AN 10.60. Girimananda (Song ngữ Vietnamese-English)

06/10/20232:13 CH(Xem: 2098)
AN 10.60. Girimananda (Song ngữ Vietnamese-English)
Aṅguttara Nikāya
VI. Phẩm Tâm Của Mình
AN 10.60. GIRIMANANDA

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Girimànanda bị bịnh, khổ đau, bị trọng bịnh. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

—Tôn giả Girimànanda, bạch Thế Tôn, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Lành thay, nếu Thế Tôn đi đến Tôn giả Girimànanda, vì lòng từ mẫn.

—Này Ananda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo Girimànanda và đọc lên mười tưởng, thời sự kiện này có thể xảy ra: Tỷ-kheo Girimànanda sau khi được nghe mười tưởng, bệnh của vị ấy có thể được thuyên giảm ngay lập tức! Thế nào là mười?

Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng nguy hại, tưởng đoạn tận, tưởng từ bỏ, tưởng đoạn diệt, tưởng nhàm chán đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường trong tất cả hành, tưởng niệm hơi thởhơi thở ra. Và này Ananda, thế nào là tưởng vô thường?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: “Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường.” Như vậy vị ấy trú, tùy quán vô thường, trong năm thú uẩn này. Này Ananda, đây gọi là tưởng vô thường. Và này Ananda, thế nào là tưởng vô ngã?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: “Mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã; tai là vô ngã, các tiếng là vô ngã; mũi là vô ngã, các hương là vô ngã; lưỡi là vô ngã, các vị là vô ngã; thân là vô ngã, xúc là vô ngã; ý là vô ngã, các pháp là vô ngã.” Này Ananda, đây gọi là tưởng vô ngã. Và này, Ananda thế nào là tưởng bất tịnh?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo quán sát thân này từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được da bao bọc, đầy những vật bất tịnh sai biệt như: “Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận, quả tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Như vậy, vị ấy trú quán bất tịnh trong thân này. Này Ananda, đây gọi là tưởng bất tịnh. Và này Ananda, thế nào là tưởng nguy hại?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau: “Nhiều khổ là thân này, nhiều sự nguy hại. Như vậy trong thân này, nhiều loại bệnh khởi lên. Ví như bệnh đau mắt, bệnh đau về tai, bệnh đau mũi, bệnh đau lưỡi, bệnh đau thân, bệnh đau đầu, bệnh đau vành tai, bệnh đau miệng, bệnh đau răng, bệnh ho, bệnh suyễn, bệnh sổ mũi, bệnh sốt, bệnh già yếu, bệnh đau yếu, bệnh đau bụng, bất tỉnh, kiết lỵ, bệnh đau bụng quặn, bệnh thổ tả, bệnh hủi, bệnh ung nhọt, bệnh ghẻ lở, bệnh ho lao, bệnh trúng gió, bệnh da, bệnh ngứa, bệnh da đóng vảy, bệnh hắc lào lang ben, bệnh ghẻ, bệnh huyết đảm (mật trong máu), bệnh đái đường, bệnh trĩ, bệnh mụt nhọt, bệnh ung nhọt ung loét, các bệnh khởi lên do mật, bệnh khởi lên từ đàm, niêm dịch, các bệnh khởi lên từ gió; bệnh do hòa hợp các thể dịch sinh ra; các bệnh do thời tiết sinh ra, các bệnh do làm việc quá độ sanh, các bệnh do sự trùng hợp các sự kiêng; các bệnh do nghiệp thuần thục, lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện”. Như vậy, vị ấy sống, quán sự nguy hại trong thân này. Này Ananda, đây gọi là các tưởng nguy hại. Và này Ananda, thế nào là tưởng đoạn tận?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo, không có chấp nhận dục tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận sân tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận hại tầm… đã sanh…; không có chấp nhận các ác bất thiện pháp tiếp tục khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng. Này Ananda, đây được gọi tưởng đoạn tận. Và này Ananda, thế nào là từ bỏ?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau: “Đây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn. Và này Ananda, thế nào là tưởng đoạn diệt?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau: “Đây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn”. Và này Ananda, thế nào là tưởng không ưa thích trong tất cả thế giới?

Ở đây, này Ananda, phàm ở đời có những chấp thủ phương tiện, tâm quyết định, thiên kiến, tùy miên nào, Tỷ-kheo từ bỏ chúng, không ưa thích, không chấp thủ. Này Ananda, đây gọi là tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng vô thường trong tất cả hành?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo bực phiền, xấu hổ, nhàm chán đối với tất cả hành. Này Ananda, đây gọi là vô thường trong tất cả hành. Và này Ananda, thế nào là tưởng niệm hơi thở vào, hơi thở ra?

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở vô dài”. Thở ra dài, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra dài”, Hay thở vô ngắn, vị ấy rõ biết “Tôi thở vô ngắn”; hay thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: “Tôi thở ra ngắn”. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra,” vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán vô thường, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán ly tham, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô”, vị ấy tập. “Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra”, vị ấy tập. Này Ananda, đó là niệm hơi thở vô, hơi thở ra.

Này Ananda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo Girimànanda và đọc lên mười tưởng này, sự kiện này có xảy ra: Tỷ-kheo Girimànanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức”.

Rồi Tôn giả Ananda, sau khi học thuộc từ Thế Tôn mười tưởng này, đi đến Tôn giả Girimànanda, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Girimànanda mười tưởng này. Và Tôn giả Girimànanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức. Tôn giả Girimànanda, được thoát khỏi bệnh ấy. Được đoạn tận như vậy là chứng bệnh ấy của Tôn giả Girimànanda.

https://suttacentral.net/an10.60/vi/minh_chau?lang=en&reference=none&highlight=false

Bản Anh Ngữ:

AN 10.60 
PTS: A v 108
Girimananda Sutta: To Girimananda
translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu© 1997

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Savatthi, in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. And on that occasion Ven. Girimananda was diseased, in pain, severely ill. Then Ven. Ananda went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As he was sitting there he said to the Blessed One, "Lord, Ven. Girimananda is diseased, in pain, severely ill. It would be good if the Blessed One would visit Ven. Girimananda, out of sympathy for him."

"Ananda, if you go to the monk Girimananda and tell him ten perceptions, it's possible that when he hears the ten perceptions his disease may be allayed. Which ten? The perception of inconstancy, the perception of not-self, the perception of unattractiveness, the perception of drawbacks, the perception of abandoning, the perception of dispassion, the perception of cessation, the perception of distaste for every world, the perception of the undesirability of all fabrications, mindfulness of in-&-out breathing.

[1] "And what is the perception of inconstancy? There is the case where a monk — having gone to the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building — reflects thus: 'Form is inconstant, feeling is inconstant, perception is inconstant, fabrications are inconstant, consciousness is inconstant.' Thus he remains focused on inconstancy with regard to the five clinging-aggregates. This, Ananda, is called the perception of inconstancy.

[2] "And what is the perception of not-self? There is the case where a monk — having gone to the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building — reflects thus: 'The eye is not-self, forms are not-self; the ear is not-self, sounds are not-self; the nose is not-self, aromas are not-self; the tongue is not-self, flavors are not-self; the body is not-self, tactile sensations are not-self; the intellect is not-self, ideas are not-self.' Thus he remains focused on not-selfness with regard to the six inner & outer sense media. This is called the perception of not-self.

[3] "And what is the perception of unattractiveness? There is the case where a monk ponders this very body — from the soles of the feet on up, from the crown of the head on down, surrounded by skin, filled with all sorts of unclean things: 'There is in this body: hair of the head, hair of the body, nails, teeth, skin, muscle, tendons, bones, bone marrow, spleen, heart, liver, membranes, kidneys, lungs, large intestines, small intestines, gorge, feces, gall, phlegm, lymph, blood, sweat, fat, tears, oil, saliva, mucus, oil in the joints, urine.' Thus he remains focused on unattractiveness with regard to this very body. This is called the perception of unattractiveness.

[4] "And what is the perception of drawbacks? There is the case where a monk — having gone to the wilderness, to the foot of a tree, or to an empty dwelling — reflects thus: 'This body has many pains, many drawbacks. In this body many kinds of disease arise, such as: seeing-diseases, hearing-diseases, nose-diseases, tongue-diseases, body-diseases, head-diseases, ear-diseases, mouth-diseases, teeth-diseases, cough, asthma, catarrh, fever, aging, stomach-ache, fainting, dysentery, grippe, cholera, leprosy, boils, ringworm, tuberculosis, epilepsy, skin-disease, itch, scab, psoriasis, scabies, jaundice, diabetes, hemorrhoids, fistulas, ulcers; diseases arising from bile, from phlegm, from the wind-property, from combinations of bodily humors, from changes in the weather, from uneven care of the body, from attacks, from the result of kamma; cold, heat, hunger, thirst, defecation, urination.' Thus he remains focused on drawbacks with regard to this body. This is called the perception of drawbacks.

[5] "And what is the perception of abandoning? There is the case where a monk doesn't acquiesce to an arisen thought of sensuality. He abandons it, dispels it, & wipes it out of existence. He doesn't acquiesce to an arisen thought of ill-will. He abandons it, dispels it, & wipes it out of existence. He doesn't acquiesce to an arisen thought of harmfulness. He abandons it, dispels it, & wipes it out of existence. He doesn't acquiesce to arisen evil, unskillful mental qualities. He abandons them, dispels them, & wipes them out of existence. This is called the perception of abandoning.

[6] "And what is the perception of dispassion? There is the case where a monk — having gone to the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building — reflects thus: 'This is peace, this is exquisite — the stilling of all fabrications, the relinquishment of all acquisitions, the ending of craving, dispassion, Unbinding.' This is called the perception of dispassion.

[7] "And what is the perception of cessation? There is the case where a monk — having gone to the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building — reflects thus: 'This is peace, this is exquisite — the stilling of all fabrications, the relinquishment of all acquisitions, the ending of craving, cessation, Unbinding.' This is called the perception of cessation.

[8] "And what is the perception of distaste for every world? There is the case where a monk abandoning any attachments, clingings, fixations of awareness, biases, or obsessions with regard to any world, refrains from them and does not get involved. This is called the perception of distaste for every world.

[9] "And what is the perception of the undesirability of all fabrications? There is the case where a monk feels horrified, humiliated, & disgusted with all fabrications. This is called the perception of the undesirability of all fabrications.

[10] "And what is mindfulness of in-&-out breathing? There is the case where a monk — having gone to the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building — sits down folding his legs crosswise, holding his body erect, and setting mindfulness to the fore. Always mindful, he breathes in; mindful he breathes out.

"[i] Breathing in long, he discerns, 'I am breathing in long'; or breathing out long, he discerns, 'I am breathing out long.' [ii] Or breathing in short, he discerns, 'I am breathing in short'; or breathing out short, he discerns, 'I am breathing out short.' [iii] He trains himself, 'I will breathe in sensitive to the entire body.' He trains himself, 'I will breathe out sensitive to the entire body.' [iv] He trains himself, 'I will breathe in calming bodily fabrication.' He trains himself, 'I will breathe out calming bodily fabrication.'

"[v] He trains himself to breathe in sensitive to rapture, and to breathe out sensitive to rapture. [vi] He trains himself to breathe in sensitive to pleasure, and to breathe out sensitive to pleasure. [vii] He trains himself to breathe in sensitive to mental processes, and to breathe out sensitive to mental processes. [viii] He trains himself to breathe in calming mental processes, and to breathe out calming mental processes.

"[ix] He trains himself to breathe in sensitive to the mind, and to breathe out sensitive to the mind. [x] He trains himself to breathe in satisfying the mind, and to breathe out satisfying the mind. [xi] He trains himself to breathe in steadying the mind, and to breathe out steadying the mind. [xii] He trains himself to breathe in releasing the mind, and to breathe out releasing the mind.

"[xiii] He trains himself to breathe in focusing on inconstancy, and to breathe out focusing on inconstancy. [xiv] He trains himself to breathe in focusing on dispassion,[1] and to breathe out focusing on dispassion. [xv] He trains himself to breathe in focusing on cessation, and to breathe out focusing on cessation. [xvi] He trains himself to breathe in focusing on relinquishment, and to breathe out focusing on relinquishment.

"This, Ananda, is called mindfulness of in-&-out breathing.

"Now, Ananda, if you go to the monk Girimananda and tell him these ten perceptions, it's possible that when he hears these ten perceptions his disease may be allayed."

Then Ven. Ananda, having learned these ten perceptions in the Blessed One's presence, went to Ven. Girimananda and told them to him. As Ven. Girimananda heard these ten perceptions, his disease was allayed. And Ven. Girimananda recovered from his disease. That was how Ven. Girimananda's disease was abandoned.

Notes

1.
Lit., fading.



Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45588)
18/04/2016(Xem: 27835)
02/04/2016(Xem: 10361)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…