Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

29/01/201412:00 SA(Xem: 15608)
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (zh. 大方廣佛華嚴經, sa. buddhāvataṃsaka-mahāvaipulyasūtra, ja. daihō kōbutsu kegonkyō), thường được gọi tắt là Hoa nghiêm kinh (sa. avataṃsakasūtra hoặc gaṇḍavyūha) là một bộ kinh Đại thừa, lập giáocăn bản của Hoa Nghiêm tông. Kinh nhấn mạnh đến tính "vô ngại" của mọi hiện tượng và chủ trương rằng tâm con người chính là vũ trụđồng thể với tâm Phật. Quan điểm này của Đại thừa hay đượcThiền tông nhấn mạnh và vì thế, kinh này cũng thường được tông này nhắc đến.

Kinh Hoa nghiêm thuộc về những bộ kinh hệ Phương đẳng, là một bộ kinh gồm 81 quyển mà phần dài nhất là phẩm Hoa nghiêm (sa. gaṇḍavyūha). Một phần quan trọng độc lập khác là Thập địa (sa. daśabhūmika). Ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy kinh Hoa Nghiêm trong dạng chữ Hán và chữ Tây Tạng, phần chữ Hán được dịch trong thế kỉ thứ 5.

Giáo pháp trong kinh này không phải do Phật Thích-ca trực tiếp truyền dạy – trong hội này Phật nói rất ít – mà là phát biểu của các dạng xuất hiện của Pháp thân (Tam thân). Sự im lặng của Phật Thích-ca biểu hiện tính Không và sự truyền dạy giáo pháp được hiểu là một dạng của Chân như, xuất hiện cho con người hiểu được. Tương truyền kinh này rất khó hiểu, chỉ các Đại Bồ Tát mới lĩnh hội được.

Bộ kinh này được dịch ra Hán văn dưới ba dạng, bộ 40 quyển của Bát-nhã (sa. prajñā), bộ 60 quyển của Phật-đà-bạt-đà-la (cũng gọi là Giác Hiền, sa.buddhabhadra), và bộ 80 quyển của Thật-xoa-nan-đà (sa. śikṣānanda).

Phẩm Hoa Nghiêm – chữ Phạn là gaṇḍavyūha – tương đương với bộ 40 quyển của Pháp sư Bát-nhã nên cũng được gọi là Tứ thập hoa nghiêm. Gaṇḍavyūha thường được xem là toàn bộ Hoa Nghiêm kinh (sa. avataṃsaka hoặc buddhāvataṃsaka) bởi vì bộ kinh Đại thừa mang biệt danh Gaṇḍavyūha được xem như là 9 bộ kinh cốt yếu ở Nepal. Tại Trung Quốc và Tây Tạng, phẩm Gaṇḍavyūha được gọi là phẩm "Nhập Pháp giới" (zh. 入法界, sa.dharmadhātupraveṣa). Như vậy, bộ Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh bao gồm cả Gaṇḍavyūha.

Đây là phẩm dài nhất và quan trọng nhất của bộ kinh, được Phật Thích-ca thuyết tại thành Xá-vệ (sa. śrāvastī), tả cảnh Thiện Tài đồng tử (sa. sudhana) đi tìm đạo dưới sự hướng dẫn của Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Thiện tài đồng tử tham vấn 53 vị Thánh nhân, kể cả Di-lặc (sa. maitreya), vị Phật tương lai. Cuối cùng Thiện Tài gặp được Phổ Hiền (sa. samantabhadra), được vị này giáo hoá và đạt Bồ-đề. Đoạn cuối của phẩm này trình bày mười đại nguyện của Phổ Hiền, là cơ sở của một đời sống Bồ Tát. Phẩm này trở thành giáo lí căn bản của Hoa Nghiêm tông.

Hai bài kệ quan trọng của kinh Hoa Nghiêm là (Thích Duy Lực dịch):

Nếu người muốn biết rõ
Tất cả Phật tam thế
Phải quán tính Pháp giới
Tất cả do tâm tạo.
Nếu người muốn biết cảnh giới Phật
Ý căn thanh tịnh như hư không
Xa lìa vọng tưởngchấp thủ
Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.