Giới Thiệu Kinh Trung A Hàm

27/05/201012:00 SA(Xem: 26133)
Giới Thiệu Kinh Trung A Hàm
GIỚI THIỆU KINH TRUNG A HÀM
Điền Quang Liệt - Định Huệ dịch

Kinh Trung A-hàm, 60 quyển, do Sa-môn người nước Kế Tân là Tăng-già-đề-bà và Tăng-già-la-xoa dịch vào đời Đông Tấn, niên hiệu Long An thứ 2 (398). Kinh này là một bộ trong bốn Kinh A-hàm của Phật giáo Bắc truyền. Vì kinh này tập hợp các kinh không dài không ngắn, ở dạng trung bình nên được đặt tên là Trung A-hàm (Xem DI-SA-TẮC NGŨ PHẦN LUẬT 30, LUẬN PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC, quyển thượng). Bản Hán dịch đầu tiên của kinh này do ngài Đàm-ma-nan-đề thực hiện vào đời Phù Tần, niên hiệu Kiến Nguyên thứ 20 (384), gồm 59 quyển (hiện nay đã thất lạc, chỉ còn một ít bản lẻ). Vì bản dịch này chưa phù hợp với nguyên ý, nên hơn 10 năm sau, ngài Tăng-già-đề-bà dịch lại. Nội dung của bản dịch kinh này gồm 5 tụng, 18 phẩm, 222 kinh, khoảng 514.825 chữ (Xem bài tựa của Đạo Từ trong XUẤT TAM TẠNG KÝ TẬP quyển 9). Chủ đề của các phẩm nhưsau : A. Ngày đầu tiên tụng 5 phẩm rưỡi gồm có 64 kinh :

I. Phẩm Thất Pháp nói về 7 pháp và những vấn đềliên quan, gồm 10 kinh :

1.Kinh Thiện Pháp nói về 7 pháp lành như biết pháp, biết nghĩa …

2.Kinh Trú Độ Thọ dùng 7 giai đoạn của cây Trú Độ trên cõi trời Tam Thập Tam như lá héo vàng, mọc lá, ra hoa … để dụ cho Tỳ-kheo từ xuất gia đến chứng 4 quả.

3.Kinh Thành Dụ, dùng 7 việc đầy đủ và 4 thứ lương thực sung túc của Vương thành ở biên giới để dụ cho Thánh đệ tử đắc 7 pháp thiện, thành tựu 4 thiền.

4.Kinh Thủy Dụ, đem 7 loại người từ thường nằm trong nước cho đến đã lên bờ để dụ cho người thường làm điều tệ ác cho đến người thành tựu 4 quả.

5.Kinh Mộc Tích Dụ, nói thà ôm đống gỗ đang cháy đỏ dù phải chịu đau khổ hay mất mạng chứ không phá giới gần gũi người nữ …

6.Kinh Thiện Nhân Vãng nói về 7 bậc A-na-hàm làm “chỗ đến của 7 bậc thiện nhânVô dư niết-bàn”.

7.Kinh Thế Gian Phước nói về 7 phước thế gian như bố thí phòng nhà … cho đến 7 phước xuất thế gian như vui mừng hớn hở khi nghe đến Phật…

8.Kinh Thất Nhật nói về 1 mặt trời xuất hiệnthế gian cho đến 7 mặt trời cùng xuất hiện một lượt ở thế gian để nói các hành vô thường, khuyên mọi người hãy buông bỏ.

9.Kinh Thất Xa, lấy việc vua Ba-tư-nặc từ nước Xá-vệ lần lượt thay 7 xe để mau chóng đến Bà-kê-đế, ví dụ do 7 pháp tịnh như giới tịnh … tương tục thành tựu đạt đến đến niết-bàn.

10.Kinh Lậu Tận nói về 7 thứ hữu lậu nhờ Kiến … mà đoạn.

II. Phẩm Nghiệp Tương Ưng gồm 10 kinh có liên quan đến 10 pháp thiện và 10 pháp bất thiện.

1.Kinh Diêm Dụ nói người trí tu thân, giới, tâm huệ …, tuy có làm nghiệp bất thiện, nhưng cũng chỉ chịu quả báo nhẹ trong đời hiện tại như đem chút ít muối bỏ vào sông Hằng thì không cảm thấy được vị mặn …

2.Kinh Hòa Phá, vì ông Thích Hòa Phá, đệ tử Ni-kiền, nói về 6 chỗ thiện trú như vô minh hết thì không còn tái sanh, cho đến mắt thấy sắc mà không mừng, không lo …

3.Kinh Độ, phá ba luận nghị của ngoại đạo như túc mạng …, nhân đó nói về 6 xứ : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và pháp 6 giới : địa, thủy, hỏa, phong, không, thức.

4.Kinh La Vân, răn dạy La-hầu-la chớ vọng ngữ.

5.Kinh Tư nói về quả báo khác nhau của việc cố ý và không cố ý làm 10 nghiệp thiện.

6.Kinh Già-lam, răn cấm 10 nghiệp bất thiện, khuyên tu 4 vô lượng, được 4 trú xứ an ổn.

7.Kinh Già-di-ni nói quả báo của 10 ác, 10 thiện như đá, như dầu, chìm nổi khác nhau.

8.Kinh Sư Tử nói về các điều nên làm và không nên làm.

9.Kinh Ni-kiền nói về 5 điều đáng ghê tởm của Ni-kiền Tử và 5 điều được xưng tánNhư Lai đã đạt.

10.Kinh Ba-la-lao, nói Phật biết huyễn thuật ấy, nhưng chính Phật không phải là nhà huyễn thuật và nói 4 vô lượng cùng pháp viễn ly quyết định đoạn trừ được nghi hoặc.

III. Phẩm Xá-lê Tử Tương Ưng gồm 11 kinh, chủ yếu do ngài Xá-lê Tử nói, hoặc các việc có liên quan đến Ngài.

1.Kinh Đẳng Tâm nói về chư thiên Đẳng Tâm thuật lại với Phật việc ngài Xá-lê Tử nói người có nội kết, bậc A-na-hàm không còn trở lại thế gian này; người có ngoại kết không phải là bậc A-na-hàm, sẽ còn trở lại thế gian này.

2.Kinh Thành Tựu Giới, ngài Xá-lê Tử nói người thành tựu giới, định, huệ sanh lên trời Ý Sanh mà ra vào định Tưởng tri diệt.

3.Kinh Trí, ngài Xá-lê Tử nói với Phật về các nghĩa đắc trí huệ sanh tử đã hết, phạm hạnh đã lập, điều cần phải làm thì đã làm xong, không còn thọ thân đời sau.

4.Kinh Sư Tử Hống, ngài Xá-lê Tử nói nếu người có quán niệm thân trên thân thì không khinh mạn một vị phạm hạnh; nếu người nào không có quán niệm thân trên thân thì người ấy mới khinh mạn một vị phạm hạnh.

5.Kinh Thủy Dụ nói về 5 thứ không tịnh hạnh, người có trí thấy mà sanh phiền giận, thì phải nên trừ bỏ.

6.Kinh Cù-ni-sư, ngài Xá-lê Tử, nhân Cù-ni-sư mà bảo các thầy Tỳ-kheo hãy học kính trọngtùy thuận

7.Kinh Phạm Chí Đà-nhiên, ngài Xá-lê Tử giáo hóa Phạm chí Đà-nhiên tu 4 Phạm thất (4 vô lượng tâm) để sanh lên cõi Phạm thiên.

8.Kinh Giáo Hóa Bệnh nói có 10 thứ thượng tín ... đắc pháp Tu-đà-hoàn. Điều này có thể trị được bệnh.

9.Kinh Đại Câu-hy-la, ngài Xá-lê Tử hỏi tôn giả Đại Câu-hy-la, nhân vì biết bất thiện, biết bất thiện căn … mà được chánh kiến nhập vào chánh pháp.

10.Kinh Tượng Tích Dụ nói pháp 4 đế bao gồm các pháp thiện, hơn hết trong tất cả pháp.

11.Kinh Phân Biệt Thánh Đế nói chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai đều dạy về pháp 4 thánh đế.

IV. Phẩm Vị Tằng Hữu Pháp gồm 10 kinh :

1.Kinh Vị Tằng Hữu Pháp nói về pháp vị tằng hữu Phật Thích-ca phát nguyện tu phạm hạnhhành Phật đạo ở trước đức Phật Ca-diếp thời quá khứ.

2.Kinh Thị Giả, nói về pháp vị tằng hữu ngài A-nan lập 3 điều nguyện làm thị giả Phật.

3.Kinh Bạt-câu-la nói về hạnh tri túc vị tằng hữu của ngài Bạt-câu-la.

4.Kinh A-tu-la dùng biển cả để dụ cho 8 pháp vị tằng hữu trong chánh pháp luật của Phật.

5.Kinh Địa Động nói về 3 nguyên nhân gây động đất và Như Lai thành tựu công đức đắc pháp vị tằng hữu.

6.Kinh Chiêm-ba cũng dùng biển cả dụ cho pháp vị tằng hữu trong chánh pháp luật của Phật.

7.và 8. Kinh Úc-già Trưởng Giả nói về Úc-già trưởng giả có 8 pháp vị tằng hữu.

9.và 10. Kinh Thủ Trưởng Giả nói Thủ trưởng giả có 8 pháp vị tằng hữu.

V. Phẩm Tập Tương Ưng gồm 16 kinh :

1.Kinh Hà Nghĩa nói trì giới khiến cho người ta không hối hận, dần dần được giải thoát tham, sân, si.

2.Kinh Bất Tư nói pháp tự nó vốn như vậy, không nên nghĩ ngợi.

3.đến 9. Kinh Niệm, Kinh Tàm Quý, Kinh Giới, Kinh Cung Kính nói có chánh niệm, chánh trí, tàm quý, trì giới, thực hành cung kính thì có thể gìn giữ các căn, các giới, cho đến giải thoát mà đắc niết-bàn.

10.Kinh Bản Tế nói người ác do gần gũi ác tri thức dần dần đi đến vô minh sanh ái; người lành do gần gũi thiện tri thức dần dần tiến đến 7 giác chi sanh trí huệ giải thoát.

11. và 12. Kinh Thực nói người ác làm thức ăn của ác tri thức, ý đồng với Kinh Bản Tế, và lấy biển cả làm thí dụ.

13. Kinh Tận Trí nói phụng sự thiện tri thức là cái nhân để được nghe pháp lành, dần dần tiến đến giải thoát đắc lậu tận.

14. Kinh Niết-bàn nói vô minh là nhân khổ cho đến nói giải thoát là nhân niết-bàn, cho nên nhờ quán 12 nhân duyên mà đắc niết-bàn.

15. và 16. Kinh Di-hê, nói với các thầy Tỳ-kheo về 5 nhân gần gũi bậc thiện tri thức và tu 4 pháp như bất tịnh quán … để cho tâm giải thoát thuần thục.

VI. Phẩm Vương Tương Ưng gồm 14 kinh (phẩm Thượng gồm 7 kinh) :

1.Kinh Thất Bảo nói Chuyển luân vương ra đời thì có 7 báu xuất hiệnthế gian, còn đức Như Lai thì có của báu 7 giác chi.

2.Kinh Tam Thập Nhị Tướng nói Chuyển luân vương có đủ 32 tướng đại nhân.

3.Kinh Tứ Châu nói bản sanh Phật làm vua Đảnh Sanh thống trị 4 châu mà vẫn không biết đủ.

4.Kinh Ngưu Phẩn Dụ nói về 3 thứ nghiệp báo bố thí của vua Đảnh Sanh, nhưng 5 uẩn vô thường

5.Kinh Tần-bệ-ta-la Vương Nghinh Phật, Phật vì vua Tần-bệ-ta-la nói các pháp 5 uẩn vô thường …, nhà vua chứng quả, quy y.

6.Kinh Bệ-bà-lăng-kỳ, Phật Ca-diếp vì vua Hiệp-bệ nói về hạnh của người thợ gốm Nan-đề-bà-la.

7.Kinh Thiên Sứ nói Diêm vương trị tội kẻ tạo nghiệp ác với sự cật vấn quở trách của 5 thiên sứ.

B. Ngày thứ hai tụng 4 phẩm rưỡi, gồm có 52 kinh.

VI. Phẩm Vương Tương Ưng (phẩm Hạ gồm 7 kinh) :

8.Kinh Ô Điểu Dụ răn dạy các thầy Tỳ-kheo đừng có dựa vào phi pháp mà sinh sống như con rái cá …

9.Kinh Thuyết Bản nói về bản sự của ngài A-na-luật-đà do cúng dường thức ăn cho vị Bích-chi Phật mà 7 lần được sanh lên trời, và còn nói về việc của vua Chuyển luân tên Loa ở đời vị lai và việc của Phật Di-lặc.

10.Kinh Đại Thiên Nại Lâm nói về việc con cháu của Chuyển luân vương Đại Thiên đời đời nối nhau xuất gia.

11.Kinh Đại Thiện Kiến nói về việc ngày xưa vua Đại Thiện Kiến tu 4 vô lượng (từ, bi, hỷ, xả), 6 lần xả thân

12.Kinh Tam Thập Dụ, Phật vì ngài Xá-lê Tử mà dùng sự trang sức của nhà vua và đại thần để dụ cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni dùng giới đức để làm đồ trang sức.

13.Kinh Chuyển Luân Vương nói Chuyển luân vương Kiên Niệm thành tựu 7 báu đắc 4 đức như ý, cho đến Tỳ-kheo phải như Chuyển luân vương Loa lấy 4 niệm xứ làm cảnh giới

14.Kinh Bệ-tứ nói ngài Cưu-ma-la Ca-diếp phá kiến chấp khôngđời sau của vua Bệ-tứ.

VII. Phẩm Trường Thọ Vương gồm 15 kinh :

1.Kinh Trường Thọ Vương Bản Khởi nói về việc vua Trường Thọthái tử Trường Sanh tu hạnh từ mẫn không cho giết người …

2.Kinh Thiên nói tu 8 hạnh được quang minh sanh lên trời.

3.Kinh Bát Niệm, ngài A-na-luật-đà nói đắc 8 suy niệm của bậc đại nhân.

4. đến 7. Kinh Tịnh Bất Động Đạo, Kinh Úc-già-chi-la, Kinh Ta-kê-đế Tam Tộc Tánh Tử, Kinh Phạm Thiên Thỉnh Phật, Phật vì A-na-luật-đà … nói pháp ly dục

8. Kinh Hữu Thắng Thiên, A-na-luật-đà nói về nghĩa của đại tâm vô lượng tâm cho đến nhân quả của Quang Thiên, Tịnh Quang, Biến Tịnh Quang Thiên.

9. đến 15. Kinh Ca-hy-na, Kinh Niệm Thân, Kinh Chi-li-di-lê, Kinh Trưởng Lão Thượng Tôn Thùy Miên, Kinh Vô Thích, Kinh Chân Nhân, Kinh Thuyết Xứ, ngài A-na-luật-đà nói về pháp Ca-hy-na …

VIII. Phẩm Uế gồm 10 kinh :

1.Kinh Uế Phẩm, ngài Xá-lê Tử nói người đời có pháp ô uế và pháp không có ô uế.

2.Kinh Cầu Pháp nói về 3 pháp đáng chê và 3 pháp đáng khen, lại nói Trung đạo đoạn dục tham … làm cho tâm được an trú cho đến niết-bàn.

3.Kinh Tỳ-kheo Thỉnh, ngài Mục-kiền-liên nói về sự đắc thất khác nhau của người nói lời ngang ngược và người nói lời hiền lành.

4. và 5. Kinh Tri Pháp, Kinh Châu-na Vấn Kiến, ngài Châu-na nói các thí dụ về người biết pháp và người không biết pháp.

6. Kinh Thanh Bạch Liên Hoa Dụ nói về pháp do thân miệng diệt trừ cho đến pháp do huệ kiếndiệt trừ.

7. Kinh Thủy Tịnh Phạm Chí nói 21 thứ ô uế nơi tâm.

8. đến 10. Kinh Hắc Tỳ-kheo, Kinh Trụ Pháp, Kinh Vô, nói về các pháp thiện, bất thiện cho đến pháp tịnh thạnh suy …

IX. Phẩm Nhân gồm 10 kinh :

1.Kinh Đại Nhân nói rộng về pháp duyên khởi sâu xa cho đến pháp 8 giải thoát.

2.Kinh Niệm Xứ nói về 4 niệm xứ.

3. và 4. Kinh Khổ Ấm phân biệt các pháp dục nhiễmtội lỗi của nó.

5. Kinh Tăng Thượng Tâm nói thường quán niệm 5 tướng thì được tăng thượng tâm.

6.Kinh Niệm nói về niệm dục, khuể, hại và niệm vô dục, khuể, hại.

7.Kinh Sư Tử Hống nói vô minh là gốc của các thọ, vô minh hết thì tất cả thọ diệt.

8.Kinh Ưu-đàm-bà-la nói khổ hạnh không thể gọi là pháp chánh giải thoát.

9.Kinh Nguyện nói rộng về các việc mà Tỳ-kheo nên mong cầu.

10.Kinh Tưởng nói chấp 4 đại (địa, thủy, hỏa, phong) thì không biết 4 đại, không chấp 4 đại thì biết 4 đại.

X. Phẩm Lâm gồm 10 kinh :

1. và 2. Kinh Lâm : Kinh thứ nhất lấy việc Tỳ-kheo trụ ở rừng có thể hay không thể đắc chánh niệm, định tâm, giải thoát, lậu tận, niết-bàn phối hợp với việc mưu cầu áo chăn, thức uống ăn khó dễ thành 4 cặp so sánh, để chọn lấy chỗ thuận tiện cho việc có thể đắc chánh niệm cho đến niết-bàn, xin được áo chăn, thức uống ăn dễ dàng làm chỗ ở suốt đời để tu tập. Kinh thứ hai cũng dùng 4 cặp so sánh giống như kinh thứ nhất là nơi nào tìm cầu dễ dàng các vật dụng cần thiết trợ giúp phương tiện cho Sa-môn đạt được cứu cánh giải thoát thì Tỳ-kheo phải trụ ở đó suốt đời để tu tập.

3. và 4. Kinh Tự Quán Tâm nói người đắc Chỉ Quán nên cầu lậu tận.

5. Kinh Đạt Phạm Hạnh nói biết nguyên nhân của lậu thì mới có thể dứt hết các khổ.

6. Kinh A-nô-ba nói Đề-bà-đạt-đa vì buông lung cho nên bị đọa địa ngục.

7. Kinh Chư Pháp Bổn nói các pháp lấy dục làm gốc.

8. và 9. Kinh Ưu-đà-la, Kinh Mật Hoàn Dụ nói 3 thọ là cội gốc của ung nhọt, 6 xúc xứ là tất cả lậu.

10. Kinh Cù-đàm-di, Phật chấp thuận cho bà Đại Ái Đạo xuất gia, nhân đó chế Bát kỉnh pháp.

C. Ngày thứ ba tụng một phẩm rưỡi gồm có 35 kinh.

XI. Phẩm Đại gồm 25 kinh :

1.Kinh Nhu Nhuyến nói Phật vì già, bệnh, chết mà xuất gia.

2.Kinh Long Tượng nói Phật là bậc long tượng.

3.Kinh Thuyết Xứ nói về 3 thuyết xứ quá khứ, hiện tại, vị lai.

4.Kinh Vô Thường nói quán 5 ấm vô thường thì được chứng quả.

5.Kinh Thỉnh Thỉnh nói Phật thọ thân đời này là thân sau rốt.

6.Kinh Chiêm-ba, quở trách tội phạm giới.

7.Kinh Sa-môn Nhị Thập Ức lấy đàn cầm dụ cho tinh tấn chứng quả.

8.Kinh Bát Nạn nói 8 nạn, 8 phi thời của người học đạo.

9.Kinh Bần Cùng lấy không có của cải thiện pháp dụ cho nghèo nàn.

10.Kinh Hành Dục nói về 10 loại người hành dục.

11.Kinh Phước Điền nói về hai hạng người phước điền hữu họcvô học.

12.Kinh Ưu-bà-tắc nói Ưu-bà-tắc giữ 5 giới, niệm Tam bảo thì có thể chứng quả.

13.Kinh Oán Gia nói giận hờn là oán gia làm mất đi vẻ đẹp của người.

14.và 15. Kinh Giáo Đàm-di, Kinh Hàng Ma, do tin 4 việc đức Như Lai nói cho nên xuất gia.

16. Kinh Lại-tra-hòa-la nói trong 3 nghiệp thì ý nghiệp là quan trọng hơn hết.

17. Kinh Ưu-ba-ly nói việc ngài Ưu-ba-ly bỏ Ni-kiền Tử, theo Phật.

18. Kinh Thích Vấn nói 8 chánh đạo phòng hộ 6 căn.

19. Kinh Thiện Sanh, Phật dạy Thiện Sanh pháp lễ bái 6 phương.

20. Kinh Thương Nhân Cầu Tài nói người chấp căn, trần, ấm, giới là Ngã thì bị kiến chấp ấy làm hại.

21. Kinh Thế Gian, những điều Phật nói từ lúc thành đạo đến nhập niết-bàn đều là sự thật.

22. Kinh Phước nói về phước báo của Phật do đã tu hạnh từ mẫn 7 năm trong thời quá khứ.

23. Kinh Tức Chỉ Đạo nói Tỳ-kheo mới tu học phải thường quán niệm bất tịnh để trừ tham dục.

24. Kinh Chí Biên nói muốn hết khổ thì phải tu pháp Sa-môn.

25. Kinh Dụ nói vô lượng pháp lành đều lấy không buông lung làm gốc, dụ như đất …

XII. Phẩm Phạm Chí gồm 20 kinh (phẩm Thượng có 10 kinh) :

1.Kinh Vũ Thế nói về 7 pháp không suy và 6 pháp ủy lạo của Tỳ-kheo.

2.Kinh Thương-ca-la, Phật vì Ma-nạp Thương-ca-la mà nói 3 pháp như ý túc thị hiện, chiêm niệm thị hiệngiáo huấn thị hiện khiến cho ông ấy quy y.

3.Kinh Toán Số Mục-kiền-liên, Phật vì Phạm chí Toán Số Mục-kiền-liên mà nói về trình tự tiến tu Phật pháp.

4.Kinh Cù-mặc Mục-kiền-liên, ngài A-nan vì Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên mà nói không có một thầy Tỳ-kheo nào bằng với đức Thế Tôn.

5.Kinh Tượng Tích Dụ, Phật vì Phạm chí Sanh Văn mà nói từ xuất gia, gìn giữ các căn đến chứng quả vô lậu mới là dấu chân của con voi cực lớn.

6.Kinh Văn Đức, Phật vì Phạm chí Sanh Văn mà nói về công đức sai biệt của bác văn tụng tập, từ xuất gia đến chứng tịch diệt niết-bàn.

7.và 8. Kinh Hà Khổ, Kinh Hà Dục, đức Phật trả lời câu hỏi của Phạm chí Sanh Văn về việc khổ vui của người tại gia.

9. và 10. Kinh Uất-sấu-ca-la, Kinh A-nhiếp-hòa nói về sự bình đẳng của 4 giai cấp.

D. Ngày thứ tư tụng 3 phẩm gồm có 36 kinh.

XII. Phẩm Phạm Chí (phẩm Hạ có 10 kinh) :

11.Kinh Anh Võ, Phạm chí Anh Võphân biệt việc tại gia, xuất gia, còn nói về 5 món ngăn che và pháp từ tâm khởi.

12.Kinh Man-nhàn-đề, vì kẻ dị đạo tên Man-nhàn-đề mà nói về pháp ly dục.

13.Kinh Bà-la-bà-đường, đức Phật vì 2 vị Phạm chí Bà-tư-tra và Bà-la-bà nói về lai lịch và nghiệp báo của 4 giai cấp bình đẳng.

14.Kinh Tu-đạt-đa, Phật vì cư sĩ Tu-đạt-đa mà nói về sự sai biệt của tâm bố thí.

15.Kinh Phạm Ba-la-diên nói ngày nay Phạm chí đã vượt pháp Phạm chí.

16.Kinh Hoàng Lô Viên nói không đắm, không sợ 5 dục, chứng 4 thiền, 3 minh mới không nhập thai.

17.Kinh Đầu-na, Phật vì Phạm chí Đầu-na mà nói về 5 pháp Phạm chí.

18.Kinh A-già-la-ha-na, Phật đáp câu hỏi của Phạm chí A-già-la-ha-na về kinh điển dựa vào con người để tồn tại, lần lượt cho đến dựa vào niết-bàn.

19.Kinh A-lan-na, Phật vì Phạm chí A-lan-na xuất gia mà nói pháp vô thường lợi ích vô lượng.

20.Kinh Phạm-ma nói Phạm chí Phạm-ma và Ma-nạp Ưu-đa-la thấy Phật tướng hảophát tâm xuất gia.

XIII. Phẩm Căn Bản Phân Biệt gồm 10 kinh :

1.và 2. Kinh Phân Biệt Lục Giới, Kinh Phân Biệt Lục Xứ phân biệt các pháp 6 giới tụ, 6 xúc xứ, 18 ý hành…

3.Kinh Phân Biệt Quán Pháp, phân biệt quán pháp, tâm tán loạn hay không tán loạn.

4. và 5. Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên và Kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn nói Phật không nghĩ quá khứ vị lai thường nói kệ Bạt-địa-la-đế, ngài Ca-chiên-diên dùng căn trần để giảng rộng.

6. Kinh A-nan Thuyết, ngài A-nan nói kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của kệ này, được Phật ấn khả.

7. Kinh Ý Hành nói 8 định, 8 thiên xứ đều lấy diệt định làm hơn hết.

8. Kinh Câu-lâu-sấu Vô Tránh, phân biệt pháp tranh cãi và không tranh cãi.

9. Kinh Anh Võ phân biệt pháp nghiệp báo sai biệt.

10. Kinh Phân Biệt Đại Nghiệp phân biệt sự sai biệt của lúc thọ 3 thứ nghiệp báo.

XIV. Phẩm Tâm gồm 10 kinh :

1.Kinh Tâm nói tâm dẫn thế gian đi, tâm đắm nhiễm, tâm khởi tự tại

2.Kinh Phù-di nói về phạm hạnh tà chánh đắc quả hay không.

3. và 4. Kinh Thọ Pháp nói về hiện tại khổ về sau vui, hiện tại vui về sau khổ, hiện tại khổ về sau khổ, hiện tại vui về sau vui.

5. Kinh Hành Thiền, phân biệt 4 loại hành thiền thạnh suy …

6. Kinh Thuyết nói về nghĩa thoái trụ trong 8 định và lậu tận.

7. Kinh Lạp Sư, tu 4 thiền có thể thoát ma cảnh.

8. Kinh Ngũ Chi Vật Chủ nói Đệ nhất nghĩa sa-môn đủ 8 chánh đạo phải biết thiện giới, bất thiện giới …

9. Kinh Cù-đàm-di nói về bố thí và thọ nhận thanh tịnh và không thanh tịnh.

10. Kinh Đa Giới nói biết giới, xứ duyên khởitrí huệ, lại nói 18 giới và 62 giới.

XV. Phẩm Song gồm 10 kinh (phẩm Thượng có 6 kinh) :

1. và 2. Kinh Mã Ấp nói pháp Sa-môn cần phải 3 nghiệp thanh tịnh thành tựu thiền định cho đến lậu tận.

3.Kinh Ngưu Giác Sa-la Lâm, thượng, người thích như ý đạo là Đại Mục-kiền-liên, người thích hạnh Đầu-đà là Đại Ca-diếp, người luận nghị là Ca-chiên-diên, người thành tựu thiên nhãn là A-na-luật-đà, người tu thiền là Ly-việt-đa, người đa văn là A-nan theo sự hiểu biết của mình mà đáp lại lời hỏi của ngài Xá-lê Tử về sở đắc tu hành.

4.Kinh Ngưu Giác Sa-la Lâm, hạ, ngài A-na-luật .… nói tu 4 thiền, 4 vô lượngpháp thượng nhân.

5.Kinh Cầu Giải nói do thấy sắc nghe tiếng mà hiểu được, biết được pháp Như Lai.

6.Kinh Thuyết Trí, hỏi đáp với Tỳ-kheo phạm hạnh đã lập về tri kiến 5 ấm, 4 thực, 4 thuyết….

E. Ngày thứ năm tụng 3 phẩm rưỡi, gồm 35 kinh :

XV. Phẩm Song (phẩm Hạ có 4 kinh) :

7.Kinh A-di-na nói về tri kiến của chúng đúng pháp và chúng phi pháp.

8.Kinh Thánh Đạo nói 8 thánh đạo và 10 chi chánh giải thoát, chánh trí …. theo sự tu đoạn đúng sai mà thành 40 pháp thiệnbất thiện.

9.Kinh Tiểu Không nói hành chân thật Không thì không điên đảo, không khởi tưởng về người, về thôn xóm, về vô sự cho đến không trụ vào định Vô tưởng.

10.Kinh Đại Không, người muốn hành Không phải tu pháp nội không, ngoại không, nội ngoại không, pháp bất động.

XVI. Phẩm Hậu Đại gồm 10 kinh :

1.Kinh Ca-lâu-ô-đà-di ngợi khen người bỏ việc ăn quá ngọ.

2.Kinh Mâu-lê-phá-quần-na nói người xuất gia phải tu tập vô dục, từ, bi, hỷ, xả …

3.Kinh Bạt-đà-hòa-lợi khen ngơi pháp nhất tọa thực.

4.Kinh A-thấp-bối quở trách việc ăn quá ngọ.

5.đến 7. Kinh Châu-na, Kinh Ưu-ba-ly, Kinh Điều Ngự Địa nói về tu hành bất phóng dật, 6 tịnh bản, 7 diệt pháp, 7 diệt tịnh, như pháp, bất như pháp

8.Kinh Si Huệ Địa nói về các tướng quả báo khổ vui của ngu sitrí huệ.

9.Kinh A-lê-tra nói pháp dục làm chướng đạo.

10.Kinh Trà-đế nói về 12 duyên khởi.

XVII. Phẩm Bô-lợi-đa gồm 10 kinh :

1.Kinh Trì Trai nói nên trì bát quan trai và tu 5 niệm : niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Thiên.

2.Kinh Bô-lợi-đa, Phật vì cư sĩ Bô-lợi-đa mà nói về 8 chi là lìa sát sanh …, cắt đứt các việc thế tục.

3.Kinh La-ma nói cầu pháp niết-bàn an ổn không bệnh là thánh cầu, cầu pháp bệnh là chẳng phải Thánh cầu.

4.Kinh Ngũ Hạ Phần Kiết nói nương vào đạo để đoạn trừ 5 phần kiết sử bậc hạ.

5.Kinh Tâm Uế dẹp mối nghi về ô uế trong 5 thứ tâm, cởi mở sự trói buộc trong 5 thứ tâm, đấy là pháp thanh tịnh của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni.

6.Kinh Tiễn Mao, Phật vì kẻ dị học tên Tiễn Mao mà nói Phật dùng 5 pháp là vô thượng giới… khiến cho đệ tử cung kính, không rời.

7.Kinh Tiễn Mao, Phật vì kẻ dị học tên Tiễn Mao mà nói về thiên nhãn túc mạng thông.

8.Kinh Bệ-ma-na-tu nói người không dua dối theo sự giáo hóa của Phật ắt đắc chánh pháp.

9.Kinh Pháp Lạc Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp lời hỏi pháp của Ưu-bà-di Tỳ-xá-khư.

10.Kinh Đại Câu-hy-la, ngài Câu-hy-la đáp lời hỏi pháp của ngài Xá-lợi-phất.

XVIII. Phẩm Lệ gồm 11 kinh :

1.Kinh Nhất Thiết Trí, Phật vì vua Ba-tư-nặc mà nói về 4 giai cấp thành tựu 5 đoạn chi, ở đời sausai biệt.

2.Kinh Pháp Trang Nghiêm, vua Ba-tư-nặc ngợi khen các pháp Phật thanh tịnh.

3.Kinh Bệ-ha-đề, Phật nói pháp thiện, các đệ tử hướng thiện, Phật hành thiện không bị Sa-môn Phạm chí thông minh trí huệ và người đời ghen ghét.

4.Kinh Đệ Nhất Đắc, nói đệ tử không muốn pháp đổi khác, chỉ nên truyền bá rộng rãi 8 chánh đạo.

5.Kinh Ái Sanh nói lúc sanh ái thì sanh ra buồn khổ.

6.Kinh Bát Thành, ngài A-nan vì cư sĩ Bát Thành mà nói 12 thiền.

7.Kinh A-na-luật-đà nói Tỳ-kheo đắc 4 thiền và lậu tận chết được an lành.

8.Kinh A-na-luật-đà, ngài A-na-luật-đà nói Tỳ-kheo tri kiến chất trực, tu niệm xứ, 4 vô lượng chết không bị phiền nhiệt.

9.và 10. Kinh Kiến, Kinh Tiễn Dụ, Phật luôn luôn nói hữu thường, vô thường, nhưng không phải bao giờ cũng nói thế gian hữu thường.

11. Kinh Lệ nói muốn đoạn trừ vô minh cho đến già chết, thấu rõ vô minh cho đến già chết thì phải tu 37 bồ-đề phần, 10 nhất thiết xứ, 10 pháp vô học.

Các kinh A-hàm được các bộ phái trong Thanh văn thừa truyền đều có sai khác. Kinh Trung A-hàm bản dịch đời Phù Tần được truyền từ bộ phái nào, từ trước đến nay chưa có ý kiến nhất trí. Nhưng bản dịch đầu tiên của kinh này cùng với Kinh Tăng Nhất A-hàm cùng một người dịch là Đàm-ma-nan-đề, còn bản dịch hiện nay do Tăng-già-la-xoa đọc bản Phạn, Tăng-già-đề-bà chuyển dịch Phạn Hán, hai vị này đều là người ở nước Kế Tân, căn cứ địa của Hữu Bộ. Ngoài ra, Tăng-già-đề-bà còn có dịch Luận A-tỳ-đàm Bát Kiền-độ (tức Luận Phát Trí), ngài Tăng-già-la-xoa dịch tiếp thành ra bộ mà sau này ngài La-thập dịch lại mang tên Luật Thập Tụng, đều là những tác phẩm trọng yếu của Hữu Bộ. Kết cấu của kinh này và bản dịch Tây Tạng Trung A-hàm Hữu Bộ mà ngài Chỉ Thiên dẫn dụng trong Câu-xá Luận Sớ Yếu Dụng Luận cực kỳ tương tự. Xét từ các phương diện kể trên, kinh này có thể là truyền bản của Hữu Bộ.

Toàn bộ bản Phạn của kinh này dường như đã tán thất, những năm trước đây ở vùng Tân Cương phát hiện được bản Phạn 3 kinh lẻ tương đương với Kinh Thỉnh Thỉnh (kinh 121), Kinh Ưu-ba-ly (kinh 133), Kinh Anh Võ (kinh 170) của bộ Kinh Trung A-hàm này.

Trước và sau khi kinh này được dịch trọn bộ, thì bản dịch riêng lẻ rất nhiều, hiện còn 73 kinh. Trong đại bộ kinh của Tây Tạng thì kinh lẻ tương đương với kinh này chỉ có 5 kinh. Đối chiếu bản kinh này với Kinh Trung Bộ tiếng Pàli của Nam truyền, trong 222 kinh chỉ có 96 kinh tương đồng. Bởi kinh này thu tập các kinh dài ngắn không hoàn toàn trung bình, vì thế tại bản Pàli Nam truyền cũng có hơn 90 kinh được thu tập vào các bộ khác. Các kinh trong kinh này thấy trong Trường Bộ có 9 kinh, trong Tăng Chi Bộ có 76 kinh, trong Tương Ưng Bộ RGIN: 6pt 0cm 0pt 58.4pt; TEXT-INDENT: -17.85pt; LINE-HEIGHT: 19pt; mso-line-height-rule: exactly; tab-stops: 40.5pt list 58.5pt; mso-list: l1 level1 lfo28">2.Kinh Thương-ca-la, Phật vì Ma-nạp Thương-ca-la mà nói 3 pháp như ý túc thị hiện, chiêm niệm thị hiệngiáo huấn thị hiện khiến cho ông ấy quy y.

3.Kinh Toán Số Mục-kiền-liên, Phật vì Phạm chí Toán Số Mục-kiền-liên mà nói về trình tự tiến tu Phật pháp.

4.Kinh Cù-mặc Mục-kiền-liên, ngài A-nan vì Phạm chí Cù-mặc Mục-kiền-liên mà nói không có một thầy Tỳ-kheo nào bằng với đức Thế Tôn.

5.Kinh Tượng Tích Dụ, Phật vì Phạm chí Sanh Văn mà nói từ xuất gia, gìn giữ các căn đến chứng quả vô lậu mới là dấu chân của con voi cực lớn.

6.Kinh Văn Đức, Phật vì Phạm chí Sanh Văn mà nói về công đức sai biệt của bác văn tụng tập, từ xuất gia đến chứng tịch diệt niết-bàn.

7.và 8. Kinh Hà Khổ, Kinh Hà Dục, đức Phật trả lời câu hỏi của Phạm chí Sanh Văn về việc khổ vui của người tại gia.

9. và 10. Kinh Uất-sấu-ca-la, Kinh A-nhiếp-hòa nói về sự bình đẳng của 4 giai cấp.

D. Ngày thứ tư tụng 3 phẩm gồm có 36 kinh.

XII. Phẩm Phạm Chí (phẩm Hạ có 10 kinh) :

11.Kinh Anh Võ, Phạm chí Anh Võphân biệt việc tại gia, xuất gia, còn nói về 5 món ngăn che và pháp từ tâm khởi.

12.Kinh Man-nhàn-đề, vì kẻ dị đạo tên Man-nhàn-đề mà nói về pháp ly dục.

13.Kinh Bà-la-bà-đường, đức Phật vì 2 vị Phạm chí Bà-tư-tra và Bà-la-bà nói về lai lịch và nghiệp báo của 4 giai cấp bình đẳng.

14.Kinh Tu-đạt-đa, Phật vì cư sĩ Tu-đạt-đa mà nói về sự sai biệt của tâm bố thí.

15.Kinh Phạm Ba-la-diên nói ngày nay Phạm chí đã vượt pháp Phạm chí.

16.Kinh Hoàng Lô Viên nói không đắm, không sợ 5 dục, chứng 4 thiền, 3 minh mới không nhập thai.

17.Kinh Đầu-na, Phật vì Phạm chí Đầu-na mà nói về 5 pháp Phạm chí.

18.Kinh A-già-la-ha-na, Phật đáp câu hỏi của Phạm chí A-già-la-ha-na về kinh điển dựa vào con người để tồn tại, lần lượt cho đến dựa vào niết-bàn.

19.Kinh A-lan-na, Phật vì Phạm chí A-lan-na xuất gia mà nói pháp vô thường lợi ích vô lượng.

20.Kinh Phạm-ma nói Phạm chí Phạm-ma và Ma-nạp Ưu-đa-la thấy Phật tướng hảophát tâm xuất gia.

XIII. Phẩm Căn Bản Phân Biệt gồm 10 kinh :

1.và 2. Kinh Phân Biệt Lục Giới, Kinh Phân Biệt Lục Xứ phân biệt các pháp 6 giới tụ, 6 xúc xứ, 18 ý hành…

3.Kinh Phân Biệt Quán Pháp, phân biệt quán pháp, tâm tán loạn hay không tán loạn.

4. và 5. Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên và Kinh Thích Trung Thiền Thất Tôn nói Phật không nghĩ quá khứ vị lai thường nói kệ Bạt-địa-la-đế, ngài Ca-chiên-diên dùng căn trần để giảng rộng.

6. Kinh A-nan Thuyết, ngài A-nan nói kệ Bạt-địa-la-đế và ý nghĩa của kệ này, được Phật ấn khả.

7. Kinh Ý Hành nói 8 định, 8 thiên xứ đều lấy diệt định làm hơn hết.

8. Kinh Câu-lâu-sấu Vô Tránh, phân biệt pháp tranh cãi và không tranh cãi.

9. Kinh Anh Võ phân biệt pháp nghiệp báo sai biệt.

10. Kinh Phân Biệt Đại Nghiệp phân biệt sự sai biệt của lúc thọ 3 thứ nghiệp báo.

XIV. Phẩm Tâm gồm 10 kinh :

1.Kinh Tâm nói tâm dẫn thế gian đi, tâm đắm nhiễm, tâm khởi tự tại

2.Kinh Phù-di nói về phạm hạnh tà chánh đắc quả hay không.

3. và 4. Kinh Thọ Pháp nói về hiện tại khổ về sau vui, hiện tại vui về sau khổ, hiện tại khổ về sau khổ, hiện tại vui về sau vui.

5. Kinh Hành Thiền, phân biệt 4 loại hành thiền thạnh suy …

6. Kinh Thuyết nói về nghĩa thoái trụ trong 8 định và lậu tận.

7. Kinh Lạp Sư, tu 4 thiền có thể thoát ma cảnh.

8. Kinh Ngũ Chi Vật Chủ nói Đệ nhất nghĩa sa-môn đủ 8 chánh đạo phải biết thiện giới, bất thiện giới …

9. Kinh Cù-đàm-di nói về bố thí và thọ nhận thanh tịnh và không thanh tịnh.

10. Kinh Đa Giới nói biết giới, xứ duyên khởitrí huệ, lại nói 18 giới và 62 giới.

XV. Phẩm Song gồm 10 kinh (phẩm Thượng có 6 kinh) :

1. và 2. Kinh Mã Ấp nói pháp Sa-môn cần phải 3 nghiệp thanh tịnh thành tựu thiền định cho đến lậu tận.

3.Kinh Ngưu Giác Sa-la Lâm, thượng, người thích như ý đạo là Đại Mục-kiền-liên, người thích hạnh Đầu-đà là Đại Ca-diếp, người luận nghị là Ca-chiên-diên, người thành tựu thiên nhãn là A-na-luật-đà, người tu thiền là Ly-việt-đa, người đa văn là A-nan theo sự hiểu biết của mình mà đáp lại lời hỏi của ngài Xá-lê Tử về sở đắc tu hành.

4.Kinh Ngưu Giác Sa-la Lâm, hạ, ngài A-na-luật .… nói tu 4 thiền, 4 vô lượngpháp thượng nhân.

5.Kinh Cầu Giải nói do thấy sắc nghe tiếng mà hiểu được, biết được pháp Như Lai.

6.Kinh Thuyết Trí, hỏi đáp với Tỳ-kheo phạm hạnh đã lập về tri kiến 5 ấm, 4 thực, 4 thuyết….

E. Ngày thứ năm tụng 3 phẩm rưỡi, gồm 35 kinh :

XV. Phẩm Song (phẩm Hạ có 4 kinh) :

7.Kinh A-di-na nói về tri kiến của chúng đúng pháp và chúng phi pháp.

8.Kinh Thánh Đạo nói 8 thánh đạo và 10 chi chánh giải thoát, chánh trí …. theo sự tu đoạn đúng sai mà thành 40 pháp thiệnbất thiện.

9.Kinh Tiểu Không nói hành chân thật Không thì không điên đảo, không khởi tưởng về người, về thôn xóm, về vô sự cho đến không trụ vào định Vô tưởng.

10.Kinh Đại Không, người muốn hành Không phải tu pháp nội không, ngoại không, nội ngoại không, pháp bất động.

XVI. Phẩm Hậu Đại gồm 10 kinh :

1.Kinh Ca-lâu-ô-đà-di ngợi khen người bỏ việc ăn quá ngọ.

2.Kinh Mâu-lê-phá-quần-na nói người xuất gia phải tu tập vô dục, từ, bi, hỷ, xả …

3.Kinh Bạt-đà-hòa-lợi khen ngơi pháp nhất tọa thực.

4.Kinh A-thấp-bối quở trách việc ăn quá ngọ.

5.đến 7. Kinh Châu-na, Kinh Ưu-ba-ly, Kinh Điều Ngự Địa nói về tu hành bất phóng dật, 6 tịnh bản, 7 diệt pháp, 7 diệt tịnh, như pháp, bất như pháp

8.Kinh Si Huệ Địa nói về các tướng quả báo khổ vui của ngu sitrí huệ.

9.Kinh A-lê-tra nói pháp dục làm chướng đạo.

10.Kinh Trà-đế nói về 12 duyên khởi.

XVII. Phẩm Bô-lợi-đa gồm 10 kinh :

1.Kinh Trì Trai nói nên trì bát quan trai và tu 5 niệm : niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thí, niệm Thiên.

2.Kinh Bô-lợi-đa, Phật vì cư sĩ Bô-lợi-đa mà nói về 8 chi là lìa sát sanh …, cắt đứt các việc thế tục.

3.Kinh La-ma nói cầu pháp niết-bàn an ổn không bệnh là thánh cầu, cầu pháp bệnh là chẳng phải Thánh cầu.

4.Kinh Ngũ Hạ Phần Kiết nói nương vào đạo để đoạn trừ 5 phần kiết sử bậc hạ.

5.Kinh Tâm Uế dẹp mối nghi về ô uế trong 5 thứ tâm, cởi mở sự trói buộc trong 5 thứ tâm, đấy là pháp thanh tịnh của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni.

6.Kinh Tiễn Mao, Phật vì kẻ dị học tên Tiễn Mao mà nói Phật dùng 5 pháp là vô thượng giới… khiến cho đệ tử cung kính, không rời.

7.Kinh Tiễn Mao, Phật vì kẻ dị học tên Tiễn Mao mà nói về thiên nhãn túc mạng thông.

8.Kinh Bệ-ma-na-tu nói người không dua dối theo sự giáo hóa của Phật ắt đắc chánh pháp.

9.Kinh Pháp Lạc Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc đáp lời hỏi pháp của Ưu-bà-di Tỳ-xá-khư.

10.Kinh Đại Câu-hy-la, ngài Câu-hy-la đáp lời hỏi pháp của ngài Xá-lợi-phất.

XVIII. Phẩm Lệ gồm 11 kinh :

1.Kinh Nhất Thiết Trí, Phật vì vua Ba-tư-nặc mà nói về 4 giai cấp thành tựu 5 đoạn chi, ở đời sausai biệt.

2.Kinh Pháp Trang Nghiêm, vua Ba-tư-nặc ngợi khen các pháp Phật thanh tịnh.

3.Kinh Bệ-ha-đề, Phật nói pháp thiện, các đệ tử hướng thiện, Phật hành thiện không bị Sa-môn Phạm chí thông minh trí huệ và người đời ghen ghét.

4.Kinh Đệ Nhất Đắc, nói đệ tử không muốn pháp đổi khác, chỉ nên truyền bá rộng rãi 8 chánh đạo.

5.Kinh Ái Sanh nói lúc sanh ái thì sanh ra buồn khổ.

6.Kinh Bát Thành, ngài A-nan vì cư sĩ Bát Thành mà nói 12 thiền.

7.Kinh A-na-luật-đà nói Tỳ-kheo đắc 4 thiền và lậu tận chết được an lành.

8.Kinh A-na-luật-đà, ngài A-na-luật-đà nói Tỳ-kheo tri kiến chất trực, tu niệm xứ, 4 vô lượng chết không bị phiền nhiệt.

9.và 10. Kinh Kiến, Kinh Tiễn Dụ, Phật luôn luôn nói hữu thường, vô thường, nhưng không phải bao giờ cũng nói thế gian hữu thường.

11. Kinh Lệ nói muốn đoạn trừ vô minh cho đến già chết, thấu rõ vô minh cho đến già chết thì phải tu 37 bồ-đề phần, 10 nhất thiết xứ, 10 pháp vô học.

Các kinh A-hàm được các bộ phái trong Thanh văn thừa truyền đều có sai khác. Kinh Trung A-hàm bản dịch đời Phù Tần được truyền từ bộ phái nào, từ trước đến nay chưa có ý kiến nhất trí. Nhưng bản dịch đầu tiên của kinh này cùng với Kinh Tăng Nhất A-hàm cùng một người dịch là Đàm-ma-nan-đề, còn bản dịch hiện nay do Tăng-già-la-xoa đọc bản Phạn, Tăng-già-đề-bà chuyển dịch Phạn Hán, hai vị này đều là người ở nước Kế Tân, căn cứ địa của Hữu Bộ. Ngoài ra, Tăng-già-đề-bà còn có dịch Luận A-tỳ-đàm Bát Kiền-độ (tức Luận Phát Trí), ngài Tăng-già-la-xoa dịch tiếp thành ra bộ mà sau này ngài La-thập dịch lại mang tên Luật Thập Tụng, đều là những tác phẩm trọng yếu của Hữu Bộ. Kết cấu của kinh này và bản dịch Tây Tạng Trung A-hàm Hữu Bộ mà ngài Chỉ Thiên dẫn dụng trong Câu-xá Luận Sớ Yếu Dụng Luận cực kỳ tương tự. Xét từ các phương diện kể trên, kinh này có thể là truyền bản của Hữu Bộ.

Toàn bộ bản Phạn của kinh này dường như đã tán thất, những năm trước đây ở vùng Tân Cương phát hiện được bản Phạn 3 kinh lẻ tương đương với Kinh Thỉnh Thỉnh (kinh 121), Kinh Ưu-ba-ly (kinh 133), Kinh Anh Võ (kinh 170) của bộ Kinh Trung A-hàm này.

Trước và sau khi kinh này được dịch trọn bộ, thì bản dịch riêng lẻ rất nhiều, hiện còn 73 kinh. Trong đại bộ kinh của Tây Tạng thì kinh lẻ tương đương với kinh này chỉ có 5 kinh. Đối chiếu bản kinh này với Kinh Trung Bộ tiếng Pàli của Nam truyền, trong 222 kinh chỉ có 96 kinh tương đồng. Bởi kinh này thu tập các kinh dài ngắn không hoàn toàn trung bình, vì thế tại bản Pàli Nam truyền cũng có hơn 90 kinh được thu tập vào các bộ khác. Các kinh trong kinh này thấy trong Trường Bộ có 9 kinh, trong Tăng Chi Bộ có 76 kinh, trong Tương Ưng Bộ có 76 kinh.

(Trích dịch từ TRUNG QUỐC PHẬT GIÁO tập 3)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.