Phước nguyên
Sách mới xuất bản, ấn tống cúng dường Phật Thành Đạo, và Xuân Đinh Dậu năm 2017
Sách dày 360 trang, in trên giấy mỹ thuật.
-Ghi chú: Quý Thầy, Sư Cô nào muốn thỉnh sách vui lòng đến chùa Đa Bảo (51/6 Ông Ích Khiêm, P.10, Q.11, Sài gòn) liên hệ Thầy Chúc Thịnh để nhận sách (ĐT: 0938999427, 1 cuốn/người, email: chucthinh@yahoo.com)
Vài lời thông tri, mong quý vị hoan hỷ.
Kính chúc mùa xuân an lạc đến quý vị.
_______________________
TỰA
“Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về” (Tuệ Sỹ).
Sau khi chứng nghiệm sự giác ngộ tối thượng nơi Bồ-đề tràng, từ cơ sở duyên khởi và giáo nghĩa Phật tính bình đẳng, đức Thế Tôn trình bày các pháp phương tiện: “Sự giáo hóa của các bậc Đạo sư là như thế. Các Ngài nói đến sự tịch diệt là để mọi chúng sinh an nghỉ. Khi biết rằng chúng đã đi đến chỗ tịch diệt, vốn không phải là nơi an nghỉ cuối cùng, các Ngài dẫn tất cả vào Nhất thiết trí” (kinh Pháp hoa). Cho nên, Chánh Pháp được công bố một cách hoàn hảo và có thể đưa đến sự thể nghiệm ngay trong đời sống hiện tại, dù sự thể nghiệm đó chỉ là tạm thời dập tắt nóng bức.
Kinh A-di-đà và Bốn mươi sáu lời nguyện của đức Phật A-di- đà là một bản đồ tu tập cho những ai đã phát Bồ-đề Tâm song song với bản nguyện muốn kiến lập Tịnh độ ngay trong thế giới Ta-bà, đó cũng chính là yếu chỉ của kinh Duy-ma-cật: “Tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sinh” và “Nếu Bồ-tát muốn làm thanh tịnh quốc độ, hãy làm thanh tịnh tự tâm. Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ tịnh”...
Quyển Giới thiệu nguồn gốc A-di-đà, kèm theo bản dịch kinh A-di-đà và 46 lời nguyện từ bản Sanskrit, tôi đã thực hiện từ lâu. Tôi trân trọng bản thảo của mình, như trân trọng những gì được thừa hưởng từ Thầy Tổ, hay xa hơn là thừa tự từ những giáo nghĩa mà đức Phật giảng dạy trong kinh tạng.
Do một nhân duyên, tôi biên tập và chỉnh lý lại bản thảo, sau đó viết tiếp phần sau cho trọn, như để gợi nhớ những kỉ niệm và tri thức trong quá trình tu học.
Tôi không có gì để nói nhiều về tác phẩm cũng như bản dịch của mình. Chỉ có một ước nguyện là sách này đến được với các Thầy, các Cô, dù các vị đang ở phương trời nào, trong đời sống nào, tu tập theo Pháp môn nào, thì nó cũng giống như một vài gợi ý nhỏ để mỗi vị sẽ tự mình tư duy, chiêm nghiệm theo nhiều chiều hướng khác nhau về những vấn đề của Phật Pháp.
Do năng lực và điều kiện hạn chế cho nên tập sách sẽ không cân xứng với chủ đề của nó, và sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, lầm lẫn nhất định phải có, mặc dù tôi đã nỗ lực hoàn chỉnh, và tôi nhận hết mọi sai lầm xảy ra trong đây.
Cuối cùng, kính xin các bậc Sư trưởng tùy hỉ tán trợ và khích lệ tinh thần ấy của chúng con, cùng các huynh đệ đồng học, đồng tu.
“Thà chun qua lỗ khoá còn dễ hơn đi qua những cánh cửa mở rộng” (Nietzsche).
Phật lịch 2560.
Vô Trụ Xứ Am, giữa đông Bính thân.
Tỷ-kheo Phước Nguyên
Cẩn chí
____________________________
TỔNG MỤC LỤC
KÍNH NGUYỆN....................................................................................... 5 TỰA........................................................................................................... 6
PHÀM LỆ ................................................................................................. 8
PHẦN A.TỔNG LUẬN ......................................................................... 15
PHẦN 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT ................................................. 15
CHƯƠNG I LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ NGOÀI PHẬT GIÁO........ 16
TIẾT 1 LUẬN THUYẾT PERSIA (BA-TƯ) ...................................... 16
TIẾT 2 LUẬN THUYẾT TRONG TÔN GIÁO ẤN ĐỘ..................... 30
2.1. Thuyết thần Viṣnu...................................................................... 30
2.2. Thuyết thần Varūṇa và Varana.................................................. 31
CHƯƠNG 2 DANH HIỆU A-DI-ĐÀ TRONG TỊNH ĐỘ GIÁO ...... 32
TIẾT 1 XUẤT XỨ DANH HIỆU ....................................................... 33
TIẾT 2 NGỮ NGUYÊN ...................................................................... 34
I.2.1. Từ अमित amita ........................................................................ 34
I.2.2. Giải thích chữ अमित amita bằng आमितायुष् āmitāyuṣ
và अमितप्रभ Amitaprabha ................................................................ 40
I.2.3. Vấn đề đặt ra .......................................................................... 42
I.2.4. Nhận định về danh hiệu अमितशुद्ध amitaśuddha
(Vô Lượng Thanh Tịnh 無量清淨) .................................................. 43
TIẾT 3 LIÊN HỆ VỚI KINH PHÁP HOA VÀ HOA NGHIÊM......... 46
TIẾT 4 NHỮNG DỊ DANH................................................................. 50
TIẾT 5 NHỮNG DẠNG BIẾN THỂ................................................... 57
CHƯƠNG 3 DANH HIỆU A-DI-ĐÀ TRONG MẬT GIÁO .............. 65
TIẾT 1 TỔNG QUÁT .......................................................................... 65
TIẾT 2 VÔ LƯỢNG THỌ VÀ VÔ LƯỢNG QUANG....................... 66
TIẾT 3 QUÁN TỰ TẠI VƯƠNG VÀ QUAN ÂM NHƯ LAI ........... 74
TIẾT 4 CAM LỒ VƯƠNG, NHÂN THẮNG GIẢ
VÀ ĐẠI AN NHẪN............................................................................. 83
CHƯƠNG 4 LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ TRONG PHẬT GIÁO ...... 87
TIẾT 1 TỔNG QUAN ......................................................................... 87
TIẾT 2 LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ TRONG KINH ĐIỂN
PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ........................................................................... 89
2.1. Cơ sở tư tưởng .......................................................................... 89
2.2. Văn học Bát-nhã, Đại trí độ luận và Trung quán luận ............. 90
2.3. Văn hệ Pháp hoa....................................................................... 93
2.4. Văn hệ Hoa nghiêm................................................................. 101
TIẾT 3 LUẬN THUYẾT A-DI-ĐÀ VỚI LUẬN SƯ ẤN ĐỘ........... 109
3.1. Bồ-tát Nāgārjuna .................................................................... 109
3.2. Bồ-tát Thế thân ........................................................................111
CHƯƠNG 5 TRUYỆN TỶ KHEO PHÁP TẠNG VÀ
VÔ TRÁNH NIỆM ...............................................................................116
TIẾT 1 KHÁI QUÁT ......................................................................... 116
TIẾT 2 TRUYỆN TỶ KHEO PHÁP TẠNG ..................................... 117
TIẾT 3 TRUYỆN VUA VÔ TRÁNH NIỆM..................................... 121
CHƯƠNG 6 TÍN NGƯỠNG NIỆM PHẬT VÃNG SINH ............... 132
TIẾT 1 TỔNG QUAN ....................................................................... 132
TIẾT 2 VẤN ĐỀ MƯỜI NIỆM ......................................................... 135
TIẾT 3 VÃNG SANH LÀ TÍN NGƯỠNG THỜI HẬU KỲ ............ 141
CHƯƠNG 7 TÍN NGƯỠNG A-DI-ĐÀ TRONG NGHỆ THUẬT
TỪ ẤN ĐỘ ĐẾN VIỆT NAM ............................................................. 146
TIẾT 1 KHỞI NGUYÊN TỪ ẤN ĐỘ ............................................... 146
TIẾT 2 TRUYỀN THỪA TẠI TÂY TẠNG ...................................... 150
TIẾT 3 NÉT ĐẸP TẠI VIỆT NAM ................................................... 151
CHƯƠNG 8 CÔNG CỤ TƯ DUY ...................................................... 158
TIẾT 1 TRUYỀN BẢN DÀI ............................................................. 159
TIẾT 2 TRUYỀN BẢN NGẮN......................................................... 168
1. Phiên bản của Cưu-Ma-La-Thập .............................................. 168
2. Phiên bản mệnh danh của Cầu-Na-Bạt-Đà-La. ....................... 169
3. Phiên bản của Bồ-Đề-Lưu-Chi. ................................................ 170
4. Phiên bản của A-Địa-Cù-Đa. .................................................... 171
5. Phiên bản của Pháp Hiền. ........................................................ 171
6. Phiên bản Tây Tạng. .................................................................. 172
7. Phiên bản A-di-đà Phật thuyết chú. .......................................... 172
TIẾT 3 A-DI-ĐÀ NHẤT TỰ CHÂN NGÔN VÀ A-DI-ĐÀ
TIỂU CHÚ ......................................................................................... 175
TIẾT 4 A-DI-ĐÀ CỔ ÂM THANH VƯƠNG
ĐÀ-LA-NI KINH............................................................................... 177
PHẦN 2. GIỚI THIỆU VĂN BẢN ..................................................... 183
CHƯƠNG 9 VĂN BẢN KINH A-DI-ĐÀ ........................................... 184
TIẾT 1 NGUỒN THƯ TỊCH............................................................. 184
TIẾT 2 THỦ BẢN SANSKRIT ......................................................... 185
TIẾT 3 TRUYỀN BẢN HÁN DỊCH ................................................. 188
II.1. Ba truyền bản ......................................................................... 188
II.2. Một số vấn đề trong truyền bản Hán...................................... 189
II.2.1 Dị biệt mười phương-sáu phương. ................................... 189
II.2.2. Thuyết khuyết hai mươi mốt chữ ..................................... 189
II.3. Bản La-thập chiếm ưu thế ...................................................... 191
II.4. Những bản sớ giải Hán tạng .................................................. 191
II. 5. Những sớ giải bị thất lạc ....................................................... 194
TIẾT 4 SỚ GIẢI KINH A-DI-ĐÀ Ở NHẬT BẢN, TRIỀU TIÊN
VÀ VIỆT NAM ................................................................................. 195
TIẾT 5 VỀ BẢN DỊCH TÂY TẠNG ................................................ 196
TIẾT 6 VỀ TIÊU ĐỀ KINH ............................................................. 197
TIẾT 7 NIÊN ĐẠI THÀNH LẬP ...................................................... 202
VI.1. Thuyết của Shinkō Mochizuki................................................ 202
VI.2. Thuyết cuả Shiio Benkyo ....................................................... 204
VI.3. Thuyết của Nakamura Hajime .............................................. 206
VI.4. Nhận xét chung...................................................................... 206
CHƯƠNG 10 ĐỐI CHIẾU BẢN NGUYỆN CỦA PHẬT-A-DI-ĐÀ TRONG KINH TẠNG......................................................................... 209
TIẾT I GIỚI THIỆU BẢN NGUYỆN CỦA PHÁP TẠNG
VÀ VÔ TRÁNH NIỆM VƯƠNG...................................................... 209
TIẾT 2 TOÁT YẾU VÀ SO SÁNH CÁC ĐẠI NGUYỆN................ 212
TIẾT 3 QUAN HỆ GIỮA CÁC TRUYỀN THỐNG
BẢN NGUYỆN ................................................................................. 220
3.1. Về hình thức ngữ pháp ................................................................ 220
3.2. Về nội dung ................................................................................. 221
TIẾT 4 TƯ TƯỞNG BẢN NGUYỆN SỰ LIÊN HỆ VỚI TÍN NGƯỠNG NGUỒN GỐC A-DI-ĐÀ................................................. 235
TIẾT 5 TRUYỆN BẢN SINH CỦA PHẬT A-DI-ĐÀ TỰ LỰC
VÀ THA LỰC.................................................................................... 243
PHẦN B. PHIÊN DỊCH KINH VĂN ................................................. 245
KINH MÔ TẢ ĐẤT NƯỚC AN LẠC ................................................ 246
BỐN MƯƠI SÁU LỜI NGUYỆN....................................................... 264
PHỤ CHÚ (BUNYIU NANJIO, M.A.,) VỀ HAI LỜI NGUYỆN
THỨ 18 VÀ 21 BỊ THIẾU TRONG CÁC VĂN BẢN
TIẾNG PHẠN ...................................................................................... 292
PHỤ LỤC 1........................................................................................... 296
PHỤ LỤC 2........................................................................................... 302
PHỤ LỤC 3........................................................................................... 309
PHỤ LỤC 4........................................................................................... 316
THƯ MỤC THAM KHẢO ................................................................. 331
BẢNG TỪ VỰNG SANSKRIT-VIỆT-HÁN ...................................... 337
INDEX................................................................................................... 356
_____________________
Có thể đọc online tại link sau:http://thuvienhoasen.org/a23977/tieu-luan-ve-phat-a-di-da
(Lưu ý link này chỉ là dạng bản thảo và chưa đầy đủ)
- Từ khóa :
- Giới thiệu nguồn gốc A-di-đà