Giới Thiệu Về Năm Bộ Nikāya (Pañca Nikāya)

21/07/20184:03 SA(Xem: 28661)
Giới Thiệu Về Năm Bộ Nikāya (Pañca Nikāya)
GIỚI THIỆU VỀ NĂM BỘ NIKĀYA
 (PAÑCA NIKĀYA)
Thích Trung Định

 

Pañca NikāyaCó thể nói rằng toàn bộ Kinh điển thành văn của Phật giáo Nguyên thủy hôm nay là một tập đại thành của nhiều lần trùng tuyên và san định qua nhiều thế hệ truyền thừa với không ít những bàn cãi nhiêu khê. Các tài liệu truyền thống cũng đã cho chúng ta biết rằng, sau ngày Đức Phật nhập diệt, trong nội bộ Phật giáo đã liên tiếp nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt về cách hiểu lời Phật dạy mà lúc đó hãy còn trong hình thức khẩu truyền. “Đó là trong bản chấttruyền thống truyền miệng rằng những sự kiện và tình huống xảy ra phổ biến nên được mô tả lại trong hình thức rập khuôn trong các từ tương tự.”[1]Các cuộc kiết tập kinh điển đã được tổ chức nhằm giải quyết những rắc rối này. Và kết quả thu nhặt được sau từng cuộc kiết tập đó đã được ghi chép lại thành kinh điển để truyền thừa về sau.

Lịch sử ghi lại rằng, trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, Tôn giả Ananda trùng tuyên lại kinh, và Tôn giả Ưu Ba Li trùng tuyên Luật tạng. Luận tạng chưa kết tập trong đại hội này. Theo truyền thống, các văn bản kinh tạng bằng tiếng Pāli đã được ghi nhớ lại trong kỳ kết tập kinh tạng lần thứ nhất tổ chức tại Vương Xá Thành (Rājagaha nay là Rajgir) ngay sau khi Đức Phật nhập Đại bát niết bàn. Toàn bộ lời dạy của Đức Phật đã được ghi nhớ một cách rõ ràng bởi các vị đại đệ tử, những người được gọi là pháp sư tinh thông về tam tạng kinh điển. Trong giai đoạn đầu, có một truyền thống đọc tụnghọc thuộc lòng tạo nên một phong trào học thuộc kinh Phật diễn ra khá phổ biến. Có người học thuộc một bài kinh, có người học được nhiều bài, thậm chí có người thuộc toàn bộ kinh Phật. Trong các sớ giải để chỉ đặc điểm chuyên môn của các Tỷ kheo như dhammakathika (người chuyên môn về pháp), suttantika (người ghi nhớ hay học thuộc lòng một bài kinh), suttantakini (nữ nhân học thuộc một bản kinh), dhammadhara (người ghi nhớ pháp), vinayadhara (người trì luật), bhānaka (nhà tụng đọc), petaki (người ghi nhớ một trong tam tạng kinh, luật, luận), pañcanekāyika (người khéo nắm bắt năm bộ nikāya) chứng tỏ các đệ tử của đức Phật rất quan tâm ghi nhớ và học thuộc lòng giáo pháp của Ngài.[2]

Kinh tạng Pāli đã được bảo quản ở dạng đọc tụng thuộc lòng cho đến thế kỷ thứ nhất trước công nguyên. Về sau có một sự lo lắng rằng kinh điển có thể biến mất khỏi thế gian này nếu chúng không được ghi lại bằng văn bản. Bởi truyền thống đọc tụng thuộc lòng khó có thể duy trì trọn vẹn, lâu dài. Tuy nhiên chúng ta cũng nên biết rằng, học thuộc lòng là một truyền thống xuất hiện rất sớm tại Ấn Độ. Đây là cách gìn giữ một phần các giá trị văn hóa tinh thần của người Ấn. Do ảnh hưởng từ truyền thống này, kinh Phật cũng được tụng đọc thuộc lòng là lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sở dĩ lời Phật dạy được lưu truyền trong suốt một thời gian dài bằng phương thức khẩu truyền mà vẫn bảo đảm tính nguyên bản của nó là vì không chỉ họ học thuộc mà còn nhớ nghĩ, suy tư tìm hiểuthọ trì áp dụng thực hành giáo pháp. Tăng Chi Bộ Kinh ghi lời đức Phật nói về năm lý do khiến giáo pháp của Ngài được an trú lâu dài, không bị hổn loạn và biến mất: “Ở đây, này các Tỷ kheo, các Tỷ kheo cẩn trọng trong nghe pháp; cẩn trọng học thuộc lòng pháp; cẩn trọng thọ trì pháp; cẩn trọng quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì; cẩn trọng thực hành pháptùy pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu pháp.”[3] Trong năm lý do khiến giáo pháp không biến mất thì có phương pháp học thuộc lòng pháp.

Sự kỳ vĩ của những bộ nhớ liên quan đến việc bảo tồn một khối lượng lớn của văn bản truyền miệng lâu dài có thể là điều bất thường đối với chúng ta, nhưng nó là khá bình thường với người Ấn Độ cổ đại. Chữ viết chắc chắn đã được biết đến tại Ấn Độ trong thời Đức Phật, nhưng không được sử dụng cho các mục đích như ghi chép kinh điển. Cần phải được ghi nhớ rằng, trong quá trình bốn mươi lăm năm hoằng hóa, Đức Phật thường sử dụng ngôn ngữ bình dân thông dụng để thuyết giảng giáo lý. Do vậy, nhiều người trong số các Tỷ kheoTỷ kheo ni đã tụng đọc ghi nhớ thuộc lòng, và thông thạo nghĩa lý các kinh điển.[4] Nó được phát triển xa hơn một trăm năm sau tại kỳ kết tập kinh điển lần hai ở Vesali. Nguyên nhân chính trong đó là dấy lên những quan điểm mới về thập sự phi pháp.[5] Tại kỳ kết tập kinh tạng lần thứ ba dưới sự bảo hộ của vua A Dục (Asoka 264-227 TCN) toàn bộ tam tạng kinh điển phần thiết yếu đã được thực hiện một cách hoàn chỉnh.[6] Tại thời điểm đó, nội dung của Tam tạng đã được sắp xếp bài bản khoa học, thứ tự bài kinh, tiêu đề được đề cập rõ ràng.

Phật tử Tích Lan tin rằng, Trưởng lão Mahinda - người đã giới thiệu Phật giáo vào Tích Lanmang theo các bản văn của Tam tạng kinh điển được thu thập trong kỳ kết tập kinh điển lần ba dưới sự hộ trì của Hoàng đế A Dục. Những văn bản này đầu tiên được truyền miệng cho đến thời vua Sinhalese Vatïtïagāmani thế kỷ thứ nhất BC đã được viết bằng văn bản và một số bài bình luận. Một vài lần tụng đọc được thực hiện tại Tích Lan cho đến khi toàn bộ giáo lý của Đức Phật được chép thành văn bản dưới triều vua Tích Lan Vaṭṭagāmini Abhaya, khoảng cuối thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. Không có nhiều bằng chứng về việc biên tập những lời Phật dạy bằng chữ viết tại ba kỳ kết tập đầu tổ chức ở Ấn Độ.[7] Ta cũng nên ghi nhận một chuyển biến căn bản của đạo Phật Tích Lan nảy sinh do hoàn cảnh lịch sử ở đảo quốc này đã tạo tiền đề cho sự phát triển văn học Pāli ở đây. Yêu cầu bảo tồn chánh pháp trước họa xâm lăng và xã hội hóa các hoạt động của Tăng già Tích Lan vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch.[8]Khoảng cuối thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, Tích Lan rơi vào họa xâm lăng bởi người Tamil và liên tiếp chịu nhiều thiên tai đói kém. Trước tình hình quốc gia nguy kịch ấy, các truyền thống sinh hoạt của Phật giáo cũng bị đe dọa. Người ta nói rằng chính trong hoàn cảnh nguy khó ấy, tam tạng kinh, luật, luận Phật giáo đã được quyết định chép ra thành văn bản “nhằm duy trì chánh pháp của bậc Đạo sư” (ciratthitattham dhammassa).[9] Sự kiện giáo lý của Đức Phật được chép thành văn bản đánh dấu một bước phát triển mới của Tăng già Tích Lan và mở đường cho các hoạt động văn học ở đây.[10]

Theo ý kiến ​​của một số học giả nghiên cứu Phật học, Phật giáo Nguyên thủy tin rằng giới luật và một số văn bản của Kinh tạng được biên soạn ngay sau khi Đức Phật nhập Đại bát Niết bàn trong khoảng năm 483 TCN và được kết tập lại lần đầu tiên tại hang Thất diệp, thành Vương Xá sau đó không lâu.[11]  Theo Farquhar, J.N. Năm bộ Nikāya của Kinh tạng hoàn tất trước khi xuất hiện của kinh Na Tiên Tỷ kheo (Milinda Panha), một tác phẩm ra đời ở thế kỷ thứ nhất Sau công nguyên, trong đó những đoạn kinh nguyên bản được tìm thấy.[12] Trong khi, nó là điều hiển nhiên rằng, các văn bản Nikāya đã được đề cập trong chỉ dụ Bhābru của vua A Dục, một trong những chỉ dụ nổi tiếng của nhà vua vĩ đại hộ trì Phật pháp ở thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.[13]  Trong đó chúng ta có thể tìm thấy những câu nói của vua Asoka có liên quan đến lời dạy của Đức Phật trong kinh tạng Nikāyas.[14] Điều đó cho thấy rằng, Asoka đã được tiếp cận và tụng đọc khá nhiều với một số lượng lớn các kinh sách Phật giáo, hay Pháp tạng (Dhammapariyāya) mang những lời dạy của Đức Phật. Tiến sĩ Buhler chỉ ra rằng giả thiết của sự xuất hiện của tên gọi ‘Pacanekāyika’ (Pañcanaikkāyika), cho thấy có sự tồn tại một bộ sưu tập của năm bộ kinh Nikāya. Vì vậy, rõ ràng rằng sự hoàn thiện một số bài kinh trong từng giai đoạn khác nhau, nhưng sự hoàn thiện trọn vẹn bốn bộ kinh Nikāya đã có trong thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.[15] Đây là một giả thuyết, tuy nhiên, từ những cứ liệu trên chúng ta có thể khẳng định rằng, Kinh tạng Nikāya được ghi chép trước hậu bán thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hiện tại, bản dịch trọn vẹn được lưu hành rộng rải nhất đó là bản dịch tiếng Anh của Pāli text social, London xuất bản. Về sau kinh tạng Nikāya đã được lưu giữ cẩn thận tại Tích lan, Miến điện, Thái lan, ngôn ngữ sử dụng chủ yếu của kinh tạng Nikāya là ngôn ngữ Pāli. 

 Sự phân loại về các cuốn kinh

Văn học Pāli bao gồm hai bộ phận chính đó là Tạng (Canonical) và Hậu tạng (Non- Canonical). Tạng gồm ba Tạng kinh, luật và luận. Hậu tạng gồm những văn bản được trước tác về sau bởi các vị Tổ sư Phật giáo. Nó có giá trị tương đương với kinh Phật (đúng chân lý, hợp với căn cơ và hợp với mọi thời đại) như kinh Na Tiên Tỷ kheo... và những tác phẩm bình luận về kinh, luật và luận khác. Hậu tạng cũng là một tập đại thành khá đồ sộ, được biên soạn kỷ lưỡng để lưu giử và truyền thừa.

Kinh tạng Pāli là một bộ sưu tập về toàn bộ lời dạy của Đức Phật được thuyết giảng vào những dịp khác nhau trong suốt 45 năm giáo hóa của ngài. (Một vài bài kinh được thuyết giảng bởi một số những Đại đệ tử của Đức Phật, như Tôn giả Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiền Liên, Ananda, vv, và một số câu chuyện khác cũng được bao gồm trong kinh tạng). Các bài thuyết giảng của Đức Phật được biên soạn lại với nhau trong kinh tạng (Suttanta Pitaka) được giảng giải cho phù hợp tại những dịp khác nhau, cho những người có căn cơ trình độ khác nhau. Mặc dù những bài thuyết giảng này chủ yếu mang lại lợi ích của các Tỳ kheo, để áp dụng thực hành trong đời sống Phạm hạnh và cũng có những bài giảng của đức Phật dành cho sự tiến bộ đạo đức tâm linh của các nam nữ cư sĩ Phật tử.[16]

Nếu phân theo Cửu phần giáo pháp thì nội dung của Tam tạng được kể thành chín phần như sau:

1. Sutta – Khế kinh (ý nói đến các bài kinh dài, ngắn có nội dung độc lập và thuộc thể văn xuôi)

2. Geyya – Phúng tụng (gồm các bài kinh có cả hai thể văn xuôivăn vần).

3. Veyyākarana – Ký thuyết (gồm các kinh mang nội dung giải thích các bài kinh khác)

4. Gāthā – Kệ ngôn (gồm các kinh văn được trình bày theo thể kệ ngôn, tức hình thức thơ vịnh)

5. Udāna – Cảm hứng ngữ (bao gồm những Phật ngôn do chính Đức Phật tự cảm hứng nói ra mà không cần có người thưa hỏi).

6. Itavuttaka – Như thị thuyết (bao gồm những pháp thoại ngắn mà ngài Khujjuttarà đã thọ trì từ Đức Phật và sau đó trùng tuyên lại bằng cách mở đầu từng bài với câu xác định “Chính Đức Thế Tôn đã thuyết rằng...”

7. Jātaka – Bổn Sanh (những câu chuyện tiền thân Đức Phật)

8. Abbhùtadhamma – Vị tằng hữu pháp (bao gồm những bài kệ kinh kể về các sự kiện phi thường trong đời Phật nói riêng và theo giáo lý nói chung)

9. Vedalla – Phương Quãng (gồm những pháp thoại trong hình thức vấn đáp).

Kinh Tạng Pāli được chia thành năm bộ kinh (Pañca nikāya), bao gồm: 1. Trường Bộ (Dīgha nikāya), 2. Trung Bộ (Majjhima nikāya), 3. Tương Ưng Bộ (Saṁyutta nikāya), 4. Tăng Chi Bộ (Anguttara nikāya), 5. Tiểu Bộ Kinh (Khudhaka nikāya).

Trường Bộ Kinh (Dīgha nikāya): ‘Bộ kinh sưu tập những bài kinh dài của Đức Phật’. Bộ sưu tập của kinh tạng được đặt tên là Trường Bộ vì nó được tạo thành từ ba mươi bốn bài kinh dài của Đức Phật, được chia thành ba phẩm.

Phẩm Giới-Uẩn (Sīlakkhandha Vagga Pāli): 13 bản Kinh giảng về các cấp giới luật: tiểu giới dành cho mọi người, trung giới và đại giới dành cho bậc tu hành cao.

Đại-Phẩm (Mahā Vagga Pāli): 10 bản Kinh quan trọng nhất về lịch sử (như Kinh Bát-Đại Niết-bàn, Kinh Đại Bổn) và về giáo lý (như Kinh Đại Duyên, Kinh Tứ Niệm Xứ).

Phẩm Ba-lê-tử (Pathika Vagga Pāli, Patikaputta, Ba-lê-tử là tên một tu sĩ ngoại đạo): 11 bản Kinh bàn về các vấn đề khác nhau như vấn đề vũ trụ thành-hoại, vấn đề bổn phận công dân trong xã hội, vấn đề tu khổ hạnh của ngoại đạo.[17] Trong văn hệ A hàm, bản kinh tương ứng đó là Trường A Hàm (Dīrghāgama).

Trung Bộ Kinh (Majjhima nikāya): Là tuyển bộ thứ hai trong năm Bộ kinh (Nikāya) thuộc Kinh tạng Pāli (pi. sutta-piṭaka). Bộ kinh này được biết đến như là ‘Bộ sưu tập các bài kinh có chiều dài trung bình’. Nó được chia thành ba tập, mỗi tập bao gồm năm mươi bài kinh (pannāsas). Nhưng trong văn bản của Pāli Text Social (P.T.S) phiên bản chính gồm 152 bài kinh, cũng đươc chia làm 3 tập, mỗi tập bao gồm 50 bài kinh, riêng tập ba gồm 52 bài kinh.[18]

Tập đầu tiên gọi là ‘Cương yếu của các pháp Căn bản’ (Mūlapaṇṇāsapāḷi), liên quan với năm mươi bài kinh đầu tiên trong năm thiên (vaggas) 1. Các bộ phận của bài giảng về gốc (Mūlapariyāya), 2. Phần hai gọi là Tiếng rống sư tử (Sīhanādavagga), 3. Phần ba không để tên gọi, chúng tôi tự để tên là Các ảnh dụ (Opammavagga), 4. Phần bốn gọi là Phẩm song đôi (Mahāyamakavagga), 5. Phần năm cũng gọi là song đôi nhưng nhỏ hơn (Cūlayamakavagga). Về Trung Bộ kinh tập 2, (Majjhimapaṇṇāsapāḷi) bao gồm năm mươi bài kinh thứ hai trong năm vaggas: 1. Phần liên hệ các gia chủ (cư sĩ): từ kinh 51 đến kinh 60 (Gahapativagga); 2. Phần liên hệ các vị Tỷ kheo: từ kinh 61 đến kinh 70 (Bhikkhuvagga); 3. Phần liên hệ các du sĩ: từ kinh 71 đến kinh 80 (Paribbājakavagga); 4. Phần liên hệ các vua chúa, hoàng thân: từ kinh 81 đến kinh 90 (Rājavagga); 5. Phần liên hệ các Ba-la-môn: từ kinh 91 đến kinh 100. (Brāhmanavagga). Và năm mươi hai bài kinh cuối cùng được giải quyết trong năm vaggas. 1. Phần một, từ kinh 101 đến kinh 110: Phần Thị Trấn Các Sakka (Devadahavagga), 2. Phần hai, từ kinh 111 đến kinh 120: Phần Bất Đoạn (Anupadavagga), 3. Phần ba, từ kinh 121 đến kinh 130: Phần Không Tánh (Suññatavagga), 4. Phần bốn, từ kinh 131 đến kinh 142: Phần Phân Tích (Vibhangavagga), 5. Phần năm, từ kinh 143 đến kinh 152: Phần Lục Xứ (Saḷāyatanavagga).

Nhiều học giả cho rằng Trung Bộ Kinhbộ kinh quan trọng nhất, bao gồm tất cả các tinh hoa và các pháp môn căn bản của Đạo Phật. Bộ kinh bao gồm các bài giảng quan trọng của Đức Phật về các pháp môn tu hành, tịnh tâm. Ngoài ra, bộ kinh còn giúp chúng ta thấy được các sinh hoạt hằng ngày của Đức PhậtTăng Đoàn trong 45 năm truyền đạo.

Mặc dù nhiều bài kinh trong Trung Bộ Kinh là để giảng dạy cho các tu sĩ. Chúng ta cũng thấy có nhiều bài kinhĐức Phật giảng dạy cho các thành phần khác trong xã hội, trong nhiều trường hợphoàn cảnh khác nhau: từ các bậc vua chúa vương giả, chư thiên, các bậc chân tu khổ hạnh của các giáo phái khác, cho đến những nông dân, thương gia, tướng cướp, học giả, và các nhà hùng biện, v.v... Trong đó, chúng ta được dịp tìm hiểu và học tập những pháp môn quan trọng của Ngài như: Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Vô Ngã, Niết Bàn, Thập Nhị Nhân Duyên, Nghiệp HànhTái Sinh, Các Tầng Thiền-na, Các Pháp Quán Niệm, Các Bậc Giải Thoát, Các Thế Giới Luân Hồi, v.v...

Bộ kinh không những chỉ kết tập các bài giảng của Đức Phật, mà cũng còn kết tập các bài giảng quan trọng của các vị đại đệ tử của Ngài vào thời đó. Ngoài các bài kinh giảng của Đức Phật, chúng ta còn thấy 9 bài kinh của ngài Xá Lợi Phất (Sariputra), 7 bài kinh của ngài A Nan (Ananda), 4 bài của ngài Đại Ca Chiên (Maha Kaccana), 2 bài của ngài Đại Mục Kiền Liên (Maha Moggallana) và một bài pháp thoại của Ni sư Dhammadinna được Đức Phật khen ngợi là bậc Đại Trí Tuệ. Tương đương với Trung Bộ Kinh, bên văn hệ A Hàm có bộ Trung A Hàm (Madhyamāgama), Bộ này cũng đã được dịch sang tiếng Việt, thuộc Đại tạng kinh Việt Nam.

Kinh Tương Ưng Bộ (Saṁyutta nikāya): Là bộ kinh thứ ba của kinh tạng Nikāya. Như một nguồn của giáo lý Phật giáo, Tương Ưng Bộ Kinh hàm chứa nhiều giáo lý đặc biệtphong phú. Trong bộ kinh này, những lời dạy chính thống được đề cập chi tiết, như là cơ sở quan trọng trong việc phân loại các bài giảng của Đức Phật. Tương ưng (samyutta), có nghĩa đen là ‘tương ứng với nhau’. Từ nguyên của nó được dịch sang tiếng Anh ‘yoked’ có nghĩa là ách’, ‘cặp’ mang ý nghĩa tiền tố ‘cùng nhau’. Từ này nếu suy diễn ra theo ý nghĩa giáo lý trong kinh mang tính của sự ‘liên quan chặt chẽ’ hoặc ‘ràng buộc với nhau’. Trong ý nghĩa này, thuật ngữ sarnyojana có nghĩa là ‘kiết sử’ hay ‘trói buộc’. Trong đó có mười kiết sử trói buộc chúng sinh trong vòng luân hồi. Nhưng từ samyutta cũng được sử dụng trong một ý nghĩa bình thường hơn, đơn giản hơn, đó là mọi thứ được tham gia hoặc ‘mang ách’ với nhau, như khi người ta nói: ‘Giả sử, bạn bè, một con bò đen và một con bò trắng đã mang ách với nhau bằng một dây nịt đơn hoặc đôi bởi cái ách’ (35: 232; S IV 163,12-13). Đây là ý nghĩa liên quan đến ý nghĩa của bản kinh Tương ưng.

Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Có tất cả là 56 Tương Ưng được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga):

Thiên Có Kệ (Sagāthāvagga Samyuttapāli): 11 Tương Ưng; Thiên Nhân Duyên (Nidānavagga Samyuttapāli): 10 Tương Ưng; Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapāli): 13 Tương Ưng; Thiên Sáu Xứ (Salāyatanavagga Samyuttapāli): 10 Tương Ưng; Thiên Đại Phẩm (Mahāvagga Samyuttapāli): 12 Tương Ưng. Tổng cộng 2,889 bài kinh. Trong hệ A Hàm thuộc Hán tạng, bộ kinh tương ứngTạp A hàm (Saṁyuktāgama).

Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara nikāya): Là bộ kinh thứ tư của năm bộ kinh quan trọng tạo thành Kinh Tạng Pāli của Canon. Những bộ sưu tập các văn bản của Nguyên thủy Phật giáo được đề cao như Phật pháp tạng (buddhavacana) hay ‘lời dạy của Đức Phật’. Bản kinh được sắp xếp theo một trình tự kỹ thuật mang tính sư phạm thường được sử dụng bởi Đức Phật. Cụ thể là, việc sử dụng một chương trình theo thứ tự pháp số tăng dần (Tăng chi) của lời Phật dạy. Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp xếp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipātas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipāta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekādasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh. Nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.[19]

Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pāli có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A Hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng Già Đề bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, vào thời nhà Tiền Tần, và đã được quý ngài Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Kiểm dịch sang Việt Văn (Đại tạng kinh Việt Nam, số 25, 26, 27.)

Trong toàn bộ Kinh Tạng, Tăng Chi Bộ Kinh cấu thành cuốn sách quan trọng nhất của tâm lý học và đạo đức Phật giáo. Trong Tăng Chi có chứa một chương độc đáo mang tên ‘Etadaggavagga’, nơi mà đức Phật liệt kê tên của những vị đại đệ tử đã đạt được sự nổi bật trong các lĩnh vực nhất định của sự thành tựu tâm linh.

Tiểu Bộ Kinh (Khudhaka nikāya): Là bộ kinh thứ năm và là bộ kinh cuối cùng của kinh tạng nikāya. Nói đúng ra nó bao gồm mười sáu bài kinh độc lập mà được liệt kê bởi ngài Phật Âm là mười lăm. Nội dung của nó là mô tả theo từng thời điểm khác nhau. Một số bài kinh của Tiểu bộ ra đời từ rất sớm, nhưng một số kinh khác thì mới xuất hiện gần với hậu tạng. Tiểu bộ được sáng tác hầu hết được viết theo vần câu, mô tả tất cả giáo lý quan trọng qua thơ ca Phật giáo[20]

Trong số năm bộ Nikāya, Tiểu Bộ Kinh có chứa số lượng lớn nhất của chuyên luận (như được liệt kê dưới đây) và nhiều nhất các loại pháp. Mặc dù từ ‘Khuddaka’ theo nghĩa đen có nghĩa là ‘nhỏ’ hay ‘tiểu’. Nhưng nội dung thực tế của bộ sưu tập này không có nghĩa được coi là nhỏ, kể cả khi nó không được hai bộ phận chính của các tạng, cụ thể là, Luật Tạng (Vinaya Pitaka) và Luận tạng (Abhidhamma Pitaka) liệt kê trong hệ thống phân loại. Bản chất linh tinh của bộ sưu tập này không chỉ bao gồm những bài thuyết giảng của Đức Phật, nhưng sưu tập ghi chú ngắn gọn về giáo lý quan trọng, mô tả về sự nỗ lực tu tập để thành tựu đời sống tâm linh của chư vị Tỷ kheoTrưởng Lão Tăng và Trưởng Lão Ni bằng thơ. Những câu chuyện đời thường, lịch sử của Đức Phật, vv , đều ghi lại theo tiêu đề, chú dẫn rõ ràng.

Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:

1. Kinh Tiểu tụng (Khuddakapātha)

2. Kinh Pháp cú (Dhammapada)

3. Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết (Udāna)

4. Kinh Phật thuyết như vậy (Itivuttaka)

5. Kinh tập (Sutta Nipāta)

6. Chuyện Thiên cung (Vimānavatthu)

7. Chuyện Ngạ quỷ (Petavathu)

8. Trưởng Lão Tăng kệ (Theragātha)

9. Trưởng Lão Ni kệ (Therigātha)

10. Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật (Jātaka)

11. Nghĩa tích (Mahāniddesa)

12. Vô ngại giải đạo (Cullaniddesa)

13. Sự nghiệp anh hùng (Patisambhidāmagga)

14. Phật sử (Buddhavaṁsa)

15. Sở hạnh tạng (Cariyāpitaka)

Theo truyền thống Phật giáo Miến Điện, có bốn công trình khác ngoài các văn bản nêu trên, cụ thểKinh Na tiên Tỳ kheo (Milindapanha), SuttasaṁgahaPeṭakopadesa, và Netti của Nettipakaraṇa.[21]

Tóm lại, 5 bộ Nikāya được xem là bộ kinh ghi lại gần như nguyên vẹn lời dạy của đức Phật nhất. Trong đó cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về đời sống, xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán của Ấn Độ thời đức Phật. Đời sống sinh hoạt của đức PhậtTăng đoàn, Nam nữ cư sĩ Phật tử; lời dạy của đức Phật, các phương thức giảng dạy, các giáo lý từ cơ bản đến chuyên sâu; nhân sinh quan, thế giới quan, các pháp hành, những lý giải thắc mắc, các định hướng tu tập, cũng cố niềm tin, tịnh tính tăng trưởng đạo nghiệp cho hàng đệ tử đều được ghi lại. Đặc biệt 5 bộ kinh diễn đạt tư tưởng Phật học một cách thiết thực gần gũi với tâm lý con người, những ví dụ dễ hiểulý luận giản đơn nhưng rất chặt chẽ. Nhất là những định nghĩa căn bản của thuật ngữ Phật học rất rõ ràng.

Ngày nay, 5 bộ kinh này đã được chuyển dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ở Việt Nam, trọn vẹn năm bộ Nikāya do HT. Thích Minh Châu chuyển dịch, và Viện Nghiên Cứu Phật Học ấn bản nhiều lần. Giá trị ứng dụng lời dạy của đức Phật trong bản kinh này được đón nhận một cách rộng rãi. Những bài bình giảng, hiệu đính, chú thích, diễn giảng vẫn được các học giả Phật học tiếp tục thực hiện, làm cho tư tưởng của bộ kinh trở nên sống động, thiết thực hơn bao giờ hết. Giá trị phổ quát của nó được thừa nhận, ứng dụng không chỉ cho hành giả tu học, giới học thuật mà còn cho tất cả mọi người.

 Ghi chú:

[1] Wilhelm Geicer, Pāli literature and Languare, Published by Oriental book reprint corporation, 1978, p. 13.

[2] Thích Tâm Minh, Khảo cứu về văn học Pāli, Huế, 2005, p. 40.

[3] Xem, Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền, Kinh Tăng Chi Bộ, Tập 1, NXB Tôn giáo, 2015, p. 765.

[4] See, Maurice Walshe, (trans.), Dīgha nikāya, The Long Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Bostion, 2012, pp. 46-7.

[5] 1) Diêm tịnh: Đồ ăn ướp muối để cách đêm, vẫn ăn được, không trái giới luật. 2) Chỉ tịnh: Ăn quá ngọ hai lóng tay, không trái giới luật. 3) Tụ lạc tịnh: Trước ngọ tuy ăn rồi nhưng đến làng khác vẫn được phép ăn thêm không trái giới luật. 4) Trụ xứ tịnh: Ở đâu thì làm lễ bố tát ngay đãy, không trái giới luật. 5) Tùy ý tịnh: Quyết nghị đã được đại hội dù ít dù nhiều cho thông qua, đều có giá trị thi hành, không trái giới luật. 6) Cửu trú tịnh: Noi theo tiền lệ, không trái giới luật. 7) Sinh hòa hợp tịnh: Sữa pha nước ăn sau giờ ngọ, không trái giới luật. 8) Thủy tịnh: Rượu mới lên men pha với nước để uống trị bệnh, không trái giới luật. 9) Bất ích lũ ni sư đàn tịnh: Dùng tọa cụ không viền, kích thước lớn hơn mẫu định, không trái giới luật. 10) Kim tiền tịnh: Cất giữ vàng bạc, không trái giới luật.

[6] Wilhelm Geicer, Pāli literature and Languare, Published by Oriental book reprint corporation, 1978, p. 9.

[7] Rhys Davids, Buddhist India, p. 188.

[8] Thích Tâm Minh, Khảo cứu về văn học Pāli, Huế, 2005, p. 36.

[9] Walpola Rahula, History of Buddhism in Ceylon, p. 158.

[10] Opcit, p. 37.

[11] See, Dipak Kumar Barua, An analytical study of Four Nikāya, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd, Delhi,2010, p. 3.

[12] Farquhar, J.N, An outline of the religious literature of India, (Motilal Banarsidass, 1966 ed.), pp. 104-105.

[13] Cf. Journal of the Pāli Text Society, 1896.

[14] Rhys Davids, Mrs. Buddhism (H.U.L., 1935 ed), p. 226 ff.

[15] Kern, H. Manual of Indian Buddhism (Verlag Von Karl J. Trūbner ed.), p. 2. See, Dipak Kumar Barua, An analytical study of Four Nikāya, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd, Delhi, 2010, p. 6.

[16] Ko Lay, Guide to Tipitaka, & Edited by Editorial Committee, Burma Pitaka Association, 1986, p. 16.

[17] Ibid, p. 16.

[18] Bimala Churn Law, A History of Pāli Literature, Indica, Delhi, 2000, p. 133.

[19] Russell Webb (ed), An Analysis of the Pāli Canon, Buddhist Publication Society Kandy, Sri Lanka, third BPS edition 2008, p. 18.

[20] Bimala Churn Law, A History of Pāli Literature, Indica publication, Delhi, 2000, p. 204.

[21] Ibid, p. 204.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.