾNG VIỆT
Biên soạn: Nguyễn Minh Tiến
Nhà xuất bản: Tôn Giáo 2016

muc luc dai tang kinh tieng viet bia

Tiến trình Việt dịch Kinh điển đã trải qua hơn nửa thế kỷ, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa có bất kỳ một công trình thống kê đầy đủ nào về các bản kinh được Việt dịch. Đây là thiếu sót rất lớn trong thực tế và trong chừng mực nào đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thành Đại tạng Kinh Tiếng Việt như mong ước của tất cả những người con Phật.
Trước hết, do không có một nguồn tham khảo đầy đủ về các bản kinh Việt dịch, không ít dịch giả đã chuyển dịch trùng lặp những bản kinh đã dịch rồi mà không có lý do rõ rệt, chỉ đơn giản là do thiếu thông tin. Việc có nhiều bản dịch từ một nguyên bản có thể xem là chuyện bình thường, thậm chí còn có thể giúp người đọc hiểu sâu hơn bản kinh từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu dịch giả quyết định dịch một bản kinh mà người khác đã chuyển dịch, điều đó có nghĩa là vị ấy đã có sự cân nhắctin chắc rằng dịch phẩm của mình có thể đóng góp thêm những giá trị mới. Ngược lại, việc chuyển dịch trùng lặp chỉ vì không biết đến bản dịch của người khác lại là một việc không có ý nghĩa tích cực lắm, nhất là trong hiện trạng vẫn còn quá nhiều bản kinh chưa được dịch.
(Xem thêm phần lời nói đầu)


Mục Lục:

Lời nói đầu
Suy nghĩ về Đại Tạng Kinh Tiếng Việt - Hiện trạng và tương lai
II. Phiên dịch Kinh điển sang Tiếng Việt
2. Tìm hiểu thực trạng hiện nay
III. Việt tạng: Hiện trạng và tương lai
IV. Thay lời kết


Dưới đây là thư của người biên soạn:

Kính gửi Quý Thầy, Quý BBT các website Phật giáo,

Để góp phần thúc đẩy việc hình thành một Đại tạng Kinh Tiếng Việt hoàn chỉnh và đáng tin cậy, từ nhiều năm qua đã có rất nhiều nỗ lực đóng góp từ Tăng Ni Phật tử khắp nơi.

Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình thống kê cụ thể nào về những đóng góp này. Trong những năm qua, chúng tôi đã cố gắng thu thập trong phạm vi khả năng cho phép và hôm nay chính thức xuất bản bản khởi thảo đầu tiên của Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, hy vọng có thể tạo tiền đề cho một công trình chính thức đầy đủ, hoàn thiện hơn trong tương lai từ sự đóng góp chung của tất cả mọi người.

Kính mời Quý Thầy, Quý BBT các website Phật giáo lấy dữ liệu đăng tải lại tại đây:

http://rongmotamhon.net/xem-sach_Loi-noi-dau_ddkclglc_show.html

Sách do NXB Tôn Giáo cấp phép in ấn, được in trên khổ giấy lớn (16 x 24 cm), dày 672 trang, đóng bìa cứng, cung cấp thông tin về hơn 1.300 bản kinh Việt dịch gồm hơn 4.000 quyển, của gần 200 dịch giả đóng góp trong hơn 50 năm qua. - Sách sẽ phát hành ngay sau Tết Nguyên Đán.

Phiên bản online được cập nhật thường xuyên tại đây:

http://rongmotamhon.net/xem-kinh_lpks_lpks_viet-tang.html

Chúng tôi xin trân trọngchân thành biết ơn mọi sự đóng góp ý kiến, thông tin bổ sung cho công trình này.

Kính mong sự góp sức của Quý Thầy và Quý BBT các website Phật giáo, cùng phổ biến thông tin này đến với mọi người Phật tử, để mỗi người con Phật đều có cơ hội đóng góp sức mình vào công việc xây dựng Đại tạng kinh Tiếng Việt.

Xin chân thành cảm ơn,

Trân trọng,

​Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến 

 








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.